Ám Nhật

Chương 64


Lương An và Diệp Tinh Hà đi thẳng về phía giữa lòng sông trước con mắt kinh ngạc của Hắc Long Quân.

Họ không biết hai chính xác là định làm cái gì.

Không lẽ muốn bọn họ cứ thế vượt sông.

Nước sông mùa hè tuy không quá mạnh nhưng vẫn đủ sức làm trôi chiến mã của họ.

Hơn nữa khi ra đến giữa sông nước sâu đến cả trượng.

Làm sao mà đi qua nổi.

Khi họ còn đang suy nghĩ trong lúc đi theo thì Diệp Tinh Hà ra lệnh cho họ dừng lại.Lương An và Diệp Tinh Hà đi đến khoảng 3 phần lòng sông thì bắt đầu sử dụng nội khí của mình.

Liệt Nhật cùng với Huyền Lôi được hai người mở ra.

Tuy nhiên chúng không phát huy hiệu quả của mình mà đang dần kết hợp lại.

Những đám mây đen mang theo Huyền Lôi đang dần tập hợp lại xung quanh Liệt Nhật không rực sáng như mọi lần mà bị bóng tôi bao quanh nên trông khá ảm đạm.

Hai luồng nội khí cứ tụ dần lại càng lúc càng kết hợp chặt chẽ hơn khiến cho Liệt Nhật trở thành quả cầu màu đen còn Huyền Lôi cũng bị hút hết sức mạnh vào trong mặt trời nhỏ kia chỉ còn lại những đám mây đen đang bay vòng tròn.Dần dần thứ được kết hợp lại này trở nên nặng nề và không còn bay lơ lửng ở bên trên cao nữa mà rơi xuống dòng nước.

Khoảnh khắc nó rơi xuống, nước của khu vực đó bị đánh dạt ra hai bên lộ ra đáy sông toàn sỏi đá.

Khu vực này rộng mỗi bên khoảng 20 bộ.

Nước sông bị chặn lại từ cả hai phía để lộ ra một con đường.

Diệp Tinh Hà di chuyển trước sang bên kia sông rồi cả hai tiếp tục duy trì nội khí để giữ vững con đường này.Hắc Long Quân hiểu họ phải làm gì cho nên nhanh chóng chia lực lượng vượt sống.

Mỗi một đợt qua sông chỉ vài trăm người cho nên cũng phải mất một lúc thì toàn bộ đội hình mới vượt sông được.

Lương An đi cùng với đội cuối cùng sang sông cho nên thời gian duy trì nội khí là khá lâu làm cho Lương An vốn đã bị tổn thương bởi bí pháp lần trước trông khá đau đớn.

Diệp Tinh Hà liền vội vàng ra lệnh cho quân sỹ.- Các ngươi tấn công tiêu diệt toàn bộ doanh trại quân địch.


Tuyệt đối không được để tin tức truyền đi.

Ta ở lại với bệ hạ một lúc rồi sẽ theo sau ngay.Dương Mạnh tướng quân nhận lệnh rồi chỉ huy quân tấn công doanh trại quân Giang.

Đây chỉ là một doanh trại nhỏ nên quân số chỉ có vài trăm người.

Khi họ còn chưa kịp trở tay thì đã bị nhấn chìm trong đợt tấn công của Hắc Long Quân.

Những con Thiết Mã mạnh mẽ lại được bọc giáp của thiết giáp kỵ binh dễ dang phá vỡ lớp hàng rào gỗ được dựng tạm bợ bên ngoài doanh trại.

Sau đó chiến kỵ lao thẳng vào dưới sự yểm hộ của xạ kỵ.

Toàn bộ mấy trăm binh sỹ nước Giang bị tiêu diệt trong một khoảng thời gian rất ngắn.Vì đã có kế hoạch tác chiến cụ thể cho nên Hắc Long Quân tiếp tục tiến quân về phía đông ngay lập tức.

Lương An sau khi được Diệp Tinh Hà chăm sóc thì hai người cũng nhanh chóng đuổi theo.

Với tốc độ của Ô Vân là Hồng Nguyệt thì việc bắt kịp tiến độ là không thành vấn đề.Mục tiêu của Hắc Long Quân là các doanh trại dọc theo sông Đông Giang.

Ở đây sẽ có bến tàu và những chiếc tàu chở quân của quân Giang.

Mỗi tàu này chưa được 200 kỵ binh cho nên họ cần ít nhất là 20 cái để vận chuyển 1 vạn Hắc Long Quan qua sông mà không tốn quá nhiều thời gian.

Suốt quãng đường họ di chuyển theo dòng chảy của sông Đông Giang thì cũng chỉ có một trại lớn là có số tàu thuyền này.

Vì có Lương An và Diệp Tinh Hà nên việc tiêu diệt hoàn toàn một doanh trại với họ không có gì khó khăn cả.

Quá trình vượt nhánh chính của sông Đông Giang cũng chỉ tốn 2 canh giờ là hoàn tất.

Toàn bộ 1 vạn Hắc Long Quân hiện tại đã ở bờ bắc sông Đông Giang.Trong khi đó thì đội Lăng Vệ cùng với tân binh của Bắc Trại đã hành quân đến khu vực đang giằng co ở bờ nam sông Đông Giang giữa nước Lương và nước Giang.

Khi Lăng Vệ đến tức là tín hiệu tấn công tổng lực của quân Lương.

Việc này làm cho Giang Hạo buộc phải đem tất cả những gì mình có ra để tham chiến.

Bao gồm cả việc Giang Hạo đích thân xung trận.Bờ nam sông Đông Giang trở thành chiến trường quyết chiến của hai bên.


Tổn thất càng lúc càng nặng nề khiến cho Giang Hạo buộc phải yêu cầu tiếp viện từ những doanh trại dọc theo bờ sông cho đội hình chính.

Tuy nhiên Giang Hạo hoàn toàn không biết rằng.

Lúc này chỉ những doanh trại gần chiến trường chính là còn tồn tại.

Còn lại đều đã bị tiêu diệt hoàn toàn bởi Hắc Long Quân.

Hơn nữa họ còn đang tiến về phía tuyến đường tiếp tế của nước Giang cho đội quân của Giang Hạo.

Ý đồ của Lương An rất rõ ràng là muốn tiêu diệt hoàn toàn đội quân cơ động do Giang Hạo chỉ huy.

Tiến tới việc kiểm soát hoàn toàn hai bên bờ sông Đông Giang.Viện quân đến ít hơn dự kiến rất nhiều làm cho Giang Hạo nhận ra là đang có biến.

Vì thế ông ta gia lệnh cho cấp dưới đi đến tất cả các doanh trại dọc bờ sông của nước Giang để kiểm tra.

Còn bản thân mình thì cùng với lực lượng còn lại tiếp tục chiến đấu.

Chỉ sau vài ngày thì Giang Hạo đã nhận được tin là không còn doanh trại nào ở phía xa còn tồn tại.

Hơn nữa liên lạc với quốc nội cũng đã bị cắt đứt.

Vì phần lớn thời gian đội cơ động của nước Giang đều ở trên tàu cho nên lương thực mang theo vốn không nhiều.

Tiếp tế của họ đều là đến từ những kho quân dụng được xây dựng ở bến tàu.

Mà bây giờ những kho này phần lớn đều đã bị phá huỷ.

Cũng vì thế mà sau gần một tháng đánh nhau quân Giang đã bắt đầu có hiện tượng thiếu hụt lương thực.

Đội quân của Giang Hạo đang đứng trước nguy cơ sẽ phải chiến đấu với cái bụng đói.Vua Thuần Chính tất nhiên sẽ không để cho đội quân chủ lực của mình bị tiêu diệt cho nên đã gửi quân tiếp viện từ trong nước đi ra cùng với tiếp tế cho Giang Hạo.

Tuy nhiên họ cần phải vượt qua chốt chặn của Hắc Long Quân dưới sự chỉ huy của Lương An và Diệp Tinh Hà.


Đội quân tiếp viện này thậm chí còn thảm hơn đội quân của Giang Hạo khi họ bị Diệp Tinh Hà dốc toàn lực tấn công.

Dù có quân số lên đến 3 vạn tức đông gấp ba Hắc Long Quân thì họ vẫn bi đánh bại hoàn toàn.

Tiếp tế còn bị Hắc Long Quân cướp sạch.Tin tức còn không thể gửi đến bờ bên kia sông cho Giang Hạo cho nên Giang Hạo hoàn toàn không biết phía sau lưng đang xảy ra chuyện gì.

Hơn nữa tình hình không thể kéo dài thêm nữa cho nên Giang Hạo chỉ còn cách từ bỏ bờ nam sông Đông Giang rút về bờ bắc.

Quân Lương cũng không có ý định đuổi theo mà chỉ tổ chức chiếm toàn bộ lưu vực bờ nam sông Đông Giang.

Nơi đây là một vùng đông bằng màu mỡ cho nên nó sẽ đóng góp lớn cho vùng nông nghiệp của nước Lương.Khi rút quân về bờ bắc thì một cảnh tượng tan hoang hiện ra trước mắt Giang Hạo và phần còn lại của đội cơ động nước Giang.

Doanh trại lớn nhất cũng là bến tàu lớn nhất của họ ở bờ bắc bị phá huỷ hoàn toàn.

Hơn nữa kho tàng tiếp tế đều không còn lại dù chỉ một chút.

Giang Hạo buộc phải đưa quân lên bờ để rút về trong nước chứ không còn cách nào để ở lại vùng chiến lược này nữa.Lược lượng trong tay Giang Hạo ban đầu có đến 10 vạn quân tổng cộng.

Trong đó đội cơ động do Giang Hạo trực tiếp chỉ huy là 7 vạn.

3 vạn người bố trí dọc bờ bắc sông Đông Giang.

Hiện tại số quân còn lại chỉ có 3 vạn.

Quân số của họ mất đến 7 phần chỉ trong 1 tháng đây là một tổn thất nặng nề của nước Giang.

Chưa kể đến 3 vạn tiếp viện mà Giang Hạo còn chưa được biết đến.Ngược lại thì quân Lương cũng thiệt hại không kém khi họ mất đến 5 vạn người của cả 3 đại doanh để đổi lấy 4 vạn quân của Giang Hạo.

Chưa kể đến Lăng Vệ còn có 2 người hy sinh.

Đây là tổn thất lớn đối với nước Lương.

Lương An thậm chí còn chưa biết đến việc này.Đoàn quân của Giang Hạo buộc phải chia lực lượng ra đi theo nhiều hướng khác nhau để tránh cho toàn quân bị tập kích thêm lần nữa.

Họ biết có một đội quân nước Lương ở phía sau mình cho nên họ rất cẩn thận trong quá trình hành quân.

Giang Hạo dẫn theo đội hình chính không đi theo con duy nhất nối từ bên trong lãnh thổ nước Giang ra vùng hai bờ sông Đông Giang mà đi theo đường vòng khá xa để quay về quốc nội.

Còn phần còn lại thì cứ thẳng theo con đường này và đi về.Hắc Long Quân chốt chặn ở đây chỉ gặp được phần không quan trọng của quân Giang nên Diệp Tinh Hà tỏ ra khá thất vọng.

Dù như vậy thì quân Giang cũng tổn thất nốt phần này.


Tính ra chỉ còn 1 vạn quân theo Giang Hạo là về được an toàn còn lại đều đã nằm lại chiến trường.Tổng cộng trận chiến này quân Giang tổn thất đến 12 vạn quân.

Đây là gần một nửa quân số của họ khi tổng quân số nước Giang hiện tại có khoảng 25 đến 26 vạn quân.

Tính toàn một chút thì nước Lương hiện tại có khoảng 19 đến 20 vạn họ cũng đã mất đến 5 vạn quân.

Đây là cũng là một phần tư quân số họ có.

Thế nên không thể tính là quân Lương thiệt hại ít được.

Nhất là Thần Võ Doanh đã mất đến quả nửa quân số.

Sau trận này quân Lương cũng cần phải có thời gian hồi phục chứ không phải mỗi quân Giang.Nước Thịnh cuối cùng lại là bên vui mừng nhất.

Thứ nhất họ thấy cả hai đối thủ của mình đều bị tổn thất.

Họ cũng đánh giá được chính xác sức chiến đấu của nước Lương hiện tại là dù có cả Diệp Tinh Hà và Lương An xuất chiến thì cũng không chiến thắng áp đảo được nước Giang.

Đây là tin rất vui với nước Thịnh.

Họ vốn là nước mạnh nhất trong ba nước cho nên tình hình này rất có lợi.

Thứ hai là họ là bên duy nhất không cần thời gian hồi phục bây giờ quyền chủ động sẽ nằm trong tay họ.

Hai nước kia sẽ không thể tự mình đến gây chiến trước được.Vua Hưng Nghiệp của nước Thịnh lúc này ra lệnh cho Vũ Bình tướng quân tiếp tục đóng quân ở biên giới phía nam luôn luôn uy hiếp người Lạc để cho họ không thể tự do phát triển được.

Tiếp theo là chính sách thu hút những người có nội công mạnh trong nước Thịnh được thay đổi hoàn toàn.

Khi bất cứ ai có nội công cấp 3 đều được Hoàng Gia nước Thịnh đưa về tạo mọi điều kiện để có thể mở ra Lĩnh Vực hoặc ít nhất cũng là đạt đến cực hạn của cấp 3 để tăng khả năng chiến đấu với Lương An và Diệp Tinh Hà của nước Thịnh.

Mặt khác thì Điền Dũng cũng được phái đi về phía biên giới nước Giang để nếu cần thiết có thể chiếm lấy một phần đất về cho nước Thịnh.

Điền Dũng sau mấy lần thất bại thì hết sức thực hiện nhiệm vụ.

Dù sao cũng không thể mang danh bại tướng mãi được.Hắc Long Quân sau khi tiêu diệt cánh quân rút lui về của nước Giang thì cũng bắt đầu rút quân về nước.

Họ không phải chịu thiệt hại quá nhiều nhưng cũng có đến hơn 2000 kỵ binh Hắc Long tử trận trong toàn bộ chiến dịch.

Với Lương An đây vẫn tính là tổn thất lớn hơn dự tính..

Bình Luận (0)
Comment