Ảnh Đế Và Phó Tiên Sinh Của Cậu Ấy

Chương 62

Phó Tây Đường dùng thời gian ba ngày xử lý vườn hoa trong biệt thự của Hứa Bạch, bởi vì anh phát hiện cái sân này ngoại trừ hoa hướng dương, còn lại đều là một bộ nửa chết nửa sống, nhìn có chút đáng thương.

Anh lại tiện tay thiết lập một cấm chế ở đây, phòng ngừa paparazzi chụp lén.

Thời điểm Thương Tứ tới, anh đang cắt tỉa cành, không cần quay đầu lại cũng biết khách đã tới nhà.

Anh hỏi: “Hôm nay thế nào lại rảnh tới đây?”

Thương Tứ dựa vào cột nhìn anh đáp: “Tới xem ngươi đã chết chưa.”

“Rốp.” Phó Tây Đường cắt xuống một nhánh cây thừa cuối cùng, nhìn nó nằm trong lòng bàn tay mình hóa thành một sinh mệnh lực thuần tịnh thấm vào bùn đất, lúc này mới quay đầu đi vào phòng.

“Hiện tại ngươi đã thấy rõ chưa?” Hai người mặt đối mặt.

Thương Tứ lại thực sự cẩn thận đánh giá anh, nhưng nhìn nửa ngày cũng không nói ra nửa câu kết luận.

Phó Tây Đường vào trong hãm một ấm trà, cùng Thương Tứ ngồi dưới mái hiên nói chuyện.

Thương Tứ chẳng có chút cảm giác mình là người ngoài, thoải mái giãn người trên ghế nằm, còn móc cặp kính râm từ ống tay áo rộng, hưởng thụ tắm nắng. Nằm được chốc lát mới chậm rì rì mà nói: “Ảnh chụp trên mạng ta thấy cả rồi, ta nói ngươi đường đường là Phó tiên sinh, còn bày đặt lăng xê chung với mấy đứa nhỏ, mất mặt không?”

“Như nhau cả như nhau cả.” Phó Tây Đường vẫn không quên, thời điểm vị này mới yêu đương cũng như vậy chứ nào biết thu liễm.

“Chậc, thiếu niên lang bây giờ aiiii, một đám ai cũng có mới nới cũ.”

Phó Tây Đường không tỏ ý kiến.

Thương Tứ lại nói: “Giờ ngươi tính toán như vậy à? Mỗi ngày chăm hoa tỉa cỏ, nấu cơm pha nước, chờ bạn trai nhỏ của ngươi về nhà?”

Phó Tây Đường nhấp một ngụm trà, dáng ngồi vẫn cứ đoan chính ưu nhã, thong thả ung dung mà đáp: “Ha ha cơm mềm, cũng không có gì không tốt.”

Thương Tứ cách kính râm trợn mắt: “Văn kiện lại đưa tới đây này, ngươi không có hứng thú cống hiến chút ít cho xã hội sao?”

“Không có.” Phó Tây Đường trả lời lưu loát tới vô tình. Mấy năm nay sau tổng điều tra yêu khẩu, thế lực Yêu giới cải cách mạnh, các phương diện đều cần người quản. Thương Tứ ngồi ở vị trí lão đại lớn nhất, mặc dù anh lười biếng thành tánh, rất nhiều chuyện cũng không phải anh muốn trốn là có thể trốn.

Phó Tây Đường về nước, rốt cuộc anh tìm được một đối tượng tốt để ném nồi, nhưng đối phương không hề nghĩ tới chuyện tiếp nồi.

“Tứ gia ngài tài giỏi thì mới có nhiều việc phiền ngài gánh vác, hà tất phải thoái thác.” Phó Tây Đường nói.

“Vậy để chúng phiền ngài đi đại gia.” Thương Tứ hận không thể một chân đá chết Phó Tây Đường.

Phó Tây Đường mặc Thương Tứ nổi điên, vẫn sừng sững bất động.

Hai con đại yêu quái không biết đã sống bao nhiêu năm, cứ thế phơi nắng tại biệt thự của Hứa Bạch, câu được câu không châm chích nhau. Chim sẻ đậu trên dây điện gần đó và mèo béo màu quất nhà cách vách ngồi xổm trên đầu tường tò mò nhìn bọn họ, muốn tới gần rồi lại không dám.

Thật lâu sau, Thương Tứ đột nhiên hỏi: “Đầu bếp kia của ngươi đâu?”

Phó Tây Đường: “Thái Bình Dương.”

“Bảo hắn nhắn với Cửu Ca, nếu y lại không gửi sợi tơ ta kêu y mua giúp về đây, ông đây rút trụi lông chim của y.”

Cửu Ca chính là con Phượng Hoàng cùng đến núi Côn Luân với Phó Tây Đường, mấy năm nay vẫn lang thang bên ngoài, làm một đại lý mua hộ hàng quốc tế không đủ tư cách. Về phần đầu bếp có gặp được Cửu Ca hay không, Thương Tứ mặc kệ, dù sao anh cũng đã gửi tối hậu thư thông qua nhiều con đường rồi, lần sau gặp mặt nhất định sẽ làm con chim chết bầm đó thành chim trọc.

“Ngươi không sợ bị tố cáo với Lục Tri Phi sao?”

“Cái con khỉ, ta sợ chắc?” Thương Tứ nói xong lại bồi thêm: “Mẹ nó ai dám tố, ông đây giết chết hắn.”

Sợ vợ là một đức tính tốt đẹp của lão đại.

Phó Tây Đường uống trà, bỗng nhiên nhớ ra điều gì, hỏi: “Nghe nói ở thành Bắc có một nhà yêu quái kinh doanh buôn bán thức ăn ở chợ đêm?”

Thương Tứ đáp: “Đúng vậy. Sau khi ngươi hoàn thành đoàn tàu Bắc Quốc, đồ vật khắp nơi bắt đầu lưu thông, lung tung hỗn hợp đủ loại.”

Đây là một mảnh đất thần kỳ, kể cả là nhân loại hay yêu quái, ăn uống vẫn là tầng ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống. Đồ của thế giới nhân loại đối với yêu quái tuy rằng rất mỹ vị, nhưng chỉ có yêu quái mới có thể ăn các loại yêu quả, nguyên liệu nấu ăn trân quý sinh trưởng ở những nơi nguy hiểm khó tìm, đều là những thứ khả ngộ bất khả cầu.

Yêu thị hưng khởi, dường như thời đại phát triển sản vật tự nhiên cũng tới rồi.

Thương Tứ lão bất tử và vại dấm đã kết hôn Khư Lê đều là khách quen của nơi đó.

“Ta nói chứ ngươi sẽ không định xách giỏ đi chợ đâu nhỉ?” Thương Tứ lại hỏi.

“Ta không thể đi?” Phó Tây Đường hỏi lại.

Thương Tứ nhướng mày nhìn vị đại lão gia thanh quý này, “Người đừng để bọn họ trải thảm đỏ cho ngươi là được.”

Phó Tây Đường miễn bình luận việc này.

Thương Tứ sàng qua sàng lại nữa ngày, cuối cùng bị Lục Viên Viên nhà anh ta dùng một cú điện thoại call đi. Phó Tây Đường tiễn anh ra cửa, Thương Tứ liền quay đầu lại nói một câu: “Nhớ kỹ bốn chữ, cầu nhân đắc nhân, đừng quá khắt khe.”

Cầu nhân nghĩa được nhân nghĩa, cầu người được người, đại khái là thỏa nguyện, có thể xem như cầu gì được nấy. 

“Ta biết.” Phó Tây Đường nói.

Thương Tứ vẫy tay, sải bước lên xe máy đồ sộ hầm hố của mình rời đi.

Phó Tây Đường nhìn bóng dáng anh ta, trầm mặc trong chốc lát. Anh biết bình yên gần đây là công của Thương Tứ, anh ta đã căn dặn yêu quái khắp xung quanh, miễn cho Phó Tây Đường trong lúc sửa sang lại tâm tình còn phải ứng phó phiền toái từ bọn họ.

Kể cả bọn họ có lẽ đều xuất phát từ hảo tâm muốn tới an ủi anh đi chăng nữa.

Tạm thời Phó Tây Đường chỉ muốn ở bên cạnh Hứa Bạch, mỗi ngày nghe cậu lải nhải mấy chuyện thú vị bên ngoài, ngẫn nhiên để cậu làm nũng, bộc phát tính tình, ôm cậu đợi ngắm mặt trời mọc, trong lòng mới có thể bình tĩnh lắng đọng lại.

Buổi tối Hứa Bạch về tới nhà, tắm rửa xong liền nằm liệt trên sofa như thường lệ, chỉ có cái miệng kia cứ rầm rì không ngừng triệu hoán “Phó tiên sinh”, Phó Tây Đường bị gọi mãi phải qua lấp kín miệng cậu thì mới thôi.

Hứa Bạch cứ như lấy cái hôn của Phó Tây Đường làm thuốc cho mình, mặc kệ ở bên ngoài bao nhiêu mệt mỏi, chỉ cần về nhà có thể hôn hôn Phó tiên sinh của cậu, lập tức sẽ cảm thấy ngày mai lại là một ngày tràn đầy nhiệt tình —— nghiêm túc làm việc, bao nuôi Phó tiên sinh.

Lúc ăn cơm, Hứa Bạch ân cần gắp thịt bò cho Phó Tây Đường, hỏi: “Phó tiên sinh, lần trước anh nói anh và Tứ gia, Lục gia đều là diễn viên nghiệp dư, lê viên trên danh nghĩa là được anh chống lưng, có phải không?”

Phó Tây Đường gật đầu, “Phải.”

“Vậy ngài dạy em một chút đi, sáng mai em phải bắt đầu học khóa hí khúc.” Hứa Bạch cẩn thật lật xem qua kịch bản, kỳ thực tổng thời lượng những chỗ yêu cầu cậu hát tuồng không quá năm phút đồng hồ so với cả bộ phim. Nhưng năm phút này có lẽ cần quay những năm giờ, thời gian huấn luyện lại càng dài, phong vận, dáng vẻ, thanh nhạc, một thứ cũng không được phép thiếu.

Cậu mà luyện thì tất nhiên sẽ luyện chăm chỉ khắc khổ. Nhưng không phải chỉ cần cậu một lòng muốn học là thành công, chuyện xướng ca này chỉ cần chút sơ sót nhỏ là hỏng hết cả.

“Kinh kịch?” Phó Tây Đường lại hỏi.

“Không phải, là Côn Khúc <Du viên kinh mộng>.”

Kinh kịch (京劇/京剧) hay kinh hí (京戲/京戏) là một thể loại ca kịch của Trung Quốc hình thành và phát triển mạnh tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long của vương triều nhà Thanh, là kết quả của sự trộn lẫn giữa Huy kịch với Hán kịch. Tìm hiểu thêm tại đây

Tuồng Côn Sơn ( hí khúc lưu hành ở miền Nam Giang Tô, Bắc Kinh, Hà Bắc, dùng giọng Côn Sơn để hát. Tìm hiểu thêm tại đây

Nghe vậy, ký ức của Phó Tây Đường dường như bị xúc động, ánh mắt lộ ra hoài niệm. Hứa Bạch biết phần lớn những diễn viên nghiệp dư thâm niêm đều có thể hát được vài câu, chỉ không biết Phó Tây Đường xướng tuồng gì thôi.

Cậu mong đợi Phó tiên sinh có thể cất giọng hát, kết quả Phó Tây Đường lại chỉ cười cười: “Hôm nào tôi đưa em tới gặp một người bạn cũ.”

Cái hôm nào đó tới cũng rất mau, Phó Tây Đường chỉ dùng một cú điện thoại đã giải quyết xong. Chạng vạng hôm sau, anh tới sân huấn luyện đón Hứa Bạch, ăn cơm xong lập tức đưa người tới một tứ hợp viện ẩn nấu sâu trong ngõ nhỏ.

Trong ngõ nhỏ, tiếng chuông xe đạp đinh linh đinh linh thanh thúy dễ nghe, nhà trọ nhỏ trang hoàng tinh mỹ tọa lạc ở đoạn giữa, cổ xưa và thời đại mới đồng thời nở rộ quang mang. Trên cửa tứ hợp viện treo chiếc lồng chim màu vàng, chú Tiêu liêu đứng một chân trong lồng nhìn hai vị khách mới tới, vỗ vỗ cánh kêu to: “Có người tới! Có người tới!”

Hứa Bạch tò mò vươn tay chọc chọc nó, chỉ chốc lát sau, cửa gỗ cổ xưa được mở ra, kéo theo tiếng vang “Kẽo kẹt”.

Cậu quay qua liền thấy một cụ ông hơi gầy đầu tóc hoa râm nhưng khí chất, tình thần sung mãn bước nhanh ra cửa, xúc động nhìn Phó Tây Đường trước mặt.

“Phó tiên sinh, thật là ngài sao, Phó tiên sinh…….” Hốc mắt ông hơi ửng đỏ, vươn tới đỡ tay Phó Tây Đường cũng run rẩy nhẹ.

Phó Tây Đường đỡ ngược lại ông, đáp: “Là tôi, tôi về rồi.”

Ông cụ gật đầu liên tục, “Trở về là tốt, trở về là tốt.”

Lúc này ông mới thấy bên cạnh còn có người, ngượng ngùng gật đầu với Hứa Bạch, sau đó nghiêng người lui qua một bên, cung kính lễ độ mời họ đi vào.

Bước qua cổng lớn, lọt vào tầm mắt là một tứ hợp viện ngăn nắp sạch sẽ, từng bồn hoa cỏ bày biện chỉnh tề trong sân. Bên cạnh miệng giếng là cây táo lớn, dưới tàng cây đặt một bàn nhỏ màu đỏ và ghế dựa.

Hứa Bạch đánh giá chung quanh một lượt, toàn bộ khoảng sân và ông cụ cho người ta cùng một cảm giác, sạch sẽ ngăn nắp. Thoáng nhìn ông cụ có vẻ đã cố ý sửa soạn, tóc chải gọn không chút cẩu thả, mặc một thân áo dài cân vạt màu trắng, rất có phong phạm văn nhân nhã sĩ.

“Ngồi đi, mau ngồi.” Cụ tự mình bưng trà tới, Hứa Bạch muốn hỗ trợ còn bị ông ấn ngồi xuống ghế nhỏ, lực mạnh tới nỗi Hứa Bạch có muốn đứng lên cũng không thể.

Vẫn là Phó Tây Đường lên tiếng ông mới dừng lại, nhưng tay vẫn không thôi, lại lấy đủ loại trái cây kẹo bánh trên mâm cười ha hả đưa cho hai người bảo họ ăn thử.

Hứa Bạch hưởng ứng bóc một viên, sau đó phát hiện kẹo này hơi giống kẹo của A Yên và dây thường xuân em. Chính là nhiều năm rồi cậu không mua được loại kẹo này, chỉ nhớ rõ khi còn nhỏ đi tiệm tạp hóa với mẹ có thấy chúng được đựng đầy trong hủ thủy tinh trên quầy.

Thứ bên trong hủ thủy tinh ấy không phải là kẹo, là giấc mộng thơm ngọt của bọn trẻ con.

“Ăn đi này.” Ông cụ thấy Hứa Bạch cầm kẹo lại không ăn, cười nói: “Trước kia A Yên và Bắc Hải tiên sinh thích ăn kẹo nhất, ông mua nhiều lắm.”

Hứa Bạch nghe vậy mở giấy gói cho kẹo vào miệng, chua chua ngọt ngọt, hương vị vẹn nguyên.

Cụ ông họ Trịnh, năm nay tám mươi có lẻ, sống một mình, nhưng con cái cũng ở Bắc Kinh, luôn thường xuyên tới thăm ông.

Hôm qua Phó Tây Đường đã nói với Hứa Bạch, kỳ thực quen biết với anh là cha của cụ Trịnh, lúc ấy lê viên có một vị diễn viên nổi danh, đáng tiếc lại mất sớm. Cụ Trịnh được anh trông coi mà lớn lên, khi anh xuất ngoại, cụ Trịnh cũng chỉ mười tám tuổi, lần đầu lên đài, hát cho anh một khúc <Du viên kinh mộng>.

Mà nay, thiếu niên lang năm đó đã bạc đầu.

Phó Tây Đường lại vẫn là Phó Tây Đường năm đó, năm tháng qua đi, dung nhan chưa đổi.

Ông Trịnh dù có biết bí mật của yêu quái, nhưng chợt thấy gương mặt này, vẫn cứ thoáng như trong mộng.

Trong nháy mắt kia, âm thanh chiên trống, sân khấu kịch cao cao, tiếng hát tuồng ê ê a a, phảng phất vây quanh ông lần nữa, qua hồi lâu cũng chưa hồi tỉnh. Chỉ là trong lòng nhồi đầy cảm động, như tâm nguyện được đền bù, nhất thời nói năng lộn xộn, không biết làm sao mới phải.

Lấy lại được bình tĩnh, ông nhìn về phía Hứa Bạch, rốt cuộc cảm thấy trông cậu hơi quen mắt. Hôm qua Phó Tây Đường đã nói lý do lại đây qua điện thoại, ông liền dứt khoát nói về hát tuồng với Hứa Bạch.

Hứa Bạch rất giỏi dỗ các ông cụ bà lão vui vẻ, chỉ chốc lát đã thân thiết với đối phương, bỏ rơi Phó Tây Đường ở một bên.

Phó Tây Đường liền bưng chén trà ung dung nhìn họ, cũng không nói gì, chỉ khi ông Trịnh cẩn thận hỏi gì đó thì mới bình vài câu.

Dần dần, hoàng hôn ngả về tây, phố xá lên đèn rực rỡ.

Chim Tiêu liêu ở cửa kêu to “Đốt đèn rồi, đốt đèn rồi”, tứ hợp viện cũng sáng lên ánh đèn nhu hòa. Đèn nhỏ treo trên cây, đèn lồng đỏ cũ kỹ treo dưới mái hiên, ánh đèn gặp nến, chiếu cảnh sắc trong sân tới mông lung.

Radio cũ xưa đặt trên bàn thấp, băng từ từ chuyển động, phát ra âm thanh sàn sạt rất khẽ. Nhạc khúc trong trẻo chảy xuôi từ radio như mang theo hương vị thời gian xa xưa mờ ảo, chậm rãi nhẹ nhàng du dương.

Hứa Bạch đứng trong sân, học ông Trịnh bộ dáng, tư thế tay chân, học đi bộ. Một trẻ tuổi tinh thần phấn chấn, một tuổi già khí khái, hai người từ từ đảo một vòng, bốn mắt nhìn nhau, làn điệu ê a chậm rãi róc rách chảy xuôi.

“Nguyên lai xá tử yên hồng khai biến,

Tự giá bàn đô phó dữ đoạn tỉnh đồi viên.

Lương thần mỹ cảnh nại hà thiên.

Thưởng tâm nhạc sự thùy gia viện.”

(Màn 10 Kinh mộng)

Trước sao hồng tía đua chen,

Giờ sao giếng lấp tường nghiêng thế này?

Cảnh xuân sắc thắm còn đây

Lòng xuân lại đã đâu hay nhà nào.

Vị khán giả duy nhất nơi này uống chén trà năm cũ, đầu ngón tay nhẹ nhàng gõ lên tay vịn ghế dựa, trong hình ảnh chập chờn lay động, tựa mộng lại như còn tỉnh.

Hứa Bạch nhìn hổ vẽ mèo, tự thấy mình xướng chẳng ra làm sao. Ông cụ lại tán thưởng cậu, khen cậu có thiên phú, ngay cả Phó Tây Đường cũng vỗ vỗ tay cổ động.

“Phó tiên sinh, nghe còn được chứ?” Ông Trịnh mang theo mong đợi nhìn Phó Tây Đường.

Hứa Bạch cảm thấy mình không cách tưởng tượng được một ông lão ngoài tám mươi, tinh thần sung mãn, diễn xuất giọng ca lại càng là phong thái như cũ. Mà ánh mắt giờ phút này nhìn Phó Tây Đường lại cho Hứa Bạch cảm giác thời gian đảo ngược.

Ông càng giống một người trẻ mới ra bước ra đời, khát vọng được tán dương.

Phó Tây Đường buông chén trà đứng lên, khẽ cười, “Nghe kỹ lại, ông đã xuất sắc hơn cha mình.”

Ông Trịnh nghe xong đột nhiên hốc mắt đỏ lên, liên tục đáp lời, “Ai, ai, xin nhận Phó tiên sinh khích lệ.”

Phó Tây Đường gật đầu với ông, sau đó nhìn về Hứa Bạch: “Giờ không còn sớm nữa, chúng ta đi thôi.”

Ông Trịnh đưa họ ra cửa, Hứa Bạch xoay người ngăn không để ông tiễn thêm, ông đồng ý rồi lại đưa kẹo cho Hứa Bạch. Là loại cậu vừa ăn, hồng, lục, vàng rực rỡ như cầu vồng.

Hứa Bạch cảm ơn, cùng Phó Tây Đường chậm rãi ra khỏi ngõ nhỏ, hồi lâu sau quay đầu lại nhìn, ông Trịnh còn đứng trước cửa phất tay với họ.

Hứa Bạch hỏi Phó Tây Đường: “Ngày mai tới nữa được không anh?”

Phó Tây Đường: “Đương nhiên.”

Ngõ nhỏ ban đêm, ánh đèn mờ mịt say lòng người nơi quán bar, cả trai lẫn gái gỡ xuống lớp mặt nạ ban ngày, tận tình phóng thích bản thân. Trong lòng bọn họ, là một loại ồn ào náo động khác của thành phố này.

Một góc nọ, thiếu nữ xinh đẹp vội vã nhét đuôi vào váy, thân mình run lên, váy đen vừa phồng lên lại khôi phục nguyên trạng.

Cô nở nụ cười, quay lại tìm bạn mình vui đùa, đi xa dần.

Hứa Bạch bỗng nghĩ tới, người giống như ông Trịnh, có lẽ trải rộng khắp các ngõ ngách thành thị. Phó Tây Đường đi qua rất nhiều nơi, trong lòng mang biết bao nhiêu chuyện xưa, Hứa Bạch lại không biết gì trong số đó.

“Phó tiên sinh, chờ lát nữa trước khi ngủ anh kể chuyện xưa cho em được không?” Hứa Bạch hỏi.

“Hửm?” Phó Tây Đường không rõ lắm mạch não thần kỳ của cậu bạn nhỏ nhà mình.

“Diệp tổng nói trước đây anh là nhà thám hiểm, cho nên mới có <Chi ma đồ giám>, phải không?”

“Ừ. Em muốn nghe chuyện gì?”

“Truyền thuyết dân gian, đại hiệp giang hồ này……….. Đại hiệp, mỹ nữ có thích anh không hửm?”

“Nói thật hay nói dối đây?”

“Nói thật?”

“Có.”

“Vậy nói dối thì sao?”

“Không có.”

Lãng Lý Bạch Điều hôm nay tức chết rồi.
Bình Luận (0)
Comment