Mặc dù cô là phụ nữ, nhưng lại ôm trong lòng nỗi lo đất nước. Yến Vân vẫn mãi là một tâm bệnh của thần dân Đại Tống.
Lý Kỳ, Chủng Sư Đạo nghe xong cùng đồng thời lắc đầu.
Lý Thanh Chiếu thấy họ hầu như không ủng hộ lời của mình, trong lòng lại có chút hoài nghi, hỏi:
- Chủng bá bá, lẽ nào ta đã nói sai điều gì sao?
Chủng Sư Đạo thở dài nói:
- Chiếu Nhi, mặc dù ngươi tài hoa hơn người, kiến thức sâu rộng, nhưng có những chuyện ngươi lại không nhìn ra được!
Lý Thanh Chiếu liền nói:
- Xin Chủng bá bá chỉ giáo một chút.
Chủng Sư Đạo nói:
- Ngươi nói không sai, cánh cấm quân này thực sự đã tốt hơn trước đây rất nhiều rồi. Nhưng cũng chỉ như vậy thôi, còn kém xa quân Tây Hạ rất nhiều, càng không nói tới quân Kim.
Lý Thanh Chiếu kinh sợ vô cùng, nói:
- Ta nghe nói năm ngoái ở Lan Châu Lý Kỳ đã thống lĩnh cấm quân đi đánh thắng một trận lớn rồi mà.
Chủng Sư Đạo lắc đầu nói:
- Trận đó chỉ là may mắn là chính, không thể dùng để đánh giá thực lực của hai quân được. Tây Hạ khi đó cũng chưa hạ quyết tâm. Nếu thực sự toàn diện khai chiến, Đại Tống ta phòng thủ có thừa, nhưng tấn công lại không đủ. Nguyên nhân chính là Đại Tống ta ít ngựa, quân Tây Hạ đánh không được có thể bỏ chạy. Nếu cô quân của ta đi sâu vào trong, một khi quân địch phản công lại, chúng ta có chạy cũng không có chỗ mà chạy. Đó cũng là vì sao Đại Tống ta năm lần bảy lượt đánh vào giữa Tây Hạ, nhưng lần nào cũng đều bị đại bại trở về.
Lý Thanh Chiếu nói:
- Nếu đã như vậy, vậy vì sao chúng ta lại không nghĩ cách để cướp vùng Hà Thao về?
Chủng Sư Đạo cười nói:
- Chúng ta đương nhiên là muốn làm như thế rồi. Nhưng, chúng ta biết, Tây Hạ cũng biết. Ngươi muốn cướp lại vùng Hà Thao, việc đó trừ phi đã tiêu diệt Tây Hạ. Nếu không, đối với mảnh đất này, họ sẽ tranh giành từng tấc đất. Nếu họ mất đi vùng Hà Thao, vậy thì có thể tuyên bố họ đã bị thất bại hoàn toàn.
Lý Kỳ gật đầu nói:
- Chủng công nói rất đúng. Nếu không, Đại Tống ta cũng không thể vì mảnh đất này mà đánh với Tây Hạ hàng trăm năm qua. Mặc dù nhất thời giành chiến thắng, nhưng về mặt cục diện thì chẳng có gì thay đổi cả.
- Hóa ra là như vậy!
Lý Thanh Chiếu lặng lẽ gật đầu, lại hỏi:
- Vậy Đại Tống ta so với Kim quốc thế nào?
- Chuyện này …..
Chủng Sư Đạo lắc đầu thở dài, nói:
- Về phương diện này, ta không thể không thừa nhận, quân Kim mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Tấn công thì khỏi phải nói tới. Dù là phòng thủ, điều đó cũng rất là miễn cưỡng, chúng ta căn bản không phải là đối thủ của họ.
Lý Thanh Chiếu nhướn mày lên, nói:
-Kém nhiều vậy sao?
- Còn nhiều hơn tưởng tượng của ngươi rất nhiều. Mặc dù lời này rất tổn thương tới sỹ khí, nhưng sự thật vẫn là sự thật, phải tôn trọng sự thật.
Lời này của Chủng Sư Đạo rõ ràng chính là Lý Kỳ nói.
Lý Kỳ vuốt cằm nói:
- Chủng công nói rất đúng.
Chủng Sư Đạo lại nói:
- Còn nhớ lúc đầu, quân Kim không cần tốn quá nhiều sức lực cũng đã công hạ được Yến Kinh. Khi đó lão phu thật sự rất sợ hãi. Khi quân Kim thuận thế tiến xuống phía nam, bởi vì đại quân Đại Tống ta đều tập trung ở Hùng Châu, nếu quân Kim nhân cơ hội đánh lén, như vậy hậu quả sẽ khó mà tưởng tượng được. May mà Kinh tế sử đã xuất sứ Yến Kinh, hơn nữa còn đạt được minh ước với Kim quốc.
Lý Thanh Chiếu khẽ nhíu mày, nói:
- Đại Tống ta nhân khẩu nhiều, binh mã càng nhiều hơn quân Kim gấp chục lần, không đến mức vậy chứ.
Trong lòng cô vẫn luôn có một giấc mộng Trung Nguyên đại quốc. Cho nên, đối với lời của Lý Kỳ và Chủng Sư Đạo, khó mà chấp nhận được!
Lý Kỳ lắc đầu nói:
- Thanh Chiếu tỷ tỷ, cuộc chiến này không đánh, chúng ta chính là thắng. Nếu một khi khai chiến, dù thắng hay thua, chúng ta cũng đã ở thế yếu rồi.
Chủng Sư Đạo nghe thấy lời này, trong lòng cũng hiếu kỳ hỏi:
- Lý Kỳ, ngươi có cao kiến gì không?
Lý Kỳ cười nói:
- Trước mặt Chủng công, nào dám đưa ra cao kiến gì? Kỳ thực đối với chiến tranh, ta cũng không hiểu cho lắm. Ta cũng chỉ là trên góc độ của một thương nhân mà suy nghĩ tới vấn đề chiến tranh.
Chủng Sư Đạo ồ lên một tiếng, nói:
- Góc độ của thương nhân? Vậy lão phụ thực sự rất muốn nghe thử xem.
Lý Thanh Chiếu cũng gật đầu.
Lý Kỳ mỉm cười, nói:
- Chủng công, Thanh Chiếu tỷ tỷ, lợi ích mãi mãi là xuất phát điểm của chiến tranh. Các người có đồng ý với quan điểm này không?
Chủng Sư Đạo trầm ngâm hồi lâu, nói:
- Đây là lẽ đương nhiên rồi, ai cũng không thể đánh mà không có mục đích được.
Lý Kỳ nói:
- Chủng công nói rất đúng. Thương nhân thông qua mua bán để thu lấy những gì mình muốn. Mà có những thứ chỉ cần thông qua chiến tranh để đạt được. Nếu lợi ích là xuất phát điểm của chiến tranh, vậy thì bình phán về thắng bại của một cuộc chiến tranh cũng có thể dùng lợi ích để đánh giá. Hai vị thấy thế nào?
Hai người Chủng, Lý cùng đật đầu.
Lý Kỳ nói tiếp:
- Vậy được, lúc trước Chủng công nói quân đội Đại Tống ta không bằng quân Kim. Lời này cũng không hề sai. Còn lúc sau Thanh Chiếu tỷ tỷ nói quân đội Đại Tống ta nhiều hơn quân Kim hơn chục lần, không đến mức như thế. Lời này cũng không hề sai. Nhưng, Thanh Chiếu tỷ tỷ, tỷ có từng nghĩ trấn thủ hay bảo vệ, đó không phải là chiến thắng. Đó vẫn là bị động. Còn Chủng công nói thực lực quân Kim mạnh hơn ta rất nhiều, nhưng ta thấy đó chỉ là thứ yếu. Điều đó có thể bù lại được, họ thật sự mạnh hơn chúng ta, là giá thành chiến tranh của họ.
Chủng Sư Đạo nhíu mày nói:
- Giá thành chiến tranh?
- Đúng vậy, một khi hai nước phát động chiến tranh toàn diện, vậy thì đấu chính là quốc lực. Mặc dù quốc lực Kim quốc không bằng nước ta, nhưng tổn thất của họ lại thấp hơn nước ta rất nhiều.
Lý Kỳ nói:
- Đánh cho cách khác, quân ta và quân Kim cùng trong một cuộc chiến tranh. Mỗi bên đầu tư vào một vạn quân đội. Hai bên tử chiến một nghìn nhân mã. Xét về trường hợp này, cuộc chiến tranh này không hề nghi ngờ là ngang tài ngang sức. Nhưng, xét về mặt lợi ích, tổn thất của chúng ta sẽ nhiều hơn Kim quốc gấp vạn lần.
- Gấp vạn lần?
Chủng Sư Đạo, Lý Thanh Chiếu đồng thời thốt lên.
Con số này khiến cho họ rất ngạc nhiên, đặc biệt là Chủng Sư Đạo. Bởi vì đối với lão mà nói, nếu thật sự đánh nhau với Kim quốc, không thua chính là thắng. Nhưng, Lý Kỳ lại nói hòa thì cũng vấn là thua. Hơn nữa thua thì lại thảm bại như vậy. Điều này quả đúng là quá khoa trương rồi. Chủng Sư Đạo nói:
- Đây là vì sao?
- Đây chính là sự khác biệt của phí tổn chiến tranh.
Lý Kỳ thở dài một cái, nói:
- Đại Tống chúng ta bồi dưỡng cho một người lính đạt tiêu chuẩn ít nhất cũng phải 5 năm. Mỗi người một năm e là tiêu tốn hết 10 quan tiền. Năm năm chính là 50 quan tiền. Điều đó chính là nói, Đại Tống chúng ta phải bồi thường cho một binh lính đạt tiêu chuẩn là 50 quan tiền. Hoặc là binh lính này một khi đã hy sinh, hoặc là tổn thất chí ít cũng phải 50 quan tiền. Một nghìn người chính là năm vạn quan tiền. Ngoài ra, còn có ngựa, lương thảo, ….
Còn Kim quốc thì khác. Kim quốc dựng nước chưa lâu. Từ xưa tới nay, mỗi một triều đại phí tổn chiến tranh thấp nhất vẫn luôn là thời kỳ khai quốc. Hơn nữa, thể chế quân sự của họ cũng khác nước ta rất nhiều. Họ là dân là lính, lính là dân, không có quân lương, phụ cấp thì lại càng không cần phải nhắc tới. Binh lính của họ đều dựa vào đánh trận để cướp bóc tài sản của nước khác, dùng chiến nuôi chiến, khác hoàn toàn với nước ta. Cho nên, họ bồi dưỡng cho một người lính cũng không cần nhiều tiền. Hơn nữa, sau khi Kim quốc chiếm được Liêu quốc, ngựa và nhân lực của họ đã được ủng hộ rất tốt. Theo chi phí của một trăm người một ngày, người chết của hai bên dù là như nhau, nhưng chúng ta còn phải cộng thêm năm vạn quan tổn thất. Điều này chỉ là tiền bồi dưỡng cho binh lính, chứ không phải là chi phí của ngựa. Chiến tranh đánh tới một bước, hao tổn tới quốc lực. Nhưng trong trường hợp bình thường, hao tổn của chúng ta hơn đối phương gấp vạn lần. Cho dù Đại Tống chúng ta có thâm hậu hơn Kim quốc, đánh tiếp ta cũng tổn thất nhiều hơn.
Chủng Sư Đạo trầm ngâm một hồi, bật cười nói:
- Thật không ngờ ngươi lại nhìn xa trông rộng hơn lão phu rất nhiều. chi phí chiến tranh là một đạo lý, trận chiến này không đánh được, không đánh được!
Lý Thanh Chiếu nói:
- Nếu như vậy, nếu Kim quốc phát động chiến tranh, vậy chúng ta lẽ nào lại không phải là không kiếm được sao.
Lý Kỳ ừ một tiếng, nói:
- Không sai.
- Nói như vậy, họ chẳng phải rất có thể sẽ khai chiến với Đại Tống ta sao?
Lý Thanh Chiếu nói.
Chủng Sư Đạo nói:
- Lão phu vốn cũng nghĩ như vậy. Nhưng sau khi xuất hiện tình huống Kinh tế sử thiết lập kinh tế, khiến cho lão phu đã thay đổi suy nghĩ, chỉ là muốn lấy lại vùng đất Vân Châu, e là không phải là chuyện dễ như vậy. Người Nữ Chân không thể giảng đạo lý với ngươi, thứ mà đã nuốt được vào trong bụng, muốn nôn ra cũng khó ngang với lên trời.
Lý Thanh Chiếu gật đầu nói:
- Cũng đúng, chúng ta và Kim quốc đã ký minh ước. Họ không thể phản lại minh ước được.
Lý Kỳ nói:
- Chủng công, Thanh Chiếu tỷ tỷ, các người đừng quá lạc quan như vậy. Sở dĩ người Kim đồng ý liên minh với chúng ta, quan trọng chính là ở lợi ích. Một khi họ cảm thấy chiến tranh sẽ mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn, ta nghĩ họ sẽ không hề do dự mà phát động chiến tranh. Về phần tờ minh ước đó, không biết người Kim sẽ xử lý thế nào. Tuy nhiên, trong mắt ta lại là một tờ văn bản không có giá trị. Nếu hôm nay chúng ta xuất binh có thể lấy lại được Vân Châu, ta tuyệt đối không thể chờ tới khi trời tối mới xuất binh được. Về phần minh ước, đó chỉ là một thứ rất nhỏ không đủ lý, quan trọng vẫn là xem tờ minh ước này có mang lại lợi ích cho ngươi hay không. Nếu không thể, vậy thì đó chính là hệ lụy, nên từ bỏ.