Đổi lại là bạn, bạn có tin tưởng một yêu quái phí nhiều công sức,
thậm chí đã nắm tính mạng bạn trong tay chỉ vì muốn mời bạn ăn cơm thôi không?
Lời của Bạch Kim nói có lý hơn, nếu như cô muốn giết thì đã sớm giết
rồi. “Có thể giết mà không giết” tất nhiên có yêu cầu khác. Cuối cùng
bữa tiệc có hàm ý này bắt đầu, tiếp diễn, chuyển ngoặt và kết thúc như
thế nào thì phải đi xem mới biết được.
Thời gian cũng không còn sớm, quan chủ Thương Hồng sắp xếp cho mọi
người nghỉ ngơi, lại nhiều lần căn dặn chuyện này là “cơ mật” tuyệt đối
không thể lan truyền ra ngoài. Đám đệ tử lục đục tản đi, chỉ chừa lại
những người cầm đầu các môn phái và Nhan Phúc Thụy. Đạo trưởng Trương
Thiếu Hoa đến từ núi Thành Thanh đã ngoài sáu mươi tuổi, gầy gò nhưng
khỏe mạnh, cằm để một chòm râu dài, rất có phong phạm của đạo sĩ thời
xưa. Bình thường ông ta không nói nhiều lắm nhưng lúc mấu chốt lại nói
ra được trọng điểm. Ông ta đề nghị gọi điện thoại cho bà Hoàng Thúy Lan, phương pháp giải Đằng Sát là do bà ta cung cấp, chắc chắn bà ta sẽ có
hiểu biết về Tư Đằng, có thể nghe ngóng được một vài tin tức từ chỗ của
bà ta.
Đêm khuya yên tĩnh bị quấy nhiễu mộng đẹp khiến đối phương không vui lắm nhưng vẫn để bà Hoàng nhận điện thoại.
Quan chủ Thương Hồng bật chế độ loa ngoài, nói sơ qua chuyện đã xảy
ra ở đây, nghe thấy bên kia điện thoại bà Hoàng cũng rất kinh ngạc:
“Chuyện Tư Đằng có độc từ trước đến nay mẹ tôi không nhắc đến, có thể
ngay cả bà cũng không biết.”
Mẹ bà Hoàng chính là Hoàng Ngọc năm đó được đạo trưởng Khưu Sơn mời
giúp trấn giết Tư Đằng. Sau đó bàvào Thục qua lại thân thiết với Khưu
Sơn, chắc chắn là biết không ít tin tức. Hỏi tới nữa thì bà Hoàng lại
hơi băn khoăn, ngập ngừng vài lần rồi thở dài nói: “Đều là chuyện quá
khứ rồi, nói ra e là không tốt cho danh dự của đạo trưởng Khưu Sơn.”
Chuyện này có liên quan gì đến sư phụ mình chứ? Vừa nghe đến hai chữ “danh dự” Nhan Phúc Thụy lập tức khẩn trương lên.
Bà Hoàng do dự như vậy khiến Liễu Kim Đính không vui, trong lời nói
cũng có phần không khách sáo. Ông ta nói: “Bà Hoàng à, đạo trưởng Khưu
Sơn cũng đã chết nhiều năm vậy rồi. Ngay cả ông ta mập ốm cao thấp thế
nào chúng tôi cũng không biết. Danh dự người chết quan trọng hay tính
mạng người sống quan trọng đây?”
Đương lúc nói chuyện lại đẩy Nhan Phúc Thụy lên trước: “Đồ đệ đạo
trưởng Khưu Sơn đang ở đây, ông ta cũng không có ý kiến, bà biếtgì thì
cứ nói thẳng ra đi.”
Bà Hoàng cười lên, tiếng nói già nua khàn khàn: “Cậu đừng gạt bà già tôi, đạo trưởng Khưu Sơn sao có đồ đệ được chứ.”
Chuyện này là sao? Nhan Phúc Thụy vội vàng nói rõ: “Bà Hoàng, đạo trưởng Khưu Sơn là sư phụ tôi, tôi do sư phụ tôi nuôi lớn.”
Bà Hoàng cười: “Đúng là nuôi lớn, nhưng nhất định cậu không có gia
nhập đạo môn. Phải biết rằng đạo trưởng Khưu Sơn… không thể thu đồ đệ
truyền đạo được.”
Nhan Phúc Thụy thoáng sửng sốt. Lời này không sai, khi đó ông và Khưu Sơn sớm tối ở chung, tình hơn cha con nhưng từ đầu đến cuối Khưu Sơn
đều chưa bao giờ nhắc đến chuyện muốn ông nhận y bát.
Trong lúc nhất thời, tất cả mọi người im lặng, câu nói “tổn hại danh
dự” của bà Hoàng ở đây đã hơi sáng tỏ. Năm đó có phải Khưu Sơn đã làm gì khiến đạo môn hổ thẹn hay không. Thế cho nên ngay cả tư cách thu đồ đệ
phát triển đạo phái cũng bị tước đoạt.
Quả nhiên lời kế tiếp của bà Hoàng đã khiến tất cả mọi người ngỡ
ngàng. Bà nói: “Tư Đằng biến thành tinh là do một tay Khưu Sơn thúc đẩy. Nói cách khác, Tư Đằng thật ra là do Khưu Sơn nuôi lớn.”
Bà còn nói: “Mẹ tôi nói đây không phải là chuyện vẻ vang gì, năm đó
mọi người đã thề không nhắc đến nữa. Nhưng dù là chuyện xấu thì để lại
cho thế hệ sau tham khảo cũng tốt. Cho nên mẹ tôi đã nói chuyện này cho
tôi biết. Bà nói ra còn có một nguyên nhân khác, bà cảm giác rằng có một ngày Tư Đằng sẽ trở lại.
Năm đó là tình cảnh gì mọi người đều biết, quân phiệt cát cứ, chiến
tranh loạn lạc. Loạn thế xuất hiện yêu nghiệt, mà đạo môn cũng hưng
thịnh vào thời loạn thế. Nói theo châm ngôn đó là thời thế tạo anh hùng.
Nhưng từ xưa đến nay đạo môn vốn là nơi môn quy nghiêm ngặt. Đầu là
bốn ngọn danh sơn, kế là bảy đạo động, chín đạo phố. Mấy môn phái nhỏ
khác đều là nhân vật không chính thống, muốn nổi tiếng đâu dễ như vậy.
Đạo trưởng Khưu Sơn chính là xuất thân từ môn phái nhỏ không có danh
tiếng gì. Ông ta có vài phần bản lĩnh, lại kiêu ngạo, nhiều lần vấp phải khó khăn lại thẹn quá thành giận, cũng bí quá nghĩ bậy, ngàn không nên
vạn không nên, đã động tà niệm rồi.
Ông ta nghĩ nếu có yêu quái cho ông ta sai khiến, trong ứng ngoài
hợp, tự biên tự diễn tiết mục yêu quái làm loạn bị ông hàng phục, chỉ
cần vài lần hàng yêu trừ ma chẳng phải là tiếng tăm lừng lẫy, bộc lộ tài năng hay sao?
Bị ý nghĩ này sai khiến, trong năm 1910, Khưu Sơn đi đến đất Tây Nam. Bởi vì người xưa ngôn nói “Đằng tinh, Thụ quái”, tuổi thọ chúng nó dài, hấp thu tinh hoa nhật nguyệt nên dễ dàng biến thành yêu tinh yêu quái
nhất. Lại nói lúc đó Tư Đằng tuy là cây mây mấy trăm năm nhưng còn lâu
lắm mới biến thành tinh được. Khưu Sơn tìm mãi không được nên hạ tiêu
chuẩn xuống, dùng bí pháp đạo môn đốt cháy giai đoạn thúc đẩy Tư Đằng
biến thành tinh. Lúc đó vì tránh nuôi hổ gây họa, ông ta đã hạ chú trấn
yểm trên người Tư Đằng. Nói cách khác Tư Đằng chỉ có thể nghe ông ta sai khiến mà không thể ra tay với ông ta.
Khưu Sơn làm như vậy tâm trạng vừa khó đối mặt với đạo phái chính
thống vì ông ta xem yêu quái là một thứ hèn mọn, vô cùng căm ghét. Lại
vừa muốn cậy vào yêu quái để thành danh. Nên trong lòng ông ta rất mâu
thuẫn, đối xử với Tư Đằng rất tệ. Mẹ tôi kể trước khi Tư Đằng mười tuổi
vẫn bị giam trong chuồng nuôi chó mèo. Khi trời đổ tuyết, Khưu Sơn sẽ
mang chuồng ra khỏi nhà phơi tuyết cả một đêm, ngày hôm sau lại mở
chuồng đẩy người đã đóng thành băng ra ngoài. Tư Đằng bị đông cứng lê
thân bò đến lò bếp để sưởi ấm, Khưu Sơn cũng mặc kệ chẳng quan tâm.
Bỗng có một ngày chẳng hiểu vì sao lại chướng mắt với chuyện này, ông
lấy củi trong lò đốt cô ta chỉ còn lại bộ xương… Ôi, năm đó đạo trưởng
Khưu Sơn thật sự đối xử với Tư Đằng rất quá đáng. Cũng may cô ta là yêu
quái, nếu là người sống thì sợ rằng đã bị hành hạ sớm chết đi rồi. Khi
đó tôi cũng hỏi mẹ tôi đạo trưởng Khưu Sơn là người tu đạo sao lại đối
xử với Tư Đằng ác như vậy? Mẹ tôi nói đạo trưởng Khưu Sơn cảm thấy yêu
quái đều đáng chết, đối xử tàn ác với yêu quái một chút chính là thay
trời hành đạo, như vậy không hề quá đáng.
Lúc Tư Đằng mười mấy tuổi đã có yêu lực mạnh mẽ. Từ nhỏ cô ta đã bị
Khưu Sơn đánh chửi đã quen, chỉ biết làm việc theo lệnh. không hề dám
phản đối. Có lẽ là do tâm lý lệch lạc không có chỗ trút nên lúc theo
lệnh Khưu Sơn ra ngoài làm loạn với thân phận yêu quái mặt mày dữ tợn,
thủ đoạn của cô ta vô cùng tàn nhẫn. Thế nên khi đó danh tiếng của cô ta lại còn nổi hơn cả Khưu Sơn. Rất nhiều người trên núi đều nghe nói
đến, họ bàn tán rối rít: “Quả nhiên là loạn thế liên tục xuất hiện nhiều yêu quái lợi hại như vậy.”
Lại có một vài lần, khi Khưu Sơn thu phục yêu quái khác, Tư Đằng núp
trong bóng tối tùy thời phối hợp. Các người thử suy nghĩ đi, bình thường yêu quái sẽ không đề phòng đồng loại mình nhiều. Cô ta ngang nhiên ra
tay, lại được Khưu Sơn chỉ vẽ, còn không phải đánh đâu thắng đó, không
gì cản nổi sao? Trừ được yêu quái nhưng công lao lớn nhất đều do Khưu
Sơn hưởng. Cuối cùng đạo trưởng Khưu Sơn đã đạt được ước muốn xuất sắc
hơn người của mình. Nói theo hiện tại chính là khi đó trong giới đạo môn từ từ nổi lên một ngôi sao mới tỏa sáng rực rỡ. Bản thân Khưu Sơn cũng
đắc ý vênh váo, nói nuôi yêu quái giống như nuôi chó, thật đúng là thuần phục nghe lời.
Khưu Sơn thất bại cũng là ở điểm này. Ông ta xem Tư Đằng như một con
chó, hoàn toàn không nghĩ đến cô ta là một con sói ngửi thấy mùi máu sẽ bộc lộ dã tính.
Tư Đằng vô cùng thông minh, ban đầu còn chưa hiểunhưng một lần hai
lần cũng dần dần biết được mình đã giết đồng loại. Có điều cô ta vẫn
tỉnh bơ, lấy nhẫn nhịn làm đầu, bình tĩnh chờ thời cơ tốt nhất.
Nhưng thời cơ này đã đến sớm trước thời hạn, mồi lửa chính là một chữ “Tình”.
Chuyện này Khưu Sơn cũng không kể cặn kẽ với mẹ tôi. Ông ta chỉ nói
Tư Đằng tình cờ gặp được một công tử giàu có đến Thanh Thành nghỉ mát.
Hai người trúng phải tiếng sét ái tình, yêu thích lẫn nhau, thường xuyên lén lút gặp gỡ. Con gái một khi biết yêu đều không thể che giấu được
trên khuôn mặt. Khưu Sơn nhanh chóng nảy sinh nghi ngờ, cho đến khi phát giác ra manh mối quả thật là giận tím mặt.
Trước đó tôi cũng đã nhắc đến việc Khưu Sơn xem yêu quái là thứ hèn
mọn, vậy mà yêu quái lại phát sinh tình cảm với một con người, quả thật
là đạo trời khó tha. Khưu Sơn tìm đến cha mẹ của công tử giàu có kia, bí mật nói ra chuyện này khiến hai ông bà đó sợ chết khiếp. Cuối cùng tóm
lại là song phương bày mưu tìm cơ hội ép Tư Đằng hiện ra nguyên hình
trước mặt công tử giàu có này.
Nghe nói công tử giàu có kia ngất xỉu tại chỗ. Sau đó cả nhà cảm ơn
Khưu Sơn rồi rời khỏi núi Thanh Thành ngay trong đêm, Tư Đằng cũng bị
Khưu Sơn đánh đến suýt mất mạng. Khưu Sơn nói, lúc đó ông ta đã có ý
muốn giết cô ta, bởi vì đã có tiếng tăm, nếu giữ cô ta lại chỉ sợ ngày
sau sẽ thành tai họa. Nhưng khi ấy Tư Đằng quỳ xuống cầu xin, nước mắt
tuôn trào, dập đầu trên đất bê bết máu thề tuyệt đối không tái phạm nữa. Khưu Sơn nhất thời mềm lòng cũng tha cho cô ta.
Khi đó núi Thanh Thành có ý muốn chiêu mộ đạo trưởng Khưu Sơn, hi
vọng ông ta gia nhập Thanh Thành, phong ông ta là thiên sư. Bởi vì lúc
ấy Khưu Sơn đã tiếng tăm lừng lẫy, đương nhiên người ủng hộ không ít
nhưng kẻ phản đối cũng nhiều. Họ cảm thấy ông là một đạo sĩ xuất thân
hỗn tạp không xứng được lấy danh hiệu thiên sư. Ngay lúc đó bốn đạo môn, bảy đạo động, chín đạo phố cũng chia thành hai phe cãi nhau kịch liệt. Lúc nghiêm trọng còn lật bàn, rút kiếm, ra tay đánh nhau. Cho nên lời
mời này vẫn trì trệ không được thực thi.
Mà sau chuyện Tư Đằng không lâu, tiếng nói phản đối bỗng mất hết,
cuối cùng đạo trưởng Khưu Sơn đã đạt được ước muốn, chọn ngày lành chính thức gia nhập Thanh Thành.
Hôm đó sợ là ngày huy hoàng nhất cũng là ngày nhục nhã nhất trong
cuộc đời Khưu Sơn. Trong vòng một ngày, ông từ đứng trên đỉnh cao lại
ngã vào cảnh vạn kiếp bất phục (1).
(1) Vạn kiếp bất phục: muôn đời không trở mình lại được.
Núi Thanh Thành phát thiệp anh hùng khắp nơi, mời những nhân vật đạo
phái nổi tiếng đến đây xem lễ. Trước là lập đàn, cầu khấn, dâng hương,
quang cảnh hoành tráng. Khi đạo trưởng Khưu Sơn vái lạy nhận đạo bào thì bỗng có một người la lên: “Khoan đã.”
Lúc đó người lên tiếng chính là chưởng giáo núi Long Hổ, ông ta đưa
một phong thư cho chưởng giáo Thanh Thành nói là xem xong thư sẽ hiểu.
Chuyện này không chỉ khiến đạo trưởng Khưu Sơn không có tư cách tiếp
nhận phong hào thiên sư mà còn biến ông thành một tên tiểu nhân hèn hạ,
bụng dạ xấu xa.
Chưởng giáo Thanh Thành cũng biết chuyện này không phải đùa, không để ý đến người xem lễ đang bàn luận rối rít, vội vàng tuyên bố tạm ngừng
nghi thức. Sau đó chỉ dẫn theo Khưu Sơn và các chưởng giáo bốn đạo môn,
bảy đạo động và chín đạo phố vào nhà bàn bạc. Lá thư này chỉ rõ đạo
trưởng Khưu Sơn lòng lang dạ sói, tự biên tự diễn nuôi yêu quái hại
người. Quả thật là một chuyện vô cùng nhục nhã trong ngàn năm nay của
giới đạo môn.
Đạo trưởng Khưu Sơn biết không ổn nhưng vẫn còn cố tự trấn định, biện bạch rằng nó vu khống, cố ý gán ghép tội danh để hãm hại ông. Đối
phương đã lường trước cười khẩy không ngừng, phút chốc bảo Thẩm Thúy
Kiều động chủ động Ma Cô dẫn một người đi vào.
Đó là Tư Đằng.
Khưu Sơn đã hạ chú trấn yểm trên người Tư Đằng cho nên chưa hề đề
phòng cô ta. Không ngờ trước lúc Thanh Thành làm nghi lễ Tư Đằng đã tìm
được những chưởng giáo phản đối Khưu Sơn nhận thụ phong. Cô ta nói rõ
chỉ cần mấy vị chưởng giáo này có thể giúp cô giải trừ chú trấn yểm trên người thì cô sẽ nói ra một bí mật đủ để Khưu Sơn chịu sự khinh bỉ của
đạo môn suốt đời suốt kiếp.
Lúc đó mấy vị chưởng giáo cũng do dự trong việc giao dịch với yêu
quái. Sau khi cân nhắc, họ quyết định đồng ý yêu cầu của cô ta. Thầm
tính toán đến khi cô ta vạch trần được Khưu Sơn sẽ lập tức thu phục cô
ta, ra tay trừ luôn kẻ gian trá và yêu nghiệt một lần.
Nào ngờ lúc Tư Đằng vạch trần Khưu Sơn, cô ta đã thừa dịp quần chúng
kích động âm thầm thả Đằng Sát ra. Những Đằng Sát kia mỏng như tơ nhện
mắt thường khó thấy, đầu tiên chúng bám vào trên áo trên tóc, rồi sau đó đột ngột xâm nhập từ lỗ mũi lỗ tai vào cơ thể. Trong lúc bất chợt mọi
người không phòng ngự, Tư Đằng nhân cơ hội chạy trốn. Lúc đó Thẩm Thúy
Kiều đuổi theo, đáng hận là lúc ra tay thì Đằng Sát phát tác, bị cô ta
đánh trọng thương.
May mắn chính là đạo trưởng Khưu Sơn này biết cách giải Đằng Sát, đạo môn tránh được một trận đại nạn. Nhưng họ không thể cho ông ta gia nhập đạo môn được nữa. Người đã bị bốn đạo môn, bảy đạo động, chín đạo phố
loại trừ xem như kiếp này không còn trông mong gì nữa. Đạo trưởng Khưu
Sơn biết mình đã hết hi vọng, ông lập lời thề nặng trước mặt các chưởng
giáo. Yêu quái này là do ông mà ra, tất nhiên cũng sẽ do ông đích thân
tiêu diệt, chỉ hi vọng các vị chưởng giáo giữ lại chút mặt mũi cho ông
đừng để chuyện xấu lan truyền khắp thiên hạ. Các vị chưởng giáo nhận ơn
cứu mạng của ông đều đáp ứng không nhắc đến chuyện này. Chỉ nói với bên
ngoài là ông có chí riêng, không màng danh lợi, không muốn bị đạo môn
trói buộc. Còn nói đạo trưởng Khưu Sơn gánh vác chính nghĩa, quyết chí
thề phải trấn giết yêu quái Tư Đằng tiếng tăm lừng lẫy khi đó.
Lời này truyền đi đương nhiên cũng đến tai Tư Đằng. Ngày hôm sau có
người phát hiện Tư Đằng khắc thư để lại trên núi đá tại đài Vọng Nguyệt ở phía sau núi Thanh Thành rằng: “Công ơn nuôi dưỡng chưa thể báo đáp sao lại dám đi xuống Hoàng Tuyền trước. Thận trọng giữ lại thân hữu dụng để trăm năm sau nhổ cỏ, thắp nhang, dập đầu trước mộ ân công. Yêu không
thất hứa, thề nặng như núi.”
Tất cả mọi người xem đều hiểu, ý này là nói: “Khưu Sơn ông mơ tưởng
giết tôi ư, thế nào tôi cũng sống lâu hơn ông, ngày sau còn đến viếng mồ mả ông nữa cho xem.” Chưởng giáo phái Thanh Thành đông người cũng mất rất nhiều sức lực mới đục hết được mấy chữ này.
Từ đó về sau không còn nghe thấy tin tức của Tư Đằng nữa. Đạo trưởng
Khưu Sơn cũng rời khỏi núi Thanh Thành. Suốt quãng đường đều tìm tung
tích của yêu quái này. Không lâu sau nghe nói Thẩm Thúy Kiều động chủ
động Ma Cô bị thương nặng không trị, lúc chết vẫn chưa đến ba mươi tuổi.
Mãi cho đến năm 1946 xảy ra quá nhiều việc, nước biến, nhà đổi, ngay
cả thế giới cũng thay đổi, tất cả mọi người đều quên mất chuyện này. Có
một ngày đạo trưởng Khưu Sơn bỗng đến cửa thăm viếng Hoàng Ngọc mẹ tôi,
nói là phát hiện ra tung tích Tư Đằng.”