Bất Dắc Dĩ Làm Mẹ !

Chương 25

Học đường Nhân Tâm

Thôn Trường Xuân thu hoạch xong mọi người trở nên nhàn nhã ,đàn ông thì thu thập trồng thêm lương thực phụ như ngô ,khoai ,còn các phụ nhân ở nhà may vá trồng rau nuôi gà ,nuôi heo lo chuyện bếp núp trong nhà .

Nguyên gia năm nay hơn mười mấy mẩu ruộng lương thực đều đem bán hết ,Nguyên thủ Văn cùng Nguyên Thủ Mộc đem lên trấn Trường Xuân bán cho gần.Trường học trong thôn Nguyên lão cũng phụ góp với trưỡng thôn gần một trăm lượng nên học đường đầu tiên của thôn Trường Xuân thuận lợi hoàn thành .Nguyên lão nhờ trưỡng thôn Trương Lâm giử bí mật về chuyện Nguyên gia góp tiền trong học đường ,dù rất khó hiểu cách làm của Nguyên lão nhưng trưởng thôn cũng đồng ý .

Nguyên gia một nhà đều không có ý kiến với quyết định của Nguyên lão ,ai cũng biết nếu mọi người trong thôn biết hơn phân nữa kinh phí xây học đường là của Nguyên gia bỏ ra danh dự của Nguyên gia trong thôn sẽ tăng lên vùn vụt,nhưng có khi lại mang đến rắc rối không cần thiết.

Học đường Nhân Tâm thôn trường xuân xây mái ngói chắc chắn bên trong chia ra ba phòng học một thư viện nhỏ để sách và một phòng sinh hoạt để tiên sinh ở lại ,bên ngoài học đường xây cổng rào xung quanh chính giữa để bảng chử Nhân Tâm học đường xem rất khí thế và trang nghiêm.Trưỡng thôn quyết định làm cho danh tiếng của thôn trường xuân vang xa nên bỏ ra rất nhiều tâm quyết để xây học đường này .

Mọi người chỉ hy vọng có học đường để Nguyên Thủ Bình Nguyên Thủ Khang cùng với những đứa trẻ trong thôn đều được đi học .Nhưng khi nhìn ngôi trường đẹp đẽ khang trang mọi người có chút không dám tin.Trưởng thôn mời một tú tài hơn hai mươi tuổi về dạy và ở lại trong học đường luôn ,nghe nói vị tú tài này người ở Đồng Viên thôn ,tên là Nghiêm Thông khi xưa rất thông minh đổ tú tài năm mười bảy tuổi nhà chỉ có một mẹ già ở góa với vài mẩu ruộng .Nhưng nhờ chăm chỉ một mình bà cũng nuôi hắn ăn học thành tài sau khi đậu tú tài xong tiếp tục học để thi tiếp ,không mai mẹ ông vì lao lực đổ bệnh ,Nghiêm Thông đành gác lại lo cho mẹ mình ,nhưng hai năm sau mẹ ông cũng không qua khỏi ,tài sản trong nhà vì chữa bệnh cho mẹ ông cũng không còn lại bao nhiêu ,giữ đạo hiếu ba năm quyết định tiếp tục học vấn thì hạn hán mất mùa đổ xuống thôn đất đai không trồng trọt được bán cũng không ai mua không kinh phí ngân lượng không thể tiếp tục học , nên Nghiêm Thông đành rời thôn đi tới thôn khác hy vọng với chút học vấn xin dạy học cho trẻ em trong thôn và nuôi sống bản thân mình.

Trưỡng thôn Trương Lâm rất thích Nghiêm Thông dù tuổi còn trẻ đả là tú tài cả người văn nhã hiểu lễ nghĩa tướng mạo đoan chính nên rất kính trọng .Thân là Trưỡng thôn ông luôn hy vọng người trong thôn của mình càng ngày càng tốt hơn ,bây giờ học đường đả có những đứa trẻ trong thôn đều được tiên sinh dạy học ,Nghiêm Thông không thu phí đầu trẻ em mà chỉ xin Trưởng thôn thu xếp cho một chổ ở với ba bữa cơm mỗi tháng thêm một lượng bạc là được .

Trưởng thôn rất đổi vui mừng phải biết tú tài trên trấn trên dạy học đều thu mỗi đứa trẻ là hai trăm văn một tháng ,chưa kể mấy nhà giàu trên trấn có con ở học đường đều trả thêm phí cho tiên sinh hy vọng phu tử sẽ tận tâm dạy bảo con mình hơn,chính vì vậy mấy đứa trẻ trong thôn Trường Xuân rất ít được đến học đường ,một tháng hai trăm văn nhà ai bỏ ra được a.

Bởi vậy cả thôn Trường xuân chỉ có cháu nội ông nhi tử của Trương Lăng là được lên trấn trên học thôi .

Trưởng thôn vui mừng thôn báo cho toàn thôn ai có con nhỏ tới tuổi muốn học chữ tới học đường tiên sinh sẽ dạy .Học phí tùy theo gia cãnh của mỗi nhà mà đóng nhà ai có tiền thì mười văn hai mươi văn một tháng còn không thì gởi cho tiên sinh lương thực ,bó rau xanh hay vài chục trứng gà cũng xong .Nhưng những đứa nhỏ con nơi khác muốn vào Nhân Tâm học phải đóng một trăm văn một tháng.học phí Trưỡng thôn sẽ thu ngoài việc trả thù lao cho tiên sinh còn lại để tu sữa thêm cho học đường hay mua sách cho thư viện tiên sinh cần thiết,nói tóm lại Trương Lâm không hổ danh là một trưỡng thôn tốt cũng là một con hồ ly chính hiệu a .

Học đường "Nhân Tâm " của thôn Trường Xuân cũng khai giảng ngày đầu gần tới ba muơi đứa trẻ đủ mọi lứa tuổi vào học ,lớn nhất cũng mười ba mười bốn tuổi,nhỏ nhất cũng bốn ,năm tuổi ,Nghiêm Thông đành chia ra hai lớp một nhỏ một lớn dạy hai buổi trong ngày để chất lượng dạy học cao hơn .Nguyên thủ Bình cùng Nguyên Thủ Khang cũng tới học đường đăng ký học Học đường Nhân Tâm đả dạy được một tháng mấy đứa trẻ đều rất hiếu học Nghiêm Thông lại tận tâm chỉ dạy lúc nào đi ngang cũng nghe giọng mấy học trò ê a đọc sách khiến người trong thôn ai cũng vui mừng thỏa mãn hy vọng nhi tử mình biết chút chữ nghĩa cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn.

Nguyên Tranh dạo này vừa chăm tiểu Bân vừa học bếp núc Trần thị rãnh rổi may vá với Vương thị ,bây giờ lại học chữ với hai đệ đệ từ lúc cả hai đi học đường Nguyên Tranh cũng rất muốn cùng đi theo ,nàng còn nhớ khi mình ở cô nhi viện cũng từng đi học cùng mấy bạn trong viện ,nên khiến cho nàng rất hoài niệm .Bây giờ càng ngày càng quen thuộc với thế giới này thì kí ức của trước kia cũng dần nhạt nhòa hẳn .Nàng không còn nhớ rõ gương mặt của sơ trong viện mồ côi ,cũng như người mẹ kiếp trước .Cuộc sống của nàng bây giờ rất vui vẻ ,có ông bà ,cha mẹ và hai đệ đệ rất ngoan thêm một tiểu bân nhi đáng yêu nữa .Mỗi ngày đều bận rộn học hỏi vui vẻ bên người thân Nguyên Tranh cứ tưởng mình đang mơ.

Nguyên Tranh rãnh rỗi luyện viết chữ mà hôm qua Nguyên thủ Khang đưa cho nàng ,Vương thị cùng Trần thị đang bào hạt ngô vừa nói chuyện .Nguyên gia không trồng ngô mà trong không gian của Nguyên tranh lấy ra ,Trần thị rãnh rỗi sẽ tách hạt ra đem xây thành bột dành để làm bánh hay nấu súp cho cả nhà ăn .

" Ta nghe nói Tú Mai tới nhà thôn trưỡng xin được nấu cơm cho tiên sinh trong học đường "

Vương thị vừa làm vừa tán gẩu ,cuộc sống của Nguyên gua càng ngày càng tốt nên mâý phụ nhân trong thôn cũng hay tới nói chuyện cùng Vương thị ,Trần Thị

" Tú Mai nhà Triệu đại ca là đứa bé chịu khó ,sau sự kiện kia cha con họ đả hòa thuận hơn.Con dâu thấy Tú Mai cũng vui vẻ sáng sủa hơn ,con bé là đứa xinh xắn mấy năm nay khổ con bé nhiều "

Trần thị cảm khái nói

" Nhà họ thiếu tiền sao? " Vương thị thắc mắc

"Ta cũng không rõ .nhưng nghe nói chân Triêụ đại ca còn phải uống thuốc nhiều ,chắc cần ngân lượng hốt thuốc"

" Nhà có người bệnh rất tốn kém,nhớ ngày xưa nhà ta Thủ Văn cũng vậy không nhờ đồ cưới của con ta không dám nghĩ sẽ như thế nào !"

" Chuyện đả lâu lắm rồi nương nhắc lại làm gì " Trần thị cười hiền nói

" Nhắc lại để mới biết con dâu của ta tốt như thế nào ,nương luôn nhớ ở trong lòng ,mai mà bây giờ Tranh nha đầu cũng đả khỏe nếu không ta ray rức không yên " Vương thị thở dài nhẹ nhõm nói

" À không biết trưỡng thôn sẽ chọn ai nữa " Trần thị vội chuyển chủ đề ,thật ra khi xưa Nguyên thủ Văn bệnh nặng bà lấy hết tiền bạc đồ cưới dành dụm cho Vương thị chữa bệnh cho chú ấy ,tới khi nữ nhi của bà bệnh thì cả nhà không còn tiền để lo nên nữ nhi bà trở nên si ngốc ,nên Vương thị luôn áy náy với nàng dâu ,thật ra Trần Thị cũng không hối hận vì không ai biết trước được điều gì ,thương tiếc cho nữ nhi phải chiệu khổ , làm dâu cho Nguyên gia gặp mẹ chồng như Vương thị luôn quan tâm săn sóc và trượng phụ thương yêu bà đả mãn nguyện ,baaybgiờ nữ nhi cũng đả hết bệnh bà cũng không còn mong muốn gì hơn .

"Con nghĩ Trưỡng Thôn sẽ không chọn Tú Mai tỉ đâu " Nguyên Tranh đột ngột lên tiếng

Chuyện là tú tài Nghiêm Thông dạy học cho trẻ em toàn thôn trường xuân thêm vài đứa bé ở thôn khác nhưng có gốc rễ ở Trường Xuân cũng được vào học đường học ,Đại Bảo nhi tử của Nguyên Xuân cũng vào học ,Trưỡng thôn dễ chịu nên các nàng dâu xuất giá từ thôn Trường xuân ra địa vị trong nhà chồng tăng lên không ít .Vì phải dạy thêm nhiều học trò nên Nghiêm Thông không có thời gian chuẩn bị cơm nước sinh hoạt ,Trưỡng thôn muốn thuê một người trong thôn tới nấu cơm và giặt giũ cho Nghiêm Thông.Bây giờ ai cũng rảnh rang nên nhìu người lại xin trưỡng thôn cho nhận công việc ấy .Tú Mai cũng vậy

"Ừ Tú Mai là một cô nương chưa gả tú tài tiên sinh cũng còn trẻ tuổi ,sợ không thích hợp lắm" Vuơng thị gật đầu nói

Nguyên Tranh im lặng vừa luyện chữ vừa nghe hai người nói chuyện ,sống ở đây gần hai năm hàng ngày đều nghe bà nội cùng nương dạy về tam tòng tứ đức của nữ giới.Dù những phụ nhân trong nông thôn nhiều người chưa biết một chữ cắn đôi ,nhưng những gì cấm kị hay nguyên tắc của một nữ nhi họ điều nằm lòng kể từ khi sinh ra tới giờ .

Nguyên Tranh cũng rõ vì sao trước đây mọi người hay dùng ánh mắt kì quái thương hại nhìn nàng ,hay tại sao trước kia nàng phải lên rừng ở tạm ,vì nàng đả phạm vào điều cấm kị nhất của nữ nhi ở đây "không có trượng phu mà có con " Những người như vậy sẽ bị thôn dân lên án ,bị nhốt lồng heo thả trôi sông hoặc nhẹ nhất cũng trục xuất ra khỏi thôn ,gia đình

có nữ nhi như vậy sẽ bị đàm tiếu ,không ai muốn kết thông gia với họ .

Nhưng trường hợp của Nguyên Tranh là đặc biệt vì nàng bị ngốc nên Trưỡng thôn không trừng phạt nàng một kẻ ngốc như nàng bị kẻ xấu hãm hại đả rất đáng thương rồi ,dù vậy cũng không ngăn được mọi người bàn tán ,Nhưng may mắn cho nàng Nguyên gia ai cũng bảo vệ nàng nếu gặp một gia đình ích kỷ khác nữ nhi vừa ngu ngốc lại bị nhục nhã như vậy thật không dám nghỉ sẽ bị đối xử như thế nào

Nguyên Tranh rùng mình không dám nghỉ tiếp càng tiếp thu hiểu biết nữ giới ở đây nàng càng thấy mình may mắn ,nhưng cũng lo lắng vì mình mà làm ảnh hưởng tới việc kiếm nàng dâu cho nhị thúc Nguyên thủ Văn và cả hai đệ đệ nữa .Hình như nàng hơi lo xa rồi đệ đệ của nàng mới mười tuổi thôi,nhưng nhị thúc đả tới tuổi lâu rồi mà việc hôn sự vẩn chưa tìm được ,mặc dù bây giờ Nguyên gia không thiếu tiền ,Vương thị cũng đang lo lắng về chuyện này .

Thật ra từ khi Nguyên gia phất lên không ít bà mai tới làm mai cho nhị thúc nàng. Nhưng đều bị Nguyên gia từ chối ,vì có nhà đòi phải phân gia sau khi gã qua ,có nhà muốn Nguyên Tranh dọn ra Nguyên gia hay ưuá đáng hơn chọn người để cho Nguyên gia gã cháu gái ra khỏi nhà ,bây giờ ai cũng biết cháu gái Nguyên gia không bị ngốc nữa ,người lại xinh đẹp chỉ là có một đứa con hoang ,nhưng làm thiếp hay gã cho người góa vợ thì không thành vấn đề ,họ chính là đánh chủ ý như vậy. Những người đó đêù bị Vương Thị đuổi ra ngoài Vương thị rất ít khi mắng chưỡi người vì cuộc sống nghèo khổ mài mòn hình thành tính cách nhẩn nhục nhưng cũng không kiềm được mắng

mấy bà mai đó một trận ,còn tuyên bố sau này còn có chủ ý như vậy thì đừng đặt chân vào cữa Nguyên gia không tiếp đón .

Trần thị không được mạnh mẽ như mẹ chồng chỉ biết ôm nữ nhi mà khóc.Nguyên Tranh mờ mịt nàng không hiểu vì sao mà hai người kích động như vâỵ ,hình như bà mai đó muốn nàng làm vợ cho một người đàn ông nào đó thì nàng dâu của nhị thúc mới chịu gã qua ,nàng đồng ý nha ,nếu nhị thúc cưới được nàng dâu ông bà nội chắc vui lắm,nàng biết làm vợ là như thế nào cũng như nương với phụ thân vậy đó ,Nguyên Tranh nói ra thắc mắc của mình Trần Thị càng khóc lớn ,Vương Thị từ tốn nói với nàng

" Tranh nhi ,người bà ta nói không xứng với con ,nên ta với nương con tức giận ,còn nhị thúc Thủ Văn ta nhất định sẽ cưới một nàng dâu thật tốt hiểu chuyện như nương con ,con đừng suy nghĩ nhiều ,cả

nhà sẽ không để người ngoài ức hiếp con " Nguyên Tranh cái hiểu cái không nhưng thấy tình cảm thương tiếc trong mắt Vương thị nàng cảm động cười ngọt ngào .Trần thị nín khóc ánh mắt cảm kích nhìn mẹ chồng nhận thấy cái lườm bắt đắc dĩ của Vương Thị .

Nhạc điệm đó qua đi ,nhưng vẩn lưu lại trong lòng Nguyên Tranh nàng hỏi Quả nhi nhưng nó chỉ là một cây nhân sâm tư duy non nớt như một đứa trẻ sao hiểu được .

Khổ tâm suy nghĩ rốt cuộc nàng mới rút kết ra được nàng phải gã đi thì nhị thúc mới thuận lợi kiếm nàng dâu và mọi người mới không còn lo lắng cho nàng nữa

***********************

DL :NT nàng suy nghĩ j?

NT: Ta nghĩ làm sao để được gã đi !

DL: !!!!!???? Hình như có gì sai sai

DL : NT nàng có học nữ giới chưa ,phải thẹn thùng nha . Không thể cọc đi tìm trâu được

NT: Bởi vậy ta mới khổ não nha ,mẹ đẻ có cách gì giúp ta không ?

DL: ????!!!!! Ta biến
Bình Luận (0)
Comment