Lý Tòng Thiện chỉ là một thiếu niên mới hai mươi tuổi, một bậc nhân tài, nho nhã phóng khoáng. Từ Huyễn là một danh sĩ Giang Nam, lại là người nói chuyện nhả ra thơ, văn tài lưu loát. Danh sĩ này đúng là "hàng thật đúng giá", hắn ở trong quan trường không lâu, lời nói linh hoạt, đối đáp đâu ra đấy, so với loại kiêu ngạo như Lục Nhân Gia thì cao hơn nhiều.
Hai bên trò chuyện vui vẻ, dắt tay nhau vào thành. Thấy thành Biện Lương đường đi rộng rãi, phố phường phồn vinh, bến Biện Hà thuyền bè tấp nập, trên đường không nhìn thấy binh lính, hàng hóa nhiều như mây, đủ màu sắc và đầy không khí ấm no, Lý Tòng Thiện và Từ Huyễn không khỏi thấy kinh ngạc, không ngờ tốc độ hát triển của nơi đây lại nhanh đến vậy. Nhớ lại năm đó, khi mà Nam Đường ở vào giai đoạn phồn vinh nhất, có đến ba mươi châu, bao gồm cả Cống, Hoàn, Tô, Mân, Kinh, Hồ, dân chúng lúc đó lên đến năm trăm vạn người, binh cường mã tráng, vậy mà bây giờ đã tiêu tan, lại suy yếu rất nhiều, không khỏi thầm thương tiếc.
Triệu Phổ và Dương Hạo đưa hai vị quốc sứ tiến vào lễ tân viện, lại mở một bữa yến tiếc thiết đãi. Hỏi han ý kiến đối phương, biết được Đường quốc là tự tước quốc hiệu để xưng thần, thỉnh thần quy thuận, hai người họ cảm thấy không vui, nên yến tiệc bị hoãn lại, lập tức chuyển tin tức vào cung. Sau đó Triệu Phổ trở về phủ tể tướng, lập tức triệu tập mạc liêu, phân tích dụng ý của Đường quốc, thương lương kế sách ứng phó.
Buổi sáng hôm sau, Đường quốc Trình Vương Lý Tòng Thiện và Từ Huyễn lên điện diện kiến quân vương, tất cả các quan từ tứ phẩm trở lên đều có mặt chứng kiến. Lý Tòng Thiện và Từ Huyễn cũng là lần đầu tiên gặp mặt hoàng đế Tống quốc, thấy Triệu Khuông Dận ngồi trên ngai vàng, tai to mặt lớn, khí độ ung dung, hai mắt lấp lánh, không tỏ ra quá oai nghiêm mà nói chuyện lại khá thoải mái, trong sự anh vũ không mang theo sát khí. Bách quan trong triều ra vào rất có trật tự, tuân thủ lễ nghi, trật tự ngay ngắn, lại nghĩ lại cảnh tượng hôm qua đã ở Khai Phong, biết rõ Tống quốc đã tạo ra thành công sự thái bình, không khỏi có sự kính sợ.
Đường quốc sứ tiết bây giờ đến lại thỉnh cầu tự tước quốc hiệu, hạ thấp quốc cách, thỉnh làm thuộc quốc của Đại Tống, sau này tuân thuận Đại Tống, bình dân dẹp loạn, mỗi năm đều cống tấn Đại Tống hai vạn lượng bạc trắng. Hoàng đế cải hiệu xưng quốc vương, hoàng bào đổi thành tử sam, những nơi trang trí long phụng trong cung điện đều được cạo bỏ, con cháu vốn xưng "vương" thì đổi thành "công", những nha môn tương đương với Đại Tống cũng đều cần đổi tên, ví dụ như Thư Tỉnh, Môn Hạ Tỉnh, Thượng Thư Tỉnh, Ngự Sử Đài....đều đổi thành "tả, hữu nội sử phủ" "Ti Hội Phủ"....các chức quan cũng đổi lại, để tránh hiềm nghi.
Tất cả các điều kiện làm cho Triệu Khuông Dận thấy rất vui mừng, cả triều vui vẻ như mùa xuân, bây giờ mới chỉ là nói về ý của Đường quốc, Tống triều cũng phải đưa ra những điều kiện tương đương, không thể lập tức kí kết quốc thư xác lập quân thần địa vị của hai bên được.
Nhưng những lễ vật được nói đến thì lại lập tức được dâng lên. Ba mươi mĩ nữ Giang Nam được đưa đến đại điện, đó đều là những mĩ nữ yêu kiều đáng yêu, mắt đen da trắng, răng trắng, quần áo sặc sỡ, hương thơm ngào ngạt. Triệu Khuông Dận cười nhạt nhìn một lượt rồi ra hiệu bảo đưa vào hậu cung.
Từ Huyễn lại sai người mang lên các bảo bối, vàng bạc châu báu khác, Triệu Khuông Dận mỉm cười gật đầu chấp nhận. Tiếp theo đó Từ Huyễn lại dâng lên một đai ngọc có nạm vàng khảm ngọc, cực kì hoa lệ.
Tiểu nội thị dâng lên trước mặt hoàng đế, Triệu Khuông Dận chạm nhẹ vào, nghi ngờ nói: "Vật này cũng được coi là bảo vậy, nhưng lại không có tác dụng đặc biệt, tại sao lại dâng lên một mình như thế này?" Từ Huyễn cúi người xuống nói: "Thần thỉnh bệ hạ hãy thử ấn vào miếng ngọc ở giữa."
Triệu Khuông Dận nghi hoặc, cầm đai ngọc lên, ấn vào miếng ngọc giá trị nghìn vàng ở giữa lên, ấn một cái, thì nghe thấy một âm thanh leng keng vang lên, đai ngọc lập tức thẳng tắp, một lưỡi dao sắc bén bắn ra nửa thước, lưỡi dao sáng lóa, Triệu Khuông Dận không khỏi hai mắt sáng lên, thốt lên tán thưởng: "Hảo kiếm!"
Vẻ mặt Lý Tòng Thiện có chút đắc ý, nói: "Kiếm này là được thợ rèn nổi tiếng Long Tuyền dùng năm lượng vàng tinh anh luyện thành, mềm như lụa, nhưng thắng được cả thép, sắc bén vô cùng. Khi vô sự thì có thể thu gọn trong đai ngọc, nhưng khi gặp biến cố thì có thể rút ra để làm vũ khí phòng thân, đây là báu vật nước thần cẩn hiến cho bệ hạ."
Triệu Khuông Dận nghe xong liền cười ha ha: "Trẫm là thiên tử, đợi đến khi trẫm cần phải đích thân dùng kiếm để bảo vệ mình thì tình thế đại cục còn phải hỏi nữa sao?"
Lý Tòng Thiện thất kinh, vội vàng sợ hãi xưng tôi, Triệu Khuông Dận cười không nói gì, rút kiếm ra thử. Cánh tay mềm dẻo của Triệu Khuông Dận lượn vài đường kiếm, tiếng kiếm chém gió thanh thoát vang lên, nghe rất vui tai. Truyện được copy tại TruyenGGG.Com
Cả triều đình văn võ bá quan đều không khỏi ngạc nhiên, kinh than tài nghệ kiếm thuật của Triệu Khuông Dận, kiếm đó là kiếm mềm, vốn không dễ chém, nhưng hắn lại có thể dứt khoát chém thẳng lên không trung liên hồi, rõ ràng là thủ pháp kì diệu. Lập tức có người cao giọng nói: "Bệ hạ thần dũng."
Lý Tòng Thiện mặt vàng như đất, Triệu Khuông Dận lại mỉm cười, an ủi vài câu, rồi bảo bọn họ về nơi đã được sắp xếp nghỉ ngơi, suy nghĩ kĩ lại chuyện Đường quốc tự tước quốc hiệu, quy thuộc Đại Tống.
Triều hội vừa tan, "Dương toàn bồi" liền dẫn Lý Tòng Thiện và Từ Huyễn trở về lễ tân viện, nghe họ nói điều kiện chi tiết mà Nam Đường tự tước quốc hiệu muốn đưa ra. Còn Triệu Phổ thì ở lại đi cùng khu mật sứ Lý Sùng Củ và Triệu Khuông Dận đến điện Văn Đức.
Khi đến điện Văn Đức thì khuôn mặt tươi cười của Triệu Khuông Dận lập tức biến mất, ánh mắt ngưng trọng nói: "Hai vị ái khanh, các khanh xem, tên Lý Dục này đang giở trò gì?"
Lý Sùng Củ khinh thường nói: "Quan gia, đây rõ ràng là Lý Dục đã thấy uy phong của binh mã Đại Tống, trong lòng sợ hãi, cho nên mới tự mình xin hạ cách làm vương, ý đồ dẹp loạn binh phạt. Lúc trước, cha hắn làm hoàng đế, vì khiếp sợ uy quyền của Thế Tông hoàng đế chiều Chu, không phải cũng từng tự hạ quốc cách một lần hay sao? Bây giờ Lý Dục chỉ là bắt chước làm theo cha hắn, thi triển trò cũ mà thôi."
Triệu Khuông Dận trầm ngâm nói: "'Cũng có thể, hoặc có thể đây là kế hoãn binh. Trẫm vừa nhận được tin báo, triều ta động binh với Mân Nam không lâu thì Đường quốc đã cho chỉnh đốn lại mười vạn hải quân, đại quân, có gì đó khác thường, nhưng không lâu sau đó lại đột nhiệt giải bỏ trạng thái khẩn cấp, không biết là xuất phát từ nguyên nhân gì? Bây giờ nghĩ lại, e rằng Lý Dục đã từng muốn nhân lúc trẫm động binh Mân Nam, để sơ hở phía Khai Phong mà đánh úp trẫm, sau đó không biết tại sao lại thôi, từ bỏ ý định đó." Nói đến đây, Triệu Khuông Dận có chút sợ hãi nói: "May mà hắn đã bỏ chủ ý đó.
Nếu không lúc đó người cô quả, đại quân thì ở bên ngoài, nguy cơ lương thực của Khai Phong vẫn chưa được giải quyết, một khi mười vạn tinh binh Đường tấn công thẳng vào Khai Phong, kinh đô chấn động, lòng dân hoang mang, dũng khí của đại quân tấn công Mân Nam cũng suy giảm, lúc đó lại truyền ra tin lương thực không đủ, đến lúc đó không phải chỉ thất bại một chỗ, mà tất cả đều thất bại, vận mệnh giang sơn Tống quốc ta không biết sẽ như thế nào nữa?"
Triệu Phổ mỉm cười nói: "Cơ hội tốt như vậy mà Đường quốc lại vứt bỏ, đây đúng là tự diệt mình, cũng là trời phù hộ cho Đại Tống ta. Quan gia, cơ hội tốt như vậy mà chúng chưa từng lợi dụng, bây giờ bình quyền của Tống quốc ta mạnh nhất từ trước tới nay, Lý Dục sao dám động vào mũi nhọn này chứ? Theo như thần thấy, Đường quốc phái sứ thần đến có lẽ không phải là kế hoãn binh, sợ là giống như Lý mật sứ đã nói, đây chính là bắt chước theo cha hắn, ý đồ lấy cách xưng thần để tạm thời bảo toàn quốc vận Giang Nam mà thôi."
Triệu Khuông Dận cười lạnh nói: "Bây giờ không giống ngày xưa, Trung Nguyên bây giờ tất cả đã vào tay trẫm, giường hắn bên cạnh, trẫm sao có thể để hắn ngủ ngon được?"
Triệu Phổ mỉm cười nói: "Bệ hạ đừng quên những nghị định đã nói từ lần trước với thần, nếu như muốn tổn hại ít nhất, tốc độ nhanh nhất, nắm được tận gốc thì phải bỏ qua các chuyện khác, đợi khi triều đình ta chuẩn bị ổn thỏa, rồi mới lại thảo phạt."
Triệu Khuông Dận hơi nhíu mày: "Điều trẫm lo lắng là thảo phạt Hán quốc là dùng danh nghĩa cứu giúp dân chúng Hán quốc cả triều đa phần là hoạn quan, ức hiếp dân chúng đến cùng cực. Nhưng nếu đã chấp nhận cho Lý Dục xưng thần, sau này Đường quốc lại luôn tỏ ra cung kính, sao trẫm có thể vô cớ thảo phạt được?"
Triệu Phổ tối hôm qua sớm đã bàn tính xong xuôi kế hoạch với đám người Mộ Dung Cầu Túy, lúc này trong lòng đã có mưu tính, liền nói: "Quan gia, tên Lý Dục này đúng là bê đá ném xuống chân mình, hắn tưởng rằng xưng thần với quan gia thì quan gia sẽ không có cớ để xuất binh sao? Ha ha, thần có kế này. Chúng có điều kiện thì chúng ta có thể đáp ứng hết, sau đó ban trạch viện, phong quan cho Trịnh vương Lý Tòng Thiện, để hắn lưu lại kinh sư không thả ra, nếu hắn đã thừa nhận là Tống thần thì chức vị mà quan gia ban cho hắn, hắn lại dám không nhận sao?
Đợi khi triều ta chuẩn bị sẵn sàng thì triệu Đường quốc Lý Dục đến tấn kiến, lấy thần gặp quân, là lẽ đương nhiên, nhưng có vết xe đổ phía trước của Lý Tòng Thiện, thì hắn tuyệt đối không dám đến, cho dù hắn dám đến thì chúng thần Đường quốc cũng không dám để cho hắn đi. Đến lúc đó, thần không phụng chỉ, quân muốn thảo phạt là là chuyện đương nhiên." Triệu Khuông Dận cười ha ha: "Được, vậy làm theo kế của khanh đi."
Ba quân thần lại bàn tính kế sách một hồi. Triệu Phổ và Lý Sùng Củ liền cáo từ rời đi. Triệu Khuông Dận xử lý thêm một số công văn tấu chương nữa, xong xuôi đang định về hậu điện nghỉ ngơi thì một khoái cước hồng lư tự được đưa vào điện, Triệu Khuông Dận vội vàng hỏi: "Lý Tòng Thiện và Từ Huyễn khi trở về đã nói những gì, nhắc đến điều kiện gì?"
Tên khoái cước đó cong người vái lạy nói: "Bẩm quan gia, Lý Tòng Thiện đó lại không nói nhiều lời, còn Từ Huyễn lại thao thao bất tuyệt, Đường quốc tuy có ý xưng thần, nhưng ngữ khí lại không muốn quá nhún nhường, trong lời nói có cả cương cả nhu, có ý ép triều đình chúng ta phải kí điều ước vĩnh viễn không xâm lược Đường quốc." Triệu Khuông Dận mắt lóe lên, vội hỏi: "Vậy Dương thiếu khanh đã trả lời như thế nào?"
Tên khoái cước đó nghe xong, khóe miệng liền nhếch ra, lộ ra một thần sắc cổ quái như cười mà như không.