Sau khi Triệu Quang Nghĩa yên vị trên thư án, hắn bắt đầu xem thứ gọi là chiếu thư lập quốc do sứ thần nước Hạ đem đến. Lô Đa Tốn, Trương Ký, Tào Lâm đều đã đọc qua, hiểu rõ nội dung của nó, giờ họ chỉ chú ý quan sát biển hiện của Triệu Quang Nghĩa. Tôi tớ làm hữu bang, thái úy trở thành hoàng đế, chuyện đại nghịch bất đạo như vậy, thánh thượng đồng ý mới là lạ.
Có câu: "Thiên tử nhất nộ, phục thi bách vạn, lưu huyết thiên lý". Chỉ sợ vị thiên tử Đại Tống này ngay lập tức hỏa khí ngụt trời, sắp nổi trận lôi đình.
"Thần chỉ là thường dân áo vải, xuất thân thấp kém, khi tiên đế thân chinh nước Hán, thần vâng lệnh chỉ huy hai quân tiền trận, lúc nguy cấp, chia quân làm năm vạn, vất vả ngàn dặm đành đóng binh ở Hà Tây. Tiên đế biết thần vốn thận trọng, trước lúc lâm trung đã giao phó cho thần đại sự, phong làm nguyên soái Lũng Hữu Hà Tây, thần vâng lệnh cho đến nay, sớm tối lo âu, chỉ sợ không làm tròn trách nhiệm, phụ công tiên đế, cho nên thần từ Lô Châu, đem binh chinh phạt Ngân Châu, xua đuổi loạn binh nước Liêu, giao hảo với Lân phủ, ổn định lại Tây vực, bắt đầu từng bước kiến thụ.
Nhiều lần, Kim Thượng tái phạt nước Hán, thần trong lúc nguy cấp cầu vương chi viện binh. Không ngờ, Lý Quang Duệ tiết độ sứ Định Nan quân coi thường triều đình, gây khó dễ thần, công kích ngay sau lưng, thần lo sợ vô cùng, trong lòng như bị tên bắn, chỉ lo nước Hán lâm nguy bèn điều quân trở về. Lý Quang Duệ vốn chỉ là cận thần mà dám tự nhận là vương, đúng là kẻ gian tà. Thần nắm giữ binh phù, nguyện trừ gian diệt ác, một phen quyết chiến, tận lực bình định lại Nam Ngũ châu, đánh bại quân Lý Quang Duệ chiếm lấy Hạ Châu, thần sẽ kế thừa y bát nghĩa phụ, làm chủ Định Nan, bắt đầu quy tụ Đảng Hạng bát thị.
Giờ Định Nan đã ổn định, binh giáp đầy đủ, lòng trung của thần nguyện không thay đổi, nguyện lập tức Tây chinh, đi sâu vào những vùng căn cỗi, những nơi ngu độn, diệt trừ quân gian ác, nhất cử san bằng các châu Hà Tây, bắt hàng chư bộ, tiên phong tiến thẳng Ngọc Môn quan, Tây Bắc đã suy vong đến hai trăm năm, ngày nay phải khôi phục Hán thổ, như thế thần mới có thể báo ơn tiên đế tỏ lòng trung với bệ hạ.
Không ngờ bệ hạ lại nghe lời hoạn quan rèm pha ác ý, làm nhơ nhuốc thanh danh thần, gây loạn dấy binh đến nhiễu Lân phủ, hãm hại trung thần. Vào lúc đó Vu Điền Tây Vực đã viện trợ thần, Vu Điền thực coi Trung Nguyên là tông túc. Thần lại lấy làm kinh ngạc khi nghe quyết chỉ của bệ hạ, chẳng lẽ không phải là việc động trời? Đại ân đại đức nên thần không dám trái lời! Thần luôn lấy thiên hạ làm trọng, chưa từng dám phụ long ân của tiên đế, giữ gìn di chí của tiên đế tức bình trị thiên hạ làm trọng trách, viện binh từ Vu Điền ân tể phụ viễn, những hành động ấy há lại có ý đối địch bệ hạ sao!
Duy chỉ có bệ hạ tiến binh về Tây, phong hỏa tín được truyền đi, nhất ý cô hành, không chỉ tội mà trách phạt cũng không cho thần cơ hội để giải hàm oan. Quân lệnh thần tử thì thần bất đắc bất tử. Là người của Dương Hạo sao lại vì tận trung với bệ hạ mà đến chịu phạt chứ? Thế nhưng, Hà Tây chư châu mới phục, vẫn còn chưa ổn định, khắp Tây Vực vẫn còn nhiều binh tộc bất kham như Đảng Hạng, Thổ Phồn, Hồi Hột, Thổ Cốc, nếu Dương Hạo bị điệt vong, lang khói nổi tứ phương, chúng tức sẽ phân tán, Hà Tây lại rơi vào tay giặc.
Các châu bộ Hà Tây chỉ biết thần sợ thần, nể trọng và theo thần, thần tự không lấy làm mừng mà luôn thị tòng đế vương, trung và nghĩa làm thần tiến thoái lưỡng nan, thần chỉ còn biết nhớ đến tiên đế, trằn trọc ngày đêm. Tiên đế hùng tài đại lược, vốn định thân chinh quang phục Hà Tây, nhưng ngài nhân từ coi tính mệnh bách tính người Hán thần làm trọng, thần tiếp nhận di chiếu của tiên đế nào dám không tận đại trung đại nghĩa. Nhưng chẳng lẽ vì giữ thanh danh mà chịu bị xử tử vì cái tội "chưa hề phạm", đại cục trong phút chốc bị hủy hoại, bách tính Hà Tây gánh chịu loạn lạc binh biến, khiến vong linh tiên đế trên trời không được yên bình, làm bệ hạ phải mang tội danh thiên cổ sao?
Nay thần nắm giữ khôn phù, trao trả Tây Vực để đại nghiệp hợp nhất, Sơn Xuyên thịnh thời, cờ khởi nghĩa dựng lên, bình định Ngũ châu, Đảng Hạng bát thị đều quy tụ về, dưới cờ hiệu lệnh, Hà Tây mười lăm châu, các tộc người như Thổ Phồn, Hồi Hột, Thổ Cốc bất tòng phục nhưng đã có ý tư phục, phương hữu sở định. Thần nguyện lấy nhất mảnh đất này vì đại nghiệp, gánh chịu cảnh mệnh biến nó thành một quốc, bỏ lại chữ đức mà uy chấn tuyệt vực, làm cho tạp hồ Tây Vực kế tục y quan của dân Hán chúng ta tòng quân tiến cử văn giáo, kiến dựng một bang gia trung thành. Định ngày mười lăm tháng mười làm lễ giao đàn cho hoàng đế Đại Hạ lập pháp quốc văn, niên hạo Thiên Thụ.
Kính mong hoàng đế bệ hạ Đại Tống, hãy kề cận trung thần tránh xa những kẻ tiểu nhân, luôn anh minh sáng suốt, khoan dung độ lượng, hứa với Tây phận, xứng là vua phía Nam, biết dụng trung nhân, thưởng phạt phân minh.
Nhân gian người người tới lui, sẽ truyền nhau về sự phồn vinh của nước láng giềng, trường tồn cùng với trời đất, có thể vĩnh viễn tránh được họa biên phòng, nếu thực đồng ý, thần vô cùng ngưỡng phục".
Bức chiếu thư lập quốc này được viết rất khách khí, ngữ từ kính cẩn, chỉ đến đoạn cuối câu chữ đều dùng cách xưng hồ thần tử, nhưng nó lại có hàm ý sâu sắc, trong bông giấu kim. Theo ý của Dương Hạo thì thảo phạt hai châu Lân Phủ, binh tiến Hà Tây là do hoàng đế nghe lời mê hoặc của bọn hoạn quan, còn hắn bị bức xưng đế là vì trước giờ đều ghi nhớ di nguyện của tiên đế.
Trong chiếu thư, Dương Hạo dùng từ uyển chuyển, tự mình chí hướng, mỗi câu chữ đều khăng khăng là vì di nguyện của tiên đế, nhất là lúc thuật lại việc khi biết đại quân triều đình tới thành, khẳng định mình vẫn phái quân viện trợ Vu Điền một cách oai phong lẫm liệt, đại công vô tư, nhẹ nhàng tôn mình lên.
Từ loạn An Sử nhà Đường về sau, Trung Nguyên đã mất đi chủ quyền ở Tây Vực, triều Đường không thể tiếp tục cai trị Hà Tây, Lương Tấn Hán Chu cũng không làm được, bây giờ Dương Hạo đã làm vì Đại Tống nhưng quan tuyền đã làm những gì? Chính là giống với Lý Quang Duệ, dám viện một lý do thảo phạt trung thần. Hắn đang làm gì, nước Tống đang làm gì? Công đạo đều ở tại lòng người! Ai cũng biết!
Nói đi nói lại, tất cả những gì hắn làm đều là vì nước Tống, vì di nguyện của tiên đế, hắn phản Tống thực là để trung với Tống, chỉ có điều hắn trung với Triệu Khuông Dận nước Tống, phản lại Triệu Quang Nghĩa. Hắn hành động như thế đều là do bất đắc dĩ, bị bắt buộc.
Xem qua bản chiếu thư văn chương lưu loát hơn ngàn chữ, Triệu Quang Nghĩa liền vứt xuống long thư án, đầu ngẩng lên. Ba người Lô Đa Tốn biết ý vội cúi rạp mình xuống, thẳng vai chờ đợi Triệu Quang Nghĩa giận dữ gầm thét, không ngờ Triệu Quang Nghĩa lại im tiếng không chút động tĩnh. Text được lấy tại TruyenGGG.Com
Ba người lấy làm lạ, lặng lẽ ngẩng đầu lên nhìn thấy hai tay Triệu Quang Nghĩa đứng vịn vào án thư, một hồi lâu sau đột nhiên cười to lên: "Từ khi trẫm đăng cơ đến nay, sớm tối mụ mị, vất vả chuyện quốc sự, nay văn tu võ trị, thiên hạ thái bình, chiến tích không thua gì tiên đế. Chỉ có duy nhất một việc cảm thấy đáng tiếc là Trẫm diệt Đường, Hán, thu nạp Ngô Việt thống nhất ba nước, cuối cùng cũng không bằng võ công tiên đế chinh phục bốn nước Kinh Thục Hồ Hán, tên Dương Hạo này quả nhiên một lòng trung thành, hắn cho ta một cơ hội để có thể xứng với tiên đế, trẫm lẽ nào lại không tiếp nhận tấm lòng trung hiếu của hắn chứ?". Triệu Quang Nghĩa đột nhiên đứng dậy, mắt ánh lên uy nghiêm nói: "Triệu hai phủ, một viẹn, tam ti, lục bộ, cửu khanh tề tụ đến tử thần điện nghị sự!".
*
* *
Thượng kinh nước Liêu, cung Nguyệt Hoa, đêm đã khuya, rạng lên ánh đèn.
Hoàng đế tuổi nhỏ, hiện nay hoàng hậu nắm quyền nhiếp chính, cung Nguyệt Hoa của thái hậu cũng trở thành nơi nghị sự việc quân cơ đại sự. Vì thế, văn võ nước Liêu đều tề tựu tại đây, đang nghị luận việc lớn vừa xảy ra tại Tây Bắc.
Nước Liêu tuy lập nước sớm, sau khi chiếm được mười sáu châu ở U Vân tốc độ Hán hóa dần nhanh chóng, quản chế triều đình xây dựng theo Trung Nguyên, nhưng các quan văn võ ngoài những ngày lên triều ra, trước mặt hoàng đế đều rất tùy tiện, vì họ có uy lực trước thái hậu nên cười nói nghị sự không hề kiêng kỵ, thua xa sự tôn nghiêm uy vũ của triều đình nước Tống.
Trong cung, vệ quân Đô chỉ huy sứ Gia Luật Cáp tự vuốt râu, cười trên nỗi bất hạnh của người khác mà nói: "Hay lắm, mấy năm trước, Đại Liêu ta trước sau xuất hiện mấy tên phản tặc, nội loạn không ngừng, bị nước Tống chê cười, thừa cơ Đại Liêu bận rộn chính sự nhất cử tiêu diệt nước Hán. Hà hà, giờ chịu báo ứng, Dương Hạo phán Tống, mười chín châu Hà Tây và tới hai trăm ba trăm vạn dân nước Tống phen này không lo nổi thân mình".
Tiêu Xước ngồi ghế thượng thủ, mắt liếc nhìn nói: "Chư vị ái khanh, hãy nói về việc chính sự đi, một khi Dương Hạo thống nhất Hà Tây, lập nước xưng đế, vua Tống uất giận, ắt sẽ lại điều đại binh thảo phạt Tây Bắc, Dương Hạo lấy thân phận hoàng đế đại Hạ gửi sứ thần đến, muốn thiết lập quan hệ bang giao với nước ta, muốn ta giúp đỡ, không biết chư vị ái khanh có ý kiến gì?".
Gia Luật Hưu Ca đứng dậy nói: "Thái hậu, Hà Tây được tự lập rất có lợi cho Đại Liêu ta, nhưng Dương Hạo tự lập đã gây thù với Nam triều, Nam triều sẽ có cớ để dụng đại binh đến Hà Tây. Quyết không để Hà Tây rơi vào tay triều Tống, nếu không đối phương sẽ rất có lợi, cực bất lợi cho Đại Liêu, thần cho rằng, phải tận lực giúp đỡ Dương Hạo".
Tiêu Xước nghe xong cảm thấy vui sướng, Gia Luật Hưu Ca là ái tướng của nàng, thậm chí là chỗ dựa, nàng đương nhiên mong muốn Gia Luật Hưu Ca nhất tâm vi công, mà nay Gia Luật Hưu Ca có thể vứt bỏ hiềm khích, toàn tâm toàn ý lo nghĩ cho triều đình, không vì chuyện của La Đông Nhi mà phán xét con người Dương Hạo tốt xấu, nàng lại càng thích thú hơn.
Không ngờ Gia Luật Hưu Ca vừa nói xong, lại nói tiếp: "Tuy nhiên, dù việc giúp nước Hạ có lợi cho Đại Liêu thì chúng ta cũng không thể vô cớ tương trợ, tổn hao tướng sĩ Đại Liêu. Thần cho rằng, chỉ thiết lập bang giao là không đủ, nước Hạ phải bắt chước Hán, kết phụ tử với Đại Liêu, cam chịu phụ thuộc vào nước ta, nghe lệnh hoàng đế nước ta...". Tiêu Xước ngẩn ra, thất thanh nói: "Phụ tử quốc?".
Gia Luật Hưu Ca đáp: "Không sai! Dương Hạo đã có thể xưng đế, điều kiêng ky nhất, tức là đại quân của nước Tống. Chỗ dựa lớn nhất duy chỉ có hùm lang là nước Liêu ta, ấy, trên thế gian này làm gì có chuyện dễ dàng như vậy? Chỉ dùng một vương hiệu đổi lấy vương vị, hắn chắc sẽ không cự tuyệt đâu".
Hắn hướng về bá quan văn võ, mắt lộ một vẻ giễu cợt, cười nói: "Chư vị đại nhân, kẻ thù của kẻ thù, chính là bằng hữu của chúng ta, việc phục quốc này, chúng ta nên giúp đỡ.
Chí ít thì lợi ích mà nước Hạ đem lại cho ta nhiều hơn Hán, tuy nhiên, hắn cũng phải trả giá chút chứ? Chỉ cần hắn, vị hoàng đế nước Hạ này, gọi tiểu hoàng đế ba tuổi nước ta một tiếng phụ hoàng, Đại Liêu mới thấy hãnh diện, các vị nói xem có đúng không?".
Bá quan văn võ nghe xong đều cười ha hả, ồn ào nói: "Đúng vậy, hắn muốn mượn binh tướng Đại Liêu ta thì phải gọi hoàng thượng nước ta một tiếng phụ hoàng".
Họ đồng ý nhưng Tiêu Xước không đồng ý, tuy quan hệ giữa đôi phụ tử này cuối cùng cũng không thể làm rõ được, nhưng họ dù sao cũng là phụ tử, muốn kẻ lớn hơn gọi người nhỏ hơn tiếng phụ hoàng sao? Dù nàng bỏ được Dương Hạo nhưng không thể bỏ con trai mình, phụ tử đảo nghịch là tội trời tru đất diệt.
Tiêu Xước thở dài nói: "Huu Ca đại nhân, một nước mới lập, một vương mới xưng, lại phải xưng làm hoàng nhi với con nít ba tuổi nước khác ư? Ngươi cho rằng người trong thiên hạ đều giống Thạch Kính Đường hám lợi mất khôn sao?".
Tiêu Xước chưa nói xong, Gia Luật Hưu Ca đã cười đáp: "Thái hậu, hắn đã cầu ta giúp, thì bất kể giúp nhiều ít cũng phải trả giá chứ".
Tiêu Xước lắc đầu nói: "Huu Ca đại nhân lời này sai rồi, nên biết rằng Dương Hạo vốn người Tống, trong chiếu thư hắn khăng khăng khẳng định tuân theo di chiếu tiên đế Nam triều, bất đắc dĩ bức bách tự lập, nếu xưng hoàng nhi với Đại Liêu ta, lẽ nào không phải là di nhân khẩu thực? Văn võ dưới trướng hắn đa số là cựu thần Hán quốc, lúc trước Lưu Kế Nguyên xưng hoàng nhi với Đại Liêu ta, những quan thần này đã uất hận mà không dám nói".
Gia Luật Hưu Ca có ý muốn sỉ nhục Dương Hạo, nghe thấy vậy bèn đáp: "Hắn dẫu không chịu thì cũng mượn cớ đó phần nào làm nhụt nhuệ khí của hắn, tiện đó đưa ra các điều kiện khác, chứ không phải sử tiết của hắn vừa đến, Thái hậu liền đồng ý chứ?". Tiêu Xước không đáp, quay sang tể tướng Bắc phủ, đồng chánh sự môn hạ Thất Phòng hỏi: "Ái khanh nghĩ thế nào?".
Thất Phòng trầm tĩnh nói: "Thần cho rằng, nước cùng kết huynh đệ hay phụ tử chi bang thì cũng chỉ là hư danh, không quan trọng đến mức ấy".
Quách Tập tuy quyền cao chức trọng, được thái hậu hết mực coi trọng, nhưng cũng không muốn vì thế mà đắc tội với Gia Luật Hưu Ca, lúc này mới ra lời khuyên bảo hắn: "Đương nhiên, như lời Hưu Ca đại nhân đã nói, cái đó càng nâng cao quốc uy Đại Liêu, thể hiện chí khí của ta, kỳ thực rất có lợi. Nhưng theo ý thái hậu, Dương Hạo tuyệt đối sẽ không đồng ý điều kiện này, giờ là lúc hắn chiếm lĩnh lòng dân, cớ để lập quốc không có nghĩa là chỉ phụ thuộc vào mồm miệng, đến xưng thần với Đại Liêu ta. Như nay hắn phái sứ thần tới cầu cận ta có nghĩa là thừa nhận Đại Liêu là đại quốc, thượng quốc. Nếu chúng ta đưa ra một điều kiện khiến hắn không thể đáp ứng được, sau đó lại ra chút nhượng bộ, há không phải là chúng ta đang chiều theo ý hắn sao?
Huống hồ nước Tống cường thịnh, binh lực hùng mạnh vẫn là đối thủ mạnh nhất của Đại Liêu ta, mấy năm gần đây, vì nội loạn, Đại Liêu tổn hao nguyên khí, mắt thấy Hà Tây bị Nam triều thôn tính mà bất lực không thể đánh giáp mặt một trận, chúng ta đã để mất cơ hội, ngày nay Dương Hạo vì Hà Tây mà gây thù với Nam triều, điều này đối với Đại Liêu mà nói chính là một cơ hội quy báu trời cho, chúng ta sẽ thể hiện sự hào phóng của đại quốc, không nên tranh chấp những việc nhỏ nhặt này với hắn, hai bên ký kết làm hữu bang, thực có lợi lớn cho Đại Liêu để đánh lại Nam triều, có được những lợi ích xác thực như vậy lẽ nào không phải là hùm báo thêm cánh sao?".
Hắn hướng về phía Tiêu Xước, khom người nói: "Thái hậu, nước Hạ kia có đưa ra yêu cầu tất cũng đưa ra những điều kiện đắc lợi cho chúng ta, đó là gì vậy?".
Tiêu Xước nói: "Điều thứ nhất: Hai nước kết bang giao, không xâm phạm lẫn nhau, ven mép các thành trì không được xây thành hào, không được điều binh động mã. Thứ hai: Hai bên văn giáo truyền bá không được gây trở ngại, phàm là đạo tặc đào tẩu, hai bên không được che dấu mà bắt dẫn về chính quốc. Thứ ba, vùng biên thùy thiết lập các tràng (chợ), hỗ trợ giao thương. Thứ tư: Nước Hạ tình nguyện cống nạp Đại Liêu mỗi năm: muối sáu vạn thạch (một thạch: 120 cân), trà một nghìn thạch, lụa mười nghìn xếp, thiết khí hai vạn kiện cùng với gốm sứ các loại và giao thương với giá đồng đều Trung Nguyên, thuế tức nhỏ".
Thất Phòng vừa nghe thấy liền nhíu mày lại, trong những điều trên, ngoài điều cuối ra thì tất cả đều là điều kiện hoàn toàn bình đẳng đôi bên cùng lợi, điều cuối cùng cứ cho là Dương Hạo chủ động mưu cầu Đại Liêu nhận lời và báo đáp sự giúp đỡ đó.
Lúc này Tống đang thực hiện phong tỏa kinh tế với nước Liêu, hai bên tuy không có nhiều tràng hàng hóa trao đổi được giới hạn, nước Liêu không trao vận ngựa, thiết khí cho Tống, dù chỉ là giao dịch các đồ dùng cần thiết như muối, trà, lương thực, gốm sứ... Cũng tô thuế tới mười phần, hạn chế các quy mô xuất khẩu khác.
Mà thiết khí như nồi sắt, đầu rìu, lưỡi liềm, lưỡi cày là những phẩm vật cần thiết trong sản xuất, nước Liêu lại rất bần thiếu, nhiều nhà có con gái sắp gả đi đều lấy nồi sắt làm của hồi môn, nồi càng thượng hảo thì nương gia càng có thể diện, nghĩ đến giá cả khi trao đổi là biết. Hoặc như đầu rìu, lưỡi liềm, lưỡi cày có nhiều nơi đa số là dùng các loại bằng gỗ, đá nên năng lực sản xuất hạn chế nhiều.
Những điều khốn khó đó Thất Phong tể tướng biết rất rõ, nếu có thể mua được các loại thương phẩm đó từ nước Hạ với giá trị rẻ là việc rất lợi. Nhưng Dương Hạo vừa mới lập quốc, muốn có một đồng minh lớn mạnh, hắn chỉ đề xuất trả một cái lợi. Nguyên tắc mà nói, thậm chí không phải là lợi mà chỉ là hai nước không đối địch nên chưa tận lực tiến hành hạn chế và tô thuế mậu dịch,c ó sự mưu cầu mà lại chỉ trả chút lợi này, tên hoàng đế nước Hạ này quả quá keo kiệt.
Thất Phòng không nhịn được phì cười, ung dung lắc đầu nói: "Vị hoàng đế nước Hạ này thật nghèo kiết xác, hay là không hề có ý muốn nước Liêu ta tương trợ, điều kiện kết giao này thực quá ít ỏi".
Da Luật Hưu Ca cười khẩy nói: "Thất Phòng đại nhân, ngài cũng thấy không thỏa rồi phải không? Ấy! Đây chính là thành ý kết giao của vị hoàng đế nước Hạ đó với Đại Liêu. Theo ý ta, quyết không thể dễ dàng đáp ứng hắn như vậy. Không đáp, chúng ta tuy rất muốn quy tụ Hà Tây, nhưng Dương Hạo hắn lại phản Tống tự xưng, so với Hà Tây thì chúng ta càng phải chú trọng hơn trăm lần.
Thái hậu, theo ý của thần, chúng ta cứ tạm thời thoái thác, không đưa hồi đáp hoặc trước tiên thừa nhận sự tồn tại của nước Hạ, đồng ý kết giao nhưng thực chất không đưa ra một trợ giúp nào. Hắn đã dám xưng đế thì cũng phải liệu biết sẽ làm hoàng đế Nam triều nổi trận lôi đình. Trong thời gian ngắn, khi Hà Tây lâm nguy, đến lúc hắn không thể trụ được nữa thì chúng ta đưa ra yêu sách, hắn không muốn cũng phái đồng ý, Đại Liêu ta lại càng có thể khống chế được nước Hạ".
Tiêu Xước do dự một chút, lại nhìn về phía xu mật sử Quách Tập, ba người này là những lĩnh tướng giỏi giang một văn hai võ ba là hoàng thân quốc thích, dù nàng là thái hậu hay hoàng đế thì cũng phái kiêng nể và coi trọng ý kiến cả ba đại thần này.
Quách Tập trầm ngâm chốc lát rồi nói: "Theo tình thế nước ta hiện nay, không dễ can qua động binh với Nam triều, Dương Hạo vốn là triều thần nhà Tống mà lại tự xưng đế, người quân tử khó có thể dung, hoàng đế Nam triều, nay có làm những phản ứng gì ta chưa thể đoán biết được, vạn nhất hắn không cần biết lợi hại không tiếc hết thảy... Là vì đề phòng nước ta lún vào quá sâu, thần cho rằng nên thận trọng kỳ sự, trước tiên đồng ý kết bang giao, phải xem xét động thái Nam triều và Dương Hạo hắn có đủ thực lực để phục quốc hay không, nếu chỉ là một trò khôi hài phục không nổi thì Đại Liêu ta sẽ bớt phải chịu tổn hại".
Tiêu thái hậu ngừng chau mày, hơi sầu, âm thầm thở dài: "Trước sau không thương lượng cùng ta, việc xong lại bắt ta làm này làm kia, ta đã nợ ngươi gì sao? Liều lĩnh xưng đế làm gì chứ, xưng làm vương cũng tốt hơn xưng đế, người như vậy không phải là ép Triệu Quỳnh cùng đánh một trận quyết tử sao, đến một lối thoát cũng không cần. Ta còn có giang sơn bách tính của ta, nhất cử nhất động sao có thể khinh xuất. Ngươi giờ đây nhất định đang hối hận, bất an không thiết ăn ngủ phải không?".
Lúc nghĩ đến Dương Hạo hắn chắc đang hối hận vô cùng, lo đến mất ăn mất ngủ, Tiêu Xước liền lắc lắc đầu.
*
* *
"Triệu quan gia Biện Lương giờ chắc là vô cùng lo lắng, thái hậu mãng xà Thượng Kinh e là cũng ở vào thế tiến thoái lưỡng nan, nói ra thì hiện giờ chỉ duy nhất ta kẻ tác dũng là vẫn bình yên, ung dung lãnh đạm, ha ha, ta bây giờ chỉ cần làm một việc duy nhất, là binh lai tiếp cản, thủy lai thổ tích ngưng".
Nghĩ đến chỗ đắc ý, Dương Hạo mỉm cười, thản nhiên đứng trước một tiểu lâu nhiều hình trạm trổ, nhấc tay gõ cửa, từ bên trong Oa nhi cất giọng một cách tao nhã hỏi: "Ai thế?".
Dương Hạo cười ranh mãnh đáp: "Ái phi, trẫm đến với nàng đây".