Càn Khôn Song Tuyệt

Chương 29

Kim y lão nhân gật lẹ:

- Được! Còn thứ hai?

Tống Thiên Hành nói:

- Thứ hai, truyền lệnh tới tất cả môn hạ của Quảng Hàn cung hiện có mặt ở thành đô, trong khi Tống mỗ còn có mặt ở đây không được đến quấy nhiễu.

Kim y lão nhân gật:

- Được. Nhưng lão phu nói trước, lão phu chỉ có thể khuyến cáo chứ không đủ thẩm quyền hạ lệnh!

Tống Thiên Hành lạnh lùng:

- Ngươi chỉ cần thông báo, còn nếu tên nào muốn chết cứ việc tìm đến!

Kim y lão nhân nói:

- Còn điều thứ ba không?

- Còn, nhắn lời với Nhiễm Khiếu Thiên, trong mười ngày nữa Tống mỗ sẽ đăng môn thăm viếng, không cần lão phải sai bọn lâu la ngăn đường cản lối.

Được rồi, ngươi có thể mang bọn thủ hạ rút lui!

Kim y lãonhân chỉ Huyền Chân Tử:

- Còn vị đạo trưởng này.

Tống Thiên Hành lạnh lùng:

- Người của Thanh Thành phái phải giao lại cho Thanh Thành phái!

Kim y lão nhân giải huyệt cho bọn thủ hạ xong mỗi người ôm một tử thi lặng lẽ biến mất.

Lúc này Tống Thiên Hành mới nhìn Huyền Chân Tử nói:

- Các hạ chịu khó một chút...

Vừa nói vừa điểm nhanh mấy huyệt đạo của lão.

Tiếp đó mọi người dùng cỗ xe của bọn Quảng Hàn cung để lại về Kim phủ. Tới nơi đêm đã quá canh hai.

Đêm đó Ngộ Chân Tử dùng khoái mã cấp tốc di lý về Thanh Thành. Đồng thời nói rõ nội nhật ngày hôm sau sẽ trở lại.

Đêm đó Văn Nhân Kiệt mở yến khoản đãi mọi người.

Trong bữa tiệc Trần Ngự Phong nói với Tống Thiên Hành:

- Tống lão đệ, tính ra lão ni cô cũng sắp đến đây, dù soa cũng trễ mất hai ngày thôi thì ở đây chờ lão ni cô tới hiệp đoàn cùng đi.

Tống Thiên Hành gật đầu:

- Thiên Hành xin theo sự an bài của tiền bối.

Ăn uống nói cười một lúc bỗng Tống Thiên Hành nghiêm mặt nói:

- Trần tiền bối, có một việc Thiên Hành muốn thỉnh giáo.

Trần Ngự Phong nhướng mày hỏi:

- Ngươi cần hỏi điều chi?

Tống Thiên Hành hơi trầm ngâm một lát:

- Về quan hệ giữa Tuyết Sơn thần ni và Nhiễm Khiếu Thiên.

Trần Ngự Phong trầm ngay nét mặt, lão nhẹ thở dài rồi từ từ nói:

- Hai người bọn họ quả thật là hai con rối đáng thương trong bàn tay tạo hóa!

Dừng một lát lão lại cất giọng u hoài tiếp:

- Giang hồ xưa nay biết bao sóng gió nhưng tựu trung chỉ vì hai chữ danh và tình mà ra.

Bỗng lão nhìn Tống Thiên Hành nói:

- Lão đệ, chữ tình cũng như nước, nước chở thuyền đi mà nước cũng nhận chìm thuyền. Người tuổi còn trẻ, phải cẩn thận với nó lắm lắm!

Tống Thiên Hành đỏ mặt cúi đầu, giọng Trần Ngự Phong bỗng xa vời tiếp:

- Xưa kia có hai chàng tráng sĩ đều đem lòng yêu mến một cô nương xinh đẹp, còn vị cô nương kia đối với hai chàng đều có hảo cảm như nhau, một trong hai chàng tráng sĩ tính tình hào phóng, nghĩ sao nói vậy. Còn người kia thì ngược lại, lòng yêu mến đối với vị cô nương kia mãi ấp ủ trong lòng không dám nói ra.

Kết quả hiển nhiên vị cô nương trao tình cho chàng tráng sĩ nhiệt tình nọ. Họ kết thành đôi bạn sóng vai hành hiệp giang hồ làm không biết bao nhiêu nam nữ giang hồ đem lòng ganh tức.

Còn chàng tráng sĩ rụt rè kia thất tình sinh hận, khi biết hai người thành hôn, gã viết một bức thư tuyệt tình cho vị cô nương rồi lặng lẽ bỏ đi...

Lão dừng lại như để hồi ức chuyện dĩ vãng của chính mình.

Chờ một lúc lâu Văn Nhân Kiệt mỉm cười nói:

- Mãi mê nghe chuyện đời xưa, rượu thịt nguội lạnh hết rồi! Bây đâu, mau dọn...

Trần Ngự Phong như bừng tỉnh khỏi dòng hồi ức, xua tay nói:

- Lão đệ, không cần nữa, cho dọn bàn mang trà lên được rồi!

Gia nhân dọn bàn, bưng trà lên.

Trần Ngự Phong từ từ kể tiếp:

- Có lẽ ông trời xanh sinh lòng đố kỵ, đôi trai tài gái sắc thành hôn không lâu thì chàng trai bị kẻ thù ám toán vong mạng. Vị cô nương đau buồn trở về nhà mới thấy bức thư tuyệt tình kia. Đại khái trong đó có đoạn nói, chàng trai thất tình nọ nói nhất định sẽ tìm được người đẹp hơn nàng gấp bội. Thế là sầu căng sầu, nàng thì phải quy y.

Trần Ngự Phong hớp một ngụm trà, thấm giọng rồi kể tiếp:

- Khoảng mười năm sau đó, giang hồ bỗng nổi lên một tên đại tặc hoành hành, nam bắc mười ba tỉnh, bao nhiêu con gái nhà lành đều bị hủy hoại dưới tay y. Không những đương kim võ lâm không ai trị nổi y, mà cả hình dáng y ra sao cũng không ai biết.

Rồi có một ngày vị cô nương đã xuất gia kia gặp được tên đại tặc ấy, hóa ra y chính là tình nhân của nàng ngày nào.

Với tội hành của y chết vạn lần y cũng chưa đủ đền, mà vị ni cô cũng thừa sức giết y.

Nhưng vì chút tình ngày cũ lại nữa y đi vào con đường tà đạo nàng cũng có ít nhiều trách nhiệm, nên không đành giết y, chỉ dùng ba chế ước để ngăn y tiếp tục tác ác, thứ nhất y được quyền mang theo thê thiếp cùng thủ hạ nhưng cấm tiệt không được hại con gái nhà lành. Thứ hai, suốt đời không được bước chân ra khỏi Tuyết Sơn. Thứ ba, vị ni cô ấy cũng suốt đời chôn thân ở Tuyết Sơn để tạ lỗi, kỳ thực đó cũng là một cách giám sát y.

Trần Ngự Phong kể đến đây rồi im lặng thật lâu, sau lão không kể tiếp nữa. Tề Kim Cang sốt ruột hỏi:

- Rồi sau đó thế nào?

Trần Ngự Phong mỉm cười:

- Sau đó thì... thì chờ “hạ hồi phân giải”!

Tống Thiên Hành nhíu mày nói:

- Không ngờ chuyện này lại có nhiều gút mắc như vậy.

Trần Ngự Phong trầm ngâm nói:

- Còn nhiều khúc mắt mà lão đệ ngươi còn không ngờ được. Nhiễm Khiếu Thiên chính là thân phụ của Nhiễm Thu Sương, cung chủ Vạn Kiếp ma cung...

- Vậy ra Thiên Hành với Nhiễm Khiếu Thiên hãy còn có ân oán với nhau.

Trần Ngự Phong gật đầu:

- Đúng vậy, ngày trước Vũ Nội song tiên liên thủ tiêu diệt Vạn Kiếp ma cung, việc này còn ai không biết, nếu không có lão ni cô trấn áp thì Nhiễm Khiếu Thiên đã sớm tìm Vũ Nội song tiên thanh toán rồi.

Dừng một hồi lão thở dài nói:

- Đêm đã quá canh ba, chuyện cũng đã kể xong, mọi người cũng nên nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau, Tề Kim Cang làm hướng đạo cho Tống Thiên Hành du lãm những thắng cảnh phụ cận thành Đô Thành. Canh Tư đêm đó Ngộ Chân Tử từ Thanh Thành về tới Kim phủ. Ngày hôm sau nữa Tuyết Sơn thần ni theo ám hiệu của Tống Thiên Hành lần đế Kim phủ họp mặt.

Tuyết Sơn thần ni sau khi nắm bắt tình hình xảy ra ở Thành Đô liền nhận định Nhiễm Khiếu Thiên làm như vậy chẳng qua muốn quần hùng chậm bước để lão có thời gian luyện thành công phu tà độc, đồng thời bà còn cho rằng Từ Quân Lượng và Lữ Dao Hồng có thể cũng đang trên đường đi Đại Tuyết sơn. Thế là quyết định ngay đêm đó lập tức khởi hành.

Sau khi bí mật an trí gia thuộc của Văn Nhân Kiệt mọi người nhắm Tuyết Sơn tiến phát.

Tề Kim Cang tự xưng là Thổ địa xứ này bảo đường lên Tuyết Sơn có thể đi đường tắt, đường xá hơi khó đi nhưng ít nhất có thể rút ngắn một ngày đường, đối với những tay tuyệt đỉnh cao thủ này thì đường xá hiểm trở đâu đáng ngại.

Đại Tuyết Sơn là vùng núi non hiểm trở thuộc miền đông tỉnh Tây Khang. Thủ phủ của Tây Khang là Khang định, còn gọi là Đa Tiểu Lô, năm trên cao nguyên Tuyết Sơn.

Từ Thành Đô đến Tuyết Sơn dù đi đường tắt cũng có trên bốn trăm dặm, lại phải xuyên qua hẻm núi rừng cây, mặc dù người nào cũng có khinh công thươ>Trác tam nương thừa nhưng nỗi gian nan cũng đủ mọi người mệt mỏi.

Nửa đêm mọi người đã lọt vào vùng rừng núi, đến đây tất cả ngựa đều phải gửi lại, mọi người nghỉ ngơi chờ trời sáng tiếp tục đang trình.

Thoắt cái trời đã rựng sáng, quần hiệp giở lương khô ra ăn chuẩn bị lên đường bỗng nghe những tiếng bước chân nhộn nhịp, nghe kỹ ra thì có bốn người không biết võ công.

Còn sớm như vầy mà bốn người này đi đâu? Không có lý họ đi săn mà phải khởi hành sớm như vậy?

Tuyết Sơn thần ni ra hiệu mọi người không được đứng dậy, may mà thạch động chỗ quần hiệp nghỉ chân cách khá xa lối mòn nên không bị phát giác.

Tiếng bước chân càng lúc càng gần, lại nghe tiếng kẻo kẹt tưa. như có người gánh vật gì không phải nhẹ.

Trong sương sớm mờ xuất hiện bốn tên hán tử, gã đi đầu quảy chiếc gánh xem ra khá nặng, ba gã còn lại đều đi tay không.

Tống Thiên Hành hạ giọng thông báo:

- Bốn người thương khách bình thường, nhưng chúng đi cùng hướng với bọn ta.

Tề Kim Cang nhíu đôi mày rậm:

- Vậy thì kỳ rồi, con đường này xưa rày không có dân thường qua lại.

Bỗng nghe gã đại hán quảy gánh vừa thở vừa nói:

- Đổi gánh thôi, mệt rồi.

Nghe giọng gã rặt vùng Tứ Xuyên.

Một tên khác cười ha hả nói:

- Còn có một chút nữa mà cũng làm biếng!

Một tên khác:

- Thôi, thôi! Hai con quỷ lười đừng nạnh nhau nữa, đưa đây. May mà mỗi tháng có một lần thôi đó.

Tiếng bước chân cùng tiếng cười càng lúc càng xa, nhưng vẫn còn nghe vẳng lại những câu đứt đoạn cái gì:

dưới tuyệt cốc... lão quỷ... nhốt là đáng đời...

Rõ ràng những tên này do các nhân vật võ lâm thuê làm việc gì đó.

Tống Thiên Hành tuổi trẻ hiếu kỳ, nhìn Tuyết Sơn thần ni nói:

- Thiên Hành đi xem thử chúng đang giở trò gì?

Tuyết Sơn thần ni nhíu mày định ngăn lại, nhưng không biết nghĩ thế nào bà gật đầu:

- Tiểu thí chủ đi xem rồi lập tức trở lại báo cáo, không được tự ý sinh sự.

Tống Thiên Hành dạ một tiếng phóng đi, Tuyết Sơn thần ni nói với theo:

- Thí chủ không cần quay lại, bọn ta từ từ theo sau.

Tống Thiên Hành thoắt cái đã bắt kịp nhóm người kia, cố ý bước chân thật nặng thở hào hển:

- Cuối cùng cũng gặp được người đồng hành, chắc là đi không sai...

Bốn người nghe tiếng đều dừng bước quay đầu lại, một tên cất tiếng hỏi:

- Tướng công đi đâu mà một mình giữa rừng như vầy?

Tống Thiên Hành vừa thở vừa nói:

- Tại hạ đi Đà Tiễn Lô.

Một tên có vẻ già dặn quan sát chàng một lúc rồi nói:

- Công tử coi bộ yếu đuối lại có thể một mình đi trong rừng như vầy nếu không bị hổ vồ thì cũng ngã xuống vực mà chết không đi được đâu.

Tống Thiên Hành đến giờ mới thấy rõ bốn người đều là nông phu chân chất, nghe nói vậy chàng tái mặt hỏi:

- Vậy... vậy phải làm sao? Các vị... cho... cho ta đi với...

Bốn tên nhìn nhau lắc đầu, một tên nói:

- Không phải bọn này xấu bụng nhưng vì có người căn dặn phải giữ bí mật, nên không thể mang công tử cùng đi, nếu công tử chờ được thì chờ ở đây, khoảng đúng ngọ bọn này sẽ quay lại dẫn công tử ra quan đạo, từ đó có thể dùng xe mà đi.

Tống Thiên Hành mừng rỡ gật lia lịa:

- Được! Được! Chư vị mau trở lại...

Bốn tên đồng gật đầu rồi quay mình bước đi.

Tống Thiên Hành chờ nhóm Tuyết Sơn thần ni bắt kịp mới kể lại mọi việc, xong chàng nhận xét:

- Bốn tên này có vẻ thật thà, nếu bức hỏi chúng nhất định không trả lời, chi bằng ta cứ theo sau xem thế nào...

Mọi người đồng tình, thế là quần hiệp chậm rãi theo sau một khoảng xa xa. Mãi đến giờ thìn bốn tên nông phu mới tới chỗ cần đến.

Bốn tên dừng lại trước một tuyệt cốc, sau đó lấy từ trong gánh ra một sợi thừng dài ròng hai chiếc gióng xuống tuyệt cốc, chừng như có người chờ sẵn lấy cái giỏ ấy, một lát sau chúng thu dây lên rồi chuẩn bị ra về.

Nhưng chúng vừa quay lại đã thấy Tống Thiên Hành đứng sừng sững ở đó tự bao giờ, cả bọn đều tái mặt đứng chết sửng, tên già dặn nhất trong bọn kịp lấy lại bình tỉnh hỏi:

- Ngươi... ngươi là người hay là ma?

Tống Thiên Hành mỉm cười dịu giọng nói:

- Giữa thanh thiên bạch nhật làm sao có ma được? Tại hạ là người luyện võ công có mấy điều muốn hỏi các vị.

Chàng vừa nói vừa lấy ra một thỏi vàng nặng chịch cầm nơi tay.

Tên nông phu tươi ngay nét mặt hỏi:

- Công tử muốn hỏi điều chi?

Tống Thiên Hành chỉ xuống cốc:

- Ai bị nhốt bên dưới cốc? Ai nhờ các vị bỏ đồ xuống cốc? Chỉ cần trả lời cho thật, mỗi người sẽ được thưởng một nén vàng ròng.

Tên kia hí hửng nói:

- Công tử, tên dưới là một kẻ đại xấu.

- Ngươi làm sao biết y là kẻ đại xấu?

- Cái đó do người thuê chúng tôi mang thức ăn đến đây nói.

Tống Thiên Hành khẽ cau mày:

- Người đó dáng mạo thế nào?

- Người đó thâm thấp, bụng to bè, có gương mặt màu như nén vàng trong tay công tử vậy.

Tống Thiên Hành rúng động:

- Lúc ấy hắn nói thế nào?

- Vị khách ấy nói người bị nhốt dưới cốc kia là một người bại hoại. Nhưng lại là thân thích của hắn, vì sợ người kia ra ngoài hại người nên hắn cực chẳng đã phải đem nhốt xuống cốc, nhưng để người kia khỏi chết đói, vị khách đưa rất nhiều bạc mỗi tháng một lần bốn đứa chúng tôi mang thức ăn đem đến...

Tống Thiên Hành nhíu mày:

- Việc này diễn ra được bao lâu rồi?

- Chừng hơn nữa năm nay!

Tống Thiên Hành quay nhìn quần hiệp nói:

- Thiên Hành xuống dưới đó xem thử coi sao?

Tên nông phu xua tay lia lịa nói:

- Không được. Không được đâu. Cốc sâu không thấy đáy. Xung quanh lại toàn là đá trơn tuột, không có cách gì leo xuống được đâu.

Tống Thiên Hành đến bên miệng cốc nhìn xuống quả thật thành cốc đá nhẵn như gương bên dưới sương mù lờn vờn không nhìn thấy đáy.

Tống Thiên Hành đề tụ chân khí nói:

- Vị bằng hữu nào ở dưới cốc có nghe tại hạ nói không?

Bên dưới có giọng nói giận dữ vọng lên:

- Ai là bằng hữu của ngươi?

Giọng nói trầm hùng chứng tỏ là một tay cao thủ nội công thâm hậu.

Tống Thiên Hành nói:

- Các hạ. Tại hạ đến đây vì hảo ý muốn giúp các hạ. Các hạ có thể cho biết danh hiệu?

Có tiếng hừ lạnh:

- Lão phu ra thân thể này không còn mặt mũi báo danh báo hiệu với người. Còn hảo ý ngươi lão phu không dám nha.n.

Dừng một lát người bên dưới bỗng dịu giọng hỏi:

- Ngươi đi cùng với mấy tên đưa đồ đến đây hay sao?

- Không phải! Bọn tại hạ trên đường đến Tây Khang, gặp bọn người khả nghi nên theo dõi đến đây.

Bên dưới có tiếng “à” rồi nói:

- Nghe giọng nói ngươi thấy chân khí sung mãn chắc là võ lâm cao thủ, ngươi báo danh hiệu ta nghe thử.

Tống Thiên Hành khiêm tốn:

- Tại hạ mạt học hậu tiến, nói ra chỉ sợ các hạ không biết mà thôi.

Dừng một lát không thấy đối phương có phản ứng gì chàng tiếp:

- Tại hạ họ Tống thảo tự Thiên Hành...

Giọng người kia ra chiều kích động:

- Tống Thiên Hành? Ngươi là đồ đệ của Thanh Hư thượng nhân?

Tống Thiên Hành kinh dị:

- Tiền bối... tiền bối là ai thứ cho Thiên Hành không nhận ra?

Bỗng giọng nói bên dưới lạnh như băng:

- Không phải! Không phải rồi! Ngươi mau kêu tên nghiệt đồ của ta đến đây nói chuyện.

Lời nói của lão chứng thực giả thiết trong lòng Tống Thiên Hành, không ngăn được chàng buột miệng thốt:

- Tiền bối là Trường Xuân sư bá?

Giọng bên dưới lạnh như băng:

- Còn làm bộ hỏi nữa, mau kêu Từ Quân Lượng đến đây!

Tống Thiên Hành chấn động run giọng nói:

- Tạ ân trời đất cho Thiên Hành gặp được sư bá ở đây.

Dường như cảm nhận được mức độ thành khẩn qua giọng nói Tống Thiên Hành.

Trường Xuân chân nhân dịu giọng nói:

- Ngươi thật sự ngẫu nhiên gặp được mấy tên kia?

Tống Thiên Hành cung kính đáp:

- Thưa phải, đồng hành với Thiên Hành còn có Tuyết Sơn thần ni, Thanh Thành phái tiền nhiệm chưởng môn nhân...

Trường Xuân chân nhân ngắt lời:

- Sao? Có Ngộ Chân Tử nữa, ngươi mau kêu lão tới đây... Ủa! Các ngươi đi đâu vậy?

Ngộ Chân Tử lớn tiếng nói:

- Lão Trường Xuân mũi trâu chớ nóng lòng, chờ lên đây rồi hãy nói.

Trường Xuân chân nhân mừng rỡ:

- Quả đúng lão Ngộ Chân Tử!

Tống Thiên Hành lấy dây ròng xuống kéo Trường Xuân chân nhân lên, mọi người tay bắt mặt mừng, giới thiệu song phương với nhau, tiếp đó giới thiệu sơ lược tình hình giang hồ nửa năm trở lại đây, đồng thời nói rõ mục đích chuyến đi.

Trường Xuân chân nhân mới đem chuyện lão bị Từ Quân Lượng bắt nhốt.

Khoảng nửa năm trước đây lão vì luyện linh dược, nhưng còn thiếu mấy vị chủ dược.

Trong khi lão vân du khắp chốn để tìm thuốc thì Từ Quân Lượng nói ở đây có một dãy kiếm chi, nhưng vì chàng không rành nên yêu cầu lão tới nơi xem thử.

Thế là lão bị chàng đánh một chưởng lọt luôn xuống cốc.

Mãi mê kể chuyện một lúc lâu, mọi người không hay trời đã quá ngọ, lấy lương khô ra ăn xong rồi nhắm Đại Tuyết sơn tiến phát.

Để Trung Thần Thông'anh tai mắt của kẻ địch, Trường Xuân chân nhân đành hóa trang thành một tiểu đạo sĩ, giả thành sư điệt của Ngộ Chân Tử.

Hoàng hôn ngày hôm sau, quần hiệp đã đến cao nguyên Đà Tiễn Lô. Với cước trình của quần hiệp từ đây đến Quảng Hàn cung chẳng qua hai thời thần đã tới nơi. Vậy nên Tuyết Sơn thần ni đề nghị ngủ lại ở Định Khang một đêm. Thế là quần hiệp ngủ lại ở Cao Khang khách sạn.

Trời vừa hoàng hôn, mở cửa sổ Khang Định hà đã hiện ra trước mắt, xa xa núi cao chớn chở quả thật là cảnh viễn sơn cận thủy đẹp không bút nào tả xiết.

Quần hiệp chỉ có một mình Tống Thiên Hành lần đầu tiên đến Tây Khang nên không ngớt xuýt xoa khen đẹp.

Quần hiệp còn chưa kịp nghĩ ngơi đã nghe phía trước có tiếng quát tháo:

- Không được! Phật gia muốn ở chỗ nào thì dù hoàng đế cũng phải nhượng chớ đừng nói mấy tên thảo dân.

Tề Kim Cang nhìn Tống Thiên Hành cười:

- Sắp có việc làm rồi.

Tống Thiên Hành nhướng mày:

- Đã mỏ khách sạn thì không sợ gì ai!

Trần Ngự Phong trầm tư:

- Mấy người này xưng là Phật gia nếu không phải là người của Hồng giáo thì cũng là Hoàng giáo, xem ra chắc câu kết với Nhiễm Khiếu Thiên mà đến...

Bỗng lại nghe tiếng quát:

- Khỏi, không lộn xộn gì nữa hết!

Nghe có tiếng phân trần:

- Phật gia, bên trái cũng có một độc viện.. Lại nghe tiếng quát:

- Vậy thì ngươi đi bảo chúng dời ra bên trái!

Chỉ nghe tiểu nhị vâng dạ rối rít.

Ngộ Chân Tử thở dài:

- Ăn nói như vậy thật nhục nhã cho những người xuất gia.

Tống Thiên Hành cũng nhíu mày muốn nói rồi lại thôi.
Bình Luận (0)
Comment