Edit + Beta: A Cẩn
Thi xong ngày hôm sau, lớp học tổ chức một lần liên hoan tập thể. Tôi lái xe chở Cận Sở qua đó, nhưng tâm trạng lúc này đã khác hẳn với cuộc tụ hội lần trước.
Tôi nghĩ nếu thật sự cần thiết thì tôi không ngại come-out trước mặt mọi người.
Có lẽ là nỗi buồn biệt ly quá dày đặc nên nụ cười trên mặt mỗi người đều rất nhạt nhẽo, nhưng lại rất chân thành. Ăn một bữa cơm bình yên xong, lại dời chiến trường sang KTV với mọi người.
Nói thật tôi không muốn đi cho lắm, dù sao thì cũng chẳng có gì hay mà chơi cả. Nhưng lớp phó học tập lại rất vui vẻ tìm chúng tôi chơi. Tôi cảm thấy Cận Sở xem cậu ta là bạn.
Tiếng nhạc trong phòng riêng đinh tai nhức óc, microphone được chuyển tới chuyển lui từ hết người này sang người khác. Ngay cả lớp phó học tâm chuyên hát lạc giọng mà vẫn rống một bài, mỗi câu ca từ đều không đúng nhịp điệu, thật là làm khó cho mọi người nghe xong còn vỗ tay để cổ vũ cho cậu ta nữa.
Lúc micro chuyển tới tay tôi thì nhảy tới bài hát “Những bông hoa ấy”. Một cái micro khác ở bên nữ sinh, hát được một nửa thì tự động im lặng. Tôi tựa lưng vào sofa, nắm tay cậu ấy thật nhẹ, hát hết cả bài.
Cậu ấy vẫn nhìn tôi, khiến cho tôi rất muốn hôn cậu ấy.
Hát xong, tôi đưa micro cho người tiếp theo, kéo cậu ấy ra ngoài. Lớp phó học tập gọi chúng tôi ở đằng sau, tôi nói đi toilet một chuyến rồi về ngay.
Cậu ấy bị tôi kéo vào toilet, mặt mũi ngơ ngác còn chưa hiểu đã xảy ra chuyện gì. Tôi khóa cửa lại, nhiệt tình hôn cậu ấy ở bồn rửa tay trước gương.
Cậu ấy không biết phải làm sao, nhưng rất khẩn trương, nhanh chóng bị tôi hôn tới mức nhũn cả chân, phải dựa vào cánh tay mà tôi đặt ở sau eo của cậu ấy.
Tôi đè cậu ấy vào lòng, buột miệng một cách rất tự nhiên:
– Cận Sở, tôi yêu cậu.
Nói xong, chính bản thân tôi cũng khựng lại trong chốc lát. Tôi không biết tại sao đột nhiên tôi lại nói như vậy. Dường như ba chữ đó vẫn luôn chờ đợi, thời cơ đến thì nó tự chui ra thôi.
Giống như băng tuyết trong sông sẽ tan chảy khi mùa xuân đến, hoa sẽ nở rộ như quy luật của tự nhiên.
Cậu ấy im lặng ôm tôi, hơi thở ướt át phả vào cổ tôi.
Tôi nắm tay cậu ấy trở về phòng riêng. Bên trong quần ma loạn vũ, không ai phát hiện đôi tay đang đan vào nhau của chúng tôi. Có lẽ là họ nhìn thấy, nhưng lúc này đã trở thành chuyện cỏn con không đáng nói nữa rồi.
Chỉ riêng có lớp phó học tập lúc nào cũng chú ý tới chúng tôi thì mới dùng “Ê ê ê” liên tục để thể hiện sự kinh ngạc trong lòng. Sau khi thấy tôi khẳng định thì lại lắp bắp “Tốt lắm tốt lắm” để tổng kết cảm thụ của tôi.
Tôi nhếch miệng cười với cậu ta không chút khách khí:
– Cảm ơn!
Hôm đó, sau khi tan cuộc, có rất nhiều người mà sau này tôi sẽ không bao giờ gặp lại nữa, kể cả cô bé đã từng mượn trò chơi nói thật hay thử thách để bày tỏ thiện cảm với tôi. Cho dù tôi đã ý thức được rằng duyên phận vốn là thứ nông cạn lại dễ tan biến từ rất lâu rồi, đến lúc thì sẽ ai đi đường nấy, không bao giờ gặp lại nữa. Nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn bã trong lòng.
– Chú mày ăn no rửng mỡ quá, toàn nghĩ lung tung.
Anh Nguyên cắm mặt vào cái di động không thèm ngẩng đầu lên.
– Nếu ai cũng ở lại thì ngày lễ ngày tết phải tặng biết bao nhiêu là quà đây? Nội việc đi tặng quà thôi cũng đủ chạy gãy cả chân luôn rồi.
Tôi không thể không thừa nhận một lần nữa rằng anh Nguyên nói chuyện luôn có đạo lý.
Sau khi có điểm thi đại học, anh Nguyên lại tốn mấy ngày để nghiên cứu phải điền nguyện vọng như thế nào. Nghiên cứu xong rồi tổ chức hội nghị gia đình, hỏi ý tưởng của tôi và Cận Sở.
– Tốt nhất là có thể cùng một trường học.
Tôi nói:
– Cho dù không được thì cũng phải cùng một thành phố.
– Anh hỏi mày là muốn học ngành gì! Không phải hỏi mày muốn yêu đương sao cho tiện lợi! – Anh Nguyên vỗ bàn.
– Bình tĩnh nào.
Tôi nói.
– Để em ngẫm lại xem… Tài chính? Công nghệ sinh học? Ngành ngoại ngữ ngành tiếng Trung cũng được?
Anh Nguyên:
– …
Anh quyết định không thèm quan tâm tới tôi nữa, hỏi Cận Sở trước:
– Em thì sao hả Cận Sở?
Cận Sở viết hai chữ — Lịch sử.
Điểm thi đại học của cậu ấy rất cao, anh Nguyên nói không nhất thiết phải điền chuyên ngành hẻo lánh này. Cậu ấy chỉ lắc đầu, nói với chúng tôi rằng lúc còn sống, bố mẹ của cậu ấy là giảng viên ngành lịch sử. Lý do này đầy đủ đến mức không tìm được chỗ hở, trực tiếp quyết định nửa kết quả.
Nửa kết quả còn lại thì nằm trong tay tôi. Sau khi lựa chọn một phen trong những chuyên ngành mà tôi có hứng thú, cuối cùng tôi điền ngành thiết kế cùng trường với cậu ấy.
Anh Nguyên than thở thật lâu, nói chúng tôi làm thế thì đời này không giàu lên nổi đâu, may mà tài sản của anh ấy giàu có đủ để dưỡng lão.
Tôi nói anh đừng sợ, đến lúc đó trang trí cho cửa hàng của anh một chút, lại bày ra mấy loại đồ cổ, cam đoan tiền vào như nước đếm tới mỏi tay.
Anh nói cút cút cút, mày tưởng tụi mày học trộm mộ với cả xem phong thủy chắc.
Tôi cười phá lên, nghe lời cút vào nhà bếp đi rán sườn non.
Kỳ nghỉ hè cuối cùng của năm cấp III, tôi và Cận Sở đi dạo khắp ngõ lớn hẻm nhỏ của thành phố này.
Tôi đến đây còn chưa được hai năm, cậu ấy cũng chỉ lâu hơn tôi có chút xíu thôi.
Cha mẹ cậu ấy đều sinh ra ở thành phố này, nhưng lại gặp nhau lần đầu tiên ở một thành phố khác, sau đó họ cưới nhau. Có thể thấy duyên phận là thứ vô cùng kỳ diệu.
Trước kia cậu ấy từng đi theo cha mẹ trở về mấy lần. Căn nhà trên con đường nhỏ đó là nơi ở trước kia của bà ngoài. Sau này bà ngoại qua đời, chìa khóa nhà để lại cho mẹ. Sau này bố mẹ không còn nữa, một tôi cậu ấy trở về đây.
Tôi hỏi cậu ấy, tại sao lại trở về?
Cậu ấy nói không biết nữa, chẳng qua có một ngày nọ cậu ấy tỉnh giấc, bỗng cảm thấy nên trở về xem thử xem. Sau đó không rời đi nữa.
Tôi cười nói, không chừng là đang đợi tớ đấy.
Lúc nói câu này, chúng tôi đang ngồi xổm dưới bóng cây ven đường ăn kem. Cậu ấy quay lại nhìn tôi, tôi ghé lại gần hôn cậu ấy, mùi sữa ngọt ngấy của kem vương vấn giữa đôi môi.
Lại nói thật là lạ lùng, rõ ràng chúng tôi không lớn lên ở đây, nhưng lại không hẹn mà cùng coi nơi này như quê hương. Tô Thức nói, nơi lòng bình yên là quê hương của tôi, có lẽ là vì chúng tôi đều gửi gắm trái tim ở nơi này.
Chúng tôi ôm hôn nhau ở đầu đường cuối ngõ vắng bóng người, nắm tay nhau đi tới đi lui trong con hẻm nhỏ, đi ngang qua rất nhiều cửa hàng, thấy chỗ nào thú vị thì ghé vào nhìn xem. Ở thành bắc có một cửa hàng làm bún cực kỳ ngon, thành đông có tiệm đĩa nhạc sắp đóng cửa, tôi tìm thấy rất nhiều đĩa nhạc vinyl đã gần như không được phát hành nữa. Lúc nào đi mỏi chân, chúng tôi lại uống trà sữa trong quán trà sữa ven đường. Đôi khi cậu ấy sẽ kể cho tôi nghe về quá khứ của cậu ấy, thai độ rất dịu dàng, trên mặt là nụ cười hoài niệm.
Tôi đã biết được rất nhiều chuyện mà trước kia không biết. Ví dụ như bố mẹ cậu ấy rời đi năm cậu ấy học lớp 8; Ví dụ như trong trận tai nạn giao thông ấy, cậu ấy không chỉ mất bố mẹ, mà còn mất cả giọng nói của tôi; Ví dụ như cậu ấy đã từng rất đau khổ, từng có ý định uống thuốc ngủ tự sát, nhưng không chết được.
Lúc kể lại những chuyện này, vẻ mặt cậu ấy rất thản nhiên. Nhưng tôi lại nhớ tới quãng thời gian bị ốm, cậu ấy vẫn canh giữ bên cạnh tôi không rời một tấc, thức dậy giữa đêm khuya nhìn tôi lặng lẽ, chạm vào ngón tay tôi dịu dàng đến vậy.
Đến lúc này tôi mới bất giác phát hiện ra rằng có lẽ khi đó cậu ấy còn sợ hãi hơn cả tôi.
Tôi không thể thay đổi quá khứ, chỉ có thể nắm chặt tay cậu ấy, nói lại với cậu ấy rằng:
– Tớ nhất định sẽ đối xử tốt với cậu.
Cậu ấy mỉm cười nhìn tôi, đôi mắt đong đầy ánh sao dịu nhẹ.
Hơn nửa tháng tám đã trôi qua, chúng tôi bắt đầu chuẩn bị hành lý. Anh Nguyên thật giống một con gà mái bênh gà con, lải nhải lo lắng chúng tôi quên mang cái này quên mang cái nọ. Anh ấy nhét khen mặt bàn chải kem đánh răng vào rương hành lý, còn định bụng nhét một cái bình nước nóng vào cho tôi. Tôi thật sự dở khóc dở cười, nói với anh ấy rằng đến đó rồi mua mấy thứ này thì tốt hơn.
Chu Sâm đứng bên cạnh nói với giọng chua lòm:
– Trước kia lúc anh lên đại học, cũng không thấy em bận tâm anh đến mức này.
Sau lễ Giáng Sinh năm ngoái, Chu Sâm đã trở thành người yêu của anh Nguyên. Nghe nói là vì anh ta bị mẹ tôi lừa gạt đi xem mắt vào dịp Giáng Sinh, cho nên không nhịn được come-out với mẹ, kết quả là bị đuổi ra khỏi nhà. Xuất phát từ tinh thần chủ nghĩa nhân đạo, anh Nguyên không thể không giúp đỡ anh ta tạm thời, sau đó lỡ bất cẩn giúp tới trên giường luôn.
Tôi thầm nghĩ tất cả chỉ là ngụy biện, muốn lái xe thì cứ nói thẳng luôn đi cho rồi.
Anh Nguyên vỗ lên trán anh ta, dạy bảo:
– Tương lai hai đứa nó phải dưỡng lão cho chúng tôi, cho nên đương nhiên là phải chăm sóc kỹ mới được.
Không biết là từ nào trong các từ như dưỡng lão hay chúng tôi lấy lòng Chu Sâm, anh ta rất sảng khoái đồng ý anh Nguyên đi cùng, lái xe đưa chúng tôi tới thành phố T. Biểu cảm đắc ý không khác Tiết Định Ngạc lúc bị vuốt lông là mấy. Tôi cảm thấy có khi nghề chính của anh Nguyên là người thuần thú cũng nên.
Đầu tháng tám, tôi đã đưa Tiết Định Ngạc đến quán café của anh Nguyên. Từ khi anh Nguyên cho nó ăn cá khô suốt một tuần, nó đã hoàn toàn bỏ qua cha ruột của nó, hăng hái nhào vào vòng tay của anh Nguyên.
Tuy rằng nhìn nó hơi xấu, nhưng vẫn nhận được rất nhiều đồ chơi cho mèo mà khách hàng tặng. Anh Nguyên nói đây chính là minh chứng cho câu nói “Xấu đến cực hạn tự nhiên nhìn moe”.
Nửa tháng cuối cùng của kỳ nghỉ, ngoài những lúc ngẫu nhiên đến quán café giúp việc thì tôi và Cận Sở đều ở trong nhà.
Sofa thảm trải sàn bàn ăn thư phòng kể cả nhà bếp cũng bị chúng tôi lăn qua một lần rồi. Tôi vừa nghĩ tới chuyện sau khi khai giảng không thể nhìn thấy cậu ấy mỗi ngày được nữa thì lúc nào cũng thấy không thỏa mãn.
Cậu ấy không thể nói chuyện, làm quá ác cũng chỉ nhìn tôi van nài bằng đôi mắt ướt át trong veo kia, bộ dáng đáng thương lại khiến người ta càng muốn làm nhục một trận.
Tôi kìm nén khát vọng muốn làm hư cậu ấy, cúi đầu hôn dịu dàng lên đôi mắt của cậu ấy.
Chớp mắt đã tới cuối tháng tám, anh Nguyên không nỡ cho chúng tôi ngồi chen trên xe lửa với cả đống hành lý, thế là dụ Chu Sâm xin nghỉ cùng lái xe đưa chúng tôi qua đó.
Lúc tìm đến trường học theo chỉ dẫn thì đã là bốn giờ chiều. Ký túc xá của hai chuyên ngành cách nhau rất xa, đành phải đến chỗ gần hơn sắp đặt hành lý của tôi trước, rồi lại đi ký túc xá của cậu ấy.
Cảnh tượng bốn người đàn ông cùng ùa vào ký túc xá còn rất hiếm thấy, nhất là anh Nguyên và anh Sâm, quả thực nổi bật trong một đám ông chú bà cô U40 – 50.
Tôi là người đầu tiên đến ký túc xá, chọn một chiếc giường gần cửa sổ, trải chăn qua loa xong xuôi, chất đồ đạc vào ngăn tủ.
Trong ký túc xá của Cận Sở đã có người. Thấy bốn người chúng tôi lần lượt bước vào, một nam sinh cao cao gầy gầy nghi ngờ đi ra ngoài cửa nhìn danh sách dán trên cửa, buồn bực nói:
– Đúng là tên của tớ mà! Các ai trong các cậu đi nhầm không vậy?
Anh Nguyên nói:
– Không nhầm đâu, chú tới đưa con trai chú đấy.
Nam sinh hết hồn trừng anh, sau đó nhìn lướt qua chúng tôi một lượt, lắp bắp:
– Con… Con trai?
Anh Nguyên nhếch môi cười, kéo Cận Sở qua, tay đặt lên vai cậu ấy nói:
– Đây là con trai Cận Sở của chú, nó không thể nói chuyện… Chính là kiểu không thể nói chuyện đúng với nghĩa đen ấy, hy vọng cháu có thể chăm sóc nó nhiều hơn.
Cận Sở gật đầu với cậu ta, lộ ra một nụ cười.
Tôi bày chăn ra xong rồi quay đầu lại chào hỏi nam sinh:
– Chào cậu, tên tớ là Hà Ý, tân sinh viên của học viện thiết kế năm nay. Hai anh này là anh trai của tớ với Cận Sở chứ không phải bố gì đâu.
Nam sinh vội nắm tay với tôi, nói:
– Chào cậu chào cậu, tôi là Tạ Dương. Tôi đã nói mà… Anh của cậu thoạt nhìn trẻ không thua gì các cậu…
Cận Sở thu xếp đồ đạc xong, anh Nguyên nói ăn bữa tối xong rồi hẵng đi. Nhân tiện kéo cả bạn học mới cùng ký túc xá với Cận Sở luôn.
Cơm nước xong, anh Nguyên và Chu Sâm đưa chúng tôi về tới cổng trường, lưu luyến không rời dặn dò chúng tôi đừng quên gọi điện thoại về nhà thường xuyên. Trong khoảng thời gian ăn một bữa cơm ngắn ngủi, Tạ Dương đã bị anh Nguyên dỗ tới mức đầu óc choáng váng, thề thốt rằng cam đoan sẽ chăm sóc Cận Sở, kể cả việc nhắc cậu ấy gọi điện về nhà —- Cũng không ngẫm lại, dù Cận Sở có gọi điện thoại thì cũng không có tác dụng gì đâu.
Tôi ôm Cận Sở, cuối cùng vẫy tay với họ, nói:
– Thượng lộ bình an. Về tới nhà nhớ gọi điện thoại cho em. Đừng quên cho Tiết Định Ngạc ăn cơm đấy.
Anh Nguyên ném một nụ hôn gió cho chúng tôi. Xe nổ máy rồi nhanh chóng hòa vào làn xe thật dài, giống một giọt nước nhỏ vào biển lớn, biến mất rất nhanh.
Nhưng tôi biết giọt nước kia vẫn tồn tại, nó là đặc biệt. Có một sợi dây vô hình đã gắn kết giữa tôi và nó.