Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 152


Lý thị nói: “Sân sau nhà cháu nhiều cây, mùa hè mát mẻ nhưng dễ dụ rắn và kiến.

Để bà tìm chút hoa phượng hoàng tới cho cháu trồng quanh nhà.

Cái hoa này mùi thơm, nhưng rắn lại sợ mùi ấy nên dùng nó để đuổi rắn là tốt nhất!”
Ân Tu Trúc cảm kích: “Cảm ơn bà!”
“Trước kia trong nhà chưa từng có ai bị rắn cắn nên dù có nghe nói người ta dùng hoa ấy đuổi rắn thì ta cũng chẳng để ý tìm.

Lần trước Nữu Nữu phúc lớn mạng lớn gặp con rắn không có độc mới thoát một kiếp.

Nay thời tiết ngày càng nóng, cây cối um tùm chính là nơi rắn dễ trốn nhất, phải nhanh trồng hoa phượng hoàng mới được!” Lý thị vội vàng đề nghị.
Ân Tu Trúc gật đầu hỏi: “Bà, cháu nghe Tam Bảo nói có nhà nuôi ngỗng đuổi rắn đúng không?”
“Ta cũng có nghe nói tới cách này nhưng nhà ta chưa nuôi ngỗng bao giờ, không biết có hiệu quả không.” Lý thị lại giải thích thêm, “Khi bà còn nhỏ từng bị ngỗng mổ cẳng chân nên cũng không thích tụi nó, và đương nhiên chưa nuôi bao giờ!”
Ân Tu Trúc cười hỏi: “Ngỗng còn mổ người nữa ư?”
Lý thị như bị chạm trúng nỗi lòng nên xổ một tràng: “Cháu không biết đâu, ngỗng có thể giữ nhà đó, có người tới nó sẽ duỗi cổ xông lên, cái mỏ kia cực kỳ lợi hại, mổ một cái đúng là đau điếng!”
“Vậy cháu cũng nuôi hai con ở sân sau!” Ân Tu Trúc cười đáp.
“Cũng đúng, ngôi nhà này hơi quạnh quẽ, nuôi mấy con vật cho nó vui cửa vui nhà cũng tốt! Đúng rồi, ta thấy con chó vàng nhà cháu khá tốt, để ta tìm cho cháu một con mèo con nuôi xem sao.

Nhà nông phải nuôi mèo chứ không chuột ăn hết lương thực!” Lý thị nói.
“Đúng vậy, cháu cũng có nghĩ tới việc này.

Chỗ ruộng cháu mua cũng sắp cho thu hoạch, chờ người thuê ruộng nộp lương thực thì phải có con mèo đuổi chuột mới an tâm!” Ân Tu Trúc tán thành.
“Bà nói với cháu nhé, lương thực cháu phải bỏ vào vại sành và để trên giá gỗ.


Nơi này hơi ẩm lớn, cháu cũng phải thường xuyên kiểm tra, chỉ cần phát hiện có sâu là phải nhanh chóng mang đi phơi! Lương thực cũ thì dùng để nộp thuế má, lương thực mới thì để lại nhà ăn!” Lý thị bắt đầu truyền thụ kinh nghiệm cất trữ lương thực cho cháu rể, “Nhất định phải trữ đủ đồ ăn cho ba tới năm năm, chúng ta là nông dân dựa vào ông trời mà ăn cơm nên lúc nào cũng phải đề phòng ông trời trở mặt.

Cũng đã từng có nạn hạn hán hoặc ngập úng kéo dài những ba năm đó!”
Ân Tu Trúc khiêm tốn lắng nghe, xem ra kiến thức làm nông còn nhiều hơn việc hắn viết chữ và vẽ tranh hay luyện quyền.

Lý thị truyền thụ kinh nghiệm xong thế là Ân Tu Trúc nhanh chóng mang trà tới, bà ấy cũng không khách sáo uống một chén lớn.
Uống xong bà vẫy vẫy tay nói: “Được rồi, ta cũng phải đi về thôi.

Nữu Nữu gả gần như thế thì người làm bà nội như ta cũng vui mừng! Bên này có thiếu gì thì cháu cứ tới mà lấy về!”
Nói xong Lý thị đi ra ngoài, Ân Tu Trúc thì tiễn bà tới tận cuối thềm đá.
Ngày mùng 5 tháng 6 vợ chồng Tam Bảo cùng Tứ Bảo và mẹ chồng nàng dâu nhà Đại Tần thị đều nhiệt tình tới Ân gia hỗ trợ.

Vị đầu bếp họ Trần ra tay chuẩn bị đồ ăn cho 30 bàn tiệc vào tối hôm ấy.

Thực đơn vẫn lấy 8 món của nhà nông làm chủ đạo.

Đào Trường Tổ là người tiếp khách.

(Hãy đọc thử truyện Người bên lầu tựa ngọc của trang Rừng Hổ Phách) Hắn đi từng nhà nói nói cười cười mời khách, lại truyền đạt ý của Ân Tu Trúc: Không cần mang lễ, hắn mới tới nên muốn nhân cơ hội cùng ngồi ăn uống một bữa với mọi người, cũng là tăng thêm náo nhiệt cho hôn lễ!
Vì thế mọi người trong thôn đều vui mừng, cả thôn nam nữ già trẻ đều bị Đào Trường Tổ mời tới Ân gia ăn tiệc.

Rất nhiều người ngượng ngùng tới tay không vì thế cũng nhiều ít mang theo chút quà nhưng bị Ân Tu Trúc uyển chuyển từ chối.

Hắn đã bảo không nhận quà vì thế không thể nhận.


Người toàn thôn thấy vậy thì cực kỳ vui vẻ.
Tiệc rượu tối đó thực thành công, người toàn thôn ăn đến vừa lòng.

Thịt chưng tảng vừa to vừa béo, các thôn dân vui rạo rực đóng gói mang về nhà.

Ân Tu Trúc còn để Tứ Bảo tặng nhà Đào Tam gia hai bàn tiệc, nói là nhà tân nương không làm tiệc tối nhưng cơm chiều vẫn phải ăn, đây coi như tiện thể chuẩn bị luôn.
Lý thị nhìn bàn tiệc đồ ăn đầy ắp thì vui vẻ cười nói: “Ai u, lần đầu tiên nhà gái còn được ăn tiệc tối của nhà trai, đúng là được lộc của Nữu Nữu rồi!”
Nữu Nữu đắc ý cười nói: “Đúng đó bà, cháu chính là người có phúc!”
Lưu thị cười, tay chọc chọc cái trán con gái: “Con ấy, sao không biết xấu hổ gì hết.

Cô nương nhà người ta đều khóc sưng mắt trước khi gả, con đúng là không lương tâm, cả ngày chỉ biết cười ha ha.”
“Nương, cô nương nhà người ta gả xa mới khóc, con gả gần như thế, đứng trong sân cũng có thể thấy mọi người thì khóc làm gì? Con phải cười mới đúng ấy!” Nữu Nữu vừa ăn thịt chưng vừa nói.
Lưu thị đúng là vừa tức vừa buồn cười, Trương thị ở bên cạnh thì vừa hâm mộ vừa nói: “Tiểu Ngọc Nhi nhà ta về sau có thể gả gần như thế thì tốt!”
Tiểu Ngọc Nhi cười nói: “Nương, tìm một người trong thôn là được chứ sao?!”
Lý thị cười than: “Cô nương nhà chúng ta sao thế này, đứa nào đứa nấy nói tới chuyện cưới gả mà không hề đỏ mặt tí nào.

Nữu Nữu xưa nay đã như vậy, Tiểu Ngọc Nhi còn nhỏ cũng thế, ai u, phải làm sao cho phải nhỉ?!”
Trương thị nói: “Nương, không phải ngài cứ luôn nói không thể nuôi con gái thành kẻ ngốc à? Nhìn Nữu Nữu và Tiểu Ngọc Nhi nhà chúng ta đáng yêu thế kia cơ mà!”
Lý thị cũng là người bênh vực người nhà, cái gì cũng cảm thấy người nhà mình tốt.

Lúc này nghe Trương thị nói như vậy bà cũng cười gật đầu.


Lưu thị không nhìn nổi nữa phải nói: “Thôi nhanh ăn thôi, đồ ăn nguội hết rồi!”
Phan thị cười: “Đúng vậy, nhanh ăn đi, tiệc này mà ăn không hết để tới mai là hỏng đó!”
Lý thị vung tay lên nói: “Mọi người đều ăn thoải mái đi, để hỏng thì không bằng ăn hết vào bụng cho rồi!”
Đào Tam gia thổi râu: “Bà nói cái gì thế, ăn no vừa đủ là được, no chết làm cái gì? Đừng có ăn hỏng người rồi lại phải tốn tiền mua thuốc!”
Lý thị trợn trắng mắt: “Có Nhị Bảo ở đây thì còn lo gì?”
Nhị Bảo giật giật khóe miệng nói: “Bà, ông nói rất đúng, ăn uống quá độ cũng không tốt đâu!”
Lý thị vừa thấy Nhị Bảo đứng về phía Đào Tam gia thì lập tức lườm hắn và quay đầu quan tâm Đại Bảo: “Đại Bảo, mau ăn nhiều một chút, nhìn con gầy chưa kìa!”
Phan thị đang gắp đồ ăn cho chồng nghe Lý thị nói thế thì chột dạ.

Cha nàng giả bệnh kéo Đại Bảo ở lại là muốn người nhà họ Đào chủ động đưa ra ý kiến để nàng về trấn trên ở.

Một bên là cha, một bên là chồng, Phan thị bị kẹp ở bên trong khổ không nói nên lời.

Nàng ấy đành cố cười nói: “Bà nội, cha cháu nói Đại Bảo là mệnh tài lộc, sau khi thành thân việc làm ăn trong tiệm lại càng tốt hơn! Người vốn có trong tiệm căn bản không lo liệu xuể nữa rồi!”
Đào Tam gia nói: “Trước kia lúc ta tìm Trương tiên nhân hợp bát tự cho Đại Bảo ông ấy cũng từng nói mệnh hắn mang chữ tài, xem ra ông ấy nói cũng không sai!”
Lý thị góp lời: “Mang tài là chuyện tốt, nhưng không thể vì tiền tài đó mà khiến bản thân mệt chết được.

Bên cạnh không có người chăm sóc thì không ổn, ta thấy hay là để vợ Đại Bảo cũng lên trấn trên đi thôi!”
Đào Tam gia không nói gì còn Lý thị thì tiếp tục: “Thành thân cũng đã non nửa năm, vợ chồng son mà cứ tách ra thế này thì cũng không tốt, lão nhân, ông mau ra chủ ý đi!”
Đào Tam gia thoái thác: “Chờ việc hôn sự của Nữu Nữu xong đã rồi tính!”
Đêm đó, Lý thị và Lưu thị lại kiểm tra của hồi môn của Nữu Nữu một lần nữa.

Sau đó Lý thị nói với con dâu: “Đại Bảo là đích tôn nên trong lòng cha mấy đứa vẫn muốn hắn về Đào gia thôn.

Nhưng cả nhà chúng ta ăn uống chi tiêu ngày càng lớn, không có người ở bên ngoài kiếm chút bạc thì không được.

Hơn nữa vợ chồng son cứ thế phân ra thì tới đời nào ta mới được ôm chắt trai? Lòng ta sốt ruột lắm.”
Lưu thị an ủi bà: “Nương, ngài cũng đừng gấp làm gì, việc này con và Trường Phú cũng đã thương lượng.


Hiện tại Đại Bảo cũng phải chăm sóc cha vợ hắn, con cũng không thể buộc hắn ném tiệm chạy lấy người.

Hiện giờ xem ra chỉ có tạm thời để vợ hắn lên trấn trên, như thế con mới yên tâm!”
“Aizzz! Nói thì nói thế, nhưng vậy có khác gì Đại Bảo nhà ta đi ở rể cho Phan gia! Lúc trước cha mấy đứa nói nhẹ nhàng, hôm nay trước mặt vợ hắn ông ấy lại không chịu cho một lời.

Trong lòng ông ấy chẳng qua cũng không vượt được điểm mấu chốt này có đúng không? Rõ ràng là ông ấy không thoải mái!” Lý thị nói.
“Nương, Phan chưởng quầy cũng đã có tuổi nhưng vẫn mua đồng ruộng và đất đai trong thôn chúng ta phải không? Sớm hay muộn ông ấy cũng sẽ tới đây ở, vậy là ông ấy cũng có ý để vợ chồng Đại Bảo chăm sóc mình lúc về già rồi.” Lưu thị nói.
“Việc này cha mấy đứa cũng đã nói.

Lão Phan không có con trai mà chỉ có một đứa con gái.

Ta cũng không thể thực sự mặc kệ bọn họ.

Nếu nhà họ tới Đào gia thôn ở thì Đại Bảo sẽ phải bận rộn chăm sóc hai bên! Thay vì như thế vậy cùng nhau quan tâm là được!” Lý thị tiếp lời.
“Aizzz! Chỉ có thể đi một bước tính một bước! Nương, ngài cũng đừng nghĩ nhiều, Đại Bảo là đứa thông minh, lòng hắn hiểu hết!” Lưu thị khuyên nhủ.
Lý thị gật đầu nhìn quanh và nói: “Của hồi môn không có vấn đề gì ta cũng yên tâm, đêm nay phải dặn dò Nữu Nữu một chút, con mau đi nói chuyện với con bé đi!”
Lưu thị đỏ mặt: “Nương, con ngại lắm!”
“Thế người làm mẹ như con không dạy lại bắt bà già như ta đi à? Con ngượng chẳng lẽ ta không ngượng? Thôi, sớm biết con nói không được nên ta đã mang cái bình sứ nhỏ trong của hồi môn của ta tới.

Đó là thứ trong nhà cho ta trước khi gả, ta vẫn luôn áp dưới đáy hòm.

Ta không có con gái, nay cháu gái lấy chồng ta cho nàng cũng đúng.

Con không cần nói nhiều, Nữu Nữu thông minh như thế, vừa nhìn ắt sẽ hiểu!” Lý thị nói xong thì móc một cái bình sứ nhỏ buộc vải đỏ ra đưa cho Lưu thị rồi vội vàng đi.
Lý thị cũng ngượng ngùng mở cái bình ra nhìn và cứ vậy đi tới tìm Nữu Nữu..

Bình Luận (0)
Comment