Cô Gái Mãn Châu

Chương 54

La Hán nắm chắt cán đao, xương quai hàm hắn vòng lên vòng xuống.

Thật lâu, hắn mơi bật nói :

- Bạch Liên giáo tác ác đa đoan, người nào cũng cần phải giết, huống chi con yêu phụ này đã hại tôi dở sống dở chết, tôi không thể phân biết tình hình nào cả.

Nghê Thường nói :

- La Hán, anh là một người đàn ông....

La Hán gắn giọng :

- Không, tôi là một nạn nhân, tôi là một người đã bị con yêu phụ này hãm hại.

Nghê Thường lắc đầu :

- Không, La Hán, dầu với lý lẽ gì, anh cũng không nên giết người trong trường hợp này.

La Hán vặn lại :

- Nghê Thường, không cho tôi báo thù phải không?

Nghê Thường lắc đầu :

-Không, không phải tôi ngăn cản không cho anh báo thù tuyết hận, tuyệt đối không bao giờ làm như thế, nhưng tôi không muốn anh giết người trong trường hợp này, hành động đó sẽ làm cho anh trở thành không tốt, vì đây là thừa lúc người ta sa cơ...

La Hán nói :

- Nghê Thường, nên nhớ rằng trước đây cô ta cũng...

Nghê Thường lắc đầu :

- Nàng là nàng, anh là anh, nàng là một trong “tứ đại đệ tử” của giáo chủ Bạch Liên giáo, còn anh là truyền nhân của “Tử Kim đao”, anh không thể ngang hàng với hạng người này. Nếu anh giết người trong trường hợp này tức là anh tự làm nhục danh dự của anh.

La Hán trơn trừng đôi mắt một cách dễ sợ và hắn đóng thanh đao vào vỏ khua một tiếng thật mạnh :

- Được rồi, tôi nghe lời Nghê Thường, cứ để cô ta nằm đó, chết cũng được, sống cũng may, sau này hẳn hay...

Nghê Thường lắc đầu :

- Không, La Hán, thấy sắp chết mà không cứu thì cũng y như chính mình đã giết.

La Hán giận dữ :

- Sao? Nghê Thường bảo tôi phải cứu một người dâm ác, cứu một người đàn bà hại người hơn con rắn độc ấy à! Nàng bảo tôi phải cứu kẻ thù hay sao?

Nghê Thường lắc đầu :

- Không phải, La Hán, bây giờ không phải là lúc nói chuyện bạn thù, cũng không phải quan niệm là cứu ai cả, chúng ta chỉ biết cứu một người sắp chết là một nghĩa vụ.

La Hán nhăn nhó :

- Nghê Thường, nàng là kẻ thù thống hận nhất trong đời ta, Nàng lại bảo ta cứu ả để rồi lại ả nàng hay sao?

Nghê Thường nói :

- La Hán, anh là con người vốn như thế nào thì hãy cứ để nguyên như thế ấy, không vì cừu hận, không vì một lẽ gì mà làm cho bản tánh đổi thay, nếu quả không thể dừng được, sau khi cứu sống nàng rồi, anh giết nàng, tự vắn lương tâm cũng không hổ thẹn. Nhưng nếu anh không cứu, anh để cho nàng chết như thế này, lương tâm anh sẽ mãi mãi bất an. Vả lại, bây giờ nếu anh không cứu nàng may ra nàng không chết, sau này gặp lại, nếu anh giết nàng thì đó không là chuyện báo thù tuyết hận mà là chuyện hành hung, vì chính bọn ta đã giết nàng một lần rồi...

La Hán cắn môi :

- Nghê Thường...

Nghê Thường nói :

- La Hán, anh là một con người có sẵn một trái tim thiện lương, anh là người mang tánh trung hậu thật thà, anh là một con người khí độ cao vượt hơn thiên hạ, những cái đó có thể anh không thấy, nhưng tôi thấy, nhiều người khác thấy, chính vì thế....

La Hán vụt trao thanh đao cho Nghê Thường và nói :

- Cầm đao cho tôi đi.

Nghê Thường cảm động, nàng nói :

- La Hán, Nghê Thường rất kiêu hãnh được làm vợ của anh!

Nàng đặt Trần Ngọc Hà xuống và tiếp lấy thanh đao.

La Hán ngồi xuống, cầm bàn tay của Trần Ngọc Hà và ấn nhẹ vào uyển mạch của nàng.

Nghê Thường lo lắng hỏi :

- Anh... nàng còn cứu được không?

La Hán không nói, hắn giữ uyển mạch của Ngọc Hà một lúc thật lâu rồi nhẹ lắc đầu :

- Nghê Thường, nàng đã bị người đánh bằng thứ chưởng lực nát tan nội phủ, hết cứu được rồi.

Nghê Thường rúng động, nàng nhìn trân vào mặt Ngọc Hà, mắt nàng lộ đầy thê thảm....

La Hán kêu nhỏ :

- Nghê Thường....

Nghê Thường lắc đầu :

- Không, tôi hoàn toàn tin ở anh, nhưng tôi thương xót cho người....

Và nàng nói tiếp :

- Có thể làm cho tỉnh lại một chút được không?

La Hán hỏi :

- Nghê Thường định làm gì?

Nghê Thường đáp :

- Tôi muốn cho nàng biết được rằng cái ngươi đã bị nàng hãm hại hiện đang cố cứu nàng nhưng không cứu được, tôi muốn quả có kiếp sau thì mong nàng sẽ không còn phải như cái kiếp khốn khổ này.

La Hán đáp :

- Cũng có thể thử xem, nhưng thương thế của nàng nặng quá, tôi không dám chắc lắm, vì chuyện truyền nội lực chỉ có thể cứu người bị nội thương mà không hại đến nội phủ....

Nghê Thường nói :

- Được hay không cũng cố thử xem đi anh.

La Hán đặt bàn tay lên ngay chấn thủy của Ngọc Hà, mắt hẳn hơi khép lại và bắt đầu vận công truyền chân khí cho nàng...

Qua một lúc thất lâu. Ngọc Hà máy động tay chân yếu ớt và rên nho nhỏ.

Nghê Thường nhìn chầm chập, nàng mừng rỡ suýt bật tiếng kêu, khi thấy da mặt Ngọc Ha bắt ầu ửng đỏ.

Bàn tay của của La Hán cũng đã hơi run, mồ hôi trên trán hắn bắt đầu tươm ra, chứng tỏ hắn đã cho truyền khá nhiều chân khí.

Hàng mi cong vút của Ngọc Hà từ từ chớp động và hé mơ, nàng hơi sửng sốt khi nhận ra Nghê Thường và nhất là khi nhận rõ mặt La Hán thì vành môi nàng bật run lên.

Nghê Thường vội nói :

- Đừng... đừng nói, La Hán đang truyền chân khí...

Nàng nói trống không chớ không muốn gọi Ngọc Hà bằng sư thúc, vì nàng không muốn trong trường hợp này gợi lại những gì thuộc về Bạch Liên giáo, nàng muốn cho Ngọc Hà yên tâm, muốn cho La Hán đừng khó chịu và muốn cho mình đừng phải nghe cái mà lòng mình không muốn.

Nhưng Ngọc Hà vẫn nói, giọng nàng run rẩy :

- Nghê Thường... không, có lẽ nên gọi là Triệu cô nương.... La Hán, thật là xấu hổ... tôi xin tạ ơn... tôi hết sức cảm kích... nhưng tôi biết trong người tôi... tôi đã không xong rồi.

La Hán làm thinh, cả đến mắt hắn cũng không chịu hé.

Ngọc Hà nói tiếp :

- Triệu cô nương... thì giờ của tôi không còn nhiều nữa, hãy để cho tôi nói... nói những điều tôi phải nói...

Tự nhiên, chân khí của La Hán đã truyền sang cho nàng đã khá nhiều và đúng như La Hán đã nói với Nghê Thường lúc nãy, sự truyền tiếp chân khí chỉ có tính cách là cho con bệnh “hồi dương”, chớ không thể nào cứu được trong trường hợp nội phủ đã bị nát, nhưng thật thì Nghê Thường cũng chỉ cần như thế.

Và cũng chính vì cần như thế nên nàng không cản Ngọc Hà, nàng nghĩ cứ để cho cô ta nói hết những gì mà cô ta muốn nói.

Ngọc Hà nói tiếp :

- Tội nghiệt của tôi nhiều quá, tôi chỉ mừng là không làm cho nhân duyên của nhị vị ly tán, có lẽ nhờ thế mà lòng tôi nhẹ được phần nào để mà nhắm mắt....

Nàng hơi ngừng lại tiếp liền theo :

- Triệu cô nương, nàng cũng ở trong Bạch Liên giáo như tôi nhưng nàng may mắn hơn tôi. Tôi đã lún quá sâu rồi... không phải tôi chỉ hại một mình La Hán, tôi đã hại quá nhiều người và tôi đã hại chính tôi.... Nhưng thôi, điều đáng nói bây giờ là tôi muốn trước hết đa tạ chư vị đã rộng lượng, Lý thiếu hiệp, Dương cô nương, Tổ cô nương và bây giờ là hai vị đây, tất cả tha thứ cho tôi... tôi nguyện ghi cảm kích.... Trường An thất thủ, vì đi tìm Lý thiếu hiệp nên Dương cô nương và Tổ cô nương lọt vào bẫy rập của bọn Cúc Hoa đảo, tôi đã liều mình vào cứu và định báo tin cho Lý thiếu hiệp, nhưng không còn... không nổi nữa rồi....

Nghê Thường đưa tay ngăn chặn :

- Nghĩ một chút đi... Đại tỷ, hãy để cho La Hán...

Nhưng điều Ngọc Hà vừa nói đã làm cho Nghê Thường cảm động, nàng không nở gọi bằng “sư thúc”, nàng chọn hai tiếng “đại tỷ”, nàng nghĩ xóa bỏ những gì bất hạnh.

Ngọc Hà nhếch môi hé nụ cười khô héo :

- Phải nói... cho hết kẻo không còn kịp nữa... tôi chết cũng đáng lắm rồi không có gì phải tiếc... tôi rán là mong báo tin cho Lý thiếu hiệp, nhưng bây giờ không còn được nữa... nhưng gặp nhị vị thì cũng đủ rồi... nhớ báo tin cho Lý thiếu hiệp....

Nghê Thường gật đầu :

- Xin đại tỷ cố gắng bảo trọng, gắng gượng... chúng tôi sẽ gặp Lý ân nhân....

Ngọc Hà gật đầu :

- Như thế thì tôi đã yên lòng....

Nàng liếc vào mặt La Hán thật nhanh và từ từ khép mắt.

La Hán rút tay về mở mắt thở phào :

- Nghê Thường, đã dứt hơi rồi.

Nghê Thường đứng sửng như chết lặng thật lâu nàng mới bật nói :

- La Hán thật là đau thương, tại làm sao nàng lai không chết đi khi còn ở Bạch Liên giáo, tại làm sao để cho nàng trở về con đường thiện rồi lại chết!

La Hán lạnh lùng :

- Làm sao mà biết được!

Nghê Thường thở ra, đôi mắt nàng đỏ hoe :

- Trời cao quả thật không công bình, một con người biết ăn năn cải hóa, biết tìm đường phải để lập lại cược đời, đáng lý không nên để bị đoản thọ như thế ấy, hay ít ra cũng không nên cho chết một cách quá thương tâm....

La Hán lắc đầu :

- Theo tôi thì trời đất rất công bình, sát nhân đoản mạng. Đâu phải ai cũng tự do buông mình tung hoành làm ác cho đã rồi ăn năn là... hết chuyện? Họ phải trả hết những gì mà họ đã làm, họ phải đền tội.

Nghê Thường trầm ngâm và hỏi nhẹ :

- Anh vẫn căm hận nàng lắm hay sao?

La Hán lắc đầu :

- Không, nhưng cho dù căm hận cũng chẳng để làm gì.

Nghê Thường nói :

- Vậy thì mình hãy mai táng cho nàng.

La Hán cau mặt :

- Nghê Thường cho rằng chúng ta cần làm chuyện ấy hay sao?

Nghê Thường nói :

- Tôi thấy cần làm như thế, nhưng thật thì trong trường hợp này, tôi cũng không dám ép anh.

La Hán chì tay :

- Trao thanh đao cho tôi.

Nghê Thường trao đao cho La Hán, nàng nhìn hắn đào huyệt, lòng nàng cảm thấy được an ủi hơn bao giờ hết.

* * * * *

Sức lực của La Hán thật kinh người, thêm vào đó là thanh “Tử Kim đao”, một vật báu chém sắt như chém bùn, đối với chuyện đào huyệt mộ, với sức đó, với đao đó, hắn chỉ làm trong nháy mắt.

Đặt thanh “Tử Kim đao” xuống, La Hán bước tới bồng xốc thi hài của Trần Ngọc Hà đi ngay lại chỗ đất vừa mới đào xong.

Hắn bồng thây nàng lên bỗng thấy lòng mình bâng khuâng vô hạn.

Vóc thân hừng hựng dục tính, vóc thân đã từng ngửa nghiêng trong lòng hắn ngày nào, bây giờ đã lạnh băng băng, bây giờ không còn chút chi cảm giác...

Cũng con người đó, nhưng bây giờ thì hoàn toàn... xa lạ

Hắn đặt thây nàng xuống lòng đất, hắn bỗng nghe bao nhiêu thù hận tiêu tan mất hết.

Lòng hắn bỗng nhiên lạnh lây theo thi thể con người đã từng làm hắn mang tội với đời.

Hắn lấp đất lại, hắn dựng lên một tảng đá và hắn dùng mũi đao khắc hai hàng chữ.

“Sống trong bùn lầy nhơ nhớp,

Chết cạnh dòng suối trong xanh”

Nghê Thường đứng lặng thật lâu và nàng vụt hỏi :

- La Hán! Con người tại sao lại chết?

La Hán đứng lên trả lời thật chậm :

- Người, ai cũng phải chết, thiên địa vận vật, có sanh là có tử, hình như đó là chuyện tự nhiên.

Nghê Thường hỏi :

- Anh với tôi rồi cũng phải chết, có phải thế không?

La Hán gật đầu :

- Đó là chuyện tự nhiên phải thế.

Nghê Thường nói :

- Tôi muốn nói tôi được sống lâu... tôi muốn những ngày vui nhiều hơn những ngày bi thảm, cho đến lúc nào quả thật cần chết thì mình hãy cùng chung chết với nhau, đừng để ai phải khóc ai!

La Hán quay phắt lại kêu lên như gắt :

- Nghê Thường....

Nghê Thường cười :

- Anh mới vừa nói đó mà anh còn kiêng cử chuyện chi? Người đã phải chết một lần thì cũng không có gì phải sợ, chỉ có điều chết làm sao cho thỏa mãn, nói theo lối thông thường là chết mà yên lòng nhắm mắt. Lấy Ngọc Hà làm ví dụ, tôi thấy nàng chết thảm quá, nhưng được chết trong tay anh, có lẽ nàng cũng đã thỏa nguyện rồi, tôi nhớ mãi cái nhìn cuối cùng của nàng vào mặt anh, cái nhìn thật thiết tha, cái nhìn cầu dung thứ mà cái nhìn mãn nguyện. Lúc còn trong vòng Bạch Liên giáo, chính tôi đã muốn chết, mong chết mà không chết được....

La Hán cau mày :

- Nghê Thường....

Nghê Thường vẫn điềm nhiên :

- Thật mà, La Hán, lòng tôi bây giờ bình tĩnh lắm chớ không phải vì dao động mà nói thế đâu, chỉ trong một giây, sau cái chết của Ngọc Hà, toi chợt thấy mình lớn lên nhiều lắm....

Như để tránh bàn những chuyện không muốn bàn, La Hán nói :

- Nghê Thường hãy bỏ chuyện ấy đi, Dương cô nương và Tổ cô nương hãy còn trong tay bọn Cúc Hoa đảo.

Nghê Thường giật mình nhớ lại, nàng hớt hãi :

- Làm sao?... phải đi tìm Lý ân nhân....

La Hán lắc đầu :

- Không được, Lý gia hãy còn nhiều công việc, vả lại chuyện không thể để muộn hơn.

Nghê Thường hỏi :

- Anh định hai chúng mình giải quyết?

La Hán lắc đầu :

- Không nên đâu, Nghê Thường.

Nghê Thường nhướng mắt :

- Anh định đi một mình?

La Hán nói :

- Nếu tìm Lý gia, thì Lý gia cũng chỉ đến giải cứu một mình Nghê Thường nhăn mặt :

- Bất luận đi đến đâu, tôi cũng phải cùng đi với anh.

La Hán trầm ngâm, hắn nhớm thanh đao ra khỏi vỏ, ánh sáng của thanh “Tử Kim đao” chớp nhoáng, mắt hắn cũng ngời ngời....

* * * * *

Hoàng hôn của ngày xuân thật đẹp.

Mặt đất đã sẫm màu, những vừng ráng vẫn còn pha hồng cả góc trời tây, ánh hồng rạng rỡ.

Những con chim đi tìm ăn rời rạc, bây giờ cũng đã kiếm hợp bầy, chúng xếp thành hàng xeo xéo bay về dãy núi xa xa.

Giờ phút của hoàng hôn, “nhân ước hoàng hôn hậu”, chim đã biết kết bầy thì người cũng không thể lẻ đôi.

Nghê Thường vẫn đi sát bên mình La Hán.

Người con trai quần áo tuy không đắc giá, nhưng thần thái cương nghị khôi ngô, người con gái tuy vẫn tà áo trắng đơn sơ, nhưng những cô gái đài các không làm sao dám sánh.

Họ sánh vai nhau cất bước, khách bộ hành nhất định sẽ có nhiều người ganh tỵ với họ.

Nhất là đối với những thanh niên bất hảo, lưu manh, thái độ ganh vì không được đó lại bộc lộ một cách sàm sở trắng trợn lên.

Có hai gã áo trắng đi qua.

Hình như họ không có thì giờ chú ý những ai, vì khách qua đường chiều nhiều lắm.

La Hán cũng không chú ý, hắn đang nghĩ cách tìm cho ra sào huyệt kẻ giữ và nghĩ cách giải cứu hai tiểu thơ....

Nhưng Nghê Thường thì khác, nàng chú ý nhiều hơn, nàng kín đáo giựt chéo áo La Hán, hắn vội nhìn qua.

Đúng lúc hai tên áo trắng cũng quay nhìn lại, bọn chúng hình như đờ người vì dáng sắc của Nghê Thường....

Một tên trong bọn vụt nói :

- Người bạn, đi bên cạnh người đẹp mà dốt nát quá vậy. bây giờ như thế này nghe, người bạn kiếm chỗ đi chơi một chút, để ta với nàng tiên đây “đàm đạo” cho vui. Được không, hứa đền bồi cẩn thận cho mà?

La Hán lạnh lùng :

- Các ngươi là người của Cúc Hoa đảo?

Gã ao trắng hơi sửng sốt, nhưng rồi hắn cười ngay :

- Ủa, tưởng chú em mầy gà mờ. Không ngờ cũng khá quá he. Chú em, chúng ta là người của Cúc Hoa đảo đây, sao? Có chuyện gì hôn?

La Hán nói :

- Ta đang kiếm các ngưoi đây. Chủ các ngươi đâu?

Gã đứng bên trái nhướng mắt :

- Sao? Muốn tìm Hoàng gia à? Chú mày bộ thật khùng sao chớ? Bằng con người lem nhem như chú mày mà cũng xứng hỏi thế sao?

Bằng một cái nhảy thật nhanh, La Hán tuốt đao dí vào cổ hai tên áo trắng, hỏi :

- Hải Hoàng hiện ở đâu?

Tên áo trắng lập bập :

- Hiện ở tại Thiên Vương tự.

La Hán xô mạnh, hai tên té nhao lăn vội bỏ chạy đi luôn.

Hai người đi đến Thiên Vương tự thì trời cũng xẫm tối. Đứng trước cửa Thiên Vương tự thấy bên trong thấp thoáng ánh đèn của những tên canh gác. Nghê Thường nói nhỏ :

- Chúng đã bố trí, chúng mình có lẽ cứ công khai đi vào là tiện.

Bóng người nhoáng ra một lượt với bóng đuộc, tên áo tắng đưa cây đuốc lên cao nhìn La Hán vá Nghê Thường một hồi cười mũi :

- Đêm tối mà như thếnày là... du dương quá rồi, Thiên Vương tự có người, hãy đi chỗ khác mà tình tự.

La Hán gặn lại :

- Ngươi thấy chúng ta là những kẻ tình tự phải không?

Tên áo trắng hơi khựng, hắn hỏi :

- Các người đến đây làm chi?

La Hán đáp :

- Đến tìm hai người bạn, nghe nói thất lạc tại Thiên Vương tự.

Tên áo trắng nhướng mắt :

- Tìm bằng hữu à. Làm gì có, có ai đến Thiên Vương tự.

La Hán nói :

- Bằng hữu của ta là hai người con gái, một người họ Dương và một người họ Tổ.

Tên áo trắng biến sắc, hắn vụt cười lạt :

- Giỏi lắm, ngươi đã tìm đúng rồi.....

Ánh đuốc chúc ngay xuống đất, bốn phía tối đen.

Nghê Thường nói nhỏ :

- La Hán cẩn thận....

La Hán nói :

- Không thấy nhưng vẫn nghe.

Hắn nói rồi tuốt thanh “Tử Kim đao” ra khỏi vỏ....

Tên áo trắng quả nhiều kinh nghiệm, hắn tắt đuốc làm cho La Hán không nhìn thấy, hắn nhắm thật đúng và canh vị trí, hắn nhảy ra, mũi trường kiếm chĩa ngay yết hầu của La Hán.

Nhưng hắn canh vẫn không nhanh và chính xác bằng La Hán vì hắn nhắm bằng mắt còn La Hán “nhắm” bằng tai, mũi kiếm còn cách hai gang tay thì thanh “Tử Kim đao” đã phạt đúng theo eo ếch hắn.

Không có một tiếng la, cũng không nghe một tiếng động lớn, chỉ nghe một cái “sựt”! Con người của tên áo trắng biến làm hai khúc.

Đã có chứng kiến cái lối tiện người của thanh “Tử Kim đao” rồi, chỉ bất đắc dĩ thôi chớ Nghê Thường ngán nhìn cảnh đó lắm, nhất là không bao giờ muốn thấy “hai khúc người” ghê gớm và cũng may, bây giờ trời tối quá, nàng không thấy gì cả, nhưng có nhiều hột máu bắn trúng tay nàng nóng hổi.

Một tên ngã xuống như ổ ong bị động, mười mấy ánh đuốc nhoang lên, mười mấy tên áo trắng tràn ra.

Ánh sáng phựt lên, “hai khúc người” dính theo gan ruột chình ình trước mắt. Nghê Thường hơi nghiếng mặt, nàng không dám nhìn thẳng.

Thật là khó cho một cô gái hiền lành, đã không thích mấy chuyện thây ngã, máu văng vậy mà rồi cũng phải đi vào nơi đó.

Nhìn thấy đồng bọn, mười tên áo trắng tái mặt, họ rút kiếm ra một lượt.

La Hán chiếu tia mắt dữ dằn :

- Ta không thích chuyện giết người, tốt hơn hết các ngươi đừng cản ta.

Thanh “Tử Kim đao” nhoáng lên, hắn không tấn công, chỉ đưa thanh đao ngang ngực và cùng Nghê Thường đi vào cửa chùa.

Một tiếng rập vang lên ba thanh trường kiếm tung ra một lượt.

Thanh “Tử Kim đao” nhoang lên kèm theo tiếng nói trầm trầm của La Hán :

- Không chịu nghe lời....

Nhiều tiếng thép khua lên, ba tên áo trắng dội ngược, tên nào tay trái cũng nắm lấy bàn tay phải, hình như sức dội đã làm cho chúng muốn tét hổ khẩu tay.

Một mũi kiếm len lén chĩa ngay vào lưng của Nghê Thường, nhưng thanh “Tử Kim đao” đã quặc ngược, tiếp theo là tiếng rú.

Tên áo trắng định khống chế Nghê Thừơng lăn tròn dưới đất máu bựt ướt thẳm áo trắng, cánh tay phải và thanh kiếm của hắn văng ra xa khoảng xa xa.

Thanh kiêm đã rơi ra, nhưng mấy ngón tay của cánh tay rơi xuống vẫn còn máy động, làm như đang mó máy tìm thanh kiếm.

Hai lần đao nhoang là hai ngưòi ngã xuống, đám áo trắng tái mặt thụt lui....

La Hán và Nghê Thường bước tới, sát khí từ nơi tay, nơi mắt của hắn như những mũi tên bắn ra bốn phía, đám áo trắng cứ thụt lui.

Từ chính điện Thiên Vương tự một tiếng quát trầm trầm :

- Tránh ra, để cho hắn vào.

Đám áo trắng tung mình nhảy tháo ra sau.

Thiên Vương tự đèn đuốc rực lên, ánh sáng như ban ngày, vật nhỏ nhất cũng thấy rõ ràng.

Dưới ánh sang ngời ngời, bốn tên áo trắng giăng hàng một đi ra.

Hai lão già, hai tên trung niên, bước đi của họ nhanh nhưng thật vững, khí thế dữ dằn.

Chỉ liếc qua đủ thấy đó là bốn tay thuộc hàng cao cấp trong Cúc Hoa đảo.

Cách khoảng chừng hơn một trượng, bốn tên áo trắng cùng dừng lại, họ vẫn kèn vai đứng giăng hàng ngang, lão già áo trắng có râu nhìn La Hán từ trên xuống dưới và lên tiếng :

- Hải Hoàng gia giá hạ, Thập đại tiên phong, ta hỏi, các hạ là ai?

La Hán gật đầu :

- Bốn tên trong “Thập tiên phong”.... Các ngươi không xứng đáng để hỏi ta, ta cần gặp Hải Hoàng, tránh ra.

Nói xong, hắn và Nghê thường ngang nhiên bước tới.

Lão già áo trắng hừ hừ :

- Lớn lối, bằng vào tư cách nào ngươi đồi bệ kiến Hải Hoàng gia?

Cả bốn tên đều ngoắc tay ra sau lưng, binh khí được đưa ra trước mặt: một thanh trường kiếm, một ngọn đại đao, một cặp đồng chùy và một cặp cương thiên.

Trong bốn món binh khí, có ba món vừa nặng vừa lợi hại.

Binh khí vào tay, bốn tướng “Tiên phong” lập tức tản khai, họ chỉ hơi dang rộng ra, hình như để sử dụng binh khí, chứ vẫn giữ hàng chữ nhất cản ngang trước cửa chùa.

La Hán không dừng lại, thanh “Tử Kim đao” vẫn đưa ngang ngực cùng với Nghê Thường bước tới.

Hắn đi bằng cách ung dung nhưng bước chậm nặng chịch, công lực đã đưa khắp tay chân.

Hai bên cách nhau trong vòng một trượng, La Hán bước thêm hai bước, khoảng cách thu lại còn chừng năm thước.

Lão già có râu hình như là tên cầm đầu trong bốn vị “Tiên Phong”, lão đưa thẳng thanh trường kiếm và quậc ngang trước mặt.

Ba tên kia cũng cử tay một lượt, bốn hướng ập vào người La Hán.

Chân của La Hán chưa dừng lại thì thanh “Tử Kim đao” đã tung lên.

Dưới ánh sáng trong đại điện hắt ra, vùng hào quang từ thanh đao tỏa rực.

Hình như đã nhìn ra thanh đao quí, bốn tên Tiên Phong không dám cho chạm binh khí, họ cũng tan ra thành hình vòng cung chung quanh La Hán.

Như không cần chú ý đến ba món binh khí, La Hán vung đao nhắm thẳng vào lão già cầm kiếm.

Lão già áo trắng hạ tay xuống, vừa để tránh chạm đao vừa xốc ngược mũi kiếm lên phía yết hầu La Hán Không ngờ thanh đao của La Hán vung ra chỉ đi có nữa chừng, lão già áo trắng chưa kịp đưa nửa đà kiếm thì lưỡi đao vụt quay ngang.

Đường đao không theo thanh kiếm mà lại đi thẳng về phía gã cầm chuỳ, hắn giựt mình thụt xa chân phải ra sau, nhưng mũi đao đã liếm tới thật nhanh, cùi chõ của cánh tay cầm chùy của hắn máu bựt ra ướt áo.

Hắn rú lên một tiếng buông chùy nhảy thối ra sau.
Bình Luận (0)
Comment