Trở lại thành phố, Chu Thiệu Khiêm đưa thẳng Nguyệt Vy nhiên bệnh viện.
Mặc dù trong thâm tâm anh luôn mong muốn cô dính lấy anh mãi như thế này nhưng nhìn Nguyệt Vy ngây ngây ngô ngô như đứa trẻ như vậy, anh vẫn không kìm được đau lòng.
Cô cứ như trở về những năm tháng tuổi thơ, hành động suy nghĩ đều như một đứa trẻ.
Anh sẽ làm mọi cách để cô khỏe lại tiếp tục sống theo cách mà cô muốn, làm những việc chưa làm, tiếp tục đam mê và mơ ước.
Anh còn nhớ cách đây không lâu, Nguyệt Vy từng nói với anh cô muốn mở một nhà trẻ tư thục nhận trẻ của những hộ gia đình là công nhân, người lao động gần trường, những cặp vợ chồng khó khăn về kinh tế, tạo điều kiện học tập thật tốt cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, như thế có thể vừa giúp người lại vừa giúp mình.
Hồi nhỏ cô còn nói sau này có tiên sẽ đưa mẹ đi du lịch, sẽ mua nhà cho mẹ, sẽ kiếm tiên chữa bệnh cho mẹ.
Tiếc là những ước mơ ấy vẫn còn dang dở, cô còn chưa kịp viết tiếp được thì đã nông nổi này.
Nhìn cô gái nhỏ ôm con gấu bông nghịch ngợm trên giường bệnh, Chu Thiệu Khiêm thấy tim mình như vỡ thành hai.
Lông ngực cứ nhói đau âm ỉ, đau đến mức không nói thành lời.
Ngày trước cô ít cười, ít nói nhưng mấy hôm nay Nguyệt Vy nói nhiều, hỏi nhiều cũng cười nhiều nữa.
Thế nhưng sự vui vẻ của cô càng khiến anh đau lòng.
Kết quả kiểm tra đã hoàn tất.
Với tình trạng của Nguyệt Vy bây giờ, việc hồi phục trí nhớ cần rất nhiều thời gian và cổ gắng.
Tiếp tục nằm viện hay không nằm viện chẳng còn quan trọng nữa.
Biện pháp điều trị bây giờ là giữ tâm trạng thoải mái, bình ổn cho cô, còn chuyện nhớ lại những kí ức trước kia không nên quá miễn cưỡng.
Cô có thể chưa nhớ lại nhưng năng lực nhận thức vẫn như người thường, những thứ nên học cần chậm rãi học lại.
Tóm lại, thời gian sẽ liều thuốc tốt nhất cho Nguyệt Vy, sự kiện nhân dẫn dắt những người xung quanh sẽ là phương pháp chữa bệnh cho cô.
Hai ngày sau đó, Thiệu Khiêm đưa Nguyệt Vy về nhà, thỉnh thoảng mời bác sĩ về kiểm tra.
Chu Thiệu Khiêm cũng không thế ở nhà mãi, anh cũng phải quay trở lại làm việc.
Nguyệt Vy tuy không nhớ những chuyện trước kia, nhưng cũng không phải ngây ngô không biết gì.
Mỗi lần thấy anh nấu cơm cô đứng một bên cũng biết làm cái này cái, có khi rửa rau, nhặt cải, rửa bát cô vẫn tranh làm và làm được.
Gần đây, Nguyệt Vy cũng không còn nói năng vụng về khó khăn như trước.
Có thể nói trọn một câu, đúng nghĩa đúng lời, mặc dù có đối lúc hơi rối rằm.
Ví như bây giờ!
Chẳng biết cô đau chỗ nào, miệng cứ i a kêu khó chịu.
Hôm qua, trượt chân trong nhà tắm, bị bầm cả cánh tay, cô cũng nói khó chịu.
Nửa đêm đói bụng cũng nói khó chịu.
Bây giờ anh không biết cô làm thế nào, anh cứ nghe cô nói: "Em khó chịu!.
khó chịu.
Dính lắm! dính! ướt! khó chịu.
Đau"
Cô ngồi lì trên giường, không chịu xuống ăn cơm, anh đụng vào cũng không cho, như cứ bảo khó chịu.
Chu Thiệu Khiêm vò vò tóc, bộ dạng có chút bất lực: "Vy, em làm sao, để anh xem anh mới biết được.
Qua đây, anh xem.
Em lại ngã ở đâu à?"
Mới hai ngày trở về nhà, cô đã ngã hai lần lần nào cũng đều trong nhà tắm.
Hại anh luống cuống cả tay chân.
Dù gì đi nữa anh cũng là một người đàn ông bình thương sinh lí bình thường, nhìn người con gái mình yêu lõa thể trước mặt có thể không có phản ứng gì sao.
Nhưng phản ứng thì phản ứng, anh cũng chẳng thể nào làm chuyện thú với cô được.
Cái anh muốn là tình yêu và sự cam tâm tình nguyện của cô.
Lúc này đây, cô gái nhỏ trên giường đã òa khóc nức nở: "Huhu! Em đau! Đau! Đau quá.
"
Chu Thiệu Khiêm chẳng thể nhịn được nửa rồi, anh lao đến đầu giường, giặt cái chăn cô đang nắm chặt trên người ra.
"Rút cuộc thì em làm! ?"
sao? Chữ này còn chưa tháo khỏi miệng, đã nghẹn lại trong cổ họng.
Vẻ mặt Chu Thiệu Khiêm từ trắng chuyển sang đỏ.
Nguyệt Vy tới tháng rồi.
Sao lại đúng lúc như thế? Anh đã rối mà nhìn cô khóc càng rối hơn.
Tình cảnh này so ra không khác lần đầu tiên Nguyệt Vy có kinh nguyệt là bao.
Lần đó, cô cũng khóc nức nở thế này, không có mẹ bên cạnh, cũng không được giáo dục s1nh lý từ trước, hoảng loạn là điều không thể tránh khỏi.
Thiệu Khiêm dù cũng đã từng làm chuyện này, nhưng vân không tránh được lúng túng ngượng ngùng.
Trấn an Nguyệt Vy một hồi, anh mới chạy xuống tạp hóa dưới nhà mua băng vệ sinh.
Anh nhớ hình như Nguyệt Vy thường dùng loại băng màu xanh dương, không nhớ rõ tên thương hiệu.
Bây giờ, trước mặt anh là hai dãy bán bán băng vệ sinh, đáng nói là cái loại nào cũng màu xanh.
Bà chủ cửa hàng thấy anh cứ lóng ngóng như gà mắc tóc, đi tới đi lui ở khu vực bán băng vệ sinh, ngơ ngơ ngác ngác như con nai vàng đạp lá vàng khô, không kìm được mà nói: "Này, chàng trai, cậu cân loại nào, nói tôi biết đi?"
Thiệu Khiêm ngây ra một hồi mới nói: "Loại phổ biến nhất đi ạ"
Lần đầu tiên hành kinh của Nguyệt Vy là anh đi mua băng vệ sinh giúp cô, nhưng anh nào biết mua loại nào chỉ biết răng đống băng vệ sinh anh mua ngày hôm đó chất đầy một hộc tủ.
Không biết chính xác cô dùng loại nào, chỉ tình cờ thấy gói nhỏ nhỏ màu xanh dương trong phòng tắm.
Bây giờ thế nào lại có cả trăm loại màu xanh thế này.
Lại còn đậm nhạt khác nhau mới hay chứ? Vậy là, bà chủ cửa hàng tốt bụng đã chọn giúp anh một đống băng vệ sinh được xem là phổ biến, nhiệt tình đến mức chọn hơn 50 gói, hào phóng bảo rằng: "Tôi khuyến mãi cho bạn gái cậu hai gói đấy.
Mua một lần cho nó tiện, lần sau khỏi lóng ngóng mua tiếp.
"
Chu Thiệu Khiêm chẳng nửa câu than phiền: "Vâng, cảm ơn bác"
Đến khi trở về nhà, đã là chuyện của mười phút sau.
Nguyệt Vy vân lóng ngóng ngồi trên giường, không khóc to như hồi nãy mà chỉ thút thít trong miệng.
Thấy anh về, hai mắt cô sáng lên, nước mắt lại rưng rưng: "Anh đi đâu? Anh đi đâu vậy?"
Chu Thiệu Khiêm vội bước đến chỗ cô, anh luồn tay qua nách cô bế như bế trê, vừa bế vừa dỗ: "Nín, nín! không sao cả.
Có anh rồi, đừng sợ nữa"
"Em đợi anh! lâu"
Cô tủi thân kể lể: "Đau! bụng đau"
Chu Thiệu Khiêm gật gật đầu, bế cô như bế công chua đi vào phòng tắm: Vy ngoan, một lát nữa anh làm gì, em cũng phải nghe theo, không được vùng vẫy nghe không?"
Nguyệt Vy rất ngoan, cô thút thít gật đầu: "Sẽ nghe lời, nghe lời anh.
"
Thế rồi, mãi đến hai mươi phút sau, Thiệu Khiêm và Nguyệt Vy mới ra khỏi phòng tắm.
Người Nguyệt Vy thì khô ráo, sạch sẽ trong khi đó anh đã ướt mem.
Mặt thì đỏ đến tận mang tai, còn lấm tấm đầy mồ hôi.
Đoán chừng làm phẫu thuật mười tiếng cũng chưa mệt đến vậy.
Người nào đó bảo sẽ nghe lời, kết quả lại chẳng phối hợp tí nào.
Cô xấu hổ che chỗ này chỗ kia, anh dỗ mãi mới đồng ý.
Đợi đến khi hoàn tất anh đến thở cũng không thở không nổi.
Chăm sóc Nguyệt Vy dù có đôi chút mệt mỏi nhưng với Thiệu Khiêm mà nói đó là việc khiến anh cực kì hạnh phúc.
Còn tại sao hạnh phúc? Xin đừng hỏi những câu thừa thãi như thế.
Chăm sóc người mình yêu thương có thể không hạnh phúc hay sao? Chu Thiệu Khiêm dù rất bận việc ở công ty nhưng dù thế anh vẫn chăm sóc Nguyệt Vy rất tốt.
Nếu anh không có ở nhà, cơm ba bữa sẽ có shipper đưa đến tận này.
Chuyện này đặt qua app đồ ăn là làm được, Thiệu Khiêm cũng lưu ý chọn shipper nữ đề phòng có chuyện không hay xảy ra.
Trong nhà cũng có gắn camera, anh có thể theo dõi cô sát sao.
Nguyệt Vy ở nhà rất ngoan, mấy ngày đầu tiên cô không chịu để anh đi, khóc nháo một hồi nhưng dỗ một chút liền nghe.
Hơn nữa, hôm qua anh vừa dẫn về nhà một người bạn mới cho cô.
Là Lãnh Ngạo-chú Cún mà Nguyệt Vy vừa nhìn đã thích.
Bây giờ cô đang ngồi trên sô pha, tay ôm Lãnh Ngạo, không biết cô nói gì với hoän mặt cười tươi như hoa.
Cách một màn hình anh cũng cảm nhận được sự vui vẻ của cô.
Người con gái anh thương đang chờ anh ở nhà trên sô pha, với nụ cười tươi rói.
Giờ đây, hạnh phúc mỗi ngày của anh là được trở về nhà.
Thiệu Khiêm cong môi mỉm cười, anh cất điện thoại vào túi, lật bệnh án ra.
Ánh nắng bên ngoài chiếu lên trang giấy trắng, mơn man trên nụ cười hiền của anh.
Nếu cứ cuộc sống cứ như thế này mãi thì tốt nhỉ? Được làm việc mình thích, được ở cạnh người mình yêu.
Thể nhưng, cuộc sống này đâu phải cứ muốn là được, cứ ước là thành hiện thực đâu?