Chuyển ngữ: Cỏ dạiChỉnh dịch: nhoclubu***
Hồng phai hương lạt ai người thương hoa?Sẵn túi gấm đành ta nhặt lấy,Chọn nơi cao che đậy hương tàn.Ngẫm khi xuân muộn hoa tàn,Cũng là khi khách hồng nhan về giàHồng nhan thấm thoắt xuân qua,Hoa tàn người vắng ai mà biết ai! 1“Nước Hồng Ngọc năm 234, ta là hoàng đế đời thứ ba của nước Hồng Ngọc, hoàng đế Chấn Lương vĩnh viễn rời khỏi nhân thế, cả nước bi thương. Khi còn sống, hoàng đế Chấn Lương có công trạng lớn lao, dù thể xác thối rữa, nhưng linh hồn vẫn tồn tại vĩnh viễn. Nay, ái phi Ôn Ngọc được may mắn chôn theo, vĩnh viễn vua tôi đồng hành, để nước Hồng Ngọc của ta thiên thu vạn phúc, để con dân cả nước nghĩ đến đều tự hào.”
Bầu không khí trong phòng nháy mắt vặn vẹo, ánh lửa màu cam bập bùng, phóng ra ánh sáng quỷ dị. Giọng nói khô khan của vị lão thần kia, hệt như tiếng chuông tang vang lên bên tai của Ôn Ngọc. Trong tay lão pháp sư cầm một nhánh cây có hình thù quái lạ, đính một viên ngọc xanh, vẻ mặt trắng xanh cùng nếp nhăn trũng sâu hệt như một bức tượng vô hồn.
Vị pháp sư phất tay, người hầu bên cạnh cung kính bưng lên một chiếc khay tinh xảo, trên khay là một con rắn cạp nong, phun nọc độc đỏ tươi.
Ánh sáng quái dị mờ ảo hắt lên khuôn mặt xinh đẹp của Ôn Ngọc, trong nháy mắt nét mặt co rúm, nàng mở to hai mắt nhìn, đôi môi run rẩy, từng giọt nước mắt theo viền mắt lăn xuống không ngớt.
“Cung tiễn hoàng phi.” Pháp sư hạ cúi người xuống.
Ôn Ngọc khiếp đảm lui về phía sau, theo bản năng lấy tay ôm lấy cơ thể lạnh ngắt của mình.
“Cung tiễn hoàng phi.” Tất cả người hầu tỳ nữ xung quanh đều quỳ xuống.
Trong mắt Ôn Ngọc xẹt qua tia hoảng sợ cực độ, nàng nắm chặt tấm rèm bên cạnh, không kiềm chế được sự run rẩy: “Không không, ta không muốn chết. Ta không muốn chết, ta không muốn.”
“Có thể vua tôi đồng hành, đây cũng là vinh hạnh lớn lao của hoàng phi.”
“Không ta không muốn chôn theo! Buông tha ta, để ta trở về, van cầu các người, van cầu các người! Ta không muốn chết! Ta không muốn chết!” Ôn Ngọc nhảy lên giống như người bị điện giật, chạy tới góc phòng, cuộn mình khóc lóc. Đôi mắt gần như sụp đổ, hoảng sợ trừng mắt với những người xung quanh.
Sắc mặt pháp sư bình tĩnh, nâng mí mắt chảy xệ của mình lên, giữa ánh nến có thể thấy rõ đôi mắt màu xám lãnh khốc. Một người hầu nam dáng người cao to, nhẹ nhàng bắt con rắn cạp nong, một tay cầm đầu rắn, cạy miệng con rắn, để lộ hai chiếc năng ranh sắc nhọn.
“Đừng tới đây, đừng, đừng tới đây!”
Bốn nha hoàn đứng ở bên cạnh cùng lúc nhào tới, đè Ôn Ngọc xuống.
“ Á—! Á—! Buông, buông ra.” Ôn Ngọc kích động la hét, chân dùng sức, như điên loạn, huy động cả tứ chi.
Người hầu đó cầm đầu rắn, từng bước tiến về phía Ôn Ngọc.
“Đừng— Đừng! Đừng mà—!” Giọng của Ôn Ngọc đau xé lòng, khiến kẻ khác phải sởn gai ốc. Người hầu nọ mặt không biểu cảm cầm đầu con rắn đặt vào cánh tay trái của nàng, răng nanh sắc nhọn của rắn cạp nong phập thật sâu vào da thịt nàng, kích thích tuyến độc, phun ra nọc độc.
Hai mắt Ôn Ngọc trống rỗng nhìn vào cánh tay mình, không thể tiếp nhận mọi thứ trước mắt, chẳng lẽ ta thực sự phải chết sao? Chết là gì?
Pháp sư gật đầu, tên người hầu cung kính giật con rắn ra, lui hết ra ngoài.
Ánh nến trong phòng bị gió thổi tắt, ánh trăng màu xanh ảm đạm, giống như con dao đâm xuyên qua cửa sổ. Cổ họng của Ôn Ngọc đã bắt đầu sưng lên, toàn thân bắt đầu co giật! Nàng cố gắng mở to miệng, ôm lấy ngực, cố gắng hít thở, hô hấp đang dần tê liệt. Đối với nỗi sợ hãi về cái chết đang ăn mòn mỗi một tế bào của nàng, vì sao ta phải chết! Ta rất đau khổ! Vì sao ta hận, ta hận tất cả! Hận nước Hồng Ngọc, thành quỷ cũng sẽ không buông tha các người, một ngày nào đó, ta phải cho các người chết đau đớn như ta—
Ôn Ngọc giãy dụa trên mặt đất quay cuồng, hai tay nắm chặt miếng dương chi bạch ngọc. Miếng bạch ngọc này là lễ vật thân thiết của phụ hoàng tặng, đã đeo trên cổ từ lúc ra đời! Cũng không còn gặp nữa rồi.
Độc tố thần kinh của rắn cạp nong đang từ từ phát huy tác dụng, một người tử vong nhanh nhất cũng mất hai mươi phút. Hai mươi phút, ý thức của Ôn Ngọc vẫn rất tỉnh táo, đây là hai mươi phút vô cùng tàn khốc, hai mươi phút thống khổ mà tuyệt vọng, mỗi một khắc đều là dày vò đến cực hạn, mỗi một giây đều là lời nguyền tuyệt vọng—
“Tiểu Đồng, mau tới đây— có phát hiện!”
Đồng Dao hoảng hốt, toàn thân đổ mồ hôi lạnh.
Đồng Dao là sinh viên khoa khảo cổ của Đại học XX, theo thầy hướng dẫn họ Lưu, nghiên cứu về nền văn minh của vương tôn quý tộc của Trung Quốc thời cổ đại. Hai tháng trước, giáo sư Lưu bất ngờ nhận được tin, nói là ở ngoại ô Đồng Hương có một nơi tên là Diêu Gia Sơn, có khả năng chính là lăng mộ của quý tộc thời Lương Chử. Giáo sư Lưu vừa nhận được tin liền không thể kiềm chế, đặt vé máy bay trong ngày, cùng Đồng Dao suốt đêm chạy tới Đồng Hương.
Nền văn hoá Lương Chử, khoảng năm 5300~4000, nghiên cứu khảo cổ cho thấy, ở thời kỳ văn hoá Lương Chử, ngành thủ công có xu hướng chuyên nghiệp hoá, kỹ thuật mài dũa ngọc vô cùng phát triển, sự xuất hiện của
ngọc lễ khí2 cỡ lớn là tiết lộ mở đầu cho lễ chế xã hội của Trung Quốc, ranh giới giữa mộ của quý tộc và dân thường chứng tỏ sự xã hội hoá trầm trọng, văn tự nguyên sơ khắc trên đồ vật bằng đất được cho là khúc dạo đầu chín muồi xuất hiện chữ viết Trung Quốc!
Trải qua hai tháng, toàn bộ tổ nhân viên làm việc đào bới ngày đêm không ngừng nghỉ, nhưng chưa thu hoạch được gì. Suốt một tuần, ngày nào Đồng Dao cũng ăn bánh mì, mỗi ngày chỉ ngủ ba giờ. Bởi vì quá mệt mỏi, vừa rồi phải dựa vào gốc cây để ngủ. Đột nhiên bị tiếng gọi đánh thức, cô giật mình chưa tỉnh hẳn, lau mồ hôi trên trán.
Có thể là do hai ngày nay luôn nghĩ tới chuyện cổ mộ mới mơ một giấc mơ kì lạ, cũng may chỉ là một giấc mơ nhưng mà— vẫn chỉ là một giấc mơ—
Thế nhưng, cảnh trong mơ sao lại chân thật đến vậy—
Ôn Ngọc? Thực sự có người này sao?
“Tiểu Đồng, Tiểu Đồng, em ở đâu, mau tới đây…” Xa xa, gáo sư Lưu hét lên đầy phấn kích.
“Vâng, em tới đây!” Đồng Dao đứng lên, phủi đất trên người, chạy tới hạ lưu con sông.
“Nhanh lên…” Giáo sư Lưu không để ý tới hình tượng mà xắn ống quần, đựng ở hạ lưu con sông, không ngừng vẫy tay với Đồng Dao, “Ở đây.”
Đồng Dao nhanh chóng chạy qua đó.
“Xem này!” Giáo sư Lưu mặt đỏ bừng đầy hưng phấn, “ Hẳn là từ thượng nguồn trôi xuống. Hai ngày trước mưa lớn, mực nước cao lên rất nhiều, hơn nữa quy mô khai quật cũng lớn, cấu tạo và tính chất của đất cũng giảm đi không ít. Thứ này nhất định là từ lăng mộ trôi ra, xung quanh thượng nguồn nhất định có lối vào lăng mộ.”
Đồng Dao vừa thấy, quả thật ngẩn người. Một quan tài bằng ngọc bích dài chừng mét hai, lại có thể, lại có thể trôi dọc theo đường sông xuống dưới.
Quan tài bằng ngọc đã bị kẹt ở giữa sông, giáo sư Lưu định nhấc nó lên, đến mức xanh cả mặt.
“ Mọi người đứng ngây ngốc làm gì, mau giúp tôi nhấc nó lên đi!” Giáo sư Lưu gấp đến độ giậm chân.
Đồng Dao như ở trong mộng mới tỉnh, chưa kịp nhìn kỹ, lập tức cởi giầy đi ra giữa sông, cùng giúp đỡ mọi người xung quanh.
Quan tài bằng ngọc này nặng ít nhất cũng vài tấn, gọi xe cần cẩu ở Diêu Gia Sơn đến, mất nhiều sức, cuối cùng cũng đưa được nó lên.
Giáo sư Lưu nhìn quan tài bằng ngọc lắc lư chuyển dời lên cao, khẩn trương đến nỗi mặt mày xám ngắt, dọc đường chạy theo. Đồng Dao cũng chuẩn bị chạy theo, dưới chân bỗng nhiên dẫm phải vật cứng gì đó, đau đớn ngồi xổm xuống.
Có thể là đá cuội ở ven sông, Đồng Dao tiện tay sờ xuống dưới chân. Đưa lên nhìn, là một miếng bạch ngọc. Đồng Dao sửng sốt, đưa miếng ngọc về phía ánh nắng mặt trời để quan sát kỹ hơn.
Trên miếng ngọc có khắc một mặt nạ, tai rất nhọn, mắt lồi, hàm răng sắc nhọn, hai bên chạm trổ hoa văn hình mây.
Đồng Dao vốn là một sinh viên xuất sắc, có niềm đam mê với khảo cổ học không kém giáo sư Lưu chút nào, hơn nữa còn có tư chất thông minh, khiến cô tuy còn trẻ nhưng cũng nắm giữ kiến thức lý thuyết ở nhiều phương diện. Cô liếc mắt một cái liền nhận ra, đây là kiểu dáng mặt nạ điển hình cho võ sĩ ở thời kỳ Lương Chử. Mọi người ở thời kỳ Lương Chử cho rằng tạo hình theo kiểu vật tổ khiến cho người ta sợ hãi và có khả năng trừ tà, hơn nữa còn có năng lượng thần bí nào đó.
Kết cấu miếng ngọc chặt chẽ, màu sắc nhu hòa, không có tỳ vết, chắc chắn chủ nhân của nó nhất định có địa vị không tầm thường. Nhịp tim Đồng Dao bắt đầu tăng tốc…
Bỗng nhiên, khi ánh mặt trời chiếu xuống, miếng ngọc lập tức tan biến. Đồng Dao mở to mắt, miếng bạch ngọc kia hoá thành tro bụi, chợt biến mất ngay trước mắt cô.
Cô ngây ngốc đứng ở đó, mà giáo sư Lưu ở phía trước đã gấp đến độ cổ cũng chuyển hồng: “Đồng Dao, em đứng sững ở chỗ đấy làm gì? Còn không mau tới đây hỗ trợ!”
“Vâng, em đến đây!” Đồng Dao hoàn hồn, lắc đầu, vội vàng đuổi theo!
Miếng bạch ngọc vừa rồi chỉ là ảo giác sao?
Hay là bởi vì niên đại rất lâu, xói mòn ngay khi tiếp xúc với không khí?
***
Chú thích:
(1) Trích trong bài “Bài từ chôn hoa”, hồi 27 của Hồng Lâu Mộng, cảnh Đại Ngọc chôn hoa, bản dịch của nhóm Vũ Bội Hoàng.
(2) Ngọc lễ khí: Các loại
ngọc hoàng (ngọc hình bán nguyệt),
ngọc tông (ngọc hình vuông, chính giữa có lỗ thủng hình tròn),
ngọc bích (ngọc hình trong, ở giữa có lỗ),
ngọc khuê (dụng cụ bằng ngọc dùng trong nghi lễ của vua chúa thời xưa, trên nhọn dưới vuông),
ngọc chương (hình dáng giống nửa cái ngọc khuê),
ngọc hổ phách, được
Chu Lễ, một nhà nho kinh điển, gọi chung là ngọc lễ khí trong một sách kinh tên là
Lục khí lễ thiên địa tứ phương. (theo Baidu)