QUÝ PHỒN NÉM BÙN TỪ TRONG HỐ, VĂNG TUNG TÓE.
Vừa thấy cậu nhỏ đẹp trai họ Phó mặt thối hoắc, tim lão phu
nhân Phạm thị bắt đầu đập như đánh trống. Một bên là con nhà thế gia,
đừng thấy đứa nhỏ mười tuổi, đơn độc đến Ngô gia, Phạm thị chỉ thấy bọn
họ cao cao tại thượng, không thể lấy vị trí của bề trên mà đàn áp.
Một bên, lại là gia quyến của Thừa tướng
dưới một người trên vạn dân, tình cảm của Trịnh Tĩnh Nghiệp đối với vợ mình rõ như ban ngày, nếu để Đỗ
thị bị vãn bối làm mất mặt mũi ở Ngô gia, hoặc để bà ‘cảm thấy’ mất mặt, Ngô gia sẽ phải chịu dày vò.
Phạm thị vốn tính để
hai bên không gặp mặt nhau, hoặc chỉ thoáng qua, không đụng độ trực
tiếp. Ai lại ngờ hai bên lại đối mặt thế này?
Đỗ thị
vào nhà thấy anh em họ Phó, thế gia không hổ là thế gia, nuôi dạy hai
đứa bé có một khí độ rất khác. Không phải tất cả con cháu thế gia đều
như Lý Tuấn, chẳng biết sự đời, hai đứa trẻ này khiến Đỗ thị cảm thấy,
vừa nhìn qua là biết loại có nỗ lực, chịu cố gắng. Lăn lộn trong đời mấy chục năm, Đỗ thị tin tưởng vào con mắt nhìn người của mình.
Bà không định chủ động hỏi, muốn để xem Ngô gia sẽ tỏ thái độ gì. Nếu
hướng về Phó gia, bà sẽ trở về nói với trượng phu, bàn bạc về cuộc sống
của con gái ở Ngô gia sau này.
Trịnh Du nhận ra Phó
Tông Thuyên, cũng biết cha chị đã làm gì để đối phó với cha của Phó Tông Thuyên, nhưng là con gái của ông, không thể khách sáo. Đồng thời, quả
thật chị cũng không thể nào quen với phong cách của thế gia. Cô của Ngô
Hi ở Phó gia rất áp lực, nên khi chồng vừa qua đời, liền nhanh chóng
khăn gói đưa con chạy về nhà mẹ đẻ. Một khi về nhà mẹ đẻ, cũng đổi tính, cùng hai đứa con một nam một nữ, hành động tuy lễ phép nhưng vẫn mang
vài phần kiêu ngạo. Phó gia thường cho người đến thăm con của Ngô thị,
lần nào cũng cư xử rất lễ độ, nhưng
cmn,làm người ta cảm thấy thật không thoải mái!
Điều này khiến Trịnh Du rất khó chịu! Vênh với chả váo gì chứ?!
Tâm tình thoáng qua, Trịnh Du mỉm cười duyên dáng, đứng trước Phạm thị,
Vương thị, Đường thị chào hỏi, sau đó giải thích lí do: “Thăm cũng thăm
rồi, mẹ con muốn đến từ biệt bà nội.”
Đỗ thị cũng nói: “Làm phiền rồi.” Hai con dâu và con gái ở sau cũng hành lễ với Phạm thị.
Theo ý của Phạm thị, vốn là muốn mời nhà Đỗ thị ở lại dùng cơm, nay không
dám nói ra ý này. Bây giờ bà chỉ mong nhóm người Đỗ thị mau bước ra khỏi cửa, tránh xảy ra một màn đấu võ, nhưng không thể bày ra vẻ đuổi khách, Phạm thị phiền muộn.
Cho dù không tính giữ lại mời
cơm, nói một câu đi thong thả, để con dâu, cháu dâu tiễn người xuất môn
là xong. Còn bây giờ? Anh em Phó gia biết giải quyết thế nào, nếu Phạm
thị lập tức đáp ứng, thì khác gì vì Phó gia mà vội vàng xua Trịnh gia.
Bây giờ ở cũng không được, không ở cũng chẳng xong. Trịnh Du vừa cười vừa hỏi: “Đại lang Phó gia tới thăm A Địch ấy à?”
Chị hỏi một câu này, đã giúp giải tỏa bớt bầu không khí đang ngưng trọng,
Phạm thị điều chỉnh nét mặt: “Đúng thế, bà đã cho người đi gọi A Địch
rồi.”
Gương mặt của Phó Tông Thuyên cứng nhắc. Cậu
đến thăm em họ, Phó gia hơi bất mãn với Ngô gia, không phải vì Ngô gia
cưới con gái Trịnh Tĩnh Nghiệp (Triệu gia cũng gả con gái đến Trịnh gia
đấy thôi), địa vị của Trịnh Tĩnh Nghiệp rất cao, nội bộ gia đình coi như đoàn kết, quan hệ thông gia cũng khá chặt chẽ – đôi khi thế gia cũng
không phải hoàn toàn không biết thay đổi. Hơn nữa, trong mắt thế gia,
Ngô gia chỉ được xem là gia tộc mới lên hương, giàu xổi mà thôi, chẳng hi vọng bọn họ chú ý được bao.
Nhưng, chồng chết, liền mang đứa con trai duy nhất chạy về nhà mẹ đẻ,
khiến Phó gia rất bất mãn, dù đây là chuyện được người đời cho phép,
nhưng chuyện hiếm có này mà cũng xảy ra ở thế gia cơ đấy. Ngô thị, thím
của Phó Tông Thuyên lại dám làm điều đó! Xét trong thế gia mấy trăm năm
nay có ai không quy củ như cái nhà giàu xổi đó không? Cứ như Phó gia sẽ
ngược đãi mẹ con bọn họ không bằng?
Phó gia đành miễn cưỡng chấp nhận, thường đến Ngô gia để thăm con cháu nhà mình, lại hay mời anh em Phó Tông Địch đến làm khách.
Bọn họ làm như vậy, để dư luận chuyển hướng, đại khái là, nhân phẩm của Phó gia càng khiến người người tin mến. Phó Hàm Chương rất rầu, sợ hai đứa
cháu trai cháu gái nhà mình bị Ngô gia giàu xổi dạy bậy. Mà lo lắng này
chẳng phải vô lí, vừa rồi Ngô gia mới cưới con gái Trịnh gia làm dâu
trưởng đấy thôi.
Ở nhà, Phó Hàm Chương không chỉ nói câu “Hoang đường!” một lần thôi đâu.
Bây giờ một đống hoang đường xuất hiện trước mặt cậu, rặn mấy thì sắc mặt cũng chẳng khá nổi. Nếu có thể lựa chọn, cậu ta thật hi vọng những người phụ nữ trước mặt này biến mất hết, không muốn dông dài cùng. Thế gia và hàn môn, tốt nhất là đừng nên liên hệ gì, hễ hạ thấp tiêu chuẩn thì
Văn Chó,
Thị Mèo nào cũng sẽ thành thân thích, phiền!
Lòng không kiên nhẫn, nhưng Phó Tông Thuyên vẫn không lên cơn. Bây giờ đã
không như trước, nếu như trước, quay đầu bỏ đi nói lời nào, sẽ có người
khen là khí phách. Nay đã qua hai lần thay triều đổi đại, Hoàng đế không vừa lòng việc triều chính trong tay thế gia, thế lực của thế gia không
như trước, không nên ngông cuồng.
Phó Tông Thuyên cố
nhẫn nại, nghe Phạm thị giới thiệu anh em cậu với Đỗ thị. Đây là kẻ thù, là kẻ thù; Trịnh Tĩnh Nghiệp chẳng những làm cha mất mặt, còn cản trở
tiền đồ của cậu, Phó Tông Thuyên cảm thấy bây giờ mình có thể đứng đây,
hỏi thăm sức khỏe vợ của Trịnh Tĩnh Nghiệp, đúng là có thể tu thành
chính quả rồi.
***
Đúng là thế gia! Đây là tiếng lòng của hầu hết mọi người khi đó.
Trịnh Diễm trơ mắt nhìn Phó Tông Thuyên dây dưa thăm hỏi sức khỏe Đỗ thị,
từng động tác giơ tay nhấc chân chuẩn đến nỗi có thể đưa vào sách mẫu
dạy học, mang tính mô phạm hơn cả người anh mười bảy tuổi của nàng. Em
của Phó Tông Thuyên là Phó Tông Ngạn, cũng chẳng hơn kém tuổi Trịnh Diễm bao nhiêu, làm theo anh trai cúi đầu chào Đỗ thị.
Xong việc, Phó Tông Thuyên đứng dậy, đứng vững vàng, một chút ngượng ngùng
của cậu thiếu niên cũng không có. Em gái cậu, Phó Tông Ngạn, nhẹ chân
lui về sau anh trai, động tác của cả hai lưu loát như nước chảy mây
trôi, không thể chê chỗ nào được.
Lạnh lùng, vạch rõ giới hạn, đây là ấn tượng đầu tiên của Trịnh Diễm về Phó Tông Thuyên.
Tên nhóc này chắc là không biết rằng, hình mẫu nam chính cay nghiệt lạnh
lùng hết được ưa chuộng rồi. Trịnh Diễm bĩu môi, nhìn sang Phó Tông
Ngạn.
Quả đúng là một tiểu mỹ nữ! Khuôn mặt trắng
hồng, mềm mại non nớt, Trịnh Diễm dám cá rằng, chắc chắn khi Phó Tông
Ngạn trưởng thành, sẽ đẹp hơn cả Tưởng Văn Thanh.
Đỗ
thị vờ như không biết chồng mình đã làm ‘chuyện tốt’ gì, ngợi khen hai
anh em họ Phó, Trịnh Du đã đưa mắt ra hiệu phái người về phòng chuẩn bị
quà gặp mặt cho bọn họ. Đỗ thị thuận tay đưa tặng cho, còn nói: “Không
ngờ gặp hai anh em, nên không chuẩn bị gì.”
Từ đầu đến cuối Phó Tông Ngạn không nói tiếng nào, Phó Tông Thuyên chắp tay làm lễ: “Trưởng giả
(bậc bề trên) đã tặng, nào dám chối từ.” Sau đó hất cằm, nô bộc hiểu ý bước tới, nhận
món quà gặp mặt từ tay của tì nữ bên người Trịnh Du. Toàn bộ quá trình
trao nhận, hai món quà này hoàn toàn không được đôi bên chạm tay đến lần nào. Xem chừng hai thứ này được mà Phó Tông Thuyên cho phép bước vào
Phó gia thì đúng là lạ đời.
Phó Tông Thuyên cũng qua
đó nhìn đoàn người Đỗ thị, lướt qua một đôi mắt tò mò, tuổi này, có lẽ,
là con gái của Trịnh Tĩnh Nghiệp. Phó Tông Thuyên muốn ôm trán, thói đời ngày càng bại hoại, con gái của Tể tướng mà không quy củ vậy đây. Xem
ra có thể tin tưởng độ chính xác của lời nói anh em Phó Tông Địch: Con gái Trịnh gia, rất kiêu ngạo.
Bên ngoài vang tiếng chân, Phạm thị thở phào nhẹ nhõm, anh em Phó Tông Địch đã đến.
Chào hỏi đã xong, Đỗ thị cũng xem tuồng chán chê, từ biệt Phạm thị: “Quả là
đã không còn sớm nữa, chắc cha con bọn họ sắp về rồi, trở về không thấy
chúng ta thì lại cằn nhằn mất.”
Phạm thị nhìn vẻ
gượng cười của Đỗ thị, biết bà đang khó chịu trong lòng, day day trán,
tự vấn, không biết mình đã tạo nghiệt gì?
Gả con gái
đến nhà thế gia, cho con trai cưới khuê nữ Tể tướng, đây đều là thủ đoạn hôn nhân, vì sự phát triển của gia tộc, vậy mà bây giờ hai bên thông
gia không hợp nhau, Ngô gia ở giữa, bà không thể làm mích lòng bên nào.
Chí ít chưa trở mặt, người gánh trách nhiệm trực tiếp không phải mình, Phạm thị tự an ủi như vậy. Nghe bảo Đỗ thị rời đi, trong lòng bà bỗng muốn để mặc ra sao thì ra (*):
mắt không thấy thì coi như xong. Dù sao Phó gia cũng chẳng đối tốt hơn với Ngô gia miếng nào.
(*) Nguyên văn: ‘Phá quán tử phá suất’ – bình sứt chẳng cần giữ.Phạm thị nói với Phó Tông Địch: “Phó Đại lang đến thăm anh em hai cháu, cháu phải tiếp đãi cho tốt, không được thất lễ.” Rồi lại đi tiễn đoàn người
Đỗ thị ra cửa, trong lòng bi ai xót xa, vốn bà không cần ra tiễn khách,
chỉ cần Vương thị đi thôi là được.
Phó Tông Thuyên
đứng lặng nơi đó, vẻ mặt không hề thay đổi nhìn Phạm thị, Đỗ thị ra
ngoài. Phó Tông Địch khá sợ điểm này của người anh họ, không dám giục,
đến khi Phó Tông Thuyên thu hồi tầm mắt, mới khom người: “Đại ca, mời
huynh đi bên này.”
***
Đỗ thị cười dịu dàng, đứng ở cửa bảo Phạm thị quay vào, hai bên nhường nhau một hồi, mới thủng thẳng lên xe, thong thả quay về.
Vừa bước lên xe, khuôn mặt tươi cười của Đỗ thị lập tức biến mất. Bà sống
lâu như thế, quả thật không nên so đo cùng với một đứa con nít, nhưng
ánh mắt của thằng lỏi kia, rất chọc người! Đỗ thị xuất thân hàn môn trong các hàn môn, gả cho Trịnh Tĩnh Nghiệp là quyết định chính xác nhất đời bà, vợ chồng vinh quý cùng tiến vào xã hội thượng lưu.
Nhưng nào ngờ xã hội thượng lưu đâu tốt như vậy, ở ngoài thì thấy, nếu được ở trong tầng lớp thì thật hạnh phúc, chẳng hay đó là bước đầu tiên
trên con đường đằng đẵng mịt mù. Khi còn trẻ, Đỗ thị trông cũng được,
ngoài ra, tính tình sảng khoái, kham khổ chịu khó. Vào cái vòng lẩn quẩn này rồi mới phát hiện ra, những thứ đó đều không quan trọng, người ta
yêu cầu dáng vẻ, lễ nghi, ăn vận tương xứng, nào ngâm thơ, ca hát, nào
nhạc cụ, thưởng trà,… kìa.
Mười năm đầu tiên, khổ
không thể tả. Từng bị không ít người dùng ánh mắt coi thường xoi mói, có thể đủ ôn tồn, đủ che giấu đấy, nhưng bà vẫn cảm nhận được sự xa cách
ẩn hiện trong không khí. Sau thì những ánh mắt như vậy ít dần, che giấu
cũng sâu hơn, Đỗ thị lười so đo.
Nhưng không ngờ hôm nay, lại cảm nhận điều đó từ trong ánh mắt của một thằng nhãi ranh.
Đỗ thị cảm thấy cơn giận khó dằn. Các ngươi vênh với chả váo cm gì hả?
Bởi vì đường ngắn, ít ra thì hai dặm này không đủ để cơn giận của Đỗ thị
tiêu tan, nghiêm mặt bước xuống xe, tổng quản đi đến báo cáo: “Tướng
công đã về.”
Đỗ thị sửng sốt: “Sao về sớm vậy?”
Tập đoàn chính phủ nghỉ hè không có nghĩa là bộ máy bên trong được ngừng
hoạt động, chẳng qua chuyển đến Hi Sơn nhưng vẫn phải làm việc thôi, có
điều tâm lí được thả lỏng hơn,
à thì, hành vi cũng lơi lả. Phải
tuân thủ các công việc căn bản, Đỗ thị bảo Trịnh Tĩnh Nghiệp tan ca về
nhà, chẳng qua cũng chỉ là lấy cớ, thật ra sau khi hết giờ làm, Trịnh
Tĩnh Nghiệp còn một đống việc lắt nhắt khác.
Đỗ thị
quẳng sự khó chịu của mình sang một bên, đưa tay để tì nữ dìu xuống xe,
nhìn con gái bước xuống, vừa quay vào trong, liền hỏi: “Hôm nay có
chuyện gì à?”
Hôm nay quả thật có một chuyện lớn, khiến Trịnh Tĩnh Nghiệp không thể không về sớm, triệu tập gian đảng đến bàn đối sách.
Ông đào một cái hố để Quý Phồn nhảy vào, không ngờ Quý Phồn lại ôm bùn
trong đó quăng ra, bắn tung tóe khắp nơi. Mà đứng mũi chịu sào chính là
Trịnh Tĩnh Nghiệp, đưa đầu ra chịu, bị Hoàng thượng dùng ánh mắt kì lạ
đánh giá –
dàn xếp chẳng xong (*).(*)
Nguyên văn: ‘Trong ngoài không phải người’, nghĩa bóng ý nói, khi một
người dàn xếp cho ai việc gì, chẳng những giải quyết xong, mà còn khiến
người kia không hài lòng.