Con Gái Gian Thần

Chương 19

MỘT SỰ THÔNG, TRĂM SỰ TỎ, ÔNG KHÔNG NHỮNG RA PHÒNG KHÁCH MÀ CÒN VÀO ĐƯỢC NHÀ BẾP.

Đông cung ra tay, đánh Trịnh Tĩnh Nghiệp một cái không trở tay kịp, đánh mất quyền chỉ huy Diệu Võ quân của Vu Nguyên Tề, còn buộc ông hồi kinh giam bế, khiến Trịnh đảng hận đến nghiến răng ngứa lợi. Trịnh Tĩnh Nghiệp không muốn đối địch với Thái tử, thanh danh không tốt đã chẳng hề dễ làm, khi không động vào anh ta làm gì? Nhưng bây giờ rõ ràng Thái tử không ưa bạn, không quay lại làm hòa, chẳng lẽ đợi anh ta lên ngôi thì coi như chờ chết à?

Tại sao bỗng nhiên Thái tử lại đối địch với mình? Trịnh Tĩnh Nghiệp rốt cuộc vẫn là Trịnh Tĩnh Nghiệp, ngồi trong thư phòng nửa ngày, cuối cùng cũng minh bạch, nhìn những người xung quanh Thái tử mà xem! Quá nửa là có thù oán, nửa còn lại không thù, vì vừa được lên thay, nhưng những kẻ ấy cũng từng bị ông chỉnh lý. Thế chẳng phải là đã kết thù cùng Thái tử rồi sao? Giải hòa cùng Thái tử? Giải hòa thế nào? Hoàng đế cho phép à? Một Tể tướng như ông khi không lại thân thiết với Thái tử, sao Hoàng đế vui cho nổi? Lại thêm, Thái tử sẽ đồng ý chắc? Bạn đánh vào mặt anh ta như vậy, dựa vào gì mà đòi Thái tử chấp nhận? Không phải chỉ cần chờ Hoàng đế lên nóc là xong rồi sao?

Trịnh Tĩnh Nghiệp triệu tập tay sai, mở hội nghị: “Quý sư muốn khôi phục chế độ cũ, phải làm sao đây?”

Quang Lộc khanh cười hề hề đến là đê tiện: “Lão ta muốn khôi phục chế độ cũ, đương nhiên chỉ là ‘muốn’ mà thôi.” Sau tự thấy hài lòng về sự dí dỏm của mình mà cười tiếp.

Hộ bộ Thượng thư vui vẻ nói: “Năm nay vừa đánh một trận, thánh nhân vạn thọ sáu mươi, mùa xuân còn phải trùng tu cung Thúy Vi, những thứ này hao tốn rất nhiều tiền. Ta lệnh cho bọn họ phải lấp đầy thương khố như bình thường. Khà khà, nào dư tiền nổi?” Vốn dĩ điều chỉnh chức tước là một trong những biện pháp Ngụy Tĩnh Uyên đưa ra nhằm giải quyết áp lực tài chính, việc bù lại thu chi đúng là khó chơi.

Trịnh Tú là con trai trưởng của Trịnh Tĩnh Nghiệp, đã ra làm quan, được cha đưa lên vị trí Trung thư xá nhân, tương đương với chức thư kí của Hoàng thượng, cũng tham dự hội nghị, nghe bọn họ nói vậy, cảm thấy không vui, yên lặng lắng nghe, không lên tiếng.

Trịnh Tĩnh Nghiệp bấm đốt ngón tay trên bàn: ”Ai biết Chiêm sự Đông cung, Khai quốc huyền hầu Lý Bá An?”

“Hắn thì sao?”

“Quý sư muốn khôi phục chế độ cũ, ta là đệ tử của ông ta, sao không thể nhìn qua sổ sách ghi chép gia tịch? Có điều thấy báo lên rằng đích thứ tử của ông ta chỉ nhỏ hơn đích trưởng tử năm tháng mà thôi.” Dù Trịnh Tĩnh Nghiệp đang đâm chọt kẻ khác, nhưng gương mặt vẫn tràn đầy vẻ quân tử ấm áp.

“Dám xáo trộn đích thứ!” Ngự sử của Trịnh đảng lập tức nhận ra, “Đây là tội khi quân!”

Đang nhắc tới Ngụy Tĩnh Uyên, ông ấy chẳng những đưa ra chế độ ‘Giáng cấp thu tước’, mà còn có cả ‘Vô hậu trừ nước’. Tức là, tước vị của bạn chỉ được truyền cho con trai vợ cả, con của thiếp thất thì không được! Vợ cả không sinh con, ngại quá, tước vị sẽ bị thu hồi. Nếu như bạn có thể diện, công lao đủ nhiều, có thể để con cháu trong dòng họ thừa kế, dù sẽ giáng cấp thu tước, đương nhiên, đứa trẻ thừa kế cũng phải là con vợ cả, bằng không tất cả đặc quyền đều bị thu hồi, cái nên nộp thuế phải nộp, đất phong gì cũng phải trả lại tất.

Quang Lộc khanh bổ sung một câu: “Lại còn sủng thiếp diệt thê nữa chứ! Không đúng, đây là để thiếp làm vợ. Nhất định có một đứa là con vợ lẽ, đưa thứ thành đích, chẳng phải là để thiếp làm chính thất sao?” Càng nói càng hứng chí, chẳng quan tâm thật hay không, lôi Lý Bá An ra rồi tính tiếp. Kẻ đưa thiếp làm vợ, cả hai đều bị đánh tám mươi bản, tù hai năm, thiếp về làm thiếp như cũ. Đương nhiên, bạn cũng có thể không cần chịu hình, như Vu gia ấy, lấy tiền để chuộc, hoặc dùng chức quan, tước vị gì gì đó để thay thế.

Trịnh Tú kinh hãi: “Cha, Lý Bá An là sủng thần Đông cung. Trước mắt không thể đắc tội với Đông cung được!” Trịnh Tú bị đánh một trận, trải qua sự giáo dục gợi về quá khứ đắng cay ngày xưa và cuộc sống đầy đủ hiện tại, dù còn thành thật, nhưng chẳng ngây thơ. Nhưng lần này anh nhất định phải can gián cha mình. Hoàng đế đã già, Thái tử đang tuổi tráng niên.

“Vậy cứ để mặc đám tiểu nhân lởn vởn quanh Đông cung sao?” Trịnh Tĩnh Nghiệp quyết định đối nghịch với Đông cung, nhưng không thể nói trắng ra, chẳng ai muốn nói huỵch toẹt rằng mình muốn xử lí Thái tử cả, nếu không Trịnh đảng sẽ tan rã non nửa mất. Tranh thủ tình cảm với Phó Hàm Chương ở Đông cung? Hay là được cầu xin sự thương xót của Đông cung? Đều không thể, vậy phải tử chiến đến cùng! Mà còn phải đánh nhanh thắng nhanh, Hoàng thượng đã lớn tuổi, chuyện này không thể kéo dài quá năm ba năm được, trong vòng năm năm mà không xong, thì coi như đã định, cả nhà chuẩn bị lưu vong thôi.

Rõ ràng là Trịnh Tĩnh Nghiệp muốn lôi Thái tử xuống đài, còn ra vẻ muốn tốt cho Thái tử, khiến toàn bộ những người trong phòng đều tin ông. Trịnh đại gian tướng tẩy não bọn họ: “Giúp Thái tử tránh xa đám tiểu nhân, giúp vận nước dài lâu. Thái tử gần gũi với quân tử, lòng dạ trong sáng, chí công vô tư, thì mới thấy lòng trung thành của chúng ta.”

Quả thật Lý Bá An đã làm một chuyện rất mất đạo đức, nghe nói đây là gã có đời sống sinh hoạt rất phóng túng bậy bạ, đã đưa vị hôn phu của tâm can bảo bối của Vu Minh Lãng đến kinh thành cáo trạng.

Người làm mùng một, ta trả mười lăm, đều có vấn đề trong sinh hoạt cá nhân cả, đã thế lại dính dáng đến lừa đảo tài sản quốc gia (tước vị là có bổng bộc, may mắn còn được thực phong), gây hại đến việc thi hành công vụ nữa chứ (tập tước).

Trịnh Tú trầm mặc, dù anh vẫn cảm thấy có điểm không thích hợp, nhưng không thể nói không đúng chỗ nào.

***

Cho dù có muốn chỉnh người thì cũng phải để ý thời gian, chẳng hạn như hiện tại, đã gần cuối năm, các bên tương quan đều rối tinh rối mù, bạn mà định lôi chuyện gì ra, muốn thừa nước đục thả câu, nắm chắc cơ hội thành công, thì phải làm cho nghiêm túc, cơ mà nếu vậy sẽ hơi phiền. Dù Trịnh Tĩnh Nghiệp đã nghĩ ra cách nhưng vẫn chưa ra tay, ngược lại còn đang chuẩn bị ăn tết.

Đây là một ngày lễ lớn, mọi nhà đều dồn sức chuẩn bị, tốn hết một, hai tháng. Qua mùng một thì còn phải đi thăm người thân khắp nơi, đến ngày mười tháng giêng, tết Nguyên tiêu, mới có thể coi là nhàn. Có chuyện gì thì đến lúc đó hẵng nói sau, chi bằng bây giờ quan sát thế cục nhiều hơn cái đã. Dù sao thì việc đối đầu Thái tử cũng không phải là chuyện khiến thể xác và tinh thần con người ta vui vẻ, hễ còn một đường sống thì chẳng ai muốn mạo hiểm.

Nếu là gia đình người khác, thể nào cả nhà cũng bận chết đi được, nhưng ở Trịnh gia thì đơn giản hơn nhiều – nhà ít người. Một là không có họ hàng, hai lại chẳng có quan hệ nhiều đời, chỉ có bốn nhà thông gia, lại thêm nhất định phải ghé qua chỗ Quý Phồn nữa mà thôi. Trừ những nơi đó ra, thì việc thăm hỏi sức khỏe trong quan trường, với địa vị hôm nay của Trịnh Tĩnh Nghiệp, chẳng nhiều nơi cần thi lễ.

Triệu thị đã ra tháng (không cần ở cữ nữa), Đỗ thị có ba cô con dâu thì dư dùng. Năm rồi Trịnh Diễm chẳng gặp chuyện gì, năm nay bị Trịnh Tĩnh Nghiệp yêu cầu: “Bây giờ đã học nữ công, đi theo thầy đọc sách, con đến phường Tuyên Đức (nhà Cố Ích Thuần), có chuẩn bị gì thì cũng phải do con đích thân làm mới được.

Đỗ thị: “Ta đã chuẩn bị sẵn phần của nó, cũng nhờ con dâu Đại lang nói anh em Đức Hưng chuẩn bị lễ tạ ơn thầy, ta mới nhớ ra.”

“Đó là một chuyện, nhưng đã bái sư nghiêm chỉnh, sau này dù con bé lập gia đình, sinh con, thì kính vẫn phải kính. Bà chuẩn bị, đó là lễ nghĩa của nhà ta. Còn A Diễm phải có thành ý của chính nó mới được. Cũng không nhất định là món gì quý giá, nếu không làm tốt nữ công thì chả cần đưa, nhưng dù sao cũng phải có gì đó.”

Trịnh Diễm lắc lắc đầu: “Con chẳng biết nên tặng thầy cái gì cho hay, con chỉ biết làm những món nhỏ nhỏ mà thôi, vào phòng coi lại thì thấy có mấy thỏi mực rất tốt.” Nàng ngồi trên sạp thấp, đung đưa chân, đã nghĩ đến từ sớm, nếu Cố Ích Thuần là một trưởng bối đơn thuần, nàng lôi tay nghề thêu thùa của mình tặng một món nho nhỏ thì chẳng sao, nhưng đây là thầy giáo. Trịnh Diễm nghĩ, nên tặng một món lịch sự tao nhã vẫn hơn. Con của Trịnh Tĩnh Nghiệp đi học, không ít người muốn nịnh bợ, sinh nhật Trịnh Diễm, ngoại trừ châu báu tơ lụa đồ chơi, chẳng thiếu kẻ tặng giấy và mực, trong đó có khá nhiều món quý giá được danh gia chế tác.

Trịnh Tĩnh Nghiệp nói xong chuyện chính, càng hòa ái hơn, vuốt tóc Trịnh Diễm nói: “Đúng là đã trưởng thành rồi.” Ông làm như chẳng nhìn thấy cái chân ngắn ngủn của con gái đang đung đưa.

Trịnh Diễm ngước đầu: “Con được cáo mệnh (phụ nữ được phong tước hiệu trong thời phong kiến), mẹ bắt đầu để con tự xử lý đồ đạc của mình, nên con phải trưởng thành chứ.” Trong việc giáo dục con cái của Đỗ thị và Trịnh Tĩnh Nghiệp, chưa nói gì khác, đầu tiên là để chúng có thể rèn luyện khả năng tự lập.

Đỗ thị cười chê: “Ta thấy nữ công của nó không tốt thật, A Du năm đó cũng kém, may mà nhà ta bây giờ không cần lo áo mặc, nếu không nhìn hai đứa chúng nó thôi cũng buồn muốn chết rồi.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp vuốt râu cười không đáp, chỉ nhìn Đỗ thị, mặt bà đỏ ửng, nữ công của bà cũng rất xoàng xĩnh. Muốn may áo, vá quần, khâu chăn bà đều làm được, nhưng không thể kiên nhẫn thêu hoa cỏ, biết thì cũng biết, nhưng một người phụ nữ chống đỡ gia nghiệp, việc cần làm chất cả đống, nào có thời gian làm những chuyện này? Đáng thương cho Trịnh Tĩnh Nghiệp, sau khi hai người kết hôn, hễ là quần áo vợ may cho thì chẳng được nửa mũi thêu, người không biết còn khen nhân tài mới nổi này ‘chất phác, có phong cách quân tử.’ Lúc Đỗ thị đang ở cữ sau khi sinh Trịnh Tú, mẹ chồng và mẹ ruột đều còn sống, nằm đủ một tháng, trong lúc rảnh rỗi, viền hai đường biên ở tay áo mới cho Trịnh Tĩnh Nghiệp, khiến Trịnh Tĩnh Nghiệp bất ngờ, suýt nữa vấp bậc cửa bổ nhào.

Trịnh Tĩnh Nghiệp liếc mắt nhìn vợ, sau quay lại với con gái: “Bây giờ con đã là tiểu tài chủ rồi, cháu ngoại cháu trai gì cũng phải mừng tuổi cho đấy nhé.” Ông trêu con.

Trịnh Diễm đáp: “Đương nhiên rồi ạ.”

Đỗ thị hơi ngạc nhiên: “Sao không nghe con nói gì cả?”

“Cái gì cũng nói thì còn ý nghĩa gì chứ?”

Trịnh Tĩnh Nghiệp vui vẻ bảo: “Là con gái của ta. Ta chỉ cho con thì cũng vậy mà?”

“Dạ vâng.”

“Thánh nhân và Quý phi cũng đối xử với con không tệ.”

“Biết rồi ạ~” năm ngoái nàng còn nhỏ, một vì chưa có vốn riêng, hai là cũng không được đụng vào. Từ khi qua bảy tuổi, Trịnh Diễm đã xử lí sắp xếp tài sản riêng của mình. Đỗ thị xuất bình dân, căn cứ vào kinh nghiệm sống nhiều năm của mình mà cho rằng, hiền lương thục đức của người phụ nữ chỉ là thứ yếu, biết sống qua ngàymới là quan trọng nhất. Cha của Đỗ thị mất, con trẻ nhà nghèo phải sớm lo liệu việc nhà, bà giáo dục con gái, không khỏi mang theo những ảnh hưởng từ bản thân. Lại thêm Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không để con gái nhà mình chịu sự giáo dục cứng nhắc như thế gia, ông sớm nhìn ra, họa hổ không thành sẽ ra chó (ý bảo không nên bắt chước lung tung, có thể không thành mà phản ngược lại), bằng không lúc nghị hôn cho Trịnh Du, cứ đưa thẳng bức họa khiến con cháu thế gia mê tít ra ngoài là được rồi.

Kết quả là, năm nay Trịnh Diễm tự chuẩn bị cho mỗi người một phần quà.

Trịnh Diễm có bổng lộc Huyện quân và thực phong ba trăm hộ, Đỗ thị để cho nàng xử lí dần dần. Mặc dù không cho phép con cháu có tài sản riêng, nhưng luôn thiên vị con gái – từ khi còn ở nhà mẹ đẻ, các nàng được học việc quản gia, để tránh lúc xuất giá không kịp trở tay, bị nhà chồng khinh thường. Đỗ thị thì cho rằng, đây là vốn riêng của con gái, xuất giá mang theo, không bị người bên cạnh xoi mói. Chẳng ngờ nha đầu kia lại rất có thiên phú trong việc quản gia, trương mục nào cũng nhớ rất rành mạch.

Nửa tháng cuối năm, Đỗ thị vẫn rất lo lắng, bảo Trịnh Diễm đem những thứ đã chuẩn bị ra để bà nhìn qua một lượt.

Mỗi cháu được một bao lì xì, dùng lụa đỏ làm bao, mỗi người mười miếng kim tiền, rất công bằng. Mớ kim tiền này cũng là Trịnh Diễm được nhận từ trong cung ra. Trong cung thường dùng vàng bạc để làm thành tiền, trong chợ không lưu thông, cất dưới đáy hòm dòm chơi mà thôi. Đương nhiên, nếu bạn có gan lớn một chút thì cũng dùng được, đun chảy ra, hoặc coi như vàng khối, dựa vào cân nặng để mua bán đổi chác cũng chẳng ai quản.

Các anh trai thì đều là bút và nghiên mực, không nhiều không ít, mỗi người một bộ, chị dâu được vài thứ hương liệu. Còn Trịnh Du ngoài hương liệu thì có cả vải vóc.

Hoàng thượng và Miêu phi cũng là hai người không thể thiếu, Trịnh Diễm tặng mỗi người bọn họ một chậu cây kiểng.

Thậm chí, mỗi người hầu ở bên cũng được nhận một trăm tiền mừng tuổi. Có điều vẫn không đưa quà của của vợ chồng Trịnh thị và Cố Ích Thuần ra.

Đỗ thị chỉa trán con gái: “Tiểu hồ li.”

Trịnh Diễm lè lưỡi.

***

“Con tặng trẫm cái này à?” Hoàng đế là một ông lão rất hiền, ít nhất trước mặt Trịnh Diễm là vậy, bình thường không dùng danh hiệu chính thức, đang ở văn viết, nên để nhấn mạnh thái độ mà thôi.

Trịnh Diễm đang ở trong điện Chiêu Nhân. Ngày lễ tết, lúc nào các đại thần, mệnh phụ cũng có tiến cống một số món, Trịnh Diễm có phong hào, nhưng tuổi còn nhỏ, phần chính thức kia đã được Đỗ thị đưa vào dưới danh nghĩa của nàng. Còn món quà nhỏ này là do nàng tự tay mang tới.

Hai chậu kiểng, không đúng, là loại không nở hoa, chưa kể còn keo kiệt chỉ tặng mỗi người một chậu.

Trịnh Diễm thưa: “Cái này rất có ý nghĩa mà, qua đông không tàn, vạn năm xanh tươi.” (loại cây Trịnh Diễm tặng là cây Đông thanh, được gọi là cây sồi xanh)

Hoàng thượng chỉ trêu nàng một chút thôi, ngài có quá nhiều con, nhiều quá nên chẳng hiếm lạ nữa, Miêu phi thích Trịnh Diễm, ngài hay gặp, cũng thích bộ dạng đáng yêu, tính cách vui vẻ của tiểu nha đầu này, đương nhiên, cũng nhờ nàng có một người cha tốt, điều này đã giúp ngài để ý đến Trịnh Diễm hơn một chút.

Miêu phi hòa giải: “Suốt ngày nhìn châu báu, nay thấy cái này cũng thuận mắt lắm.”

Hoàng đế trách một câu: “Nàng chiều con bé quá.” Miêu phi chớp đôi mắt xinh đẹp nhìn ngài, Hoàng đế tự đắc vuốt râu nở nụ cười, còn nói với Trịnh Diễm: “Dù sao cũng được một cặp chứ?”

“Con mang hai bồn tới, thì đúng là một cặp còn gì.” (Ý Hoàng đế trêu, đáng lẽ tặng gì cũng phải tặng một cặp, Hoàng đế, Miêu phi mỗi người một cặp, còn Trịnh Diễm ‘keo kiệt’, mang một cặp, mỗi người một chậu.)

Không có gì bất ngờ xảy ra, trên đầu chịu một vuốt Hoàng đế (thiên tử ví là con rồng, nên ở đây dùng từ vuốt là vì vậy): “Tiểu nha đầu học ở đâu thế? Ở nhà con cũng vậy à? Trịnh Tĩnh Nghiệp không quản con sao?

Trịnh Diễm lắc đầu: “Sao mà được chứ, ở nhà con còn nháo hơn nữa cơ, cha không phạt con đâu. Hôm trước cha còn tự xuống bếp nấu cơm nữa mà.”

Hoàng đế: “… Hả?” Sao thế được?

“Tể với chả tướng, không biết nấu ăn thì làm Tể tướng gì chứ?” Trịnh Diễm đại nghịch bất đạo, bĩu môi với Hoàng đế.

Hoàng đế: “…” Chắc ngài đã làm sai cách rồi.

Quả thật Trịnh Tĩnh Nghiệp đã xuống bếp nấu cơm, khiến ba cô con dâu kinh ngạc đến rớt tròng mắt. Khi bé nhà Trịnh Tĩnh Nghiệp nghèo khó, Hà thị mẹ ông đương nhiên không để con làm việc nhà, chỉ khi Hà thị bị bệnh thì Trịnh Tĩnh Nghiệp mới có thể động tay. Người ta nói một chuyện tỏ, trăm sự thông, ông chẳng những ra được phòng khách mà còn vào nhà bếp, nghe nói nấu ăn rất ngon. Khi Đỗ thị ở cữ cũng vài lần được ăn món thịt chưng kia, hôm tết vừa buột miệng kể.

Trịnh Diễm rất muốn xem, coi thử Tể tưởng đương triều làm đầu bếp thế nào.

Năm nay lấy cớ, Trịnh Diễm tặng cha món quà khiến ông cực kì có mặt mũi, Trịnh Tĩnh Nghiệp nhất thời không nghĩ kĩ mà buột miệng: “Không tệ không tệ, con muốn thứ gì?”

“Cha chưng thịt cho con đi. Dưỡng gia hồ khẩu, dưỡng gia hồ khẩu (nghĩa bóng: nuôi gia đình sống qua ngày, nghĩa đen: ăn cháo cầm hơi); nấu cho con gái ăn đi! Mẹ cứ nhắc mãi, chẳng ngại gì thật à.”

Đầu sưng lên hai cục vì bị Đỗ thị cú vào, cuối cùng Trịnh Diễm rút cuộc cũng được ăn thịt chưng của Trịnh Tĩnh Nghiệp.

Thơm! Thơm ơi là thơm!

Trịnh Tĩnh Nghiệp vừa lau tay vừa cười mắng: “Đúng là đồ quỷ con, tại sao cùng một món mà thầy con không cần chưng thịt nhưng cha phải làm cơm cho con thế hả?”

“Thầy có phải là cha con đâu.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp đang vui, không so đo với con gái. Ăn cơm xong, ông về thư phòng, nhìn cái bình phong mà thấy rất vui.

Nghe nói những thư pháp gia nổi danh trong nước, Trịnh Tĩnh Nghiệp xếp hàng thứ nhất, Cố Ích Thuần coi như cũng có tiếng trong bảng xếp hạng, Lý Tuấn cũng có mặt, ba người đều là học trò Quý Phồn, tuy Quý Phồn là thầy, nhưng thư pháp thì không bằng ba người học trò.

Khải thư của Trịnh Tĩnh Nghiệp, Hành thư của Cố Ích Thuần, Thảo thư của Lý Tuấn, nhà nhà tranh nhau sưu tầm.

Đối với những Trịnh Diễm, hai món trên thì rất dễ, thư phòng Trịnh Tĩnh Nghiệp không đề phòng nàng, ông còn thường bế nàng đến thư phòng chơi, thi thoảng gặp khách cũng đưa theo. Cố Ích Thuần là thầy nàng, là người dạy Trịnh Diễm đọc sách viết chữ.

Nói thêm, tay nghề thêu thùa của Trịnh Diễm không giỏi, chỉ biết thêu hoa văn nhỏ, hoặc làm những thứ be bé, nhưng, nàng có cách riêng. Không uổng xuyên không tới, Tuệ Văn trong Hồng Lâu Mộng thật sáng tạo. Thư họa của danh nhân thì quá phức tạp, cũng chẳng giỏi thêu, nhưng về chữ viết, thì có thể thử. (Tuệ Văn trong Hồng Lâu Mộng rất giỏi thêu, cách thức, màu sắc đều đậm đà, tinh xảo không ai sánh kịp. Cạnh mỗi bức thêu hoa có một bài thơ, từ, ca, phú của người xưa, chữ cũng đều được thêu nổi bằng nhung đen. Hơn nữa từ nét ngoặc, nét chấm, to, nhỏ, liền, cách, đều giống hệt như chữ viết, lối thêu chữ bình thường không thể so được.)

Thế liền bắt tay gài cha và thầy nàng làm thơ, cứ bắt chước y chang mà đồ lên lụa trắng. Chuyện này với nàng không khó, chữ của Trịnh Diễm, chính là được kế thừa từ hai người, đồ theo cũng có nét. Sau đó dùng chỉ đen thêu vào trong. Cứ thế mà thêu được hai bình phong, loại hai cánh để tranh trí, mỗi cánh cao hai thước, rộng một thước rưỡi, bên là chữ Khải của Trịnh Tĩnh Nghiệp, bên là Hành thư của Cố Ích Thuần.

Tao nhã làm sao! Trịnh Tĩnh Nghiệp đặt bình phong này ở thư phòng, khi kẻ thù tới cũng phải khen cái bình phong rất tao nhã tinh tế, có sáng tạo, Trịnh Tĩnh Nghiệp rất vui, lập tức đi chưng thịt.

Cố Ích Thuần cũng đặt bình phong ở thư phòng, rảnh rỗi ngắm chơi. Cố Nại dính sát ông chú của mình, quan sát chữ Khải của của Trịnh Tĩnh Nghiệp ở khoảng cách gần, thầm nghĩ, Trịnh Tĩnh Nghiệp khôn khéo cả đời, tiếc là cháu trai không giỏi bằng. Lại nói tới Trịnh Diễm, uổng thay, xuất thân không tốt, nếu sinh ở thế gia, đúng là đất thiêng sinh hiền tài, còn ở đây không chắc là chuyện gì tốt đẹp. Xem một chập, thán cả hồi.

Hai ông còn được nhận đôi vớ dày, vừa vặn, rất thích hợp dùng ở chỗ Cố Ích Thuần. Chỗ của Cố Ích Thuần theo lối cổ, vào nhà phải mang tất.

Còn mẹ ruột thì càng phải chăm chút hơn, cô nàng tự mình làm son phấn cho mẹ dùng, Đỗ thị ra khỏi cửa liền có người khen bà mặt mũi hồng hào, bà liền nói là nhờ con gái làm son cho.

Đúng là rất chu đáo.

***

“Nha đầu kia dùng cái này để đổi thịt chưng sao?” Hoàng đế nhìn bức bình phong bày trước mắt, nó chính là món quà năm mới Trịnh Tĩnh Nghiệp nhận được, hiện ông dùng ánh mắt như đang đề phòng trộm cướp dòm chừng Hoàng đế, ngài cũng không so đo, “Ta chỉ nhìn thôi, không cướp của khanh.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp không khách khí đáp: “Thế thì tốt.”

Hoàng đế trợn tròn mắt: “Dùng tí thịt để đổi mà khanh bảo vệ kĩ thế.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp không cất giấu bình phong, khi Hoàng đế biết chuyện này, tự nhận mình là một vị vua ham mê nghệ thuật, ngỏ lời muốn tham quan kĩ thuật mới, nhân tiện lôi Trịnh Diễm tới, không ngoại trừ muốn tham khảo tri thức của nàng, hỏi rõ quy trình kĩ thuật mới này rồi lệnh cho xưởng trong cung mô phỏng theo thì chắc được. Bình phong được mang đến, bút pháp của cô bé con, về thêu thùa thì không hẳn là tinh diệu, thắng nhờ sáng tạo, còn có cả bản thư pháp của hai bậc thầy viết.

Một vật thế này, sao Hoàng đế lại không thích cơ chứ, nhưng không chịu nổi ánh mắt của Trịnh Tĩnh Nghiệp nhìn ngài như thổ phỉ, đè nén lời khen đã muốn thốt ra, sẵng giọng.

Trịnh Tĩnh Nghiệp bình tĩnh trả lời: “Một người cha tằn tiện, chưng thịt cho con gái ăn thì có là gì đâu.”

Hoàng đế kinh ngạc, bỗng nói: “Cũng chỉ có khanh dạy con như thế,” sau nhìn qua Trịnh Diễm, “Con phải nhớ cha mình cho kĩ, chớ luôn nghĩ tới ăn!” Này là bàn về ‘Tể tướng’ trong lời của Trịnh Diễm.

“Thế thì có gì sai ạ?” Trịnh Diễm tròn mắt nhìn Hoàng đế: “Nước lấy dân làm gốc, dân coi cái ăn làm đầu, chỉ là Tể tướng thôi mà, có phải đầu bếp của thiên hạ đâu ạ?” Hình như có con ruồi đang nhắm thẳng vào Hoàng đế.

Hoàng đế rất ngạc nhiên, nhìn Trịnh Diễm rồi lại quay qua Trịnh Tĩnh Nghiệp, cười to thành tiếng: “Nhà khanh dạy hay lắm.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp liên tục nói hổ thẹn, Hoàng đế nói với Trịnh Diễm: “Xem cũng xem rồi, làm rất đẹp, Quý phi rất nhớ con, đến Chiêu Nhân điện chơi đi.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp nhìn con gái bước ra bậc cửa mà không vấp té mới quay lại: “Bệ hạ chê cười rồi.”

“Làm cha mẹ, luôn lo con mình sẽ chịu thiệt thòi.” Hoàng đế hiểu.

Trịnh Tĩnh Nghiệp thân thiết gật đầu: “Chỉ sợ chúng nghe theo cái xấu, thế mới thật buồn.”

“Cũng không hẳn! Chọn thầy tuyển bạn…” Hoàng đế bắt đầu ra rả. Ngài có con cháu thành đàn, mỗi người đều cógánh hát riêng, không ít ‘tiểu nhân’ dạy hư hoàng tử hoàng nữ. Khó lắm mới chọn xong, nào biết sau đó có kẻ không xứng đáng, lại đổi. Khi còn trẻ Hoàng đế muốn có con chết được, già rồi thì nhiều lúc đám con cái này cứ chọc ngài nổi điên.

Trịnh Tĩnh Nghiệp mỉm cười an ủi Hoàng thượng: “Các vị điện hạ bản tính thuần lương, sẽ không làm ngài lo lắng.”

Có lẽ nhờ không khí tốt, ngữ khí của Trịnh Tĩnh Nghiệp rất ôn nhu, Hoàng thượng càng muốn trình bày hoàn cảnh dữ dội. Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng kể ra những phiền muộn trong lòng, chẳng như Trịnh Tú quá chính trực, suy nghĩ không thay đổi, hay Trịnh Uyển, Trịnh Thụy có tính lụa là xa hoa, không giống những đứa trẻ xuất thân gian khổ, hoặc như Trịnh Diễm không bao giờ nghe theo luật lệ khiến người ta thật nhức đầu.

Nói chuyện không để ý địa điểm – đây là trong cung Đại Chính, còn cho rằng đang mở hội phụ huynh sao. Trịnh Tĩnh Nghiệp còn lo lắng nói: “Đại lang chính trực, Ngũ lang lại lông bông, thần thật lo khi mình chết rồi, huynh trưởng quản nghiêm nó, hai đứa sẽ cãi nhau mất.”

Vài ngày sau, các quan bắt đầu làm việc, lên triều trở lại, lúc Ngự sử thượng thư buộc tội Lý Bá An, Hoàng đế đang vẫn chưa lên đà hồi phục tinh thần về chuyện giáo dục con cái. Tấu chương của Ngự sử dâng lên vô cùng khéo léo, đầu tiên, khen Thái tử, tiếp theo, lo lắng có kẻ tiểu nhân sẽ gây ảnh hưởng xấu đến anh ta. Sau rốt, lôi chuyện của Lý Bá An ra.

Nhà nước quản lí chuyện tước vị rất nghiêm, ít ra là ở phương diện đăng kí. Có điều không phải ai cũng rảnh đến mức mỗi ngày nghiên cứu tước vị truyền thừa của nhà người khác, có một số thích nghiên cứu gia phổ thế gia, những người như vậy gọi là ‘Phổ học’. Còn lại chẳng có ai đi nghiên cứu bản đăng kí tước vị làm gì, quả thật không có mấy ai nhận ra chuyện của Lý Bá An.

Xui xẻo gặp phải Trịnh Tĩnh Nghiệp. Theo ông quan sát, trong suốt thời gian lễ tết, Thái tử niềm nở với người khác, còn với ông lại lãnh đạm thờ ơ, trong lòng cân nhắc. Cắn môi, làm!

Đầu tiên là khiến Hoàng thượng lo lắng cho con mình, sau sẽ càng lo thái tử bị kẻ xấu ảnh hưởng, đối xử không tốt với em trai mình. Tiếp theo an bài Ngự sử buộc tội đối xử phân biệt với đích tử, lập thứ, kế đến, Quang Lộc khanh như vừa bừng tỉnh, thốt lên: “Không chỉ vậy, thế còn mang tội khi quân.” Chuyện này liên quan đến vấn đề thừa kế tước vị.

Nếu Lý Bá An không có con trưởng, thì phải tìm một đích trưởng tử khác làm con thừa tự, chuyện này dính dáng đến việc lừa gạt tổ tông, hà khắc với em trai.

Lý Bá lên đài như thường, chức quan, vị trí thế tử dành cho con trai ruột cũng không còn, Hoàng đế chặn ngang một cái, còn đích thân hỏi về thủ tục nhận con thừa tự. Thái tử lại mất một cánh tay.

***

Lần này Trịnh đảng rất may mắn.

Thế nhưng, điều khiến Trịnh Tĩnh Nghiệp không ngờ, chính là Quý Phồn xem đây là cửa đột phá (nhân cơ hội), yêu cầu khôi phục chế độ cũ. Căn cứ vào nguyên nhân lần này, là do việc thừa kế tước vị ngày càng khó khăn, khiến người ta không thể bí quá hóa liều. Một gia tộc tốt giỏi là thế, chỉ vì không có con trai trưởng, chức tước của tổ tiên liều mạng kiếm được bị thu hồi, khiến một đại gia tộc mất đi một khoản bổng lộc, như thế thật có lỗi với những quan lại đã có công.
Bình Luận (0)
Comment