Cung Lược

Chương 23

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Tố Dĩ sở trường khác thì không có, chỉ có một thân thể tốt. Bệnh đến nhanh đi cũng nhanh, hàn khí xâm nhập, uống hai bát thuốc thải ra mồ hôi là đã đỡ bảy tám phần. Bấy giờ đang ngồi trên giường sưởi ăn cháo đường đỏ, trên trán quấn khăn bông, trông có chút buồn cười.

Nữu Tử ngồi trên băng ghế cười, “Phẩm Xuân ở Đồng Sử làm thuộc hạ thì uổng quá, đáng lý ra nên phái nàng đến đông tây lục cung làm bảo mẫu mới phải, xem nàng ấy hầu hạ cô này, cứ như bà mẹ đang ở cữ vậy!”

Tố Dĩ liếc xéo nàng ta, “Cô lại nói bậy đi, chờ tôi xuống giường được, đến lúc đó cô có quả ngon để ăn.” (kết quả tốt)

Nữu Tử không để ý tới nàng, “Lúc trước mê sảng, cô nói gì cô còn nhớ không?” Nàng kéo băng ghế vang kít~, liếc mắt nhìn nàng, “Cô nhắc tới một người, đoán thử là ai?”

Tố Dĩ trong lòng nhảy dựng, “Ai? Đừng nói là Thúy Nhi nhé, nhắc tới người chết không hay ho đâu.”

Nữu Tử cười hắc hắc, “Làm gì có! Tốt xấu gì cũng nhắc tới nam nhân nha, mới đáng cho ta nói nha. Nghĩ kỹ lại chút đi, nghĩ về hướng tốt ấy.”

Tố Dĩ trong lòng đánh thót, thầm nghĩ lẽ nào là Vạn Tuế Gia! Nếu thật thế, đó không phải là trúng tà hay sao? Lại đề phòng Nữu Tử nói mấy chuyện lung tung, dứt khoát giả ngu cho xong, “Ta có chút ấn tượng, là Trường Nhị tổng quản đúng không? Lão ấy nói muốn cách chức ta, phạt ta xuống làm tiểu cung nữ, ta mới cầu xin lão tha thứ.”

“Cô giả bộ, giả bộ đi!” Nữu Tử vươn đầu ngón tay chỉ trỏ, xáp tới bức cung, “Nói, cô và tiểu Công gia quan hệ thế nào? Phải chăng hầu hạ tang sự mắt đối mắt? Xuất cung tính toán làm phúc tấn Công gia, làm em dâu của Hoàng hậu nương nương đúng không?”

Tố Dĩ hoảng sợ không nhẹ, “Cô nói cái gì đó! Tôi và tiểu Công gia có quăng tám sào cũng không tới, đừng có quy chụp bậy bạ!”

“Còn không nói thật!” Nữu Tử dò xét nàng, “Không nói tôi sẽ thọt lét cô! Hay quá nhỉ, chúng ta ở chung đã năm sáu năm, chuyện tốt như vậy cư nhiên dám gạt tôi và Phẩm Xuân!”

Tố Dĩ nửa giương miệng, vắt óc muốn phủi sạch quan hệ. Trời đất chứng giám, nàng và tiểu Công gia trò chuyện tổng cộng không đến vài câu, sao lại thành ra là có quan hệ chứ.

Nữu Tử ở bên cạnh chống cằm nhìn nàng, nha đầu này vừa ra quá nhiều mồ hôi, làn da như thể mới bôi sáp vậy, vừa trơn bóng lại trong suốt. Tướng mạo đẹp, trèo cao cũng là lẽ đương nhiên, tuy không nghe rõ nàng ta nói gì, nhưng 3 chữ “tiểu Công gia” lại rõ ràng đấy. Nàng bắt chéo hai chân đung đưa, “Cô được lắm, nếu chuyện này là thật vậy thì thật tuyệt rồi, tôi phải chúc mừng cô, những ngày tháng tốt đẹp của cô không còn xa a! Trong nhà nói Bút thiếp thức gì đó, sớm từ chối người ta đi. Một chức quan bé như hạt vừng hạt đỗ, quá không ra hồn rồi. Chúng ta móc tim móc phổi, vào cung làm cung nữ, cha mẹ thì chức quan cũng không cao. Tương lai xuất cung, cũng chỉ gả vào nhà quan thanh lưu. Nếu cô cùng đương kim Quốc cữu gia có tình ý gì, thế thì cả nhà già trẻ lớn bé đều được phất theo rồi! Nghe đâu vị quốc cữu gia kia còn chưa lấy vợ đâu đấy, đừng nói là đích phúc tấn, kể cả vớ được một cái trắc phúc tấn, cũng đủ cho cô hưởng thụ cả đời rồi.”

Tố Dĩ đầu óc rối mù, “Tôi bảo cô vòng vèo xa quá không còn thấy hướng bắc rồi, tôi và tiểu Công gia căn bản không có quan hệ gì cả.”

Nữu Tử chắt lưỡi, “Vậy cô gọi tên hắn làm chi? Hỏng rồi, đừng nói là tương tư đơn phương chứ!”

Nàng thở dài, “Cô cả ngày suy nghĩ cái gì đâu không! Tôi đoán là tôi đã thuyết phục được Trường Nhị tổng quản, hôm qua nhắc đến chuyện đề linh. Nhị tổng quản từ bi, nói sẽ tìm tiểu Công gia cầu xin nhân tình, xin ngài ấy nói tốt vài câu trước mặt Hoàng hậu nương nương. Tôi quả thật cũng sợ kiểu phạt này, cô không biết đâu, nửa đêm nửa hôm một cô gái ở ngoài đường gọi hồn đáng sợ cỡ nào. Chắc có lẽ vì thế, trong lòng tôi nơm nớp lo lắng, mới có thể nhắc đến tiểu Công gia trong lúc nói nhảm!”

Thật ra Nữu Tử không nghe rõ lắm, trước mắt nàng giải thích như vậy, hình như cũng thuyết phục được, bèn lái đề tài qua mấy chuyện nghe được trong lúc tán dóc khi trực ban. Trong cung cũng giống như bên ngoài, mỗi cung có mỗi chủ tử quý nhân của cung đó. Ngày thường, ngoài mặt từng người đều mưa thuận gió hòa, nhìn không ra ai tốt ai xấu. Đằng sau lại vụng trộm kéo bè kết phái, tranh đấu so với Sự biến Huyền Vũ Môn* còn dữ dội hơn. Đám cung nhân mắt sáng như tuyết, ngoài sáng không dám nghị luận, nhưng cái miệng mọc ở trên người mình, nào kiềm nổi lòng háo hức nóng hổi muốn chia sẻ cùng người khác chứ. Thế là đông gia dài tây gia ngắn rầm rì nghị luận, nghe vào tai thập phần muôn màu muôn vẻ.

* Sự biến cửa Huyền Vũ ( 玄武門之變, Huyền Vũ môn chi biến) là sự kiện tranh giành quyền lực diễn ra vào ngày 2 tháng 7 năm 626, khi Tần vương Lý Thế Dân, một người con trai của Đường Cao Tổ (vị hoàng đế sáng lập nhà Đường), trong cuộc đua giành ngôi vị với anh mình là Thái tử Lý Kiến Thành đã tổ chức một cuộc phục kích trước cửa Huyền Vũ, trên con đường tới cung của Đường Cao Tổ, giết chết Lý Kiến Thành cùng em là Tề vương Lý Nguyên Cát. Sau khi biết chuyện, Đường Cao Tổ đã truyền ngôi cho Lý Thế Dân, tức Đường Thái Tông, còn mình làm Thái thượng hoàng cho đến hết đời.

Trong Thái Hòa Điện là triều đình lớn, qua khu vực Bảo Hòa Điện, xa hơn về phía bắc chính là triều đình nhỏ của hậu cung. Trong triều đình nhỏ cũng có đấu đá phe phái, lắm thị phi, tranh ăn giành mặc tranh cả ban thưởng. Vài trò đấu đá vặt vãnh của cấp vị thấp thì không gây được sóng to gió lớn gì. Đầu lĩnh là những người chủ vị kia, Hoàng hậu, quý phi, và cả tứ phi bên dưới, có ai mà là ngọn đèn cạn dầu chứ.

“Hiện tại Mật quý phi là huênh hoang nhất, Tứ A Ca mới tắm ba ngày xong liền được phong bối lặc, trong cung nàng ta hành tẩu cũng như cao nhân rồi.” Nữu Tử nói, “Hoàng hậu chịu thiệt ở dưới gối không có con, đang yên đang lành, chẳng hiểu tại sao lại không nuôi được đứa nhỏ. Hơn nữa hiện tại Thừa Ân Công không còn, núi dựa bỗng chốc ngã đổ, khiến cho quý phi ngoi đầu vượt lên, hô phong hoán vũ hận không thể cùng ngồi cùng ăn (quyền thế ngang bằng).”

Tố Dĩ chẳng hề quan tâm, “Người xưa không phải nói ba đàn bà thành cái chợ sao, nói thì nói thế, chứ có gì ly kỳ đâu. Trong cung ngày nào mà chẳng có chút chuyện, ngày nào mà được thật sự yên bình chứ? Đám cung nữ thấp cổ bé họng như chúng ta, cứ ăn no mặc ấm là được quản chi những chuyện này. Vả lại Hoàng hậu chủ tử ‘lạc đà có gầy cũng còn lớn hơn ngựa’, người ta chính là chính thê nguyên phối từ khi Vạn Tuế Gia còn là long tiềm (rồng ẩn nấp, chỉ hoàng tử) kìa, chỉ cần không phạm vào lỗi lầm ‘thiên lý khó tha’ nào đó, thì ai cũng không lật đổ được Hoàng hậu. Mật quý phi có huyênh hoang cách mấy, cũng không phải là làm thiếp sao!”

“Nói thế cũng không chính xác, chuyện trên đời thay đổi trong chớp mắt, lúc bấy giờ thì còn vững vững vàng vàng đấy, nhưng ai biết mai sau liệu có tai vạ hay không. Trong cung không cho mẹ ruột nuôi nhi tử của mình, theo lệ thường Tứ A Ca lý ra phải nuôi bên người Hoàng hậu đấy, nhưng mà Hoàng hậu cáo bệnh thoái thác, trước mắt Ca nhi đưa đến chỗ Du phi ở Cảnh Nhân Cung rồi, trong chuyện này biết đâu có bí ẩn gì đó chăng.” Nữu Tử lập luận đến miệng đắng lưỡi khô, tự mình rót chén nước vừa uống vừa nói, “Theo như tôi thấy á, mặc dù Hoàng hậu không nói không rằng, nhưng lại là người nhìn rõ chuyện rất. Nuôi đứa con trai của kẻ địch, quá dễ dàng cho người ta vạch ra điểm yếu rồi. Nói đến lợi hại hơn, biết Võ Tắc Thiên không? Bà ta chính là một người hung ác lại kiên quyết, vì hãm hại Hoàng hậu, mà ngay cả con gái mình cũng bóp chết… Ai có thể đảm bảo những chủ tử kia vung tay một cái sẽ làm nên loại chuyện lớn gì, ngộ nhỡ ‘trông bầu vẽ gáo’, thế thì nhận nuôi con giùm chẳng khác gì đã gánh lấy nguy hiểm rồi.”

Tố Dĩ cười cười, “Mấy lời thoại trong kịch, cô lại xem như là thật…! Con gái của mình mà cũng bóp chết, đúng là không phải người rồi.”

“Cô thử nghĩ đi!” Nữu Tử điệu bộ am hiểu, “Mười mấy nữ nhân trong một nhà, Vạn Tuế Gia thật hưởng thụ, nữ nhân không đủ dùng…”

Tố Dĩ với tay đánh nàng, “Nói không biết xấu hổ, tôi đánh cô bây giờ!”

Hai người cười nói tíu tít một hồi, Tố Dĩ nhìn sắc trời, đoán chừng chắc lúc này Hoàng đế đã trở về từ Sướng Xuân Viên. Lại qua một canh giờ nữa còn phải đi đề linh, nàng nhớ tới mà rét run, thời vận thật xui xẻo a, bảo sao không có mắt nhìn. Nô tài có bệnh cũng phải trực nhật như thường, muốn làm biếng trốn việc tuyệt đối không được.

Xuống giường, đầu gối nhũn ra, nàng nhớ trong quán trà diễn Đơn huyền* bản “Bà già nghèo đi chùa Vạn Thọ”, bèn rung đùi đắc ý hát: “Chợt đứng lên mắt nổ đom đóm, đầu choáng váng, hai chân chếnh choáng. Giả mà ngã lăn ở chỗ này, thì đáng thương xiết bao…”

* Đơn huyền: 1 loại hình biểu diễn ca kịch có nguồn gốc ở Bắc Kinh, được gọi là Đơn huyền bài tử khúc (dùng nhiều làn điệu dân ca để diễn lại 1 tích truyện), người hát diễn thường được phụ họa bằng đàn ba dây và trống tám cạnh.

Nữu Tử mừng húm, bèn góp vào đoạn “Cao lão trang”: “Thắt lưng buộc dải lụa, rũ tua ở hai bên, bàn chân mang hài đỏ, chân mập rảo bước xa. Tay cầm cây quạt nhỏ, dáng đi như đắc ý, chân đi chưa vài bước, cổ họng đã ngân nga vài hồi…”

Đang đùa giỡn hăng say, ngoài cửa đứng một người, ló đầu vào nhìn: “Này, đang hát gì vui vẻ thế?”

Tố Dĩ cùng Nữu Tử dừng lại ngơ ngác nhìn nhau, “Ngài là vị nào?”

Người đến là thái giám cười hì hì nói, “Ta là người của Hoàng hậu nương nương, Hoàng hậu phái ta tới, truyền Tố Dĩ cô cô đến Trường Xuân Cung nói chuyện.”

Tố Dĩ có chút kinh ngạc, “Tìm ta ư?” Sửa sang lại áo rồi vuốt lại tóc, lúng túng nói, “Ta bị bệnh mới vừa xuống giường, trên người còn lộn xộn, để công công chê cười rồi. Thỉnh công công chờ ta một lát, ta thu thập xong sẽ đi ngay.”

Thái giám trẻ tuổi kia nghe thế không nói gì, tự động đi xuống dưới thềm đá.

Tố Dĩ vội vàng thay quần áo chải đầu, dặn Nữu Tử, “Cô giúp tôi một chuyện, nhét vào bao đồ của tôi một cái áo khoác dày chút, chuẩn bị sẵn buổi tối phải dùng. Tôi sợ không kịp, một lát từ chỗ Hoàng hậu về là phải đến ngay Càn Thanh Cung.”

Nữu Tử biết nàng nói chuyện lúc đề linh ngủ lại phải mặc, bèn thở dài nói, “Cô yên tâm đi, tôi đều đã chuẩn bị sẵn cho cô rồi, còn bỏ thêm vào ít bánh ngọt, nửa đêm đói bụng cô cũng có cái lót dạ.”

Tố Dĩ cảm kích nhìn nàng một cái, cũng không kịp nói thêm gì nữa, đặt cây lược xuống liền đi ra cửa.

Hoàng hậu không ở tại Khôn Ninh Cung, nơi đó ngoại trừ dùng để chuẩn bị động phòng trong lúc đại hôn của Hoàng đế ra, bình thường chỉ dùng để thờ cúng Tát Mãn. Trong lục cung, Hoàng hậu có thể tự do lựa chọn chỗ ở, sau khi chấp chưởng Phượng ấn mới bắt đầu chọn Trường Xuân Cung. Nơi này ở phía tây lục cung không xem là nổi bật, là một địa phương trung chính bình hòa, nhưng thời tiền triều từng đi ra vài vị toàn là Hoàng hậu. Sở dĩ Côn hoàng hậu chọn nơi này, đại khái vì ngụ ý muốn dính được chút cát tường.

Tố Dĩ cúi đầu một đường đi theo thái giám, từ trong phòng lớn đi ra rẽ vào con đường hẻm giữa Tam Sở điện và Dưỡng Tâm điện, qua Khải Tường môn chính là Thái Cực điện, giữa Trường Xuân Cung và Thái Cực điện có tòa Xuyên Đường điện, từ bên cạnh cửa ngăn đi qua có thể gần hơn một chút. Lúc ngẩng đầu lên là đã đến trước chính điện, Trường Xuân Cung có kiểu mái hiết sơn, đỉnh lát ngói lưu ly màu vàng, trước cửa cung đặt từng cặp rùa đồng hạc đồng, dưới mái hiên có cung nữ đứng xếp hàng, thấy người đến đi vào hồi bẩm, trong chốc lát một ma ma ngực ưỡn bụng lồi đi ra, ra hiệu vào bên trong, “Chủ tử nương nương cho truyền, vào đi thôi!”

* con hẻm giữa hai điện, cái cánh cổng đó chính là Khải Tường Môn:

con đường hẻm

MTY: trong truyện sẽ thường xuyên bắt gặp những con hẻm này, ai xem phim cũng thấy, quả thật mình không rảnh để tìm hiểu về bản đồ kết cấu các cung điện trong cung, nên đọc đến đâu tự tưởng tượng đến đó vậy.

Tố Dĩ vuốt tóc, chỉnh lại áo khoác, rũ hai tay bước vào bậc cửa. Dư quang nơi khóe mắt quét qua trên ghế bảo tọa kế tấm bình phong, không thấy có người. Cách tấm rèm nghe thấy trong gian phòng phía đông có tiếng nói chuyện, tiếng nữ nhân chầm chậm xen lẫn với giọng nam khoa trương, nghe rất quen, hẳn là tiểu Công gia nhà họ Côn đưa bái thiếp đến thăm tỷ tỷ.

Nàng nín thở vòng qua cổng bán nguyệt*, từ xa hướng về cửa sổ phía nam quỳ xuống dập đầu, “Nô tỳ Tố Dĩ, thỉnh an Hoàng hậu nương nương, thỉnh an tiểu Công gia.”

* cổng bán nguyệt:



Trong phòng lát gạch xanh, bên trên trải thảm Tân Cương, lòng bàn tay chống trên mặt thảm mềm mại, thật ấm áp. Ngay trước mặt là hoa văn Bát bảo lập thủy* trên vạt áo bào thường phục sắc thạch thanh của Hoàng hậu, được cẩn tơ tầng tầng lớp lớp, lộng lẫy mà trang nghiêm.

* hoa văn Bát bảo lập thủy:

bát bảo lập thủy

Không đợi Hoàng hậu mở miệng, tiểu Công gia đã khách sáo mở lời trước, “Hai ngày trước tang sự trong phủ Công gia ít nhiều có cô nương dốc sức giúp đỡ, nhanh bình thân đi!” Lại nói, “Trong nhà bề bộn nhiều việc, không có người quán xuyến nên kéo dài tới hôm nay mới tiến cung… Ầyz, cô nương xa cách như vậy làm chi, lại gần đây nói chuyện cho tiện.”

Khóe miệng Hoàng hậu co giật, liếc mắt đánh giá đệ đệ, trông bản mặt “ngũ sắc mê tâm” của hắn, chỉ cảm thấy bất đắc dĩ.
Bình Luận (0)
Comment