Đại Đế Cơ

Chương 370

Đám người đứng bên cạnh bụi hoa trước phòng xá nhìn qua, nhìn thấy ở phía sau cửa sổ được hé ra là một đôi mắt chớp chớp...

Là Tiết Thanh.

Vẻ mặt của đám người Khang Vân Cẩm lộ ra vẻ coi thường. 

Hắn nói: "Tiết thủ khoa có gì muốn nói sao? Là nghĩ xong cách để giải đề rồi à?"

Tiết Thanh vẫn giữa nguyên tư thế ở bên cửa sổ, từ cái khe cửa sổ chớp mắt một cái rồi nói: "Không có, các người muốn đối thơ với Yên Tử thiếu gia đúng không? Ta chỉ định hỏi xem có cần giúp đỡ gì không thôi".

Giúp? Giúp cái gì? Khang Vân Cẩm nheo mắt, mấy chuyện về tên Tiết Thanh này hắn đã dò hỏi xong xuôi rồi. 

Tiết Thanh nói tiếp: "Cầm giấy bút".

Khang Vân Cẩm cười nhạt, mọi người xung quanh cũng không nhịn được mà bật cười ra tiếng... Cái loại người gì đây.

Tiết Thanh không dừng lại: "Nếu mà không cần thì... Yên Tử thiếu gia, hôm nay chúng ta còn phải đi thăm biểu cửu của ngươi nữa..." 

Chưa dứt lời, Bùi Yên Tử đã ngay lập tức ngắt lời nàng.

"Lấy giấy bút tới."

Một tiếng lạch cạnh đóng kín khe cửa sổ lại, nghe được một tiếng đáp “được rồi” của thiếu niên kia, sau đó trong phòng liền truyền ra tiếng bước chân lộc cộc, bàn ghế được kéo ra, giấy viết vuốt phẳng, có tiếng mài mực va chạm, hỗn loạn và huyên náo... 

Sau một lát thì cửa phòng được kéo ra, một thiếu niên mặc áo bào tay rộng thùng thình bước ra, nhìn qua rất gầy gò, chiếc áo khoác này mặc lên người hắn có chút không thích hợp, càng làm lộ vẻ gầy gò hơn, gương mặt rất nhỏ.

Hắn một tay nâng tấm bằng kỷ đã bày sẵn bút mực lên, tay kia cầm lấy một tờ giấy.

"Tới rồi đây", nói xong liền vỗ một cái lên tấm giấy ở phía trên bằng kỷ, rồi dùng hay tay bưng bằng kỷ đến trước mặt Bùi Yên Tử, nói: "Yên Tử thiếu gia, xin mời". 

Khang Vân Cẩm khẽ nhíu mày, nhìn tờ giấy ở phía trên bằng kỷ, nói: "Tại sao lại chỉ có một tờ? Của bọn ta đâu?"

Tiết Thanh quay đầu lại cười một cái: "Các ngươi ấy hả, không cần".

Cái gì? Đám người Khang Cẩm Vân sau khi ngẩn ra thì tức giận. 

"Ngươi!" Mấy người muốn tiến lên.

Tiết Thanh thấy bọn họ như vậy thì thở dài một cái rồi nói: "Đừng ồn ào, Yên Tử thiếu gia sắp làm thơ rồi, mấy người ầm ĩ như vậy là cố tình muốn quấy rầy huynh ấy sao? Nếu muốn so thì phải đường đường chính chính mà so chứ".

Đường đường chính chính? Hai người các ngươi mới là những kẻ không có tư cách nói câu này nhất đấy, đám người Khang Vân Cẩm vẫn rất tức giận nhưng đã dừng động tác lại. 

Khang Vân Cẩm phất tay áo: "Mời!"

Bùi Yên Tử đỡ tay áo rồi nâng bút, như chưa hề nghĩ ngợi gì mà đã viết soạt soạt trên giấy.

"Xong rồi" Tiết Thanh hô lên, nhìn thấy Bùi Yên Tử đặt bút qua một bên, một tay cầm tờ giấy lên, một tay vẫn nâng cao bằng kỷ như cũ, đưa tờ giấy đến trước mặt đám người Khang Cẩm Vân: "Đọc đi". 

Quả nhiên có người theo bản năng nhìn vào tờ giấy đọc lên từng chữ.

"Ngư gia ngạo...

Thiên tiếp vân đào liên hiểu vụ... 

Tinh hà dục chuyển thiên phàm vũ".

Người kia đọc xong hai câu này liền im thin thít, biểu cảm có chút ngơ ngác, ánh mắt vẫn đặt trên tờ giấy, miệng há ra nhưng lại không nói lời nào, câu thơ này...

"Hay!" 

Tác Thịnh Huyền đứng ở phía khác của bụi hoa vỗ tay, lộ vẻ thán phục.

"Cái câu mở đầu này thật sự là... rất tuyệt!".

Không nhịn được tiến lên một bước, đưa tay gạt bớt cành hoa, cành lá sang một bên, cố gắng muốn nhìn rõ chữ nhưng đáng tiếc lại ở quá xa... 

Vị giám sinh kia không đọc tiếp nữa nhưng lại có thanh âm của Tiết Thanh nói tiếp.

Phỏng phật mộng hồn quy Đế sở....

Văn thiên ngữ... 

Ân cần vấn ngã quy hà xứ".

"Ngã báo lộ trường giai nhật mộ...

Học thi man hữu kinh nhân cú..." 

"Cửu vạn lý phong bằng chính cử.

Phong hưu trú.

Bồng châu xuy thủ tam sơn khứ". (*) 

Đọc xong, tờ giấy cầm trong tay lại run lên một cái, đem nhét vào trong ngực Khang Vân Cẩm.

Khang Vân Cẩm nhận lấy theo bản năng, cơ thể không đứng vững mà lui lại hai bước.

Tiết Thanh nói: "Bài thơ này tặng cho ngươi", "Khang cử nhân, ngươi thấy bài thơ này có hay không?" 

Bài thơ có hay hay không, đối với dân thường mà nói thì khó mà xác định được, nhưng đối với những vị giám sinh này mà nói, ngôn từ lọt vào tai thì đồng thời cũng đã có thể đưa ra kết luận... Nếu dối lòng nói không hay thì cũng là tự tát vào mặt bọn họ.

Sắc mặt Khang Vân Cẩm có chút cứng ngắc, những người xung quanh vốn dĩ đang cười đến nay cũng không nói được lời nào nữa, còn có người nhịn không được mà nhìn vào thứ trong ngực Khang Vân Cẩm, muốn tự mắt xem bài thơ kia....

"Không cần gấp, cứ xem như thơ các người làm ra không cần phải hay như Yên Tử thiếu gia, quay về từ từ suy nghĩ đi", Tiết Thanh nói một cách chân thành: "Cho nên ta mới nói hiện tại các ngươi không cần dùng đến giấy mà". 

Sắc mặt của đám người Khang Vân Cẩm càng khó coi hơn.

"Các người bị hắn lừa rồi", một giọng nam trong rõ truyền tới.

Nghe được giọng người này, trong lòng Tiết Thanh âm thầm thở dài, đúng là oan gia... Nàng ngoảnh lại nhìn về một hướng, đám người Khang Vân Cẩm cũng nhìn theo, một đám thiếu niên ăn mặc quần áo đồng phục của Quốc Tử Giám bước ra từ phía bụi hoa khô héo của mùa đông, giống như đem hơi thở mùa xuân tới, nhưng đám người này lại rẽ sang hai bên nhường đường cho một thiếu niên mặc áo trắng lay động ở phía xa xa, ở trong chiếc áo khoác lông hồ ly là thiếu niên mặt sáng tựa ngọc, mắt lấp lánh như sao, đôi môi còn hơi đỏ. 

"Làm thơ phải tìm đến Tiết Thanh của phủ Trường An, tìm người không bằng hắn để so, cái này không phải là bị làm khó rồi sao", Tần Mai đứng yên tại chỗ nói.

Tại sao tìm người không bằng hắn ta để so tài lại là bị làm khó chứ? Còn nữa, thiếu niên xinh đẹp kia là ai? Đám người Khang Vân Cẩm đứng một bên nhíu mày nhưng mà lời hắn ta nói cũng đúng, nếu như đã là bày ra chiến trận rồi thì cùng nhau chiến đi.

"Nghe đến đại danh thần đồng thơ ca của Tiết thủ khoa đã lâu", Khang Vân Cẩm nói: "Hôm nay nhân tiện có nhã hứng này nên mới cùng mời thi tài". 

Đám người giám sinh nghe thấy thế cũng nhao nhao lên nói: "Ta đợi đến hôm nay rốt cuộc cũng được thỉnh giáo hai vị cao nhân rồi".

Tiết Thanh lùi về sau một bước nói: "Ta không dám xưng là cao nhân, thực ra kết quả thi cũng không tính là tốt nhất, nhưng lại có chút bản lĩnh về thư họa, cái này mấy người đều đã nhìn qua rồi đó".

Tất cả các môn thi của kỳ thi quân tử này mọi người hầu như đều không được nhìn thấy tận mắt, cũng không có khả năng tưởng tượng ra được, nhưng riêng thư họa lại được công khai ra ngoài để cho mọi người cùng xem, đám người Khang Vân Cẩm đương nhiên cũng nhìn thấy được... Người không muốn xem cũng đến xem, chật cứng cả cửa Quốc Tử Giám. Nghĩ đến chuyện này, khuôn mặt mọi người càng tỏ vẻ không phục. 

Chỉ là một đám đọc sách không đến nơi đến chốn còn tự xưng là cao nhân cầm kỳ thi họa ở ẩn, dựa vào hỗn loạn mà may mắn bước chân vào Quốc Tử Giám, còn kề vai sát cánh với những người thật sự đọc sách.

"Thư họa cũng được", Khang Vân Cẩm nói mang theo vài phần kiêu ngạo: "Chúng tôi xin được thỉnh giáo".

Tiết Thanh lại cười một tiếng ngượng ngùng, nói: "Thế nhưng ta không dám múa rìu qua mắt thợ", sau đó chắp tay về phía Tần Mai: "Thủ khoa môn thư nghệ Tần Mai còn đang ở chỗ này". 

Thì ra thiếu niên này chính là Tần Mai, đám người Khang Vân Cẩm một lần nữa dừng tầm mắt trên người thiếu niên, tuy là trong danh sách các thí sinh của kỳ thi quân tử thí của Quốc Tử Giám không có tên hắn, thế nhưng cái tên này không hề xa lạ với tất cả mọi người. Tác phẩm thư họa duy nhất đạt điểm tuyệt đối treo trước cửa những mấy ngày, xem tranh còn tưởng là một lão già cổ hủ, không ngờ lại là một thiếu niên xinh đẹp như thế này.

Làm sao có thể vẽ ra được một tác phẩm thấu rõ nhân tình thế thái đến như vậy? Là nhờ vẽ hộ sao...

Kỳ thi quân tử nhưng có cái gì gọi là "quân tử" chứ, đừng tưởng mọi người không biết đợt thi quân tử lần trước đã bị thái tử Tây Lương Tác Thịnh Huyền lấy làm trò vui, sau đó các đại gia tộc quyền quý đều thừa cơ dùng thủ đoạn đoạt công danh cho đám con cháu của mình. 

Người này vừa nhìn đã biết là "gối thêu hoa"... Khang Vân Cẩm cười lạnh nhạt một tiếng, không nhìn Tiết Thanh và Bùi Yên Tử nữa mà đánh mắt sang nhìn Tần Mai.

Trên mặt Tần Mai cũng hiện lên nụ cười lạnh nhạt nhưng không hề nhìn về phía bọn họ...

Thật là kiêu căng không thèm coi ai ra gì. 

Khang Vân Cẩm nói: "Tần thiếu gia, tranh ngươi vẽ ta cũng xem qua rồi, chỉ thường thôi, có dám cùng so tài thư họa với ta không?".

Tần Mai khinh thường: "Cút ra chỗ khác, mấy người mà cũng xứng để so tài sao?"

Mắng người! 

Vậy mà lại mắng người!

Khang Vân Cẩm cùng với các giám sinh bên cạnh đều kinh ngạc, sắc mặt tái nhợt, lúc trước bọn họ chặn Tiết Thanh và Bùi Yên Tử, Tiết Thanh biết đường chạy rồi, Bùi Cầm cũng biết ý tránh né, tuy thái độ không tính là tốt nhưng cũng chưa mở miệng mắng người...  So tài văn chương giữa những người đọc sách làm sao có thể mắng người được? Tên này quả thực là lưu manh!

Bọn hắn cũng không phải là người đọc sách tầm thường, tất cả đều đã trải qua kỳ thi hương và nhận được chức danh cử nhân ngay cả đến tri phủ ở địa phương nhìn thấy cũng phải bày ra bộ mặt ôn hòa, ấy vậy mà nay lại bị một vãn bối mắng chửi. Có mấy người lớn tuổi trong số đó đã tức giận đến phát run, cả đám lập tức vây Tần Mai lại. 

"Vì sao lại mắng chửi người khác?"

"Huynh đệ bọn ta đều là con cháu của vua, là môn đệ của thiên tử, không ngờ thằng nhãi ranh như ngươi lại dám hỗn xược".

Đám giám sinh mở miệng mắng chửi nhưng thanh âm có chút to tiếng, một người làm sao đọ được với mười người, thấy bọn họ có ý định vọt tới đám người Tác Thịnh Huyền liền lập tức ngăn cản. 

"Mọi người chớ nên ầm ĩ, không phải chỉ là tỷ thí thôi sao, ta, ta có thể nha".

Tác Thịnh Huyền khua tay với đám giám sinh đang muốn nhào lên, vừa nói ánh mắt vừa lóe sáng.

"Để ta, để ta tới tỷ thí, cái gì cũng được, làm thơ, vẽ tranh, chế nghệ,..." 

Đám giám sinh càng thấy nhục nhã, có người trong số đó đẩy Tác Thịnh Huyền ra: "Cút, cái lũ man di này... Ai muốn tỷ thí cùng ngươi chứ".

Đẩy Tác Thịnh Huyền ra cái liền giống như đi trong chảo dầu, nhất thời bùm bùm như có pháo nổ bên tai. Ở hiện trường nhất thời ầm ĩ hỗn loạn, mà người vốn dĩ đang đứng đằng kia là Tiết Thanh và Bùi Yên Tử từ lâu đã không thấy đâu.

...

"Người đọc sách mà đi đánh lộn đúng là khó coi".

Tiết Thanh sau khi bước qua cửa viện liền ngoái đầu lại xem, mấy người ở bụi hoa phía trước đang náo loạn thành một đống, có người té ngã, có người chửi bậy... Nàng vừa cười hi hi vừa nói.

Bùi Yên Tử đến liếc nhìn cũng không thèm liếc mà chỉ chăm chú tiến về phía trước: "Đánh lộn thì có bao giờ đẹp mắt đâu". 

Tiết Thanh vượt qua một bước rồi đi lùi lại với chiều của hắn, cười nói: "Có chứ, khi tôi đánh nhau nhìn rất đẹp mắt nha".

Bùi Yên Tử không thèm để ý đến nàng mà chỉ tiếp tục đi về phía trước.

Tiết Thanh tiếp tục đi lùi, nhìn hắn nói: "Ta còn tưởng rằng huynh sẽ không dùng thơ ta viết sẵn trên bằng kỷ mà sẽ tự mình viết chứ". 

Bùi Yên Tử nói: "Có sẵn của tốt rồi vì sao lại không dùng?"

Tiết Thanh nói: "Bùi Yên Tử thiếu gia quả không hổ danh là danh sĩ phong lưu a".

Bùi Yên Tử tiếp lời: "Tự ta viết đối với cái danh danh sĩ phong lưu của ta không có ích gì, mà dùng cái của người khác viết cũng không làm cho cái danh này bị tổn hại đi". 

Tiết Thanh cười ha ha, cái đề tài này trước đây hai người họ cũng từng nói qua rồi, về việc tại sao Bùi Yên Tử lại lựa chọn kỳ thi quân tử mà không phải kỳ thi chính quy, rõ ràng với khả năng của hắn có thể vượt qua được kỳ thi chính quy, cần gì phải tham gia thi quân tử với những người xuất thân kém hơn mình một bậc. Lúc đó hắn đã giải thích thế này, hắn chính là hắn, không cần phải dựa vào ánh mắt của người khác để quyết định thi cái gì.

Bùi Yên Tử đi không nhanh không chậm, ngược lại Tiết Thanh thì đi như lướt gió đạp nước, đạp cả lên mấy cành hoa nhỏ ngoằn nghèo dưới đất mà đi, chạm phải những tiếng bước chân ầm ĩ huyên náo của một đám giám sinh và người giám sát của Quốc Tử Giám đang chạy tới.

"Nhanh lên, bên kia có người đánh nhau", Tiết Thanh vội vàng xoay người chỉ cho bọn họ: "Đánh nhau rất hăng". 

Đám giám sinh cùng với giám sát đồng loạt chạy qua.

"Cảm ơn nhé", có người còn hảo tâm nói một câu cảm ơn vì đã chỉ đường.

Đợi đến khi bọn họ chạy đi hết thì Tiết Thanh chạy lên đuổi kịp Bùi Yên Tử, hai người lại đi qua một cái cửa viện nữa, mơ hồ có thể nhìn thấy được cánh cửa lớn của Quốc Tử Giám ở trước mặt. 

"Bùi Yên Tử thiếu gia, huynh muốn đi đâu?"

Bùi Yên Tử nói: "Không phải ngươi đã nói chúng ta sẽ đi thăm hỏi biểu cửu của ta sao?"

Tiết Thanh "'oa" lên một tiếng rồi đứng ở trước mặt hắn cười một cái. 

Bùi Yên Tử thầm nghĩ, người này cười lên cũng thật thú vị, cười vậy mà mắt vẫn có thể mở tròn như thế, sau khi nghe thấy thanh âm của Tiết Thanh thì hạ giọng.

"Thật sự sẽ đi sao? Nhưng mà đã mượn thơ để chấn trụ bọn họ lại rồi, giờ còn dùng quyền thế chèn ép, có phải hơi quá đáng hay không? Thực ra hành động vừa rồi của ta có chút cảm tính, chuyện của người khác để tự mình giải quyết là được rồi".

Bùi Yên Tử nói: "Tự giải quyết kiểu gì?" 

Tiết Thanh nói: "Bọn họ tìm huynh so thơ, so chế nghệ, hôm nay so ngày mai so, thì huynh cứ hôm nay viết ngày mai viết, sau đó dựa vào tài nghệ của chính mình để thu phục bọn họ, mọi người sẽ kính phục huynh. Hổ gầm một cái tứ phương thán phục, không đánh không thành bằng hữu, anh hùng luyến tiếc anh hùng từ đó mới thành tri kỉ được, thu được một đám tiểu đệ, lưu lại một câu chuyện khiến mọi người ca tụng ở Quốc Tử Giám, ở kinh thành..."

Bùi Yên Từ liếc nàng một cái, nói: "Ngươi đúng là rảnh rỗi".

Tiết Thanh cười nói: "Không phải ta rảnh rỗi a, Yên Tử thiếu gia, người rảnh rỗi là huynh ấy". 

Bùi Yên Tử nói: "Đó là việc mà tổ tiên ta đã làm, thế hệ tổ tiên và các bậc cha chú làm những việc này là vì không muốn để thế hệ con cháu chúng ta làm nữa. Việc hiện tại ta muốn làm đều là dựa vào quyền uy của tổ tiên để lại mà muốn làm thế nào thì được thế đó".

Tiết Thanh cười ha ha, nói: "Thế nên huynh không phải là vai chính a, người như huynh chính là một nhị thế tổ (**) tiêu chuẩn, người áo mũ chỉnh tề nhưng lại lạm dụng quyền thế gây khó dễ cho người khác... nên bị giáo huấn cho một trận", nàng vừa nói vừa tiến lên phía trước hạ giọng xuống: "Có điều hiện tại có một nhị thế tổ lợi hại hơn... Vậy chúng ta đi đến chỗ biểu cửu cáo trạng, còn tiếng xấu thì để cho nhị thế tổ tên Tần Mai chịu".

Bùi Yên Tử liếc nàng một cái, nói: "Là biểu cửu của ta", dứt lời liền bước qua ngưỡng cửa. 

Tiết Thanh nói: "Có bậc cửa cũng không nhắc người khác một tiếng, ta ngã thì sao", nói xong liền nhấc chân theo, sau khi bước qua bậc cửa một cách vững vàng mới xoay người đuổi kịp Bùi Yên Tử: "Này bạn học đồng hương, phân biệt ta với huynh làm cái gì, biểu cửu của huynh chính là biểu cửu của ta rồi, ta không cần gọi ngài ấy là thầy nữa".

Đại học sĩ Tưởng Hiển là chủ khảo của kỳ thi quân tử, phó chủ khảo Tiền Mặc gặp chuyện không may bị tống giam, Tưởng Hiển may mà không bị liên lụy.

Hai người đi qua cánh cửa lớn của Quốc Tử Giám, đưa thẻ bài trên người mình cho người giữ cửa xem, sau đó tiến vào phố xá sầm uất, trên phố có người bán rong vừa giao hàng vừa chậm rãi đi theo bọn họ. 

Vụ ầm ĩ trong Quốc Tử Giám đã kết thúc, đám người ồn ào Khang Vân Cẩm cũng đã rời đi, chỉ còn lại đám người Tác Thịnh Huyền vẫn đứng ở đó, nhìn Tần Mai lấy chân đạp lên bằng kỷ ở bên cạnh bụi hoa.

Cạch một tiếng, bằng kỷ gãy, trên đó vẫn còn vằn màu mực như ẩn như hiện.

"Bài thơ này hóa ra là do Thanh Tử thiếu gia viết", Tác Thịnh Huyền không nhịn được nhìn chằm chằm vào vết mực, đôi mắt chợt lóe sáng: "Không hổ danh là thần đồng thơ ca". 

"Đồng cái rắm", Tần Mai hung hăng đạp hai chân lên cái bằng kỷ đã gãy lìa, âm thanh trong rõ không che đậy được sự tức giận.

Tác Thịnh Huyền vươn tay nắm lấy tay áo của hắn, nói: "Thất Nương, ngươi không cần phải tức giận cái đám giám sinh kia, loại người đọc sách như bọn họ vô cùng kiêu căng, chính là kiểu điên cuồng nóng nảy như trên sách đã nói đó...."

Tần Mai hừ một tiếng: "Bọn chúng xứng để ta nổi giận sao, ta nhìn còn không thèm nhìn, tức giận chính là cái tên tiểu nhân kia... đúng là vô liêm sỉ". Dám dùng dăm ba câu kéo ta vào chịu trận, sau đó liền bỏ chạy mất. 

Tác Thịnh Huyền chớp mắt, quả nhiên chỉ có Thanh Tử thiếu gia  mới có khả năng khiến cho Thất Nương tức giận, đây chính là cái người ta gọi là anh hùng luyến tiếc anh hùng như trên sách nói a. Tác Thịnh Huyền nói: "Ta cũng chưa có cơ hội so tài với Thanh Tử thiếu gia, từ khi hắn vào Quốc Tử Giám vẫn luôn bận rộn đọc sách, ngày đêm học hành cực khổ không nhìn thấy người, ta cũng không tiện làm phiền.."

Tần Mai nói: "Ngày đêm học hành cực khổ sao, ngươi thế mà cũng tin à, hắn ta chẳng qua là tránh né mấy người để hưởng ngày tháng tự tại thôi", nhíu mi oán hận nhìn về phía trước: "Đám thư sinh ngu xuẩn này, lâu như vậy mà vẫn chưa làm gì được hắn", nói xong phất tay áo xoay người đi.

Tác Thịnh Huyền từ phía sau đuổi kịp đến, vui vẻ nói: "Cho nên mới cần ngươi đến a". 

...

Đến lúc hoàng hôn trầm lắng, Tiết Thanh bước chân vào nơi ở của đại nhân Tế Tửu của Quốc Tử Giám, những giám sinh qua lại nhìn thấy thế thì nhỏ giọng bàn tán.

"Hình như là có liên quan đến chuyện đánh nhau hôm qua". 

"Tiết Thanh cũng tham gia đánh nhau sao?"

"Không phải, chỉ có người Tây Lương thôi. Tiết Thanh chỉ là người chứng kiến, đại khái là đại nhân Tế Tửu muốn hỏi lại hắn một số chuyện".

"Đúng là phiền phức, thật sự muốn tránh xa người Tây Lương ra một chút". 

Bên trong phòng, Tế Tửu Khang Đại đang cung kính thi lễ với Tiết Thanh, nhường ghế trên cho nàng còn mình thì bưng trà đứng một bên hầu hạ.

"Náo loạn thật là phiền", nàng hớp một hớp trà rồi nói: "Sự việc hôm nay có liên quan đến Bùi Yên Tử, còn cả người Tây Lương, nhân cơ hội này dạy cho đám giám sinh kia một bài học đi, người khác cũng sẽ không nghi ngờ thân phận của ta".

Khang Đại lên tiếng trả lời: "Vâng, ta sẽ sắp xếp", sau đó ân cần nói: "Chỗ ở đã tốt chưa? Đồ ăn có cần nấu riêng không? Ngược lại có thể lấy cớ để Bùi Yên Tử và Tưởng đại nhân chăm sóc". 

Tiết Thanh gật đầu nói: "Như thế là được rồi", suy nghĩ một chút rồi bổ sung: "Đồ ăn khuya có chút không hợp khẩu vị".

Khang Đại nói: "Đêm nay sẽ đổi".

Tiết Thanh gật đầu nhìn vị đại nhân đang e dè cung kính trước mặt, trong lòng khẽ thở ra một tiếng. Đây mới chính là đãi ngộ dành cho nhân vậy chính a, thật sự là... thoải mái quá đi mất". 

***

(*) Bài thơ Ngư gia ngạo - Ký mộng của Lý Thanh Chiếu, dịch nghĩa:

Mây khói trời mai làn sóng toả, 

Dòng Ngân xe nhích ngàn buồm múa.

Mộng hồn phảng phất về thiên phủ.

Nghe trời nhủ, 

Chẳng hay người định về đâu đó?

Ta thưa: ngày chiều đường xa lỡ,

Thơ có câu hay khiến người sợ. 

Chín vạn dặm cánh bằng gặp gió.

Gió lên nữa,

Đi tới non tiên thuyền nhẹ chở. 

(**) Nhị thế tổ: Đời thứ hai.
Bình Luận (0)
Comment