Đại Đường Song Long Truyện

Chương 252

Khi Từ Tử Lăng quay lại Lộ Trúc Đường, Hạnh Dung đã chạy ra đón từngoài cửa, vừa đi vừa nói: “Lạc đường chủ và Tích Lương ca đang nói chuyện trong nội đường...”. Từ Tử Lăng vỗ vai gã nhỏ giọng nói: “Ta phải gặp Kỳ Phi dặn dò mấy chuyện đã, lát nữa mới đến gặp bọn họ được”.

Hạnh Dung vội vàng dẫn đường.

Từ Tử Lăng gặp Lạc Kỳ Phi xong mới đến nội đường tìm Lạc Phụng và QuếTích Lương, còn chưa ngồi yên chỗ, Lạc Phụng đã vui vẻ nói: “Thì ra là Tử Lăng cũng đến đây, vậy thì ta yên tâm rồi”.

Từ Tử Lăng vừa ngạc nhiên lại vừa cảm thấy lúng túng, không hiểu sao QuếTích Lương lại tin tưởng Lạc Phụng đến vậy. Quế Tích Lương lúc này cũng lên tiếng giải thích: “Phụng thúc xưa nay luôn chiếu cố cho ta và Tiểu Dung, giấu ai thì được, chứ tuyệt đối không thể giấu người”.

Lạc Phụng lại hỏi: “Lý Tử Thông nói gì?”.

Từ Tử Lăng trấn tĩnh lại, mỉm cười đáp: “Đương nhiên mũ miện đường hoàngnói chuyện động lòng, ý muốn song phương kết thành liên minh, cùng chống đại địch, có điều chúng ta cũng đã chuẩn bị hợp tác với y từ trước, thế nên chỉ nói một lời là thành ngay”.

Lạc Phụng chau mày: “Lý Tử Thông không phải là kẻ nói rồi giữ lời, Tử Lăngcần phải cẩn thận”.

Hạnh Dung cũng nói: “Tin họ Lý đó thì khác gì bảo hổ lột da chứ?”.

Từ Tử Lăng không dám tiết lộ quá nhiều, chỉ thấp giọng nói: “Về mặt nàychúng ta đã có chuẩn bị chu toàn. Ba người cứ việc yên tâm”.

Lạc Phụng lại nhíu mày hỏi tiếp: “Tử Lăng có thể nói cho ta biết tại saoKhấu Trọng lại phải khoa trương rằng chỉ có Tích Lương mới phá được liên quân Đỗ, Trầm, khiến cho Thiệu Lệnh Châu lấy điểm này ra làm thành văn tự, giờ thì Tích Lương làm sao hạ đài được đây?”.

Từ Tử Lăng biết Quế Tích Lương chưa lộ ra hết toàn bộ kế hoạch, nên cũnghơi yên tâm phần nào, bèn gật đầu nói: “Vì vậy ta mới phải tới đây giải thích hình thế hiện giờ, có khi Phụng thúc giúp được rất nhiều cũng không chừng”.

Lạc Phụng ngây người giây lát, thở dài nói: “Bây giờ tranh chấp trong bangđã biến thành cuộc tranh cãi xem nên dựa vào Lý Tử Thông hay dựa vào Khấu Trọng rồi, Thiệu Lệnh Châu lần này thật thất sách”.

Từ Tử Lăng không hiểu hỏi: “Có phải y muốn làm bang chủ không?”.

Hạnh Dung hừ nhẹ một tiếng nói: “Chuyện này đương nhiên không cần phảinói. Vấn đề là Tiểu Trọng và ngươi giờ đây đã có địa vị và uy vọng cực cao trong bang, lại có Tống phiệt chống đỡ sau lưng, khiến cho y không dám khinh cử vọng động, sợ rằng các ngươi và Tống phiệt sẽ trở mặt đối phó Trúc Hoa Bang. Cho đến tận lúc tìm được chỗ dựa là Lý Tử Thông, y mới bắt đầu có chút thần khí trở lại đó”.

Từ Tử Lăng liền hỏi tiếp: “Rốt cuộc Thẩm đường chủ đứng ở phía nào vậy?”.

Gương mặt Lạc Phụng thoáng hiện thần sắc kỳ quái, từ từ nói: “Nếu khôngphải có Thẩm lão gật đầu, làm sao ta lại ngồi đây nói chuyện với mấy người, lo lắng thay cho mấy người các ngươi chứ?”.

Ba người nghe xong đều ngạc nhiên nhìn nhau.

Lạc Phụng thở dài nói: “Sự thực thì đây là cuộc tranh đấu giữa phái trẻ vàphái nguyên lão trong bang, lúc đầu thì phái trẻ vốn căn bản không phải là đối thủ của phái nguyên lão, nhưng vì có sự ủng hộ của Khấu Trọng và Tử Lăng nên tình thế đã xoay chuyển. Ngoại trừ đích hệ của Thiệu Lệnh Châu ra, các bang chúng trẻ tuổi không ai là không theo Tích Lương và Tiểu Dung, bởi vì bọn họ đại biểu cho một lực lượng mới, mục tiêu cao xa. Ta và Thẩm lão cũng vậy, chúng ta lại càng sợ Trúc Hoa Bang sẽ chia năm xẻ bảy, nên liền chia nhau hành sự, tìm mọi cách để can qua lắng lại. Ôi! Chẳng ngờ Thiệu Lệnh Châu lại dựa vào Lý Tử Thông, khiến sự tình trở nên không thể vãn hồi, sau này phải làm sao? E rằng không ai biết được”.

Ngưng lại một chút rồi y lại nói: “Sai lầm lớn nhất của Thiệu Lệnh Châuchính là đưa tên tiểu tử cuồng vọng tự đại Mạch Vân Phi đó lên làm đường chủ, khiến ta và Thẩm lão đều cảm thấy y chẳng những là kẻ thích dùng người thân cận, mà còn tầm nhìn thấp kém không hiểu nhân tâm nữa”.

Kế đó lại xua tay nói: “Giờ thì các người đã hiểu chưa?”.

Từ Tử Lăng gật đầu nói: “Sự tình đích thực đã tới mức không thể vãn hồi,trước mắt Thiệu Lệnh Châu đã hoàn toàn đứng về phía Lý Tử Thông, song phương chỉ có thể tiếp tục cục diện này cho tới khi một bên thất bại hoàn toàn mới thôi”.

Lạc Phụng nói: “Ta không tiện ở đây quá lâu, nếu có tin tức gì, hãy lập tứcsai người đến thông tri với ta một tiếng”.

Sau khi Lạc Phụng đi khỏi, ba người bọn Từ Tử Lăng ngồi lại đưa mắt nhìnnhau, đều có cảm giác không biết nên bắt đầu nói từ đâu.

Cuối cùng Hạnh Dung nhổm người đứng dậy nói: “Những chuyện này càngnghĩ lại càng khiến cho người ta cảm thấy phiền não, chi bằng chúng ta cùng ôn lại giấc mộng xưa, ra bên ngoài dạo một vòng, không say không về được không?”.

o0o

Màn đêm buông xuống, hoa đăng rực rỡ sắc màu, phố Đại Nam Môn sángtựa ban ngày, chợ ngày đã hết phiên, chợ đêm thì mới bắt đầu, quang cảnh khiến Từ Tử Lăng có cảm giác như cuộc sống ở đây ngày đêm không hề ngừng nghỉ vậy. Thêm vào đó, ở đây lại là nơi giao kết của phố Đoạn Tử nổi tiếng và các phố khác nên tửu lâu kỹ viện mọc lên san sát, không hổ danh là thắng địa yên hoa nổi tiếng trong thiên hạ, cho dù chiến sự liên miên cũng không hề bị ảnh hưởng lấy nửa phần.

Trên con phố đèn hoa rực rỡ, dòng người như biển chen chúc nhau, trongcác tiệm ven đường bày bán đủ thứ đồ chơi lạ mắt, khiến người ta nhìn ngắm mãi không thôi.

Ba người giống như biến trở lại thành ba tên tiểu lưu manh ở Dương Châuthuở trước, ngươi đẩy ta kéo, tranh trước đùn sau, lang thang khắp chốn.

Từ Tử Lăng ngạc nhiên thốt lên: “Dường như còn hưng vượng hơn cả trướcđây nữa”.

Hạnh Dung cười cười: “Hôn quân chết rồi, tự nhiên phải hưng vượng hơn”.

Quế Tích Lương chen vào giữa hai người, hai tay bá hai vai, hưng phấn nói:“Ngươi lần này có thể nói là đến vừa kịp lúc, mỗi lần sau khi quân Giang Hoài hoặc quân Giang Nam lui binh, các thương nhân ở xung quanh lại đổ dồn về Giang Đô mua bán, mỗi ngày phải có cả trăm chiếc thuyền lớn nhỏ từ nhiều nơi đổ về, nếu không thì sao lại nhiệt náo như vậy được?”.

Dọc hai bên phố là các cửa tiệm san sát nhau, phía trước là những sạp hàngbán đủ thứ, từ đồ dùng hàng này, đồ trang sức đến những bức tự họa nhìn có vẻ cổ xưa, còn có cả những người vừa đi vừa rao bán hàng, họ đẩy những chiếc xe nhỏ hoặc bưng những chiếc mâm chất đầy các thứ đồ chơi, đồ ăn.

Cảnh tượng nhiệt náo đó, làm người ta cảm thấy tai như ù đi, mắt hoa đầuváng.

Đến thị tập nơi trước đây Trinh tẩu từng bán bánh bao, lại là một cảnh tượngkhác, bất cứ đâu cũng thấy người mãi nghệ, thuyết thư cũng có, giả thần giả quỷ cũng có, diễn kịch rối cũng có, diễn võ thuật cũng không hiếm, thu hút đến cả ngàn người tới xem, không khí ồn ào tràn đầy vẻ say sống mộng chết, chỉ mong được hưởng hết lạc thú trước trước khi tai họa của chiến tranh kịp giáng xuống đầu mình vậy.

Ba người bọn Từ Tử Lăng, ngươi chọc ta, ta chọc ngươi, vừa cười vừa nói điđến một con phố khác cũng ồn ào náo nhiệt không kém phố Đại Nam Môn, phố Liễu Hạng.

Tuy gọi là “hạng “ nhưng phố này chỉ chỉ nhỏ hơn phố Đại Nam Môn chừngmột phần ba, ngựa xe như nước, khách tìm hoa ra vào các thanh lâu hai bên đường liên miên bất tuyệt.

Đặc sắc lớn nhất ở Liễu Hạng chính là hai bên đường la liệt những chùmđèn lồng đỏ trải dài, đó là tiêu ký rõ ràng của thanh lâu kỹ viện, thu hút khách nhân ra ra vào vào, tiếng đàn tiếng ca vang vọng trong màn đêm như những cơn sóng, tràn ngập khắp phố.

Lại còn cả đám tú bà cô nương, để thu hút khách còn đứng ra tận ngoàiđường mời gọi, yến yến oanh oanh, liếc mắt đưa tình, càng làm cho con phố dài thêm phần xuân sắc.

Từ Tử Lăng tuy không thích đến thanh lâu, nhưng vì trở lại đất cũ, nên tronglòng cũng cảm thấy vô cùng hứng thú.

Vừa đi vừa chỉ trỏ mọi nơi, chẳng mấy chốc ba người đã đến trước cửa ThiênHương Lâu, hán tử đứng ngoài cửa thấy Quế Tích Lương và Hạnh Dung liền cung kính nói: “Quế đại gia, Hạnh đại gia, mời hai vị vào!”.

Từ Tử Lăng kêu lên một tiếng “chậm đã” kéo hai người lùi lại mấy bước rồicười khổ nói: “Uống rượu thì uống ở chỗ nào chẳng được, không cần vào đó đâu!”.

Hạnh Dung và Quế Tích Lương thấy vậy thì cười phá lên, mỗi người một bênkéo xốc gã vào trong nội viện.

Vừa vào đã có người chạy tới dẫn đường, đưa bọn Từ Tử Lăng lên một giansương phòng bài trí hào hoa, có cửa sổ nhìn ra hai bên bờ dòng Cựu Thành hà.

Sau khi mấy nữ tỳ bày bát đũa, mang đồ ăn và rượu lên, Quế Tích Lươngliền ra hiệu cho lui hết cả ra ngoài.

Hạnh Dung cười cười rót rượu cho hai người, thở dài nói: “Nghĩ lại năm xưachúng ta ngày nào cũng đứng trước cửa lớn của Thiên Hương Lâu mà than thở, ngưỡng mộ những người có tư cách bước qua bậc cửa cao đó. Hiện giờ thì đã ngồi trong gian sương phòng hoa lệ nhất của Thiên Hương Lâu uống rượu, có thể nói thượng thiên đối với chúng ta cũng không bạc lắm đâu!”.

Quế Tích Lương nâng chén lên cười lớn nói: “Đời người như mộng, có đượcmấy đâu. Nào, nhất túy giải thiên sầu, đêm nay ba huynh đệ chúng ta nhất định phải uống cho thật thống khoái!”.

Từ Tử Lăng bị câu nói “đời người như mộng, có được mấy đâu” của y làmkhơi gợi lại chuyện của Tố Tố, bi thương dâng lên tràn đầy lồng ngực, cũng dốc chén uống cạn.

Quế Tích Lương và Hạnh Dung đều vỗ tay tán thưởng.

Từ Tử Lăng lắc đầu nói: “Hai tên tiểu tử các ngươi nhất định là tối nào cũngđến đây chơi rồi”.

Hạnh Dung cố làm ra vẻ thần bí, ghé miệng sát tai gã nói: “Hai vị cô nươngKinh Mạn và Vưu Hạnh được xưng tụng là Thiên Hương Song Tuyệt, sắc đẹp nổi tiếng Giang Đô, chưa từng nghe họ đàn ca thì chưa thể nói là đã tới Dương Châu được đâu. May cho ngươi là hai vị huynh đệ này cũng được coi là có chút mặt mũi ở đây, thế nên mới nhờ được Ngọc Linh phu nhân sắp xếp cho họ tới đây hát bà nó mấy khúc nhạc, đảm bảo cả mắt lẫn tai của ngươi đều được hưởng phúc khí như nhau”.

Quế Tích Lương ở bên cạnh cũng hạ giọng nói: “Chán nhất là ngươi phảiđóng giả làm đại hiệp mặt sẹo, không thì với gương mặt tuấn tú của Từ công tử nhà ngươi, nói không chừng lại làm động lòng cô nương nhà người ta, lúc ấy thì có người tự nguyện cùng ngươi dắt tay lên Vu sơn, cùng hưởng nhất khắc xuân tiêu rồi! hà hà...!”.

Hai người bọn Quế Tích Lương đang ôm bụng cười ngất, thì chợt nghe tiếngngọc bội lanh canh vang lên.

Quế Tích Lương và Hạnh Dung đưa mắt nhìn nhau, đồng thanh thốt lên:“Đến rồi!”.

o0o

Sau khi Khấu Trọng và Trần Trường Lâm đi tuần thị một vòng tình hình hàđạo thủy đạo, bèn trở về thành nội, lên tửu lâu đàm đạo.

Nói chuyện phiếm được mấy câu, chủ đề lại trở về chuyện thủy chiến.

Khấu Trọng hỏi: “Có cách gì để phong tỏa thủy đạo không?”.

Trần Trường Lâm chau mày đáp: “Đó chỉ là bố trí các chướng ngại trên nướcđể ngăn cản thuyền bè qua lại, tỷ như chôn cọc gỗ, cột nhọn hoặc dùng xích sắt chăng ngang sông. Nhưng các cách làm đó chỉ có thể đạt được hiệu quả trong thời gian ngắn, lại tiêu cực bị động, một khi để đối phương biết được thì sẽ hoàn toàn vô dụng, vì vậy xưa nay chưa từng có ai có thể phong tỏa thủy đạo một cách thực sự cả”.

Khấu Trọng nghĩ lại chuyện năm xưa gã ngồi thuyền đi Cảnh Lăng, quânGiang Hoài cũng dùng xích sắt ngăn sông, bị gã một đao chém đứt, liền gật đầu vui vẻ nói: “Vậy thì tốt rồi, ta sợ nhất chính là Lý Tử Thông phong tỏa đường lui, khiến thủy sư của chúng ta không thể về phương Bắc được thôi”.

Trần Trường Lâm nói: “Nhưng nếu phối hợp nhuần nhuyễn, thì phương phápphong tỏa thủy đạo này vẫn có thể thu được hiệu quả bất ngờ, vì vậy không thể coi nhẹ được”.

Khấu Trọng không khỏi thán phục thốt lên: “Thật không ngờ Trường Lâmhuynh ngoài chuyện buôn bán trên biển ra, còn thông thạo thủy chiến đến vậy”.

Trần Trường Lâm mỉm cười nói: “Muốn buôn bán trên biển, trước tiên phảiđề phòng hải tặc đã, thậm chí là cả thủy sư cựu triều cũng phải đề phòng, mấy chuyện này không thông thạo thì sao được chứ? Thương thuyền hành tẩu trên biển lớn đồng thời cũng là chiến thuyền. Nói một cách nghiêm khắc, thủy chiến trên sông thực ra không phải sở trường của ta, hải chiến mới phải”.

Nghĩ lại chuyện hải chiến, Khấu Trọng lại cảm thấy hơi rùng mình: “Hảichiến và giang chiến đích thực là có khác biệt rất lớn”.

Trần Trường Lâm gật đầu: “Chiến tranh trên biển toàn bộ đều dựa vào sứcgió, nếu không thuận gió, khoảng cách chỉ mấy chục dặm cũng biến thành mấy ngàn dặm, có đi mười ngày cũng không tới được”.

Khấu Trọng trầm ngâm: “Nếu chúng ta có thể khống chế bờ biển, chẳngnhững có thể chuyển binh thần tốc, mà còn có thể chặn đánh thủy sư của địch nhân nữa”.

Trần Trường Lâm lắc đầu: “Không thể có chuyện đó được! Muốn tìm kiếmđịch nhân trên biển đâu khác gì đáy biển mò kim chứ. Huống hồ nếu để thuyền đội tuần tra trên biển cả ngày, nếu gặp phải cuồng phong thì chuyện toàn quân tiêu tán khó mà tránh khỏi được. Vì vậy hải chiến quan trọng nhất chính là thời tiết, không có gió không được, gió lớn quá cũng không được. Gió lốc thổi tới, không phải vùng biển quen thuộc, địch đông ta yếu, phía trước không có nơi cập bến, tất cả đều không được. Còn nếu phải chiến đấu, thì dũng lực cũng chẳng để làm gì, toàn bộ đều dựa vào máy bắn đá tấn công từ xa. Thân thuyền bị sóng nước làm lay động, muốn bắn trúng thuyền địch còn khó hơn trên sông gấp trăm lần. Hơn nữa chúng ta thuận gió truy đuổi thì thuyền địch cũng thuận gió bỏ chạy, lại không thể bày bố mai phục, không có hiểm địa để chặn đánh, có thể phá được một hai thuyền đã là may mắn lắm rồi. Bởi vậy, muốn xưng bá trên biển thật là một việc khó hơn lên trời!”.

Song mục Khấu Trọng sáng rực lên: “Trường Lâm huynh quả là có kiến thứcrất sâu rộng về thủy chiến. Hắc! Nếu từ trên biển đổ bộ lên bờ tấn công địch nhân, vậy thì không phải là không thể ngăn cản hay sao?”.

Trần Trường Lâm tràn đầy tự tin nói: “Nếu để Trần Trường Lâm này vạch ralộ tuyến, đảm bảo địch nhân đến cả cái bóng của chúng ta cũng không nhìn rõ, lúc lên bờ còn có thể lợi dụng thế gió và thủy triều, hoàn toàn có thể thu được hiệu quả như một đạo kỳ binh”.

Khấu Trọng cười khanh khách: “Vậy thì được rồi! Ta cứ lo lắng không biết cócách nào đưa hơn ngàn binh lính người Giang Nam của Trường Lâm huynh đến được Giang Đô một cách bí mật. Tuy Chí thúc có vẻ rất tự tin, nhưng ta cũng biết rất rõ lão Đỗ lợi hại thế nào, một khi có chuyện sơ sẩy, diệu kế sẽ khó mà thành công được. Hiện giờ có một chiêu kỳ binh trên biển của Trường Lâm huynh thì tất cả mọi vấn đều được giải quyết cả rồi”.

Trần Trường Lâm đứng vụt dậy nói: “Bây giờ ta lập tức đi tìm Chí thúcthương lượng, đêm nay phải đuổi theo thuyền đội tới Lương Đô, chuyện này đảm bảo vạn vô nhất thất”.

Khấu Trọng kéo tay y lại nói: “Lúc trở về có thể thuận tay cướp của TrầmPháp Hưng một số thương thuyền, chiến thuyền không? Huynh chắc rất quen thuộc với thủy sư của bọn chúng, chỉ cần chạy ra đến biển, đối phương còn làm gì được chúng ta nữa?”.

Trần Trường Lâm nói: “Nếu có thể xuất kỳ bất ý, thì có lẽ làm được, nhưngnhiều lắm cũng chỉ cướp được bảy tám thuyền, mạo hiểm lại quá lớn, làm vậy không đáng chút nào”.

Khấu Trọng bèn gật đầu nói: “Vậy thì bỏ đi vậy, Trường Lâm huynh ngồi xuống trước đã, tiểu đệ có thứ này muốn huynh xem thử”.

Trần Trường Lâm liền y lời ngồi xuống, kế đó Khấu Trọng lấy từ trong ngườira cuốn sách về cơ quan xảo khí của Lỗ Diệu Tử ra đưa cho y, thấp giọng nói: “Hãy giở đến trang thứ một trăm lẻ một”.

Trần Trường Lâm liền lần tay mở đến trang đó, vừa nhìn đã ngạc nhiên thốtlên: “Đây là loại thuyền gì?”.

Khấu Trọng chỉ tay vào đồ hình trong sách, đắc ý nói: “Đây gọi là Phi LuânChiến Thuyền, lợi dụng lực tác động của nước để đẩy thuyền đi về phía trước, so với mái chèo thì vừa tiết kiệm sức lực lại vừa hiệu quả hơn gấp bội, cho dù lúc không có gió cũng có thể ngày đi trăm dặm, là một loại thuyền có lắp thêm “bánh xe”, chỉ cần lắp thêm vào là dùng được ngay”.

Kế dó gã lại chỉ vào văn tự bên dưới đồ hình nói: “Huynh đọc thử mấy câunày xem, Phi Luân Chiến Thuyền, hai bên lắp bốn bánh, mỗi bánh tám mái chèo, bốn người điều khiển, ngày đi ngàn dặm. Ngàn dặm đương nhiên chỉ là thổi da bò thôi, ta bớt đi chút ít, thành ngày đi trăm dặm cũng là tốt lắm rồi”.

Trần Trường Lâm động dung nói: “Là ai nghĩ ra vậy?”.

Khấu Trọng lại đọc tiếp: “Lấy bánh xe kích nước, cho người ở trước sau đạpxe tiến thoái, thượng hạ trung tam lưu, hồi chuyển như bay, địch nhân chỉ biết trợn mắt lên mà nhìn”. Tới đây, gã mới ngẩng đầu lên mỉm cười nói: “Chính là Lỗ Diệu Tử Lỗ đại sư thiết kế, huynh đã nghe qua cái tên này chưa?”.

Trần Trường Lâm thở dài: “Đương nhiên là đã nghe qua, tiểu tử phục rồi.Giờ ta lập tức y theo đồ hình này sửa chữa chiến thuyền, giấu bánh xe dưới bụng thuyền. Có Phi Luân Chiến Thuyền trong tay, thủy đạo trong thiên hạ không để chúng ta tung hoành thì còn để cho ai nữa?”.

Hai người đưa mắt nhìn nhau, rồi cùng cất tiếng cười vang.
Bình Luận (0)
Comment