Chử Toán Tử là thái hậu nhiếp chính, gọi là "Thái hậu bệ hạ", hợp tình hợp lý và hợp pháp, tên là thái hậu, nhưng thật ra là nữ hoàng - Hoàng đế chỉ mới ba tuổi, ngay cả đũa còn chưa cầm được, sao có thể trị quốc?
Ban đầu, các đại thần còn hơi sợ hãi. Nỗi sợ hãi năm đó bị Gỉa Nam Phong và Dữu thái hậu khống chế vẫn còn đó. Đặc biệt là Dữu thái hậu, đưa quyền lực cho ca ca Dữu Lượng, trực tiếp dẫn đến loạn Tô Tuấn, Đài Thành bị hủy hoạt trong chốc lát.
Nhưng ngay sau đó, Chử Toán Tử trẻ tuổi đã dùng sự khiêm tốn và chín chắn của mình để trấn an các quan đại thần.
Chử Toán Tử mời công chúa Thanh Hà, người có bối phận cao nhất, huyết thống thuần khiết nhất của Tư Mã gia đến Đài Thành, khiêm tốn hỏi nàng làm thế nào để trở thành một thái hậu nhiếp chính.
Công chúa Thanh Hà chưa đầy năm mươi tuổi, đã trở thành nhân vật giống như "Lão tổ tông" của Tư Mã gia.
Không có cách nào, bối phận của Thanh Hà tăng lên quá nhanh, bởi vì liên tiếp ba vị hoàng đế Tư Mã gia đều chết ở tuổi hai mươi, giống như một lời nguyền rủa ma quỷ.
Khang Đế trước đây là Lang Gia Vương, Thanh Hà và Vương Duyệt đã từng nhận giao phó của Minh Đế, mang theo hắn bên người bồi dưỡng hai năm, có tình cảm.
Vì vậy Khang Đế qua đời, cả Thanh Hà và Vương Duyệt đều vội vã đến thành Kiến Khang, tiễn Khang Đế đi đoạn đường cuối cùng — Trước đó Thành Đế qua đời, bọn họ vẫn chưa trở lại.
Chử Toán Tử khiêm tốn thỉnh giáo Thanh Hà. Thanh Hà rất khó xử. Nàng và Vương Duyệt đã sớm thoái ẩn nhiều năm, vẫn luôn ở hậu đài. Hơn nữa việc mà nàng và Vương Duyệt đang làm bây giờ, có thể nói là đại nghịch bất đạo. Nếu bị phát hiện, sợ là sẽ bị người ta xé nát. Thanh Hà chỉ đến tham dự tang lễ của Khang Đế, đi một chút là về, không nghĩ đến trở thành người cố vấn của Chử Toán Tử.
Nhưng nếu vừa hỏi ba vấn đề không biết, Thanh Hà nhìn ánh mắt lo lắng của Chử Toán Tử, trong lòng không nhịn nổi, thẳng thắn nói: "Minh Đế, Thành Đế và Khang Đế đều là ba đời minh quân của Đại Tấn. Thành Đế năm tuổi kế vị, hai mươi ba tuổi chết. Khang Đế hai mươi tuổi kế vị, hai mươi hai tuổi chết. Đại Tấn chỉ cần kéo dài quốc sách mà ba vị đế vương quy định là được, không cần thay đổi xáo trộn là được rồi."
Chuyện mà Thành Đế và Khang Đế chưa làm xong chính là cắt đất, thống nhất hộ tịch nam bắc. Những việc này cần phải có thời gian.
Vì vậy Chử Toán Tử tiếp tục lệnh Hoàn Ôn chủ trì việc cắt đất, hợp nhất nam bắc làm một, tăng thu thuế và binh lực cho đất nước.
Bên cạnh việc tiếp tục ủng hộ Hoàn Ôn cắt đất, Chử Toán Tử không giống như thái hậu nhiếp chính của các triều đại khác hay là các thái hậu khác dùng quyền lực trong tay để đề bạt nhà mẹ đẻ Chử gia. Mà nàng lại trọng dụng nhà cậu nàng, cũng chính là nhà mẹ đẻ của mẹ Tạ Chân Thạch - Trần Quận Tạ thị.
Trần Quận Tạ thị và Lang Gia Vương thị đều sống ở ngõ Ô Y, là hàng xóm của nhau. Cậu Tạ Thượng của Chử Toán Tử rất được Vương Đạo yêu quý. Lúc Vương Đạo còn sống, ông vẫn luôn dốc lòng bồi dưỡng Tạ Thượng, hơn nữa còn ủng hộ Tạ Thượng trẻ hơn hai mươi tuổi nạp người phụ nữ truyền kỳ Tống Huy đã từng đi theo Vương Đôn, Minh Đế, Nguyễn Phù làm thiếp. Cho rằng Tạ Thương sẽ trở thành một đại nhân vật giống như Nguyễn Phù, Vương Đôn.
Tạ Thương đẹp trai, văn võ song toàn. Cháu ngoại Chử Toán Tử làm thái hậu nhiếp chính, Tạ Thượng là đô đốc tứ châu huyện, trở thành Chinh Tây tướng quân.
Ngoài Tạ Thượng, Tạ Vạn thì những người khác của Trần Quận Tạ thị cũng được đề bạt, trở thành đại thần trong triều.
Những năm gần đây Tạ gia liên tục liên hôn với hàng xóm Lang Gia vương thị. Ngoài trừ gả tài nữ Tạ Đạo Uẩn cho Vương Ngưng Chi, con gái của Tạ Thượng cũng gả vào Lang Gia Vương thị.
Vương gia là quý tộc lâu đời, Tạ gia là quý tộc mới nổi. Hai nhà vì quan hệ giữa người thừa kế và liên hôn mà buộc lại một chỗ. Cứ như vậy, Lang Gia Vương thị cũng thành người ủng hộ thái hậu nhiếp chính Chử Toán Tử.
Bởi vì quan hệ của Chử Toán Tử, Trần Quận Tạ thị đã từ quý tộc hạng ba bước lên hàng ngũ quý tộc hàng đầu của Đại Tấn giống như Lang Gia Vương thị. Lập tức con em trong gia tộc xuất hiện lớp lớp nhân tài, thế hệ nào cũng xuất sắc, hơn nữa giá trị nhan sắc của con em trong tộc đều uy hiếp đến danh xưng "Lâm lang mãn mục (*)" của Lang Gia Vương thị.
(*) Lâm lang mãn mục: Nghĩa là rực rỡ muôn màu. Ý ở đây nói ngoại hình ai cũng đẹp.
Tạ gia có một người gọi là Tạ An, sống ẩn dật với Vương Hy Chi ở Kê Quận. Lúc Vương Hy Chi viết "Lan Đình tập tự", hắn ta cũng có mặt trong buổi tụ tập nổi tiếng đó.
Tạ An vẫn luôn từ chối làm quan, sống phóng khoáng ở Kê Quận với Vương Hy Chi. Mặc dù hắn ta không làm quan, nhưng danh tiếng và học vấn của hắn ta cao nhất tạ gia, đều được các danh sĩ nổi tiếng truy tìm. Tạ An mắc chứng bệnh viêm mũi, cho nên nói chuyện mang theo âm mũi rất nặng, giọng nói trầm thấp, lộ ra khí chất thâm trầm. Rất nhiều học sĩ đều cố ý nắm lỗ mũi học hắn ta đọc thơ. lâu ngày, cách phát âm kỳ quái này gọi là "Lạc hạ thư sinh".
Sau khi Khang Đế qua đời, Tạ An cũng quay về nhà một chuyến, giảng dạy tri thức cho con em Tạ gia. Nhìn thấy người trong tộc đông đúc, hắn ta hỏi: "Nhân tài Tạ gia chúng ta xuất hiện lớp lớp, người làm quan cũng rất nhiều, tại sao còn phải khắc khổ học tập? Là để bản thân trở nên ưu tú hả?"
Một đứa nhỏ mới học vỡ lòng Tạ Huyền đã trả lời: "Giống như lan chi ngọc thụ đẹp đẽ, người ta luôn muốn trồng chúng trong sân nhà của mình." (Chú thích: Trích từ "Thế thuyết tân ngữ".)
Tạ An nghe vậy vỗ tay khen ngợi, kể từ đó "Chi lan ngọc thụ" đã trở thành một câu chuyện phổ biến, cũng trở thành một câu thành ngữ, dùng để miêu tả đàn ông tài mạo song toàn, phối với "Lâm lang mãn mục" của Lang Gia Vương thị.
Tạ gia vùng lên. Hàng xóm và người hầu cận nhỏ của Lang Gia Vương thị trước đây, từ từ trở thành trụ cột mới của đế quốc Đại Tấn.
Lúc quả phụ trẻ tuổi Chử Toán Tử mang theo quần thần tiếp tục xây dựng Đại Tấn, thì hoàng đế Thạch Hổ của nước Triệu phía Bắc vẫn còn lún sâu vào sắc tửu. Hai vị hoàng đế của Đại Tấn liên tiếp chết trẻ, lúc chính trị Đại Tấn không ổn định cũng không hùng tâm tráng khí dậu đổ bìm leo như trước đây đi đánh chiếm Giang Nam.
Hoàng đế không có ý chí chiến đấu, thuộc hạ lại càng không có, đều tranh nhau lấy lòng hoàng đế và Lưu hoàng hậu, không quan tâm triều cục Đại Tấn xảy ra chuyện gì.
Dưới sự ăn mòn của tửu sắc và sự già yếu, Thạch Hổ đã trở thành một con hổ không răng, cũng không thể đánh được. Bởi vì cơ thể quá béo, ngay cả đi mấy bước hắn ta cũng thở hổn hển. Cuối cùng con hổ già trở thành con hổ bệnh, sau đó trở thành con hổ chết.
Thái tử Thạch Thế chỉ mới bốn tuổi kế vị. Vì còn nhỏ nên Lưu thái hậu trở thành thái hậu nhiếp chính, giúp đỡ tiểu hoàng đế.
Bây giờ nước Triệu giống như Đại Tấn, đều là phụ nữ trị quốc.
Thanh Hà vội vàng đến nước Triệu gặp Lưu thái hậu: "Lúc trước muội đã đồng ý đi cùng với ta."
Lưu thái hậu không vội vàng: "Thạch Hổ đã chết, nước Triệu còn chưa diệt. Mười năm qua ta đã bồi dưỡng người quật mộ của nước Triệu, tất cả đều đã có kế hoạch. Tỷ tỷ lại chờ ta thêm nửa năm. Thời gian nửa năm, ta chuẩn bị diệt nước Triệu."
Lưu thái hậu đã sớm không còn là nàng công chúa mềm mại dễ xúc động năm đó nữa, trong mắt đều hiện rõ sự trả thù.
Quả nhiên tiểu hoàng đế đăng cơ, không phục nhất chính là đám anh trai. Hoàng tử thứ năm Thạch Tuân mà Lưu hoàng hậu đích thân nuôi lớn khởi binh, thề đoạt vị.
Trước khi khởi binh, Thạch Tuân nói với anh nuôi Nhiễm Mẫn: "Nếu ngươi giúp ta đoạt vị, ta sẽ phong ngươi là thái tử."
Nhiễm Mẫn là con trai nuôi của Thạch Hổ - Cũng là người đào mộ nước Triệu mà Lưu hoàng hậu nhìn trúng.
Lưu hoàng hậu đơn giản tin rằng, giang sơn cuối cùng cũng đều là của con nuôi. Phụ thân Lưu Diệu của nàng ta là con nuôi, chồng Thạch Hổ của nàng ta là con nuôi, Nhiễm Mẫn này là con nuôi của nàng ta.
Con nuôi luôn là người cười cuối cùng. Vì vậy Lưu thái hậu đã cược sự báo thù lên người Nhiễm Mẫn, muốn Nhiễm Mẫn cố ý tạo quan hệ thân thiết với Thạch Tuân.
Thạch Tuân dấy binh. Lưu thái hậu nhường một nước, nhanh chóng đánh vào kinh đô. Tiểu hoàng đế chỉ mới làm hoàng đế được ba mươi ba ngày thì tuyên bố thoái vị, nhường ngôi cho hoàng huynh Thạch Tuân.
Thạch Tuân làm hoàng đế, việc đầu tiên tính là nghênh đón mẫu thân Trịnh Anh Đào đang bị nhốt trong Lãnh Cung ra!
Đúng vậy, người phụ nữ đấu chết hai người vợ chính, xuất thân đào kép, Trịnh Anh Đào vẫn chưa chết. Mười năm qua, Lưu thái hậu vẫn chăm sóc nàng ta rất chu đáo.
Nhưng mà điều đầu tiên sau khi Trịnh Anh Đào được đón ra ngoài chính là mệnh lệnh con trai Thạch Tuân gi3t ch3t Lưu thái hậu và tiểu hoàng đế thoái vị.
Thạch Tuân có chút do dự. Hắn muốn làm hoàng đế nhưng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện giết Lưu thái hậu và em trai: "Mẫu hậu, dù sao Lưu thái hậu cũng đã nuôi dưỡng ta. Mười năm qua người vẫn luôn chăm sóc — "
Bốp!
Trịnh Anh Đào tát vào mặt con trai ruột một cái: "Con cho rằng yêu tinh kia chăm sóc ta tốt sao? Không! Nàng ta chỉ là chăm sóc ta, muốn ta sống, để làm tấm khiên kiềm chế con mà thôi!"
Trịnh Anh Đào chỉ hướng Đông Cung: "Con đừng quên, năm đó khi thân ca ca của con còn là thái tử, đã bị yêu tinh này gây chia rẽ, bị lời gièm pha mà chết! Toàn bộ hai mươi sáu người ở Đông Cung đều chết hết, chen chúc trong một cái quan tài nhỏ, ngay cả chôn cất ở đâu cũng không biết. Trên tay nàng ta dính máu tươi của thân ca ca con, chất nhi chất nữ. Nếu như con mềm lòng không báo thù, vậy không xứng làm nhi tử của ta!"
Trong các triều đại lịch sử, không có gì đáng sợ bằng làm thái tử của Thạch tử, liên tiếp giết cả nhà hai thái tử, vừa giết là giết cả nhà.
Thạch Tuân nghe theo, không thể làm gì khác đồng ý giết Lưu thái hậu và phế đế bốn tuổi.
Trịnh Anh Đào khổ tận cam lai, diễu võ dương oai trước mặt Lưu Thái hậu, cuối cùng buông ra những lời ghê tởm: ".... Đời này ta ghét nhất nữ tử mang dòng máu cao quý. Ta đấu chết hai nữ thế gia xuất thân danh tiếng, ngươi xuất thân công chúa thì sao? Làm thái hậu thì sao? Đến cuối cùng không phải vẫn chết trong tay ta sao."
Dù thế nào đi nữa, cuộc đời này của Trịnh Anh Đào cũng có thể coi là một truyền kỳ.
Nhưng mà trong mắt Lưu thái hậu, Trịnh Anh Đào giống như con châu chấu sau mùa thu, nhảy không được thêm mấy ngày nữa.
Lưu thái hậu nhẹ giọng nói: "Hoàng thượng đã đồng ý với ta, cho mẫu tử ta thời gian một đêm cáo biệt, ngày mai mới chết. Thái hậu hiện tại tới nhặt xác, có chút sớm. Mời ngày mai lại đến."
“Được, ngày mai ta sẽ đích thân tới tiễn ngươi.” Trịnh Anh Đào phất tay áo bỏ đi.
Ban đêm, cuồng phong gào thét, ngay cả cây đại thụ cũng bị bật gốc, còn có mưa đá to bằng miệng cái bát rơi xuống. Điện Thái Vũ trong cung, còn có điện Huy Hoa giam giữ Lưu thái hậu và phế đế bốc cháy. Gió càng khiến ngọn lửa cháy lớn hơn. Ngọn lửa bao trùm toàn bộ cung điện của nước Triệu. Ngọn lửa chiếu sáng bầu trời, ngay cả chung đĩnh cũng bị đốt cháy thành tro, đình đài lầu các đều bị thiêu rụi.
Do thời tiết khô ráo, ngọn lửa bùng cháy trong một tháng mới được dập tắt hoàn toàn bởi một trận mưa lớn. Bởi vì có một lượng lớn tro bụi trên bầu trời, cho nên mưa có màu đỏ, được gọi là mưa máu.
Nước Triệu bắt đầu lan truyền tin đồn: Mưa máu xuất hiện, nước Triệu vong.
Tân đế Thạch Tuân không tin, hạ lệnh trùng tu lại hoàng cung. Chưa đến mấy ngày, con nuôi Nhiễm Mẫn của Thạch Hổ khởi binh tạo phản, nói Thạch Tuân giết ấu đế và thái hậu, ông trời giáng xuống lửa trời và mưa máu, là nghiêm phạt Thạch Tuân, thiên lý bất dung.
Sau khi Thạch Tuân làm hoàng đế được một trăm tám mươi ba ngày, Nhiễm Mẫn tấn công kinh đô, gi3t ch3t Thạch Tuân và thái hậu Trịnh Anh Đào, Thạch gia diệt tộc.
Con trai nuôi Nhiễm Mẫn này diệt nước Triệu, đăng cơ làm hoàng đế, quốc hiệu là Ngụy.
Quả nhiên, đúng là con trai nuôi được thiên hạ. Lưu thái hậu cược thắng rồi.
Nhiễm Mẫn diệt nước Triệu. Thanh Hà đón Lưu thái hậu và phế đế mười tuổi giả chết đến Đại Tấn, đưa bọn họ đến sống ẩn dật tại đất Thục xa xôi, từ đó trải qua một cuộc sống yên bình.
Sau khi Nhiễm Mẫn thành lập nhà nước Ngụy, thì phái đại sứ đến Đại Tấn, thương nghị thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.
Nước Hán và nước Triệu ở phía bắc đều có thù diệt quốc với Đại Tấn, vì vậy Đại Tấn không thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước Hán, Triệu. Nam Bắc chia cắt nhiều năm.
Nhưng Nhiễm Mẫn là người Hán, hắn tiêu diệt nước Triệu, coi như là phục thù cho Đại Tấn.
Không nghĩ đến còn chưa bắt đầu chinh phạt phương Bắc, đối thủ đã bị đánh bại, không cần tự mình ra tay, đối thủ tự hại chết mình.
Đây là thời đại ma quỷ gì vậy.
Đầu tiên Đại Tấn sửng sốt, sau đó vui mừng khôn xiết. Nước Triệu, ngươi cũng có ngày hôm nay! Cho ngươi cũng nếm thử mùi vị diệt quốc!
Vì vậy, Đại Tấn đồng ý với đề nghị của hoàng đế Nhiễm Mẫn của nước Ngụy, phái sứ đoàn, mang theo lễ vật và quốc thư thiết lập quan hệ ngoại giao, đi đến nước Ngụy.
Một đi một về, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngay lúc Thái hậu Chử Toán Tử và các cận thần đang thương nghị việc xây dựng sứ quán ở nước Ngụy, phương bắc truyền đến tin tức mới:
Thủ lĩnh mới Mộ Dung Tuấn (Niệm Quân) của dân tộc Tiên Bi diệt nước Ngụy, giết hoàng đế Nhiễm Mẫn, thành lập một đất nước mới ở Trung Nguyên, nước Yên.
Xem ra không cần xây đại sử quán gì đó, Đại Tấn vẫn có thể chinh phạt phương Bắc.
- -----oOo------