Người đưa tin bẩm tấu nói:
- Kẻ hèn cố ý đi tìm một nhạc công phục vụ tại bữa tiệc tiếp đãi sứ thần Ngô quốc, dùng chút tiền tài để dụ hắn nói ra. Theo Ngô sứ nói, Bá tấn công Thư thành, dựng doanh trại ở cách Thư thành ba mươi dặm, lấy tên bắn chiến thư vào trong thành. Yểm Dư công tử thủ vững không ra, nhưng Chúc Dung công tử cho rằng Thư thành không đủ hiểm, không bằng lấy binh nhàn đánh binh mỏi mệt, chủ động công kích.
Đúng là lúc này, binh của Bá mới hành quân từ xa tới, hai vị công tử công kích ngay lập tức thì cũng không bị rơi vào hạ phong. Chúc Dung công tử liền dẫn nhân mã bản bộ đánh ra khỏi thành, Yểm Dư công tử bất đắc dĩ, đành phải dẫn quân ra Tây thành để hỗ trợ giáp công. Binh mã của Bá đông hơn, nhưng mà đi đường xa có nhiều binh mỏi mệt, bởi vậy song phương chiến đấu lại thành ra khó phân thắng bại. Lúc này Bá đứng trên xe nhìn thấy bộ hạ của hai vị công tử chủ yếu là người nước Ngô, liền lệnh mấy trăm thân vệ thủ hạ đồng loạt hô to: “Cha mẹ vợ con của ngươi đều ở Ngô quốc, nếu không biết hối cải, giao chiến với Ngô, Đại vương sẽ diệt ba đời nhà ngươi!” Rất nhiều binh lính nghe thấy vậy thì sinh tâm sợ hãi, quẳng giáp đầu hàng Bá...
Nói tới đây, trên mặt người đưa tin lộ ra dị sắc, hiển nhiên là cũng nhớ tới cha mẹ vợ con của mình. Khánh Kỵ thấy vậy trong lòng không khỏi rùng mình, hắn biết binh lính của mình trung thành và tận tâm với hắn, một là bởi danh vũ dũng của hắn, khiến cho võ sĩ phục tùng. Hai là, hắn đối đãi rộng lượng, thưởng phạt phân minh, thuộc hạ cảm động ân đức này. Còn lại điều thứ ba là, ngoại trừ trận thua khi phạt Ngô bởi vì kế ám sát của Cơ Quang, còn đối mặt tác chiến thì chưa từng bại lần nào, cho nên binh tốt thủ hạ không nổi dị tâm.
Khánh Kỵ đang trầm ngâm, người đưa tin lại nói:
- Hai vị công tử thấy tình thế không ổn, đành phải dẫn tàn binh chạy đi, về phần lui về nơi nào, Ngô quốc sứ giả tại tiệc rượu cũng không nói.
Khánh Kỵ "ừm' một tiếng, trầm ngâm nói:
- Bọn họ không lọt vào tay Bá là tốt rồi, Sở Vương thật gian trá, để cho hai vị công tử thủ ở một cô thành (thành đơn độc), không phái một binh một tướng tương trợ, rõ ràng là để cho tự sống tự chết, chủ ý là muốn an tọa một chỗ rồi nhận công về mình. Yểm Dư, Chúc Dung hai vị công tử cũng không phải là kẻ ngu dốt, lần này nếm mùi thất bại, nhất định là có thể nhìn ra dụng tâm của hắn. Chỉ cần biết tin tức của ta, nhất định sẽ nghĩ biện pháp rời khỏi Sở quốc tới Vệ quốc tìm nơi nương tựa.
Người đưa tin kia nói:
- Công tử nói quá đúng. Nói về trong triều Vệ quốc, thực cũng không có đại sự gì. À, đúng rồi, Vệ quốc Quốc Quân gần đây có lấy thêm một vị phu nhân, là con gái Nam Tử của Tống quốc Quốc Vương...
Khánh Kỵ sửng sốt:
- Vệ Quân... Cưới thêm một vị tân phu nhân?
Hắn biết lời đồn đại về Vệ Hầu, bên người nuôi rất nhiều luyến đồng (đại khái là đồng tính). Lúc này người được sủng ái nhất chính là một thiếu niên mỹ mạo tên là Tố Di Tử, vài vị phu nhân trong cung và thị thiếp đông đúc cả năm trời cũng không được Vệ Hầu ân sủng một lần, hắn sao có thể lại đi cưới thêm một tân phu nhân? Huống hồ hắn hiện tại tuổi đã tới năm mươi, vị công chúa Tống quốc kia, hẳn là một nữ tử xinh đẹp rồi, sao có thể đường đường con gái một Quốc Quân lại chịu gả cho một lão nhân đã quá nửa trăm? Chẳng lẽ bởi vì xấu xí, mới được dùng để làm đám hỏi chính trị?
Khánh Kỵ đem những nghi vấn trong lòng nói ra, trên mặt người đưa tin liền lộ ra chút thần khí cổ quái:
- Công tử, vị Nam Tử phu nhân này thập phần mỹ mạo, những người đã gặp qua nàng còn nói nàng giống như tiên giáng trần, làm cho người ta như muốn mất hồn. Chẳng qua... khụ, nghe nói nữ tử này đối nhân xử thế không được giữ gìn cho lắm, tại Tống quốc có tới mấy vị đại phu vì nàng mà ghen tuông tới mức sứt đầu mẻ trán, Tống Quân sợ làm nhục nề nếp gia phong, cho nên mới để nàng sang Vệ quốc.
Có điều, vị Nam Tử phu nhân này rất có thủ đoạn, tới Vệ quốc không được bao lâu, liền chiếm được niềm tin tuyệt đối của Vệ Hầu, còn quan hệ qua lại với nhiều quyền thần trong triều. Hiện giờ, những chuyện tình trong cung của Vệ quốc tất cả đều giao cho Nam Tử phu nhân quản lý, ngay cả chuyện trong triều, nàng cũng có thể hỏi, rất nhiều người ở sau lưng đều nói Nam Tử phu nhân chính là vị Quốc Quân thứ hai của Vệ quốc.
- Hả? - Khánh Kỵ nghe đến đó thì trong lòng bất giác chợt đông, Nam Tử này vừa mới tới Vệ quốc, đã có bản lĩnh như vậy rồi. Thời gian càng lâu, lực ảnh hưởng lên triều chính Vệ quốc lớn tới thế nào là có thể tưởng tượng được. Bản thân mình mượn thành của Vệ quốc, lại nhận quà của Vệ Hầu, toàn bộ chẳng qua là do mẹ đẻ của mình là thân tộc của Vệ quốc. Lại nói tiếp, bản thân mình và Vệ Hầu cũng chẳng có thân tình gì, có điều Vệ Hầu mặc dù cuộc sống thối nát, chính sự cũng chẳng để ý, nhưng mà khi có người danh vọng cao tìm tới hắn, hắn lại đặc biệt khách khí mà thôi. Về sau những chỗ muốn mượn sự giúp đỡ của Vệ quốc còn rất nhiều, vị Nam Tử phu nhân này đã có bổn sự như vậy, cũng phải kết thân với nàng mới được.
Khánh Kỵ nghĩ đến đây, nói:
- Ừm, ta biết rồi, các ngươi từ xa tới vất cả, A Cừu, an bài chỗ ở cho mấy vị huynh đệ, thiết yến khoản đãi, sau đó nghỉ ngơi cho khỏe. Các ngươi nghỉ tạm ở đây hai ngày, sau đó lại quay về Vệ quốc. Đến lúc đó, mang theo về cho ta một phong mật thư, một phần lễ vật.
Người đưa tin ngẩn người, hỏi:
- Lễ vật?
- Đúng! - Khánh Kỵ cười cười:
- Mật thư là cho Lữ Thiên tướng quân, lễ vật là cho Nam Tử phu nhân. Tốt rồi, để A Cừu sắp xếp chút rượu và thức ăn, cùng ngồi uống với các ngươi một lúc, sau đó đi nghỉ tạm đi.
Bốn người đưa tin chắp tay quay ra, Khánh Kỵ khoanh tay bước đi thong thả ở trong phòng, đưa lễ vật gì bây giờ? Nữ nhân thích cái gì, ừm..., hoa tươi, đưa hoa... hình như hơi vô nghĩa. Châu báu trang sức? Đường đường là công chúa Tống quốc, phải tìm kỳ trân dị bảo gì mới có thể làm cho nàng thích đây? Còn có... giày, túi, y phục...
Y phục..., Khánh Kỵ chợt động trong lòng, vội vàng tìm một mảnh lụa Lỗ cảo bày lên trên án, nghiền mực, nhấc bút lông bôi vẽ loạn lên. May là lúc bé có học qua môn mỹ thuật, nền tảng là có, chỉ có điều dùng bút lông vẽ tranh..., Khánh Kỵ nhìn trái nhìn phải, nhìn thấy ấm trà đang sôi sùng sục, bếp lửa đang rừng rực, đột nhiên nghĩ tới một biện pháp, liền từ trong lò rút ra một thanh củi cháy còn một nửa, thổi tắt lửa, nhìn thấy phần gỗ đã bị than hóa, vừa vặn có thể dùng làm bút chì, liền lại lấy một tấm vải lụa, rải ra bàn, tinh tế vẽ phác thảo.
Khánh Kỵ vẽ xong rồi, cẩn thận chỉnh sửa một hồi, rồi nhẹ nhàng nở nụ cười. Nữ nhân không ai không thích quần áo đẹp, nữ nhân xinh đẹp lại càng thích quần áo hoa mỹ. Thời đại hiện giờ, kiểu dáng quần áo chắc chắn là theo phong cách đoan trang tao nhã cổ xưa, nhưng mẫu mã lại quá ít, bản thân mình đã vài lần tham gia quay chụp vài bộ phim cổ trang, những bộ trang phục xa hoa từ xưa tới này, dù cho chỉ có chút ấn tượng, nhưng khi vẽ ra áo lông cũng vô cùng tinh mỹ.
Áo lông lúc này cũng phải chịu trói buộc của Chu lễ, chỉ Thiên Tử mới có thể mặc áo lông màu trắng, chư hầu có thể mặc áo lông màu vàng, đại phu mặc áo lông xanh biếc. Giai cấp sĩ thì lại không thể mặc áo lông chồn hay lông cáo, chỉ có thể mặc áo lông cừu non. Về phần thứ dân dưới sĩ, mặc lông dê, lông chó xám là có thể.
Nam Tử là Vệ Hầu phu nhân, giống như Vệ Hầu, có thể mặc áo lông thú màu vàng. Mà mấy tấm da chồn tuyết hảo hạng mà Khánh Kỵ mua ở Tất Thành đều có màu trắng như tuyết, Khánh Kỵ cũng không biết Vệ Hầu vốn luôn luôn làm việc vô lý liệu có dám đi quá giới hạn lễ tiết, để cho phu nhân mặc áo lông trắng hay không. Để tránh phiền toái, hắn thiết kế cho kiểu dáng chiếc áo này có phần lông mao hướng vào bên trong, ở bên ngoài trang trí đẹp đẽ, chỉ có phần cổ tay áo là để lộ phần lông thú ra ngoài. Bởi vì theo Chu lễ, thiên tử và chư hầu sử dụng áo lông là kiểu áo lông toàn bộ, đồng thời lúc này đại bộ phận áo lông đều là phần lông hướng ra ngoài. Cách thiết kế như thế này, mặt lông hướng vào trong, giấu diếm toàn bộ phần lông, như vậy cho dù cổ tay áo có màu trắng cũng không bị tính là quá lễ.
Nhìn bộ y phục do chính mình thiết kế, tưởng tượng thấy nó mặc trên người một tuyệt sắc giai nhân. Kiểu dáng mới mẻ độc đáo, ở trên cái cổ trắng ngần như tuyết là một khuôn mặt thiên kiều bá mị, Khánh Kỵ không khỏi tự đắc cười rộ lên.
Hắn sửa lại sơ qua bản vẽ một chút, ghi rõ thêm một vài chú thích, rồi gọi Anh Đào, bảo hắn nhanh đi tới khu chợ của Khúc Phụ, tìm một thợ may lành nghề nhất, trả thù lao hậu hĩnh, cần phải mau chóng chiếu theo bản vẽ chế tạo ra một chiếc áo lông đến đây.
Phái Anh Đào ra ngoài xong, Khánh Kỵ lại nhấp một ngụm trà nóng, đứng dậy đi về phía sau trạch. Hôm nay cứ lăn đi lăn lại suốt, lại còn cả buổi chiều đánh xe đi săn, xương cốt đã có chút mỏi nhừ, nhất là toàn thân đầy mồ hôi, lúc này cảm thấy không được khỏe cho lắm. Quý tộc cổ đại một ngày ít nhất phải tắm rửa hai lần, Khánh Kỵ là người hiện đại ngược lại thì không có cái tập quán này. Có điều hôm nay ra đẫm mồ hôi một lần, hắn thật chỉ muốn lập tức ngâm mình vào nước ấm, thoải mái thả lỏng một chút.