Dệt Kén

Chương 7

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Chương có nội dung bằng hình ảnh

Thoạt đầu không bật đèn làm Lê Đường gần như là dò dẫm đi vào, sau đó đèn trần bừng sáng chói đến mức cậu nhắm tịt mắt theo phản xạ có điều kiện.

Lúc mở mắt ra lại, Lê Đường ngẩn ngơ trước khung cảnh trước mặt.

Diện tích trong nhà còn nhỏ hơn cậu tưởng tượng, không có một món đồ nội thất nào tử tế, hai cái bàn gấp kê sát bức tường nứt ngang nứt dọc, một cái để bát đũa đồ làm bếp còn một cái bày đầy sách. Tủ lạnh màu xanh lá chỉ thấy trong phim truyền hình những năm 90 đứng lẳng lặng trong góc tường, cây quạt có lồ ng bằng inox đặt trên nóc tủ lạnh.

Tưởng Lâu cởi mũ áo, kéo ghế nhựa vuông dưới gầm bàn: "Ngồi đi."

Lê Đường đáp lí nhí: "Làm phiền rồi."

Sau đó cậu chậm chạp đi sang, vừa ngồi xuống ghế vừa ngó vào gian phòng bên trong, đèn không bật nên chắc là không có người ở. Tô Thấm Hàm không tìm được đây.

Tưởng Lâu rót nước trong ấm vào cốc thủy tinh đưa cho cậu.

Lê Đường nhận cốc nước: "Nhà cậu chỉ có mình cậu à?"

Cậu đã tưởng dù hắn không còn bố mẹ thì chưa biết chừng vẫn có người lớn như ông bà nội ngoại các kiểu cơ.

Tưởng Lâu quay lưng lại: "Cậu nghe nói hết rồi còn gì."

Giọng điệu bình thường như lẽ đương nhiên của hắn làm Lê Đường giật thót.

Kim giờ nhích qua số sáu.

Dù đây là trà nguội nhưng Lê Đường vẫn uống hết. Mà Tưởng Lâu chào hỏi khách xong thì như hoàn thành nhiệm vụ, ngồi trước bàn để sách giở một quyển ra xem.

Ngoài cửa sổ mưa rơi tí tách, trong chốc lát không tạnh ngay được. Lê Đường cất cốc không lên bàn để đồ làm bếp, bắt đầu quan sát kỹ căn nhà.

Tuy đã cũ do nhiều năm không tu sửa nhưng có thể nhìn ra căn nhà từng được bỏ nhiều công sức trang hoàng. Gạch lát nền màu ngà là loại thịnh hành hơn chục năm trước, dù bị mài mòn nhưng vẫn thấy được chất lượng rất tốt, tủ bếp cao bằng nửa bức tường cũng làm dạng vòng cung, tường sơn màu trắng gần như không lem bẩn, các tấm áp phích phim ảnh che vết nứt mờ sắp xếp rất đẹp.

Trong đó có áp phích phim "Titanic" công chiếu trong nước vào hơn hai mươi năm trước, nhân vật nam nữ chính ôm nhau phía trên con tàu lớn; còn có phim "Huyền thoại 1900", người đàn ông mặc áo ba đờ xuy màu đen quay mặt về phía con tàu du lịch trên biển, trăng sao rực rỡ che rợp bầu trời.

det-ken-chapter-7-1.jpg

det-ken-chapter-7-2.jpg

Chúng đều bạc màu và ố vàng, mép giấy sờn rách, rõ ràng đã "lao dịch" trên bức tường này nhiều năm.

Có một tích tắc ngắn ngủi Lê Đường sinh ra cảm giác quen thuộc lạ lùng, chừng như mình từng ghé nơi đây rồi.

Nhưng sao có thể chứ.

Lê Đường quy cảm giác quen thuộc ấy là do mình cũng từng xem mấy bộ phim trên tường, bèn hỏi Tưởng Lâu: "Bình thường cậu cũng thích xem phim sao?"

"Không." Tưởng Lâu đáp.


"..."

Gợi chuyện thất bại, Lê Đường dứt khoát đứng dậy đi loanh quanh trong nhà. Cậu nhìn bệ cửa sổ và mép bàn, không có cái gạt tàn nào. Ông bố Lê Viễn Sơn của Lê Đường nghiện thuốc lá nặng, phòng làm việc trong nhà ở thủ đô được quét tước hằng ngày cũng vẫn nồng nặc mùi thuốc lá. Mà nhà Tưởng Lâu lại không mảy may ngửi thấy mùi bám trên đồ đạc dù cậu đang ở rất gần.

Niềm vui thầm kín dâng lên trong lòng Lê Đường. Cậu ghét mùi thuốc lá, phát hiện này khiến cậu cảm thấy mình là người đặc biệt.

Dù sao thì những người khác đều không nhận ra, mọi người còn tưởng Tưởng Lâu thích hút thuốc.

Ngăn tủ mở trên tủ quần áo để cuộn băng vải màu trắng đã dùng hết một nửa, bên cạnh là dao rọc giấy hôm trước mua ở cửa tiệm nhỏ, nhìn tiếp sang có bao cát cao cỡ nửa người treo ở góc Đông Bắc căn nhà.

Bao cát hình trụ đen sì trông không hề ghê gớm, bởi vậy khi Lê Đường dùng gần hết sức đấm vào bao cát mà nó chẳng xi nhê, không khí tức thì như đông đặc.

Lê Đương ngó sang bên, nhận ra Tưởng Lâu mới nãy còn đang đọc sách đã nhìn về phía mình thì cười gượng mấy tiếng: "Nặng phết nhỉ, thảo nào cậu giỏi đánh nhau thế."

Tưởng Lâu không phủ nhận. Hắn bỏ sách xuống rồi đi sang, gỡ găng tay đấm bốc treo trên tường đưa cho Lê Đường.

Lê Đường chưa đeo món đồ này bao giờ, hí hoáy trên tay với một niềm mới mẻ, nắn b óp phần ngón tay căng phồng. Cậu đeo găng và quấn chặt đai bảo vệ cổ tay, dồn sức lần nữa đấm mạnh vào bao cát, cuối cùng bao cát cũng dao động với biên độ nhỏ.

Nhưng cổ tay cậu lại đau chết đi được.

Lê Đường vội vàng cởi găng tay, nhe răng xoa cổ tay, liếc Tưởng Lâu lại thấy hắn đang cười.

... Hắn cười á?

Nhưng dù sao cũng tốt hơn là mặt khó đăm đăm, Lê Đường nhìn khóe môi giương lên của hắn, tự dưng lại thở phào nhẹ nhõm.

Vẫn phải bảo vệ sĩ diện sắp sụp đổ, Lê Đường hắng giọng nghiêm mặt bày tỏ: "Chưa ăn tối nên không có sức thôi."

Nói đến đây cậu bỗng ngỡ ra một việc: "Vừa nãy cậu định đi ăn hả?"

"Đúng vậy." Tưởng Lâu đáp.

"Xin lỗi đã làm lỡ thời gian của cậu, vậy thì tôi về trước..."

Lê Đường chưa kịp dứt lời, Tưởng Lâu đã xoay người đi ra cửa: "Mưa ngớt rồi."

Thấy cậu bạn sau lưng không đi theo, Tưởng Lâu ngoái đầu lại: "Cậu nói muốn mời cơm tôi mà?"

Không ngờ "lần sau" mà cậu vẫn tưởng là rất xa xôi lại đến nhanh như thế.

Năm phút sau, hai đứa ngồi trong quán ăn cạnh cửa tiệm nhỏ.

Lê Đường vô cùng mờ mịt trước quá trình gọi món diễn ra vào hai phút trước, không nhịn được xác nhận lại với Tưởng Lâu: "Mỗi thế thôi?"

"Ừ."


"Mỗi hai chay một mặn? Không cần gọi thêm nữa sao?"

"Không cần."

"Cũng phải có nước chứ, tôi sang bên cạnh mua."

"Có canh miễn phí."

Tưởng Lâu liếc cái nồi inox bốc hơi nóng sau lưng, Lê Đường nhìn theo tầm mắt hắn. Đang có một người đàn ông coi bộ là công nhân bê bát múc canh, cái mui dài to như gáo nước ngoáy trong nồi kêu "leng keng", canh múc ra vãi một nửa xuống đất, ngoài vài mẩu rau cỡ bằng móng tay thì không khác gì nước lã, còn tiết kiệm nguyên liệu hơn cả canh ở căng tin trường Trung học Số 1 Tự Thành.

Lê Đường không chấp nhận được: "Đâu ra kiểu mời cơm lại ăn thế này... Bọn mình đổi quán khác nhé? Không thì gọi giao hàng? Mặc dù chỗ này hơi xa, nhưng thể nào cũng gọi giao hàng được."

Cậu giữ lại vài lời không nói, tuy rằng nói thẳng ra cũng chỉ là các tính từ như "rẻ" hay "khó coi".

Cậu biết như thế có phần mất lịch sự, nhưng cậu càng không muốn bị người ta chỉ trích, chẳng hạn như "nghe gì chưa, Lê Đường mời cơm mà cho ăn cơm bình dân mười tệ một suất đấy".

Hơn nữa lần này cậu mời cơm là để cảm ơn, đồ ăn sẵn thực sự không đẳng cấp, ít nhất cũng phải Haidilao hoặc Pizza Hut chứ.

Tuy nhiên người được mời không nghĩ vậy. Thức ăn đều được đóng hộp sẵn, chẳng mấy đã dọn lên bàn, Tưởng Lâu rút đôi đũa dùng một lần trong ống đũa và thuần thục tách đôi.

"Không cần, thế này đủ rồi." Nói đoạn hắn và một miếng cơm tẻ.

"..."

Lê Đường hối hận ban nãy không nên nghe hắn vào đây, bây giờ đâm lao thì phải theo lao, cậu đành rút một đôi đũa gắp cà tím kho trong đ ĩa thức ăn của mình.

Xét một cách công bằng thì thức ăn cũng ngon, tuy là món đơn giản nhưng nguyên liệu tươi mới và nêm nếm vừa miệng, tất nhiên không khó nuốt.

Hơn nữa còn có "gia vị" là người đối diện... Đây là lần đầu Lê Đường thấy Tưởng Lâu ăn, hắn ăn không nhanh, khác hẳn những người đang nhai ngấu nghiến ở các bàn khác, tướng ăn cũng đẹp, một tay bê bát, một miếng thức ăn ăn cùng một miếng cơm, đều đặn mà thong thả, máy móc giống như hoàn thành nhiệm vụ.

Như thể ăn không liên quan gì đến thưởng thức, hắn ăn chỉ để duy trì sự sống mà thôi.

Tình trạng này sau đó đã có thay đổi...

Lượng thức ăn không nhiều, khi chỉ còn lại cơm, Tưởng Lâu lấy giấm trên bàn rưới lên chỗ cơm chưa ăn hết và rắc thêm hai thìa ớt bột.

Mùi giấm và ớt cách cả cái bàn Lê Đường vẫn cảm thấy hăng nồng. Nhưng Tưởng Lâu vẫn thản nhiên ăn.

Hình ảnh này khiến Lê Đường nhớ đến một người.

"Người Tự Thành các cậu đều ăn đậm vị như thế à?" Lê Đường hỏi.

Có vẻ Tưởng Lâu không hiểu: "Gì?"


Lê Đường tưởng hắn không nghe rõ, duỗi dài cổ ghé sát lại: "Mẹ tôi cũng thích ăn thế này, bỏ rất nhiều giấm với ớt. À đúng, mẹ tôi cũng là người Tự Thành."

Không biết có phải ảo giác hay chăng mà Lê Đường cảm thấy ánh mắt Tưởng Lâu toát ra vẻ u ám trong thoáng chốc.

Chỉ thoáng chốc ngắn ngủi rồi biến mất không còn tăm hơi, nhanh đến mức Lê Đường tưởng mình nhìn nhầm.

"Vậy sao." Tưởng Lâu mỉm cười như mọi khi: "Thế thì trùng hợp thật."

Lúc rời quán ăn, mưa đã gần tạnh hẳn.

Nơi thôn xóm dưới chân núi, không khí thơm mát mùi cỏ cây xen lẫn mùi đất dễ dàng khiến người ta nghĩ tới "núi vắng cơn mưa tan, chiều thu bóng khuất tàn" [1], cũng khiến Lê Đường có cảm giác thư thái mà đã lâu không gặp, như mình cũng trôi theo hơi nước về với trời cao.

[1] Bài Sơn Cư Thu Minh của Vương Duy đời Đường.

Cậu hít sâu, nhìn bóng núi trải dài xa xa, bỗng nhiên nhớ ra phải chăng mình đã quên giải thích vì sao lại "đi ngang qua" đây?

Tưởng Lâu cũng không hỏi. Chẳng lẽ hắn không tò mò chút nào?

Lê Đường không kìm được lại nhìn hắn.

Tưởng Lâu đút tay túi quần đi đằng trước, bầu trời xám xanh sầm sì, hơi nước làm nhòe bóng hình hắn, hòa tan vào bức tranh sơn dầu sắc màu đậm đặc.

Nhưng mà, Lê Đường nghĩ, nhưng mà tôi vẫn còn rất nhiều điều tò mò về cậu.

Không phải chỉ mình Lê Đường có suy nghĩ ấy.

Một con thú lông xù núc ních thịt vừa kêu ư ử vừa lắc lư chui ra khỏi bụi cỏ ven đường, lao vào chân Tưởng Lâu. Lê Đường soi đèn đường nhìn kỹ, thấy nó là một con chó cỏ lông vàng xen đen.

Con chó ra sức dụi chân Tưởng Lâu, cái đuôi ngắn cũn vẫy rối rít, thè lưỡi thở hồng hộc. Nó xúc động như thể Tưởng Lâu là cậu chủ sẽ đón nó về nhà.

Tuy nhiên dường như Tưởng Lâu không có lòng thương cảm dư thừa đối với động vật lang thang. Hắn cúi xuống nhìn con chó nhỏ lúc lắc đầu, nét mặt hờ hững không chút xao động.

Lê Đường thích động vật nhỏ, tức thì quay lại quán ăn mua xúc xích nướng.

Chó con ngửi mùi chạy đến, ngấu nga ngấu nghiến cây xúc xích Lê Đường vứt cho, xém nữa nuốt luôn cả que.

Ăn xong nó lại chạy về bên Tưởng Lâu "ra vẻ xum xoe", mắt long lanh nhìn chằm chằm hắn, không giống vẻ đang đòi ăn mà giống như khoa khoang "em ăn no rồi, anh thấy em giỏi không?"

Lê Đường thầm mắng con chó vô ơn, đồng thời không tránh khỏi cảm khái.

Tưởng Lâu là sự tồn tại chỉ cần đứng im không làm gì cũng thu hút toàn bộ ánh nhìn. Không như cậu, mỗi sự chú ý cậu nhận được và mỗi "mối quan hệ" tích lũy được đều cần trả giá.

Tưởng Lâu lại nói: "Cậu không nên cho nó ăn."

Mạch suy nghĩ bị cắt ngang, Lê Đường ngơ ngác ngẩng đầu: "... Sao?"

"Nếu cậu không thể cho nó ăn hằng ngày, vậy thì đừng cho nó hy vọng."

"Tôi không..."

"Nếu ngày mai nó lại chờ ở đây thì sao? Cả ngày kia, ngày kìa... Sau này ngày nào nó cũng sẽ chầu chực ở đây, vì nó nhớ từng có người cho nó ăn xúc xích ngay tại chỗ này, hôm ấy nó không cần chịu đói."


Lê Đường nào có nghĩ nhiều như thế, đến khi Tưởng Lâu hỏi mới đờ ra.

Mãi lâu sau cậu mới thì thào lên tiếng: "Tôi không biết... Tôi xin lỗi."

Ánh mắt Tưởng Lâu hiện vẻ kinh ngạc như không ngờ cậu lại xin lỗi, rồi hắn bật cười: "Cậu xin lỗi cái gì."

Không chờ Lê Đường trả lời, Tưởng Lâu đã xoay người: "Đi thôi, tôi đưa cậu ra."

Mãi đến khi đi trên con đường nhỏ dẫn ra đường cái, Lê Đường mới hiểu vì sao đoạn đường chưa đầy hai trăm mét lại cần đưa.

Sau cơn mưa đường trơn trượt lầy lội, đã vậy trời còn âm u, ngay cả con chó con cũng chê khó đi, chạy theo vài bước đã dụi ống quần Tưởng Lâu chào tạm biệt rồi quay đầu chuồn mất dạng về đường cũ.

Lê Đường vén ống quần lò dò bước đi, con đường lát đá nhẵn mịn nhìn từ xa vừa cổ vừa đẹp đã phủ rêu xanh không dễ thấy, ướt nước mưa thì thật sự là hung khí giết người vô hình.

Mới nãy Lê Đường vừa giẫm lên trong khi không biết gì, may mà Tưởng Lâu nhanh tay kéo tay cậu về, nếu không có lẽ bây giờ cậu đang chờ xe cấp cứu rồi.

Cũng may đường không xa, sau khi vào phạm vi đường nhựa, Lê Đường giậm mạnh chân hất bùn nhão dính dưới đế giày.

Một phút, hai phút... Năm phút trôi qua, không có lấy một chiếc taxi nào.

Lê Đường không nhịn được lẩm bẩm, chỗ này xa xôi đi học không phiền phức sao?

Cậu lôi điện thoại ra định gọi xe trên ứng dụng, song cầm nắm không đúng lực làm cổ tay vừa đấm bao cát đau nhói, cơn đau đột ngột khiến cậu xuýt xoa.

Tưởng Lâu nghe tiếng quay ra nhìn, Lê Đường xoa cổ tay nhưng hiệu quả rất ít, vẫn sưng đau tê tái.

Lê Đường đang lo có phải sái tay rồi không thì một bàn tay gầy gò thình lình vươn ra nắm nhẹ cổ tay cậu, tay còn lại móc cuộn băng gạc trong túi, rũ ra kẹp bằng ngón tay rồi quấn lên cổ tay Lê Đường một cách thành thạo.

Da Tưởng Lâu là tông trắng lạnh nhưng sờ lại nóng hầm hập.

Khi nãy được hắn đỡ, cách một lớp vải áo Lê Đường đã cảm nhận được rồi. Thậm chí cậu còn cảm thấy như phải bỏng.

Nỗi buồn rầu vì bị "quở trách" cho chó ăn cũng tan biến trong nhiệt độ này.

Nhìn hàng mi trông dài và dày hơn khi cúi đầu của Tưởng Lâu, Lê Đường mất tự nhiên cắn môi.

Tưởng Lâu đang cố định băng gạc chợt hạ giọng ra lệnh: "Yên nào."

Lê Đường không dám ngọ nguậy nữa, hít thở cũng chậm hơn hẳn, đến nỗi mà không biết nhìn đâu đành phải ngắm phía xa xa.

Đáy mắt phản chiếu ranh giới mờ ảo giữa núi và trời, Lê Đường tìm chuyện để nói: "Tuy chỗ này xa nhưng phong cảnh đẹp, không khí cũng trong lành... Chắc chắn có nhiều bạn học đến nhà cậu chơi lắm nhỉ."

Chính Lê Đường cũng không nhận ra sự ghen tị thoáng qua trong lời mình. Dẫu sao Tưởng Lâu cũng là người ai ở trường cũng thích, nhiều bạn học muốn thân thiết với hắn, dù nhà hắn có trở thành điểm du lịch nổi tiếng cũng chẳng lạ.

Tất nhiên cậu cũng không ngờ Tưởng Lâu lại trả lời.

"Không." Tưởng Lâu rút đầu băng gạc luồn phía dưới ra khẽ thít chặt, đoạn ngước mắt: "Cậu là người đầu tiên."

***

Tác giả có lời muốn nói:

Lê Đường: Cậu như thế này rất dễ trở thành tình đầu của tôi đấy tôi nói cho cậu biết.

Bình Luận (0)
Comment