*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc. Giấc mơ trong đêm Người dịch: Gui Ying Biên tập: Iris No. 110Quê tôi không được coi là một thành phố quá đẹp.
Phía Bắc thành phố đều có một khuôn mặt xù xì, thô ráp, gió bão mưa tuyết làm cho nó cách xa sự tự nhiên và tinh xảo, mà lưu thủy thành phố đều bị mấy tên lãnh đạo đui mù chỉ huy. Hôm nay trùng tu lại khu vực nội thành, ngày mai lại khai phá phía bên con sông lớn, các tầng lầu còn chưa xây dựng xong, thị trưởng đã đổi rồi, chỉ còn dư lại bộ mặt của mấy kiến trúc trùng trùng chót vót mang vẻ đẹp tầm thường, giống như những vết sẹo của mụn sau khi lở loét.
Đã từng, ý tôi là 100 năm trước, nó đã từng là một mỹ nhân. Người Do Thái, người Nhật Bản và người Nga lúc đấy đều định cư ở nơi đây, các kiến trúc cũ đó giờ bị xóa sạch, nhưng mà chính những kiến trúc lại hết sức là hài hòa.
Ngành công nghiệp nặng hoa quế có rất điều bất hợp lý, có rất nhiều thứ đều bị phá hủy.
Bố tôi nói, thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hóa”, những nhà thờ đẹp đẽ kia, bảo tàng mỹ thuật và nhà ăn đều bị đập đi tương đối rồi, chỉ còn lại đống đổ nát được hậu nhân tu sửa lại mà thôi, nhưng cũng đã tô trát lên hơi thở của thời hiện đại hóa rẻ tiền, các trường đại học qua bao nhiêu năm cũng rửa không sạch.
Trong lúc bố tôi nói về mấy thứ này, tôi nhất thời quên mất rằng ông là một người rất thích xem “Hoàn Châu cách cách” và mấy công chức đánh Thái cực quyền.
Thế nhưng, tôi cũng không được nhìn thấy thành phố này ở thời kỳ đẹp nhất của nó. Nó đã từng khiến cho mọi người trên thế giới từ xa xôi vạn dặm đến đây, nhưng bây giờ, những người lớn lên ở nơi này, đều muốn rời bỏ nó.
No. 111Tôi nghĩ đến Dư Hoài, nghĩ đến thời gian lúc hoàng hôn kia, tôi hỏi cậu ấy, có thể cùng nhau trồng một cái cây hay không.
Con người đều biết chạy, nhưng cây lại không có chân.
Nhìn ra bên ngoài cửa sổ cảnh con đường dưới ánh đèn lúc hoàng hôn, không hiểu tại sao đôi mắt có chút ẩm ướt.
Tôi không biết bản thân vì sao lại cảm thấy không vui.
Tôi cảm thấy mỗi một phần của con người tôi vẫn còn lưu lại trên bệ cửa sổ ở khu hành chính tối đen đó, lần lượt vang vọng lại một câu nói, Cảnh Cảnh, chúng ta sẽ luôn ngồi cùng bàn nhé.
Ở sâu trong nội tâm, tôi vẫn luôn có một dự cảm, đây có lẽ là câu nói….nhất mà tôi có được từ Dư Hoài.
Cái gì nhất? Tôi không biết. Mà có lẽ là tôi biết rồi nhưng tôi lại không dám thừa nhận.
Ấy vậy mà trạng thái u mê lúc nãy trong buổi họp phụ huynh giờ đã giải phóng, lúc đó vẫn chưa xoay xở xong thông tin, giữa những hàng chữ, khóe mắt đuôi mày, đều hiện lên cửa sổ xe hết sức rõ ràng.
Dư Hoài nói dối mẹ cậu ấy rằng mình ngồi cùng bàn với con trai, là bởi vì cậu ấy có “tiền án”.
Đối tượng “tiền án” là bạn ngồi cùng bàn cấp hai của cậu ấy.
Cái này không khó để suy luận.
Nhưng mà “Cảnh Cảnh, chúng mình sẽ luôn ngồi cùng bàn nhé!” được coi là gì vậy? Là hoài niệm đối với người bạn ngồi cùng bàn cấp hai, hay là vì để chống lại mẹ cậu ấy?
Cuối cùng tôi vẫn khóc.
Xe đi đến nhà thờ cũ của người Do Thái. Ngoài cửa sổ đã là 100 năm trước, đằng sau nó là trường Chấn Hoa của thế kỷ XXI, chỉ có chiếc xe chở tôi bây giờ mới bắt được quãng thời gian trôi đi kia.
No. 112Tôi tên là Cảnh Cảnh, hai người đặt tên cho tôi đều đã chạy đi khắp nơi, mang kết quả học tập vô cùng thê thảm đưa cho người ngoài.
Người nói rằng luôn muốn ngồi cùng với tôi lại nói một đằng làm một nẻo.
Tôi là một vật kỷ niệm bị đem vứt đi, lại nhặt lên kỷ niệm của người khác.
Tôi đang ngồi ở phía sau khóc hu hu, xe chậm rãi đến trước cửa nhà tôi ở khu chung cư.
Nhưng lúc này tôi khóc theo quán tính, làm thế nào cũng không kìm được.
“Hu hu hu, bao nhiêu tiền ạ, huhuhu may là 50 đồng huhuhu, bác tài xế, bác thật chuyên nghiệp huhuhuhu…”
Bác tài xế bị tôi chọc cười.
“Cô nhóc, chưa cần đưa tiền vội, cháu cứ khóc đi.”
Ông ấy dùng giọng khàn khàn chậm rãi nói một câu, tựa như vừa chuẩn bị kêu, lời còn chưa dứt, tôi đã bắt đầu gào khóc rồi.
Bác tài xế châm một điếu thuốc lá, không giục tôi cũng chẳng an ủi tôi, chỉ mở cửa sổ ra một nửa từ từ hút thuốc, mặc cho tôi khóc đến tâm can liệt phế, bộ dạng giống như là vừa đi lên nhà sẽ bị bố mẹ chém chết vậy, trước tiên tặng cho bản thân 50 tệ tiền âm phủ.
Đợi đến khi tôi khóc tương đối mệt rồi thì cũng đã được mười phút. Tôi dùng khăn giấy lau nước mắt nước mũi, vẫn theo quán tính mà chảy ra, còn bị nấc cục nữa.
Đến tôi còn cảm thấy bản thân khóc vô cùng là chân thật.
“Bác tài xế, cảm ơn bác, bác thật tốt.”
“Không có gì, con gái bác tuổi cũng tương đương cháu. Nó giống cháu, mỗi lần họp phụ huynh xong về nhà đều không vui. Khóc đi, khóc đi, trẻ con thì cũng có nỗi khổ tâm của trẻ con mà.”
Mũi tôi lại có chút xon xót.
Sự thông cảm đến từ một người xa lạ luôn rất phiến tình.
“Có phải cảm thấy cháu và con bác rất giống nhau nên mới đầy ắp sự đồng cảm không?”
“Nào có!” Bác tài xế cười to ha ha: “Nếu nó mà cũng phá nhà như cháu thì bác đây đã sớm treo ngược lên đánh rồi!”
Lúc tôi về đến nhà đã sắp chín giờ. Tầng dưới nhà tôi có một đống đồ dùng trong nhà bị hỏng không biết là của hàng xóm phương nào ném ở đó, trong đó có một cái gương vỡ đúng lúc phát huy tác dụng. Đèn ở tầng dưới hỏng rồi, tôi chỉ có thể giẫm lên tủ quần áo sát bên cạnh cái kính đó, sau đó giơ điện thoại lên, dùng ánh sáng của màn hình chụp bản thân, nhìn một chút xem mắt có bị sưng đỏ lên không.
Sau đó nghe thấy đằng sau có tiếng kêu thảm thiết và âm thanh chạy như điên.
…Buổi tối ở ngoài giẫm phải một mảnh rác nhỏ nằm đối diện cái kính rọi ra ánh sáng xanh thẫm thực ra rất không có đạo đức xã hội, nhưng tôi cũng bị tiếng gào thét của đồi phương sợ đến còn nửa cái mạng.
Không quan tâm lại chiếu lần nữa, tôi chỉ có thể tùy tiện cầu Lưu Hải, cúi đầu đi lên lầu, lấy chìa khóa mở cửa.
Vừa mở cửa đã nhìn thấy trong phòng khách cô Tề đang dọn dẹp bát đũa, ngửi thấy mùi cá rán tôi mới đột nhiên cảm thấy đói, rất rất đói.
“Cảnh Cảnh về rồi à?” Cô ấy không ngẩng đầu nhìn tôi mà chuyên tâm dọn dẹp xương cá ở trên bàn: “Có muốn ăn chút cơm không?”
“Có ạ.”
Giọng tôi hơi tắc, sau khi cô Tề nghe thế, ngẩng đầu nhìn tôi một cái.
Tôi đoán tôi sẽ làm thế nào chỉnh đốn bản thân, mắt chắc là vẫn còn đỏ, có giấu cũng không có tác dụng.
May mà cô ấy không hỏi gì, chỉ cười rất hiền từ rồi nói: “Vậy con đi thay quần áo trước đi, cô đi hâm nóng lại đồ ăn cho con.”
“Không cần hâm nóng đâu ạ, chan cùng với nước là được, con thích ăn cơm chan nước.” @@
“Ừm.”
Cô ấy quay đầu liền đi vào nhà bếp. Tôi đột nhiên rất muốn cảm ơn cô ấy.
No. 113 Có thể là vì khóc quá tốn sức, lúc tôi ăn cơm luôn cảm thấy sau ót loáng thoáng đau, có chút thiếu dưỡng khí. Ăn cơm xong tôi cảm thấy xấu hổ, muốn đi rửa bát, cô Tề và tôi tranh nhau hồi lâu, cuối cùng vẫn để tôi đi rửa.
Lần đầu tiên tôi không làm bộ làm tịch ngồi trước bàn học mà ngồi khoanh chân ở phòng khách, cùng với Trương Phàm thi đua xe ván cuối cùng.
“Có phải trường em có rất nhiều con trai đều thích chơi trò này?”
Thằng bé gật đầu thật mạnh. Lúc nó chăm chú chơi trò đua xe này, chức năng ngôn ngữ căn bản là bị bỏ qua, không biết có phải là vì tiết kiệm năng lượng không cần thiết hay không.
“Em nói xem, vì sao con người ta luôn muốn chen chúc đi trên một con đường? Là vì không thể đổi sang một con đường khác à?” Tôi cũng không hy vọng gì vào thằng nhóc vắt sữa chưa sạch Trương Phàm này sẽ nói rõ cho tôi cái gì, chỉ là bản thân nói bâng quơ vậy thôi.
“Đây là quy tắc.” Ánh mắt nó lấp lánh như có thần, nhìn chăm chú vào chiếc xe.
Tôi liền biết nó nghe không hiểu.
“Có điều cũng có thể không cần thi thố gì, bản thân có thể tùy tiện mà chơi thôi, cũng không có ai thi với chị, đều là tình nguyện mà.”
Lời nó nói làm tôi ngẩn người.
Đến khi trước khi tôi đi ngủ, bố tôi vẫn chưa trở về, lúc tôi nằm trên giường, mẹ tôi gọi điện đến. Nhưng tôi không bắt máy. Màn hình điện thoại nhấp nháy, hiện lên hai chữ “Mama”, sau đó cuối cùng cũng dừng lại.
Tôi ngủ rất ngon, có lẽ là vì khóc mệt quá. Lúc nửa đêm, trong mơ màng nghe thấy tiếng động trong phòng khách, bố tôi về.
Có lẽ là uống say rồi. Cô Tề ra đón ông, không biết bố tôi đang nói nhảm cái gì, không biết có nói điều không nên nói không, không biết có nhắc đến người không nên nhắc không, không biết có nhớ đến quá khứ trước kia không, tôi không biết được.
Tôi nằm mơ, mơ thấy bản thân.
Nói chính xác là mơ lúc tôi năm tuổi, mặc một váy cotton liền màu xanh nhạt mà hồi bé thích nhất, ở ngực thêu một bông hoa trắng, cành nghiêng nghiêng từ ngực mà vắt qua, nở rộ ở nút cài cổ áo. Bố tôi dắt tôi, đi qua cửa nhà trên con đường dốc gồ lên ở dương gian. Lúc đó, ông nội và bà nội vẫn còn đang tiến hành chính sách ngăn cấm đôi uyên ương mệnh khổ này, nhà tôi ở khu động thiên*. Theo lời của bố tôi, hàng xóm đều là những người sa cơ thất nghiệp, trẻ con cần phải trông chừng cẩn thận, nếu không thì bất cứ lúc nào cũng có thể bị “thất lạc” vào bao bố trên xe tải.
Tôi bị hạt cát làm mờ mắt, vừa dụi vừa hỏi ông chúng ra đi đâu.
Ông nói, hai bố con mình đi đón mẹ tan làm, sau đó đi công viên chụp ảnh với Ninja rùa.
Tôi cười đặc biệt rực rỡ, thoạt nhìn có chút vô tư.
Bố hỏi, Cảnh Cảnh, con có vui không?
Tôi trả lời: “Vui lắm ạ.”
Đột nhiên bố tôi nói, sau này lớn lên con sẽ không thể vui vẻ như vậy nữa.
Tôi nói sẽ không đâu, tôi chỉ muốn nhớ hiện tại vui biết bao nhiêu, sau này có thể vui vẻ như hiện tại vậy. Tôi vừa nói xong, bỗng nhiên trên đường lớn học theo nữ quân nhân Hi Thụy trên tivi, động tác khoan khoái mà uy hiếp bày ra một pose (điệu bộ), giọng đặc biệt to hét I, Cảnh Cảnh, sẽ nhớ thời khắc này!
Sau đó thì tôi quên luôn.
Quên mất mười mấy năm, trong giấc mơ, đột nhiên lại nhớ ra.
Giống như Cảnh Cảnh của năm tuổi ném một chiếc bình trôi nổi, trong biển thời gian trôi cứ trôi, cuối cùng, cuối cùng bị Cảnh Cảnh của mười bảy tuổi nhặt được. Tôi bị khóc mà tỉnh lại.
Cảnh Cảnh năm tuổi quả là một đứa trẻ yếu đuối.
Cô ấy cho rằng vui vẻ là một loại kỹ năng chẳng có gì khác biệt so với bơi lội hay đạp xe đạp cả, một khi học được sẽ không bao giờ có thể biến mất.
Hết