Đình Vân

Chương 3

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Giữa tháng tám âm là khoảng thời gian nắng nóng khốc liệt nhất trong năm ở thành Nghi Châu. Vầng thái dương treo cao quá tầng mây, lan tỏa hơi nóng không ngừng nướng đến cháy trời cháy đất. Trong học đường đám con nít ủ rũ ỉu xìu nằm nhoài lên bàn, tiếng tiên sinh đọc bài chầm chậm đều biến thành khúc hát ru. Khỏi phải bàn đến lũ chim chóc đậu trên cây ngoài cửa sổ, nóng đến độ không thèm bay nhảy.

Tùng Trúc cầm một chai nước mơ ướp lạnh mua dưới chân núi, cuốc bộ dưới ánh mặt trời chói chang đến giữa ruộng nương, đưa cho người thanh niên đang ngồi xổm kiểm tra cây cối: "Đại thiếu gia người nhanh uống đi ạ, ngộ nhỡ lại say nắng."

Thẩm Tế Nhật buông cái xẻng nhỏ trong tay, nhận lấy uống dăm ngụm, rồi vùi đầu tiếp tục kiểm tra.

Tùng Trúc ngước mắt trông vầng thái dương trên bầu trời, ngắm ngắm nghía nghía thảo dược bị phơi nắng còi cọc giữa cả một vùng nương thuốc, bất lực than: "Mùa hè năm nay thực sự quá nóng. Con người không chịu nổi, huống chi là chỗ thảo dược này."

Thẩm Tế Nhật không đáp trả, cẩn thận quan sát một hồi lâu mới dừng lại, bảo Tùng Trúc: "Ngươi đi báo với bác Tần một tiếng, tháng này trả tiền công nhiều thêm chút cho nhóm nông dân trồng thuốc. Trời nóng như vậy, căn dặn họ để ý kỹ càng, đừng để cây gặp hạn chết."

Anh ngồi xổm dưới ánh nắng gay gắt hơn nửa giờ, chẳng những thắt lưng đau chân tê, mà lúc đứng dậy còn hơi hoa mắt chóng mặt. Tùng Trúc phi vội ra đỡ anh, trông thấy gương mặt trắng trẻo dưới vành nón đỏ gay, lo âu thốt: "Ôi Đại thiếu gia của tiểu nhân, người thật sự liều lĩnh quá! Người chạy nhanh vào bóng cây nghỉ tạm đi ạ, nếu lại ngất xỉu mợ Cả nhất định sẽ làm thịt tiểu nhân đó."

Thẩm Tế Nhật đứng vững vàng liền buông tay khỏi Tùng Trúc. Anh cũng cảm thấy vang váng đầu, tuy vậy không muốn nhiều lời. Sau khi ngồi dưới tán cây, Tùng Trúc đưa anh khăn mặt lau mồ hôi, không nhịn được cầm quạt giấy đảo tay quạt phần phật, tận khi thần sắc anh trở lại bình thường mới yên tâm.

"Đại thiếu gia, buổi tối người còn đi tham gia yến tiệc sinh nhật Trần lão tiên sinh. Hay là chúng ta trở về sớm tí, người cũng có thì giờ tắm rửa nghỉ ngơi ạ?" Tùng Trúc thu xếp bọc đồ bên chân nói.

Thẩm Tế Nhật đưa mắt đánh giá trảng đất nương bạt ngàn, cho dù lo lắng cũng biết nán lại nữa không có tác dụng gì, vì thế cùng Tùng Trúc đang đứng cạnh xe hơi ở ven đường, lên xe về Thẩm gia.

Anh hiếm khi trở về phủ tầm này, cho nên vừa vào sân, đã được xem một màn khiến người ta khó thốt lên lời.

Mợ Hai mợ Ba lại ầm ĩ đến gà bay chó sủa trong sân.

Thẩm gia là hiệu buôn dược liệu lớn nhất thành Nghi Châu, trên khu phố phía tây có sáu cửa hiệu sắp đặt liên kết với nhau, còn có vài gian chi nhánh. Cha Thẩm Tế Nhật - ông Thẩm Chính Hoành là người khôn khéo có tài làm ăn, nhưng đối với việc quản lý hậu trạch không có năng lực bằng việc buôn bán.

Tổng cộng cả phủ có bốn thê thiếp. Anh và em trai em gái đều do mợ Cả sinh hạ. Mợ Hai mợ Ba đều là Thẩm lão gia mới thú về mấy năm gần đây, còn riêng mợ Tư, vừa mới vào cửa năm nay.

Thẩm lão gia đã bảy mươi tuổi, nạp thêm thiếp thất vốn chả phải chuyện đáng bàn ra tán vào. Vấn đề nằm ở vị mợ Tư này là đào kép, còn là nam nhân.

Trước đó thời điểm Thẩm lão gia muốn nạp thiếp cả phủ cực lực phản đối. Biết sao được lão gia nói một là một ai dám nói hai, khua chiêng gõ trống nghênh vị Từ Yến Thanh này vào cửa, lại cho y cả Tây sương phòng làm chỗ ở. Bất thường hơn nữa là ông hay ban thưởng chút châu bảo thư họa cổ xưa. Đặc ân này đối với người khác chính là không theo kịp nổi, ngay cả mẹ anh cũng hít thở không thông, huống chi là mợ Hai mợ Ba tuổi trẻ khí thịnh.

Cho nên sau khi Từ Yến Thanh vào cửa, Thẩm Tế Nhật thường xuyên bắt gặp được tình cảnh như vậy. Mợ Hai mợ Ba nhà anh chẳng để mợ Tư được yên, không chỉ nhục mạ bằng ngôn từ, mà động tí lại đánh chửi rồi đi cáo trạng.

Vậy nên, hôm nay lại là phạt quỳ trong sân.

"Đại thiếu gia ạ." Nha hoàn thận trọng đi ngang qua, nhác thấy anh đứng bên cạnh cổng vòm ở sân, lập tức thi lễ. Thẩm Tế Nhật ngăn nha hoàn, hỏi cô chuyện này là thế nào.

Nha hoàn kia phụ trách trồng trọt sửa sang hoa cỏ cây cối ở đình viện, nghe vậy nhỏ giọng thưa: "Mợ Ba nói mợ Tư trông thấy mợ ấy và mợ Hai mà không hành lễ kịp lúc, nên muốn mợ Tư được dạy dỗ thứ bậc lễ nghĩa ạ."

Thẩm Tế Nhật cau mày, ngó nam nhân chịu phạt quỳ trước cây thước trong lương đình, không khỏi thở dài, tiến đến: "Mẹ Hai mẹ Ba, tiết trời nắng nóng như vậy, cớ sao bắt mẹ Tư phải quỳ ạ?"

Anh trưởng quản làm ăn trong nhà, lại là con cả dòng đích. Trừ bỏ cha anh, thân phận anh tôn quý nhất Thẩm gia. Đó là lí do mà anh lên tiếng, thái độ mợ Hai và mợ Ba tức thì xuống nước mềm mỏng.

Mợ Ba cười khanh khách khi nhìn thấy anh: "Đại thiếu gia sớm vậy đã hồi phủ? Chút việc cỏn con này đâu dám phiền Đại thiếu để ý, còn mau về phòng nghỉ ngơi nữa chứ."

Dứt lời bèn nháy mắt ra hiệu với mợ Hai. Mợ Hai còn chưa kịp mở miệng, nha hoàn quỳ bên cạnh Từ Yến Thanh đã vội la lên: "Không phải đâu Đại thiếu gia! Là mợ Ba vô duyên vô cớ trách phạt mợ Tư! Người tới đúng lúc. Xin người chủ trì công bằng ạ!"

Người mở miệng kêu là nha hoàn có tên Ly Nhi, từ nhỏ theo hầu Từ Yến Thanh, sau khi y vào cửa cũng theo vào Thẩm gia hầu hạ. Ly Nhi dũng cảm cẩn trọng, sau khi thăm dò nắm rõ tầng tầng quan hệ trong phủ, nhiều lần anh trở về thường ngầm xin giúp đỡ.

Thẩm Tế Nhật quan sát Từ Yến Thanh đang cúi đầu im lặng, thấy mồ hôi thấm đẫm phía sau lưng y, thuận miệng sai Tùng Trúc qua đó nâng người dậy. Còn mình ngăn gia đinh sắp vả miệng Ly Nhi lại, biện giải: "Mẹ Hai mẹ Ba, hôm nay trời vẫn Đại thử*. Nếu mẹ Tư quỳ bị say nắng, buổi tối cha trở về các mẹ cũng phải giải trình. Huống hồ mẹ Tư đúng sai có thể đợi cha đến luận tội, không nên nhất thời trách phạt."

*Đại thử: Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ tộc người Bách Việt. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa.

Tiết Đại Thử có thể rơi vào ngày 22/7 hoặc 23/7 dương lịch hàng năm. Đại Thử là tiết khí nóng nhất trong năm, nắng oi ả do ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới.

Anh thản nhiên mở miệng, chưa bày ra tư thái ép buộc người, nhưng lời nói này làm người ta không thể bác bỏ. Mợ Hai và mợ Ba đưa mắt lẫn nhau, trong lòng nuốt giận cũng không dám trước mặt anh tranh cãi, chỉ còn cách bực bội bỏ đi.

Ly Nhi lập tức tiến đến xem xét tình trạng Từ Yến Thanh, thấy y không có gì đáng lo ngại mới cúi đầu trước Thẩm Tế Nhật: "Cám ơn Đại thiếu gia ạ!"

Từ Yến Thanh gật đầu cảm ơn anh: "Đa tạ."

Thẩm Tế Nhật vươn tay đến, đỡ Từ Yến Thanh hư nhược: "Mẹ Tư không cần khách khí như vậy, mau về phòng uống vài ngụm trà lạnh nghỉ ngơi lát, kẻo cảm nắng."

Từ Yến Thanh không lắm lời, được Ly Nhi đỡ về phòng. Thẩm Tế Nhật nhìn y bước vào hậu viện, phân việc Tùng Trúc: "Tìm người thỉnh Lí tiên sinh ở Thời Trân Đường đến xem cho mợ Tư."

Tùng Trúc tức khắc chạy đi truyền lời. Anh trở lại trong viện của mình, vừa mới bước vào cửa đã thấy trên bàn bày một hộp quà màu đỏ.

Anh mở ra xem. Bên trong xác thực là bình hoa sứ trắng triều Minh, xúc cảm lạnh lẽo, sáng bóng trang nhã, thật sự là mặt hàng thượng phẩm khó tìm.

Đây là anh yêu cầu quản gia chuẩn bị tặng phẩm. Đêm nay anh muốn đi dự tiệc sinh nhật tại phủ đệ hội trưởng Thương hội Nghi Châu Trần Chấn Tắc. Trần tiên sinh luôn có tiếng thích sứ trắng, nhìn bình hoa này sẽ rất vừa lòng.

Thẩm Tế Nhật gói ghém bình hoa chu toàn, bảo hạ nhân bê bồn tắm đến, ngâm bồn tắm rửa xua mệt nhọc. Anh khó mà có được thời giờ thảnh thơi như hôm nay, thành thật nằm ngủ trên giường một lát. Chờ chạng vạng Tùng Trúc tiến vào, anh vẫn không ngủ đủ, thân thể mỏi mệt rời giường.

Tùng Trúc đưa bát canh nhân sâm mợ Cả sai người chưng cách thủy tới, nom anh uống xong thanh tỉnh hơn mới hầu hạ anh đứng dậy mặc y phục.

Đêm nay người tham dự yến tiệc sinh nhật Trần Chấn Tắc đều là nhân vật có uy tín danh vọng của thành Nghi Châu. Tùng Trúc tuân theo lời mợ Cả dặn dò, cầm bộ trường sam đỏ rượu thêu kim tuyến phụ anh thay, bị anh khước từ. Anh chuyển sang trường sam* màu xanh ngọc lam thêu hoa văn vân ám* xám bạc, đổi dây xích ba vòng bằng vàng móc trên cổ áo xuống hàng khuy thành đồng hồ quả quýt xích bạc*, soi gương chỉnh trang tóc tai cho ngay ngắn, rồi mới cầm lấy quà biếu, ngồi xe hơi đi Trần phủ.

*Trường sam: Trang phục của nam giới thời Thanh xưa chỉ là một chiếc áo dài, cổ áo đứng cao và cài khuy cúc bằng vải phía bên phải, ống tay áo chẽn bó sát hoặc rộng (gọi là trường bào hoặc trường sam), đến thời Trung Hoa dân quốc vẫn được xem là trang phục dùng trong mọi sinh hoạt hàng ngày của nam giới.[Edit] Đình vân - Chương thứ ba: Không phải lần đầu gặp mặt.

*Hoa văn vân ám[Edit] Đình vân - Chương thứ ba: Không phải lần đầu gặp mặt.

*Đồng hồ quả quýt xích bạc[Edit] Đình vân - Chương thứ ba: Không phải lần đầu gặp mặt.

Trạch viện Trần phủ mang kiểu dáng Âu hóa vườn hoa tầng lầu hiện đại, tọa lạc tại thành đông. Khi Thẩm Tế Nhật đến trời đã tối sập, anh xuống xe. Người phục vụ tiếp khách lại gần đây, cài lên ngực anh một đóa hồng đỏ, cung kính mời anh bước vào.

Anh tới không tính là sớm. Hoa viên nội trạch và đại sảnh tầng một đông đúc khách mời đi đứng. Hình thức yến tiệc sinh nhật đêm nay là tiệc rượu tự phục vụ kiểu Tây. Mọi người thực tùy ý, tốp năm tốp ba tụ lại một chỗ uống rượu trò chuyện phiếm.

Thời điểm Thẩm Chính Hoành giao việc quản lí gia nghiệp cho con trai, cũng truyền luôn cả chức danh hội phó Thương hội Nghi Châu của mình. Những năm gần đây mối làm ăn ở trong tay anh nhanh chóng sinh sôi khởi thủy, anh cũng vì Thương hội Nghi Châu viện trợ đề xuất không ít ý tưởng có tính kiến thiết, thu phục nhân tâm. Bởi vậy anh vừa đặt chân vào, đã bị khá đông người vây quanh chào hỏi.

Thẩm Tế Nhật cười đáp lại, thật vất vả vào đại sảnh, cuối cùng cũng tìm được Trần Chấn Tắc dẫn theo phu nhân đứng bên cạnh cầu thang, đang tán gẫu với người khác.

Trông thấy anh tiến đến, Trần Chấn Tắc đi tới ngay lập tức, chào hỏi thân thiết. Thẩm Tế Nhật trao quà biếu. Quả nhiên Trần tiên sinh vui vẻ, khen ngợi anh thật tinh mắt.

Thẩm Tế Nhật khiêm tốn đáp lễ vài câu. Ông cầm quà tặng giao cho phu nhân, nói khẽ với anh: "Hồi trước Bắc Bình bên kia liên tục thông báo sẽ phái người thay vào vị trí Dương trưởng ty. Hôm qua vị kia rốt cục đến rồi. Ta viết thiếp xin gặp. Vị kia nghe nói hôm nay là sinh nhật ta, nên chủ động tới tham gia."

Thẩm Tế Nhật hơi hơi giật mình: "Vị kia đã đến đây ạ? Làm sao mà ngài ấy phải giấu diếm lặng yên không một tiếng động vậy ạ?"

"Ừ, đang xem trình diễn hí khúc ngay tại hậu viên. Cháu theo ta, ta cho cháu tự giới thiệu một chút." Trần Chấn Tắc là bạn bè chí cốt vài chục năm với Thẩm Chính Hoành, chứng kiến Thẩm Tế Nhật sinh ra lớn lên, tỏ ra rất yêu mến đối với đứa cháu lịch thiệp nho nhã lại hiểu được lòng người này, có thể dự vào chuyện tốt gì đều chừa cho anh một phần.

Thẩm Tế Nhật theo sau Trần Chấn Tắc, xuyên qua hành lang dài rồi đi tiếp lối vào hoa viên. Dường như nơi này trầm mặc hẳn, chả rõ có phải duyên cớ nằm ở vị trưởng ty kia không, bốn phía hoàn toàn vắng bóng khách khứa.

Người nọ một mình ngồi bên bàn thưởng thức trình diễn hí khúc, từ phía sau nhìn lại lưng vai cao ngất. Người đó mặc một bộ quân trang xanh lục, đai đeo súng da đen kéo dài từ một bên bả vai đến giữa thắt lưng, trên chân mang đôi ủng quân đội cao cổ, thoáng thấy đang vắt chân bắt chéo.

*Quân phục sĩ quan thời Trung Hoa dân quốc (mùa hạ)[Edit] Đình vân - Chương thứ ba: Không phải lần đầu gặp mặt.

Hắn cầm trong tay một chai rượu đỏ đã cạn hơn phân nửa. Trần Chấn Tắc tiến lên chào hỏi. Thẩm Tế Nhật khoan thai đuổi kịp. Chờ đối phương nghe rõ Trần Chấn Tắc giới thiệu xong rồi quay ra, một đôi con ngươi sắc bén chiếu ánh nhìn quét khắp người anh.

Thẩm Tế Nhật chẳng phải chưa bao giờ bị kiểu người như vậy dò xét, nhưng không biết vì sao, vừa gặp mặt người này liền cảm thấy thiếu tự nhiên.

Vị trưởng ty mới tới này mới hai mươi mấy tuổi, tướng mạo cực kì anh tuấn, gương mặt cương nghị tràn đầy nhiệt huyết, khóe mắt đuôi mày đều mang theo chính khí.

Anh nháy mắt khó chịu trong lòng, nhưng không biểu lộ ra mặt. Đương đắn đo nên mở lời như thế nào, thì anh nhận ra người nọ đi về phía mình, khóe môi nhếch lên nụ cười vui mừng: "Tôi nghe danh Thẩm đại thiếu đã lâu, giờ mới được diện kiến, thì ra kẻ đồn đãi quả không đui mù, dung mạo cũng thật đẹp mắt."

Mồm miệng hắn chính là như vậy, lời nói không phân biệt nặng nhẹ. Thẩm Tế Nhật nhíu mày, vẫn bắt bàn tay hắn chìa ra, hồi đáp đúng mực: "Lần đầu gặp mặt, mạn phép xin hỏi quý danh tôn giá*?"

*Tôn giá: Cách gọi trang trọng đối phương trong giao tiếp thời Trung Hoa dân quốc. "Tôn" nghĩa thuần Việt là tôn trọng, ví dụ tôn khách (khách quý), lệnh tôn (cụ ông nhà ngài)... Du Thiên Lâm trẻ hơn nên Thẩm Tế Nhật không gọi được bằng ngài hay tiên sinh.

Vị tân trưởng ty bỗng nhiên áp sát lại đây, thừa dịp anh chưa đề phòng kề bên tai anh nhắc: "Không phải lần đầu gặp mặt. Vân Thâm ca, huynh không nhớ rõ đệ thiệt ư?"

19/2/2020

Bình Luận (0)
Comment