Do Ký Phỉ Nhiên: Phong Lưu

Chương 17

Bốn tháng sau, quân cơ đại thần Thường Cập mưu phản, triều đình phái ba mươi vạn binh trấn áp. Phụng thiên thừa phận, hoàng đế chiếu viết: Tịch thu tài sản, chém đầu tội nhân Thường Cập, đồng đảng lưu đày biên cương. Du Tín, Lăng Bỉnh Chủ, Lưu Kiền Tài ban thưởng theo công trạng, thăng quan tiến chức.

Nửa năm sau, nhóm người Du Tín giúp đỡ thiên tử, loại bỏ vây cánh của Thường Cập, triệt để bình định phản tặc.

Một năm lẻ sáu tháng sau, Du Tín đề ra phương án trị thủy mới, đích thân tới Lạc Dương trị thủy, hiệu quả rõ rệt.

Hai năm sau, phía tây gặp hạn sương giá, thóc gạo ngũ cốc tăng giá, một thước lụa đổi một đấu gạo, dân đói cái gì cũng ăn, thực lực quốc gia nguy ngập. Đúng lúc này người Mông Cổ xuất quân xâm chiếm Trường An, binh lực tập trung ở sông Vị Thủy thành bắc Trường An, hỏa lực tập trung hai mươi vạn, muốn hù dọa hoàng đế. Hoàng đế lâm nguy không hoảng, tống giam sứ giả Đột Quyết, lệnh Du Tín đích thân dẫn theo năm tùy tùng cưỡi ngựa tới bờ nam sông Vị Thủy, cách sông đàm phán. Sự định việc thành, Du Tin mang theo tin vui trở về, hai bên khôi phục hòa bình.

Ba năm rưỡi sau, Lăng Bỉnh Chủ đề nghị thiết lập thủy lợi, khai hoang đồn điền, Du Tín đề nghị chính đốn thủy quân, huấn luyện nghĩa dũng. Hoàng thượng phê chuẩn, phái hai người chấp hành, năm đó quốc khố dư dả, thừa một thừa ba. Bách tính an cư lạc nghiệp, ăn ngon mặc ấm. Hoàng thượng vi phục xuất tuần, tới hạ lưu phía nam Trường Giang, nghe được dân gian có một câu nói: Rồng lượn trên không, Du Lăng phía dưới, an phú tôn vinh, vận nước hưng thịnh.

Năm thứ tư, Du Tín và Lăng Bỉnh Chủ xin hoàng thượng cho từ quan, quay lại cố hương Tiền Đường, hưởng hết vinh quang áo gấm.

Ven bờ Tây Hồ, trời xanh khói che. Đi đường vòng qua Cô Sơn, nước chảy cong cong, đê dài trùng điệp. Du Tín và Lăng Bỉnh Chủ sóng vai đứng cạnh nhau, Lăng Bỉnh Chủ lại hỏi tin người nọ. Du Tín lắc đầu. Tìm tìm kiếm kiếm bao năm, vượt đường xa tới Kim Lăng, đi qua bao phố phường nơi kinh đô hoa khói vẫn không tìm được tung tích người kia. Dưới ánh trời chiều, hai người chắp tay, nhìn ánh tà dương dần tàn.

Đi qua đường phố nhộn nhịp ngõ nhỏ đầy hồi ức, nghe được tam cô lục bà nói chuyện phiếm, trọng tâm câu chuyện hầu như đều quanh quay hai người Du Lăng. Giúp hoàng thượng làm chút chuyện mà được khen tới tận trời, Du Tín đứng trong góc khuất nhịn không được mỉm cười. Cho tới khi nghe được tên người kia, lòng lại lần nữa hốt hoảng: “Quý đại nhân vì chuyện Thường Cập mà bị chém đầu, máu đào lòng son, kẻ khác sao có thể không bội phục! Chỉ thương Du đại nhân… Ta nhớ mang mang, nhiều năm về trước, Du đại nhân và Quý đại nhân đã từng yêu nhau.”

Vòng qua phố lớn ngõ nhỏ, mưa bụi Tây Hồ, Du Tín về tới nhà. Du Điệt Hành mấy năm không gặp con, mừng rỡ tới đôi mắt già nua cong lên, cảm khái liên tục. Hỏi han ân cần chốc lát, Du Điệt Hành giống như đang lo cho một đứa trẻ vậy, đắp chăn cho Du Tín. Nhìn Du Điệt Hành, cuối cùng Du Tín vẫn hỏi: “Cha, nếu hài nhi không cưới thê thiếp, ngài có phản đối không?”

Du Điệt Hành giật mình, nói: “Vì sao không cưới?” Du Tín thẳng thắn: “Hài nhi không yêu nữ tử.” Du Điệt Hành cười khổ nói: “Đó là chuyện riêng của con, cha không can thiệp.” Du Tín mỉm cười nói: “Đa tạ cha.”

Năm đó, cũng gian phòng này, người nọ dựa ở đầu giường, sắc mặt tái nhợt, cố hết sức đè lại ngực: “Du, Du bá bá, đừng nói với Tử Vọng là con, con đã tới… Tính hắn bướng lắm, nhất định không thể chấp nhận… Khụ… Tử Vọng…”

Du Điệt Hành bước ra khỏi phòng, thấp giọng thở dài: “Tiểu Quý ơi Tiểu Quý, lão Du già thật rồi, thua ngươi rồi!”

Sáng sớm hôm sau, cha con Du Tín và Du Điệt Hành đi tảo mộ Du phu nhân/ Du Tín dập đầu lạy mẫu thân ba cái, nghiêm túc nói: “Mẹ, hài nhi nhiều năm không tới, lần này nhất định sẽ bồi mẹ rất lâu.” Du Điệt Hành cười nói: “Con khỉ ngang ngược tinh quái này, nói xuôi tai thật đấy, mẹ con nhất định rất vui.”

Du Tín đứng lên, thấy bên cạnh Du phu nhân có thêm một phần mộ nữa, chữ bên trên ghi: Du Nhàn chi mộ.

Du Tín nói: “Du Nhàn? Ai vậy cha?” Du Điệt Hành nói: “Một thư sinh nghèo mấy ngày trước tới du ngoạn Tây Hồ, trúng phong hàn, bất hạnh qua đời.” Du Tín gật đầu, đốt cho người nọ hai nén hương đã muốn rời đi. Du Điệt Hành gọi lại: “Đứa con ngốc kia, đều là người đọc sách, nói chuyện với người ta mấy câu đi.” Du Tín nghi hoặc nói: “Cha không phải vẫn nói việc không liên quan tới mình, phải giữ mình sao? Sao hôm nay lại làm thế?” Du Điệt Hành nói: “Cha già rồi, đâu có lãnh huyết như năm đó, tiểu hài tử này chết trẻ lắm, trong lòng có một gánh nặng.”

Du Tín chần chừ giây lát, đi tới trước mộ phần, chắp tay nói: “Nghe tên Du Nhàn, thiết nghĩ các hạ lúc sinh tiền nhất định phong lưu vô cùng, sung sướng thoải mái. Mong huynh đài dưới cửu tuyền yên vui hạnh phúc, phù hộ ta sớm ngày tìm được Phỉ Nhiên, ta vô cùng cảm kích.”

Du Điệt Hành nói: “Con này, nếu nằm đây là người trong lòng con, con có khóc không?” Du Tín nói: “Không đâu.” Du Điệt Hành ngây người, không nói nổi. Du Tín nói tiếp: “Nếu nằm đây là người trong lòng con, con chắc chắn sẽ đi theo y.”

Năm đó, người nọ quỳ gội trước mộ phần Du phu nhân, thắp ba nén hương, môi không chút máu, sắc mặt có bệnh, cười trong như nước, như mây nhạt trên cao. “Du bá mẫu, vãn bối cũng bị phong thấp, bây giờ tim cũng hư rồi. Du bá mẫu dưới suối vàng có biết, xin phù hộ Phỉ Nhiên đi thanh thản an tâm… Ôi, Du bá bá đừng đánh người, Phỉ Nhiên không dám nói mấy lời xui xẻo đó nữa.”

Du Điệt Hành cười khổ, cùng nhi tử rời đi.

Trước một phần Du Nhàn một lư đàn hương. Khói nhẹ lượn lờ, như tiếng lòng ai lay động.

Tây Hồ hàn bích, mưa bụi mênh mang. Một chiếc thuyền cô độc, một bầu rượu trong. Đầu thuyền, Du Điệt Hành thả câu, Du Tín phẩm rượu. Du Điệt Hành nghe xong tên Quý Phỉ Nhiên, nhịn không được trêu ghẹo nói: “Tử Vọng, kể lại xem con và Quý Đại Nhân quen nhau thế nào?”

Du Tín đặt chén rượu xuống, lại cười nói: “Nói ra cũng buồn cười. Hải tử lúc ấy quen Phương Tử Khanh công tử, hắn hẹn con đi câu lan hoa tửu (đi xem hát có kỹ nữ hầu rượu). Có người liên tục nháy mắt ra hiệu với con. Nhất thời có chút choáng váng. Khách nhân không đẹp bằng y, tướng công không phong nhã bằng y.”

Năm đó, người nọ cũng ngồi chổ này, y phục lỏng lẻo, mi mục như họa. Gác chân, nghiêng người, khẽ lay quạt giấy. “Du bá bá, lúc ấy gặp Tử Vọng, khuôn mặt nhỏ nhắn kia thật khiến con nổi tà tâm. Con còn tưởng hàng lậu tú bà giấu đấy.”

Du Điệt Hành gật gật đầu, vung dây câu: “Sau đó thì sao, nói xem còn làm sao thượng được y.”

Du Tín cười có chút ngại ngùng: “Phỉ Nhiên ban đầu luôn chủ động đến gần, kỳ thật hài tử ban đầu không thích y, muốn mượn vị trí của y  đi lên. Nhưng mà, y tựa hồ không biết phải bảo vệ chính mình, con lợi dụng y, y vẫn…. Không nói tới nữa.”

Năm đó, biểu tình người nọ có vài phần tương tự Du Tín, nhưng thiếu thập phần nội liễm, hơn thập phần phong tình: “Con buồn bực lắm đấy. Ban đầu Tử Vọng coi con là gì, con là đó. Nhưng qua một thời gian, con bắt đầu trở nên mơ mơ hồ hồ. Thôi thôi, nghĩ nhiều vậy làm gì, có ý nghĩa gì chứ. Chờ hắn trở về, hỏi rõ ràng là được.”

Du Điệt Hành ném áo khoác qua, tay Du Tín bắt được. Du Điệt Hành nói: “Mặc đi, kẻo bị cảm lạnh.”

Du Tín vui vẻ nói: “Cám ơn cha!”

Vì thế mặc vào, mặc thật chặt. Du Điệt Hành nói: “Không cần cảm tạ ta.”

Năm đó người nọ cởi áo khoác, đặt ở đầu giường: “Áo này rất ấm áp, đợi trên hồ một thời gian sẽ bị cảm lạnh. Phiền Du bá bá thay con đưa Tử Vọng.”

Hay vẫn nằm trên giường, lấy tay cầm áo khoác: “Tử Vọng, Tử Vọng… Tử Vọng…”

Du Điệt Hành đưa lưng về phía Du Tín, dùng ngón tay cái lau lau khóe mắt: “Được được, ta không hỏi nhiều, cá cắn câu rồi.” Dứt lời, tay dùng chút lực, một con cá lượn trên không trung nửa vòng, dừng ở trên thuyền. Du Tín cười nói: “Con cá thật lớn.”

Đến đêm. Thuyền lướt mặt hồ, hai bờ sông núi cô cồn cát, cảnh xuân tươi đẹp. Phụ tử trong thuyền cười nhìn núi sông vây quanh, thuyền hồng nước xanh. Thật sự là khói sóng nguyên nga, thần tiên cảnh giới. Thuyền đi xa dần, phong cảnh kiều diễm. Sơn ấm thủy êm, nước trời như một.

Một năm kia, cảnh vẫn thế, đêm vẫn vậy. Đầu xuân, hoa đẹp, trăng tròn, người vẹn. Trước mắt phồn cảnh khói mây, phố dài náo nhiệt. Hai người ngồi ở lầu các Trường An, kêu một bình rượu ngon, một đĩa thức ăn ngon, đàm chuyện quan trường, tán gẫu nhân sinh.

Người nọ nghiêng chân bắt chéo, tay cầm quạt giấy, mắt sáng như sao, mặt như trăng sáng: “Tử Vọng, ngươi nói xem, trong cuộc sống kinh thành này, mỗi ngày ngủ cũng bất an, có ý nghĩa gì? Theo ta thấy, cùng xe bụi ngựa cưỡi, quan to lộc hậu, không bằng ngày tốt cảnh đẹp, đêm tới đoàn viên, đi thuyền nhỏ, thưởng dương liễu. Cười nhìn nhân sinh, một đời phong lưu.”

Cùng xe bụi ngựa cưỡi, quan to lộc hậu, không bằng đi thuyền nhỏ, thưởng dương liễu.

Cười nhìn nhân sinh, một đời phong lưu.Thực ra cái câu ‘Ta nhớ mang máng nhiều năm về trước Du đại nhân và Quý đại nhân đã từng yêu nhau’ là của bản năm 2008 và mình thì edit bản 2014, tức phải là ‘Du đại nhân và Quý đại nhân rất tâm đầu ý hợp’, nhưng mà nó là câu đã làm mình dính lấy bộ này, khiến mình bị cứa tim xẻo gan tới n+1 lần, thế nên mình đã… để luôn. Mong mọi người thông cảm.

Dù mình thấy ‘tâm đầu ý hợp’ thì nó nhiều ý hơn hẳn. Ờm.

Lần đầu mình đọc Phong Lưu là 2 năm trước, ngồi khóc mất mấy gói khăn giấy, đến vỏ gối cũng phải lột đi giặt, đọc xong không dám đọc lại, vì quá thương Quý Phỉ Nhiên, vì Quý Phỉ Nhiên là phong lưu phóng khoáng trước chưa có sau không thấy. Hồi đấy còn ngồi mắng Du Tín là tra công, kiểu vì cái quái gì mà hắn không đâm đầu chết đi, vì cái gì mà hắn sống khi người kia chết? Nhưng giờ thì không rồi. Giờ mình thương Du Tín lắm.

Nguyện chờ quân trở về, cộng ẩm rượu trường sinh.

Gối ướt hết cả, suýt nữa thì ôm máy tính gào khóc gặm bàn phím.

Rồi ngồi chửi Phong Nghiêu, bởi nếu không tại Phong Nghiêu, Phỉ Nhiên và Tử Vọng cũng không ra nông nỗi này. Dù cho Phong Nghiêu yêu Phỉ Nhiên lâu hơn khổ hơn thì mình cũng không thông cảm nỗi.

Đọc lần một đau vì cái chết của Quý Phỉ Nhiên, đọc lần sau vẫn đau, nhưng mà khi edit lại đau vì Tử Vọng.

Vì Tử Vọng không biết gì hết. Vì Tử Vọng không hiểu tâm ý của Quý Phỉ Nhiên. Vì Quý Phỉ Nhiên chết đi cũng không muốn Tử Vọng trải qua nỗi đau tử biệt.

Hồi trước mắng Tử Vọng đầu heo, giờ thấy đáng thương vô cùng.

Khoảnh khắc đứng trước mộ phần kia, đó là khoảng cách xa nhất trong đời Tử Vọng.

Từ đầu tới cuối không biết người kia yêu mình, không biết quân đã đi xa, trường sinh rượu cũng chẳng uống được, càng không biết người mình tìm giờ mang họ mình, nằm ngay trong phần mộ nhà mình.

Tử Vọng cho Phỉ Nhiên về với Tề tướng quân, Phỉ Nhiên lại đi tới quê Tử Vọng, cuối cùng nằm ở đấy.

Không có loại yêu nào đau thương hơn.

Trích nguyên câu trong văn án cũ: “Một người thanh xương bạch cốt, một người du thuyền bên hồ.”
Bình Luận (0)
Comment