Lúc về già, Tề Hoàn công, trái với lời dặn của Quản Di Ngô, lại dùng
Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương. Bão Thúc Nha can ngăn không được, uất lên mà chết. Từ bấy giờ ba ngưới ấy lại càng không sợ hãi gì nữa, khinh Tề Hoàn công già nua không làm gì được, mới thông đồng nhau mà chuyên
quyền. Bấy giờ có một người nước Trịnh tên là Tần Hoãn, tên tự là Việt
Nhân, làm thuốc giỏi lắm sang ở đất Lư Thôn nước Tề, bởi vậy mới gọi là
Lư y. Lúc Tần Hoãn còn nhỏ, mở một nhà quán xá, có Trường Tang Quân đến
trọ, Tần Hoãn biết là người khác thường, không lấy tiền trọ, Trưởng Tang quân cảm ơn, cho uống một viên thần được, tự nhiên mắt sáng như gương,
trông thấy cả ma quỷ và nglrời đứng cách bên kia tường, bởi vậy khi đi
làm thuốc, trông rõ hết cả lúc phủ ngũ tạng, được người ta ví với Biển
Thước ngày xưa cho nên cũng gọi là Biển Thước tiên sinh.
Biển Thước (tức là Tần Hoãn) sang chơi nước Quắc, gặp thế tử
nước Quắc ngộ cảm mà chết. Biển Thước nói chuyện với người nội thị rằng :
- Tôi có thể chữa được thế tử.
Người nội thì nói :
- Thế tử đã chết rồi, còn sống lại thế nào được nữa ?
Biển Thước nói :
- Hãy thử cho tôi chữa xem.
Người nội thị vào báo với vua nước Quắc. Vua nước Quắc cho triệu Biển Thước vào. Biển Thước sai học trò là Dương Lệ đem cái kim đá chích cho thể tử. Được một lúc, thế tử sống lại.
Biển Thước lại cho thuốc chén ; hơn hai tuần nữa thì khỏi hẳn.
Từ bấy giờ Biển Thước nổi tiếng có tài cải tử hoàn sinh. Biển Thước đi
chơi khắp thiên hạ, cứu được nhiều người lắm. Một hôm đi đến đất Lâm
Tri, vào yết kiến Tề Hoàn công, nói với Hoàn công rằng :
- Chúa công có bệnh ở thớ thịt ; nếu không chữa thì thành ra bệnh nặng.
Hoàn công nói :
- Tôi chẳng có bệnh gì cả !
Biển Thước lui ra. Sau năm ngày lại vào yết kiến ; nói với Tề Hoàn công rằng :
- Bệnh chúa công đã ở mạch máu, làm thế nào cũng phải chữa.
Hoàn công không trả lời. Sau năm ngày nữa lại vào yết kiến, nói với Hoàn công rằng :
- Bệnh chúa công đã ở trong ruột và dạ dày rồi, phải chữa ngay
đi Hoàn công lại không trả lời. Biển Thước lui ra. Hoàn công than rằng :
- Tệ quá ? Thầy thuốc chỉ nghề hay vẽ trò ! Người ta không có bệnh mà cứ bảo là có bệnh ?
Qua năm ngày nữa, Biển Thước lại vào yết kiến Tề Hoàn công, vừa
trông thấy nét mặt Hoàn công đã vội lui ra mà bỏ chạy. Hoàn công sai
người hỏi. Biển Thước nói :
- Bây giờ bệnh chúa công đã vào đến tủy rồi ! Bệnh ở da thịt
còn xoa thuốc được, bệnh ở mạch máu thì còn tiêm thuốc được, bệnh ở ruột và dạ dày còn uống thuốc được, nay bệnh đã vào đến tủy thì dẫu trời
cũng không chữa được nữa, bởi vậy tôi không nói mà lui ra.
Lại qua năm ngày nữa. Hoàn công quả nhiên ốm nặng, sai triệu Biển Thước. Người nhà Biển Thước nói :
- Thầy tôi bỏ đi đã năm hôm rồi ?
Hoàn công hối hận vô cùng. Nguyên trước kia Hoàn công có ba vị
phu nhân là : Vương Cơ, Từ Cơ và Sái Cơ. Ba người đều không có con trai. Vương Cơ và Từ Cơ đều ốm chết cả, còn Sái Cơ thì cho về nước Sái. Sau
lại lấy thêm sáu vị phu nhân nữa, đều có con trai cả :
1. Trưởng Vệ Cơ, sinh công tử Vô Khuy ;
2. Thiếu Vệ Cơ, sinh công tử Nguyên (tức là Tề Huệ 'công);.
3. Trịnh Cơ, sinh công tử Chiêu (tức là Tề Hiếu công);
4. Cát Doanh, sinh công tử Phan (tức là Tề Chiêu công);
5. Mật Cơ, sinh công tử Thương Nhân (tức là Tề Y công);
6. Tống Hoa Tử, sinh công tử Ung.
Còn những tỳ thiếp có con cũng nhiều, không ở trong số sáu vị
phu nhân ấy. Trong sáu vị phu nhân ấy, chỉ có trưởng Vệ Cơ là hầu hạ
Hoàn công đã lâu ; trong sáu vị công tử thì Vô Khuy là nhiều tuổi hơn
cả. Trưởng Vệ Cơ thông đồng với Dịch Nha và Thụ Diêu, nói với Hoàn công
xin lập công tử Vô Khuy làm thế tử. Sau Hoàn công lại yêu công tử Chiêu
vì thấy Chiêu là người hiền, và bàn với Quản Di Ngô, đem công tử Chiẽu
ủy thác cho Tống Tương công. Khai Phương là bạn thân của công tử Phan,
cũng mưu việc nối ngôi cho Phan. Công tử Thương Nhân tính hay bố thí,
nhiều người có lòng mến, lại nhân người mẹ được Hoàn công yêu, cũng có ý muốn dòm dỏ ngôi báu.
Trong đám sáu vị công tử ấy, chỉ có công tử Ung là biết yên
phận, còn năm vị công tử kia đều lập vây cánh riêng, nghi kỵ lẫn nhau.
Hoàn công dẫu là một ông vua anh hùng, nhưng vốn say mê tửu sắc, và nay
tuổi đã già rồi, chí khí cũng đã mỏi mệt, trí lực cũng đã mờ tối, lại
tin dùng lũ tiểu nhân, bởi vậy năm vị công tử đều nói với mẹ để xin với
tề Hoàn công lập làm thế tử.
Hoàn công vẫn trù trừ không quyết định, đến bây giờ ốm nặng,
phải nằm một chỗ ; Dịch Nha thấy Biển Thước bỏ không chữa, biết là bệnh
Hoàn công nguy, mới cùng Thụ Điêu thương nghị, rồi giả cách phụng mệnh
Hoàn công, mà yết thị ra ngoài cửa cung rằng :
- Ta đang ốm, không muốn nghe tiếng ngưởi nói, phàm các quan,
các công tử và thân thuộc, không ai được vào cung cả ; truyền cho Thụ
Điêu phải nghiêm giữ cửa cung, còn Dịch Nha thì đem quân đi tuần phòng
xung quanh. Bao nhiêu chính sự trong nước, đợi khi ta khỏi rồi, sẽ vào
tâu.
Thụ Điêu và Dịch Nha chỉ cho công tử Vô Khuy cùng trưởng Vệ Cơ
được ra vào trong cung, còn các vị công tử khác, dẫu muốn hỏi thăm cũng
không được vào. Qua ba ngày nữa, Tề Hoàn công cũng chưa chết, Thụ Điêu
và Dịch Nha lại đuổi hết các thị vệ xung quanh, bất cứ trai gái, bắt ra
ngoài tất cả, rồi đem khóa chặt cửa cung lại. Lại đắp một bức tường cao
ba trượng ở xung quanh chỗ ngủ của Tề Hoàn công làm cho trong ngoài ngăn cách, không giao thông được với nhau ; chỉ để một cái lỗ ở dưới chân
tường, sớm tối sai một kẻ tiểu nội thị chui vào để dò xem Hoàn công đã
chết hay chưa.
Hoàn công đang nằm ở trên giường, muốn dậy mà không được, mới
lên tiếng gọi, cũng chẳng thấy ai thưa. Hoàn công mở to hai mắt ngơ ngác nhìn xung quanh. Bỗng nghe đánh xịch một tiếng, có người đẩy cửa sổ
bước vào. Hoàn công mở to mắt nhìn xem ai thì ra đó là người tiện thiếp
tên gọi Án Nga Nhi. Hoàn công nóì :
- Trong bụng tôi thấy đói, chỉ muốn ăn cháo, nhà ngươi đi lấy cho ta.
Án Nga Nhi nói :
- Bây giờ lấy đâu cho được cháo !
Tề Hoàn công nói :
- Được chén nước nóng thì cũng đỡ khát.
Án Nga Nhi nói :
- Nước nóng cũng không lấy đâu được !
Tề Hoàn công hỏi :
- Tại sao thế ?
Án Nga Nhi nói :
- Dịch Nha và Thụ Điêu làm loạn, nghiêm giữ cửa cung, đã đắp một bức tường cao ba trượng, làm cho trong ngoài ngăn cách, không giao
thông với nhau được, còn ai đem được các thức ăn, thức uống vào đây !
Tề Hoàn công nói :
- Nhà ngươi làm thế nào mà vào được ?
Án Nga Nhi nói :
- Thiếp chịu ơn chúa công thương đến vậy nên liều thân trèo qua tường vào đây, để được trông thấy chúa công lúc nhắm mắt.
Tề Hoàn Công nói :
- Thế tử Chiêu ở đâu ?
Án Nga Nhi nói :
- Hai người ngăn cấm không cho thế tử vào cung.
Hoàn công than rằng :
- Trọng phụ ngày xưa thật.là bậc thánh ! Vì ta không minh, đến nỗi nên cơ sự này !
Nói xong, liền cố sức kêu lên một tiếng thật to rằng :
- Trời ôi ! Ai ngờ ta đến nỗi này !
Hoàn công kêu luôn mấy tiếng, hộc máu ra đằng miệng, rồi bảo Án Nga Nhi rằng :
- Ta có sáu người vợ yêu và mười người con, mà không một người
nào ở trước mặt cả, thành ra lúc ta chết chỉ có một mình nhà người ; ta
tiếc ngày xưa ta không biết trước mà trọng đãi nhà ngươi.
Án Nga Nhi nói :
- Chúa công cứ yẽn lòng, một mai có điều gì, thiếp xin tình nguyện chết theo chúa công.
Hoàn công than rằng :
- Ta chết xuống âm phủ, còn mặt mũi nào mà trông thấy Trọng Phụ nữa !
Nói xong, lấy vạt áo phủ vào mặt, rồi thở dài mấy tiếng mà chết. Án Nga Nhi thấy Hoàn cõng đã chết rồi, khóc lóc một hồi, muốn gọi người ngoài, nhưng tường cao, gọi bên ngoài cũng không nghe tiếng được ; muốn trèo tường ra, thì phía trong tường không có chỗ nào mà bám chân, nghĩ
quanh nghĩ quẩn, lại thở dài mà than rằng :
- Ta đã nói xin chết theo chúa công, thì ta phải chết, còn việc khâm liệm không dự gì đến ta cả.
Nói xong, liền cởi áo trùm lên thi thể Tề Hoàn công, bưng hai
cánh cửa sổ mà đậy lại, rồi ngồi dưới chân giường, lạy mấy lạy mà khấn
rằng :
- Xin linh hồn chúa công chớ đi xa vội, đợi thiếp theo cùng.
Khấn xong, đập đầu vào cột, vỡ óc ra mà chết. Đêm hôm ấy, đứa
tiểu nội thị chui vào, trông thấy ở dưới chân cột, máu chảy lênh láng,
có một cái thây người chết, giật mình kinh sợ, vội vàng bỏ ra, báo với
Thụ Điêu và Dịch Nha rằng :
- Chúa công đã đập đầu vào cột mà tự tử rồi !
Thụ Diêu và Dịch Nha không tin, sai bọn nội thị đục rộng tường
ra, rồi hai người thân hành vào xem, thấy một thi thể đàn bà, thì giật
mình sợ hãi. Trong đám nội thị có người nhận đước mặt Án Nga Nhi mới nói với Thụ Điêu và Dịch Nha rằng :
- Đây là thi thể của Án Nga Nhi.
Lại mở hai cánh cửa ở trên đầu giường, thấy thi thể Tề Hoàn công, không biết chết từ bao giờ Thụ Điêu bàn đến việc phát tang.
Dịch Nha nói :
- Thong thả ! Ta hãy nên tôn lập công tử Võ Khuy đã, rồi sau sẽ phát tang thì mới khỏi tranh nhau được
Thụ Điêu lấy làm phải. Hai người đến thương nghị với Trưởng Vệ Cơ rằng :
- Chúa công nay đã mất rồi, cứ theo thứ tự lớn nhỏ thì nên lập
công tử Vô Khuy, nhưng khi chúa công hãy còn nhỏ, đã có đem công tứ
Chiêu ủy thác cho Tống hầu để lập làm thể tử, các quan ai cũng biết cả,
nếu nay nghe tin chúa công mất tất nhiên họ về phe với thế tử Chiêu. Cứ
như ý chúng tôi thì đêm nay nên đem giáp sĩ đi giết thế tử Chiêu rồi lập công tử Vô Khuy.
Trưởng Vệ Cơ nói :
- Ta là đàn bà, còn biết ít, tùy ý các người đấy !
Bấy giờ Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân đến đông cung định bắt thế tử Chiêu. Thế tử Chiêu từ khi không được vào cung hỏi thăm, có ý buốn
bã ; tối hôm ấy đang ngồi ở dưới bóng đèn, mơ mơ màng màng, bỗng trông
thấy một người đàn bà đến bảo rằng :
- Thế tử không đi ngay thì tai vạ sắp đến nơi ! Thiếp là Án Nga Nhi, phụng mệnh chúa công đến đây để báo cho thế tử biết.
Công tử Chiêu vừa toan hỏi chuyện đầu đuôi thì người đàn bà ấy
lấy tay đẩy một cái, Chiêu ngã lăn xuống vực sâu ; giật mình tỉnh dậy,
chẳng thấy người đàn bà đâu cả, té ra là một giấc chiêm bao.
Công tử Chiêu thấy lạ, vội vàng sai người thắp đèn mở cửa sau đi sang nhà quan thượng khanh là Cao Hổ, thuật lại đầu đuôi giấc chiêm
bao.
Cao Hổ nói :
- Chúa công mắc bệnh đã hơn nửa tháng nay, bị đứa gian thần làm cho trong ngoài ngăn cách, nay thế tử chiêm bao thấy như vậy, tất là sự chẳng lành, nên tạm tìm nơi để tránh nạn.
Công tử Chiêu nói :
- Bây giờ biết tránh đi đâu được ?
Cao Hổ nói :
- Ngày xưa chúa công đã đem thế tử ủy thác cho vua nước Tống,
nay thế tử nên sang nước Tống, thế nào vua Tống cũng có lòng giúp.
Hổ này là kẻ bề tôi giữ nước, không dám đi theo thế tử, nhưng có một tên người nhà là Thôi Yển hiện đang làm chức giữ thìa khóa ở cửa
đông để tôi sai người bảo hắn mở cửa thành cho thế tử đêm hôm nay trốn
ra.
Cao Hổ nói chưa dứt lời thì bỗng nhiên nghe tin có quân đến vây
nhà Thế tử Chiêu sợ xám cả mặt. Cao Hổ bảo thế tử Chiêu thay hình đổi
dạng, rồi sai mấy người tâm phúc đưa ra cửa đông, dặn Thôi Yển mở cửa
thành cho thế tử Chiêu ra. Thôi Yển nói :
- Nay chúa công chưa biết còn hay là mất, tôi mở cửa thành cho
thế tử đi trốn, tất là có tội ; mà thế tử đang thiếu người theo hầu, nếu có lòng yêu mà cho tôi cùng theo sang nước Tống thì tôi xin đi theo.
Thế tử Chiêu mừng lắm, nói :
- Nhà ngươi cùng đi thì còn gì hơn nữa !
Thôi Yển bèn mở cửa thành, rồi lấy xe ngựa cùng với thế tử Chiêu thẳng đường trốn sang nước Tống. Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân vây nhà
thế tử Chiêu, chằng tìm thấy tông tích đâu cả. Bấy giờ đã sang trống
canh tư, Dịch Nha nói :
- Chúng ta vây bắt thế tử Chiẽu là muốn nhân lúc bất ngờ để làm
cho được việc, nếu chậm đến sáng ngày mai mà các vị công tử khác biết
tin, vào chiếm giữ lấy ngôi vua thì hỏng mất cả ; chi bằng ta hãy trở
về, tôn lập công tử Vô Khuy đã, rồi dò xem ý các quan ra làm sao, sẽ
liệu xử sau.
Thụ Điêu nói :
- Tôi cũng nghĩ như vậy ?
Nói xong, hai người cùng thu quân trở về.
Các quan đại phu nghe tin Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân đi, mới
kéo nhau đến cửa cung để dò tin tức đã thấy nói Hoàn công mất rồi ; lại
nghe tin thế tử Chiêu bị vây, biết là lũ gian thần thừa cơ làm loạn, mới bàn nhau rằng :
- Thế tử Chiêu là do chúa công ta khi xưa lập nên, nếu thế tử
có sự gì thì chúng ta còn mặt mũi nào làm quan ở nước Tề này nữa !
Khắp các quan đều nhao nhao bàn nhau đi cứu thế tử Chiêu.
Bỗng gặp Thụ Điêu và Dịch Nha kéo quân về, các quan đều xúm lại trước mặt mà hỏi :
- Thế tử đâu ?
Dịch Nha chắp tay vái mà đáp lại rằng :
- Thế tử Vô Khuy hiện đang ở trong cung.
Các quan đều nói :
- Vô Khuy chưa được lập làm thế tử bao giờ, không phải là vua chúng ta ; phải lập thế tử Chiêu mới được.
Thụ Điêu chống thanh kiếm xuống đất mà quát to lên rằng :
- Thế tử Chiêu ta đã đuổi đi rồi ! Nay ta phụng di mệnh tiên
quân lập công tử Vô Khuy lên nối ngôi, nếu ai không bằng lòng theo thì
chém cổ đi.
Các quan đều hầm hầm nổi giận, xỉ mắng rầm lên rằng :
- Lũ chúng bay là bọn gian thần, dối người chết, lừa người sống ; dám thừa cơ lảm loạn ; nếu lập công tử Vô Khuy thì chúng ta quyết
không chịu theo.
Quan đạí phu là Quản Bính (con Quản Di Ngô) bước ra nói rằng :
- Nay ta hãy đánh chết hai đứa gian thần này đi, để trừ gốc loạn ; rồi sau sẽ thương nghị.
Nói xong, giơ cái hết ngà, đánh ngay vào đầu Thụ Điêu. Thụ Điẽu
giơ thanh kiếm lên đỡ. Các quan đang sắp sửa xông vào giúp Quản Bình,
bỗng thấy Dịch Nha quát to lên rằng :
- Quân giáp sĩ đâu, sao không kéo vào !
Mấy trãm giáp sĩ tức khắc xông đến, đâm chém bừa đi. Các quan
bấy giờ, mười phần đã chết mất ba, còn bị thương nhiều lắm, đều bỏ chạy
cả. Dịch Nha và Thụ Điêu đánh tan bọn các quan rồi thì trời vừa sáng rõ, liền vào trong cung đem công tử Vô Khuy ra triều, sai nội thị rung
chuông nổi trống, rồi bắt quân giáp sĩ bày hàng phục
lạy để tôn Vô Khuy lên nối ngôi. Các triều thần chỉ có Dịch Nha và Thụ Điêu mà thôi. Võ Khuy vừa thẹn, vừa giận, Dịch Nha nói :
- Nay ta chưa phát tang, vậy nên các triều thần chưa được tống
cựu thì đã nghinh tân làm sao được ! Việc này nên phải tnệu họ Cao và họ Quốc đến, mới sai bảo các quan được ?
Vô Khuy theo lời, mới sai nội thị đi triệu họ Cao và họ Quốc.
Nguyên Quốc Ý Trọng và Cao Hổ là hai vị đại thần có sắc mệnh của thiên tử, nối đời làm chức thượng khanh, trong hàng các quan, ai cũng
kính phục, bởi vậy Vô Khuy mới sai người đến triệu. Cao và Quốc biết là
Hoàn công đã mất rồi, tức khắc mặc tang phục đi vào triều Dịch Nha và
Thụ Điêu đón ở ngoài cửa mà bảo rằng :
- Ngày nay vua mới lẽn ngôi ; xin hai lão đại phu hãy tạm giữ cát phục đã.
Quốc Ý Trọng và Cao Hổ nói :
- Chưa tống tang vua cũ ; mà đã lạy vua mới sao cho phải lễ ?
Trong các công tử, ai chẳng phải là con của tiên quân, lão phu này có ý
gì đâu, hễ ai làm chủ được việc tang thì lão phu xin theo.
Dịch Nha và Thụ Điêu im lặng, không nói gì được nữa ! Quốc Ý Trọng và Cao Hổ khóc rầm lên rồi trở ra. Vô Khuy nói :
- Nay chưa phát tang, mà các quan lại có ý không phục thì biết làm thế nào ?
Thụ Điêu nói :
- Công việc ngày nay cũng như bắt hổ, hễ có sức khỏe thì được,
xin chúa công cứ ngồi yên, chờ khi các công tử vào triều, ta sẽ lấy binh lực mà hiếp bức.
Vô Khuy nghe lời. Trưởng Vệ Cơ bắt các nội thị trong cung đều
mặc quân trang cả, các cung nữ có người nào to lớn khỏe mạnh, cũng bắt
mặc quân trang, chia làm hai đội, một đứng ở tả vu, một đứng ở hữu vu.
Khai? Phương nghe tin Dịch Nha và Thụ Điêu tôn lập Vô Khuy liền bảo công tử Phan (con nàng Cát Doanh) rằng :
- Thế tử Chiêu bây giờ không biết đi đâu, nếu Vô Khuy được lập thì công tử lại không đáng lập hay sao ?
Nói xong, liền cùng với công tử Phan đem quân vào chiếm điện bên phải. Công tử Thương Nhân (con nàng Mật Cơ) cùng với công tử Nguyên bàn với nhau rằng :
- Chúng ta cùng là máu mủ của tiên quân cả, cơ nghiệp giang sơn
ai cũng có phần. Nay công tử Phan đâ chiếm điện bên phải thi chúng ta
cũng chiếm điện bên trái, hễ thế tử Chiêu về đây chúng ta sẽ nhường,
bằng không chúng ta nhất định bắt chia nước Tề ra mới được.
Công tử Nguyên lấy làm phải, liền đem quân vào chiếm điện bên
trái. Còn công tử Thương Nhân đem quân đóng ở triều môn, để cùng với
công tử Nguyên tiếp ứng lẫn nhau. Dịch Nha và Thụ Điêu sợ thế ba vị công tử, không dám ra đánh. Ba vị công tử cũng sợ thế Dịch Nha và Thụ Điêu,
không dám xung đột, thành ra cứ giữ lẫn nhau. Bấy giờ chỉ có công tử Ung là không muốn sinh sự, bỏ trốn sang nước Tần. Tần Mục công dùng làm
quan đại phu. Các vị công tử giữ nhau đến hơn hai tháng, không ai chịu
lui.
Cao Hổ nói :
- Các vị công tử chỉ biết tranh ngôi, mà không nghĩ gì đến việc tang, nay ta nên liều chết mà nói việc này mới được.
Quốc Ý Trọng nói :
- Ngài vào nói trước, rồi tôi xin theo ; hai ta cùng liều chết để báo ơn nước.
Cao Hổ nói :
- Chỉ có hai người thì làm gì được âu là ta rủ thêm nhiều người nữa cùng đến chốn triều đường, để tôn công tử Vô Khuy làm chủ tang,
phỏng có nên chăng ?
Quốc Ý Trọng nói :
- Vô Khuy nhiều tuổi hơn cả, thì lập Vô Khuy cũng là phảíchứ sao !
Bấy giờ Quốc Ý Trọng và Cao Hổ rủ được bọn các quan cùng mặc tang phục kéo vào trong triều. Thụ Điêu ngăn lại mà hỏi rằng :
- Lão đại phu đến đây có ý gì ?
Cao Hổ nói : '
- Các vị công tử cứ tranh nhau mãi thì không biết bao giờ mới
thôi, nay chúng tôi định đến đây để tôn công tử Vô Khuy lên làm chủ
tang.
Thụ Điêu vái chào Cao Hồ mà mời vào. Cao Hổ lấy tay vẫy một cái, Quốc Ý Trọng và các quan kéo nhau cùng vào, nói với công tử Vô Khuy
rằng :
- Chúng tôi nghe nói ơn cha mẹ to bằng trời đất, vậy nên lúc
cha mẹ sống thì con phải tôn kính, lúc cha mẹ chết thì con phải phụng
thờ không có bao giờ cha chết nằm đất chưa tống tang mà các con cứ tranh nhau phú quý như thế này ; với lại vua làm gương cho bề tôi, nếu vua
bất hiếu sao cho bề tôi trung được ? Nay tiên quân chết đã sáu mươi bảy
ngày rồi mà còn chưa nhập quan, công tử nghĩ có yên
lòng không ?
Nói xong, các quan đều phục xuống đất mà khóc. Vô Khuy cũng ứa nước mắt mà nói rằng :
- Cái tội bất hiếu của tôi, thật là to lắm ! Nào phải là tôi
không nghĩ đến, nhưng bọn công tử Nguyên xử như vậy thì biết làm. thế
nào ?
Quốc Ý Trọng nói :
- Thế tử đã bỏ đi mất rồi, nay chỉ có công tử là nhiều tuổi hơn cả nếu công tử làm chủ tang được thì ai còn vào đấy mà nối ngôi ; tôi
xin lấy đại nghĩa mà trách bảo thì bọn công tử Nguyên cũng phải theo
thôi.
Vô Khuy gạt nước mắt mà nói rằng :
- Tôi cũng muốn như vậy ?
Cao Hổ bảo Dịch Nha và Thụ Điêu cứ nghiêm giữ cửa cung, hễ các
vị công tử có mặc tang phục thì mới cho vào, nếu ai dám đem binh khi vào thì tức khắc trị tội. Vô Khuy vào trong cung để định khâm liệm Hoàn
công. Thi thể Hoàn công để đã lâu ngày, thìt nát cả ra, hôi thối không
thể chịu được dòi bọ bò ra cả ngoài tường. Vô Khuy vật mình lăn khóc.
Các quan cũng đều khóc cả. Vô Khuy sai người lấy áo gấm bọc lại để nhập
quan. Còn thi thể Án Nga Nhi thì vẫn tươi như lúc sống ; Cao Hổ khen là
một người đàn bà trung liệt, cũng sai người nhập quan. Cao Hổ và các
quan tôn Vô Khuy đứng làm chủ tang, rồi đêm hôm ấy cùng ngủ cả ở bẽn
linh cữu Hoàn công. Công tử Nguyên, công tử Phan và công tử Thương Nhân
nghe tin các quan đã khâm liệm Hoản công và tôn Vô Khuy lên làm chủ
tang, biết là không thể tranh nổi, cũng đều rút quân về, và mặc tang
phục để vào cung.
Thế tử Chiêu chạy sang nước Tống, vào yết kiến Tống Tương công,
sụp lạy ở dưới đất, thuật lại những chuyện Dịch Nha và Thụ Điêu nồi
loạn. Tống Tương công bèn họp các quan lại mà hỏi rằng :
- Ngày xưa Tề Hoàn công có đem công tử Chiêu ủy thác cho ta để
lập làm thế tử, thấm thoát đã mười năm trời, ta vẫn còn đinh ninh nhớ
trong lòng Nay Dịch Nha và Thụ Điêu làm loạn mà đuổi thế tử Chiêu, ta
muốn hội các nước để đem quân giúp cho thế tử Chiêu về nước. Nếu làm
xong việc này thì ta có thể nối được cái công nghiệp bá chủ của Tề Hoàn
công ngày trước, các ngươi nghĩ thế nào ?
Bỗng có một viên đại thần đứng ra mà tâu rằng :
- Nước Tống ta có ba điều không bằng nước Tề, làm bá chủ thế nào được !
Tống Tương công nhìn xem ai thì tức là người thứ huynh của Tống
Tương công tên gọi là công tử Mục Di, năm trước nhường ngôi cho Tống
Tương công không chịu làm vua, và được Tống Tương công cho làm chức
thượng khanh.
Tống Tương công hỏi công tử Mục Di rằng :
- Nhà ngươi nói ta có ba điều không bằng nước Tề là những điều gì ?
Mục Di nói :
- Nước Tề có núi Thái Sơn, bể Bột Hải là nơi hiểm trở ; có đất
Lang Gia, đất Tức Mặc là chỗ phì nhiêu ; mà ta thì nước nhỏ đất xấu,
quân ít, lương ít, thế là một điều không bằng ; nước Tề có họ Cao và họ
Quốc, lại có Quản Di Ngô, Ninh Thích, Thấp Bằng và Bão Thúc Nha để sửa
sang chinh trị, mà ta thì trong triều không có người hiền tài thế là hai điều không bằng ; Tề Hoàn công đi đánh đông dẹp bắc, thường thấy những
sự tốt lành, mà ta thì trong nước chỉ thấy những điều tai dị, thế là ba
điều không bằng. Có ba điều không bằng nưởc Tề thì giữ mình còn chẳng
nổi, lấy sức đâu mà chãm lo cho người khác được
Tống Tương công nói :
- Ta vốn lấy điều nhân nghĩa làm chủ ; nếu không cứu người mồ
côi thì sao gọi là nhân ! Đã nhận lời người ta mà lại bỏ đi thì sao gọi
là nghĩa !
Nói xong, liền truyền hịch đi các nước, hẹn đến tháng giêng năm
sau thì cùng hội nhau đem quân đưa thế tử Chiêu về nước. Khi tờ hịch đến nước Vệ, quan đại phu nước Vệ là Ninh Tốc nói với Vệ Văn công rằng :
- Không có con đích thì lập con trưởng, đó là lẽ thường nay,
công tử Vô Khuy nhiều tuổi hơn cả, và ngày trước có công đem quân sang
giữ hộ nước Vệ ta, tức là ân nhân của ta, xin chúa công chớ nên dự vào
việc ấy.
Vệ Văn công nói :
- Chiêu được lập làm thế tử, thiên hạ ai cũng bỉết cả. Việc giữ
hộ nước Vệ ta là tư ân, việc lập thế tử là công nghĩa, nếu vì tư ân mà
bỏ công nghĩa thì ta không muốn.
Khi tờ hìch đến nước Lỗ, Lỗ Hi công nói :
- Tề Hoàn công ngày xưa đem thế tử Chiêu ủy thác cho vua nước
Tống, chứ có ủy thác cho ta đâu. Nay ta chỉ biết người nào nhiều tuổi
hơn thì nên lập, nếu Tống đánh Vô Khuy, ta quyết đem quân đi cứu
Đến năm sau, Tống Tương công hội quân nước Vệ, nước Tào và nước
Châu cùng giúp thế tử Chiêu để sang đánh Vô Khuy, Vô Khuy sai Dịch Nha
đem quân đi đánh, lại sai Thụ Điêu cầm quyền chinh trong nước, còn Cao
Hổ và Quốc Ý Trọng thì chia giữ các nơi hiểm yếu Cao Hổ bảo Quốc Ý Trọng rằng :
- Trước ta lập Vô Khuy là vì bấy giờ chưa có ai đứng lên mà lo
việc tang cho tiên quân, nay thế tử Chiêu đã về, lại được quân nước Tống giúp thì lý thuận mà thế mạnh lắm ? Vả Dỉch Nha và Thụ Điêu giết hại
các quan, chuyên giữ quyền chính, tất có ngày nên loạn, chi bằng ta trừ
bỏ đi mà đón thế tử Chiêu về, lập lên làm vua, cho các công tử khỏi có
lòng dòm dỏ, họa may nước Tề ta mới yên được.
Quốc Ý Trọng nói :
- Dịch Nha hiện đang cầm quân ở ngoài cõi, nay ta mời Thụ Điẽu
đến, giả cách bàn việc, nhân đó mà giết đi, rồi đem các quan đi đón thế
tử Chiêu về để thay Vô Khuy, ta chắc Dịch Nha không làm gì nổ.
Cao Hổ nói :
- Kế ấy hay lắm !
Nói xong, liền sai quân sĩ phục cả xung quanh, cho người mời Thụ Điêu đến để bàn việc.