Trần Linh công cùng với Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ đem những đồ vật của Hạ Cơ tặng cho, đùa bởn với nhau ở chốn triều đường.Quan đại phu là
tiết gia nghe nói, liền vào triều để định can Linh công.Khổng Ninh và
Nghi Hàng Phủ vốn sợ Tiết Giã là người chính trực, nay thấy vua không
triệu mà Tiết Giã đến, biết là Tiết Giã có ý muốn đem lời can ngăn, mới
cáo từ Linh công mà lui ra.Linh công rảo đến trước mặt, nắm lấy vạt áo
Linh công, rồi quỳ xuống mà tâu rằng:
- Tôi nghe nói vua tôi phải lễ nghĩa, nam nữ phải có phân biệt,
nay vua tôi dắt nhau đi dâm loạn, lại đem chuyện ấy khoe khoang ở chốn
triều đường, không còn một mãy may liêm sỉ nào cả. Ðó là cái cơ mất
nước, xin chúa công hãy nghĩ lại.
Trần Linh công thẹn toát mồ hôi ra, lấy áo che mặt mà nói rằng:
- Nhà ngươi bất tất phải nói lắm, ta đã biết hối rồi !
Tiết Giã cáo từ lui ra.Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ đứng ở ngoài
cửa, trong thấy Tiết Giã hầm hầm nổi giận mà lui ra, thì lẩn vào trong
đám đông người để tránh.Tiết Giã trông thấy, gọi Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ lại mà trách rằng:
- Vua có điều thiện , bề tôi nên bày ra, vua có điều bất thiện,
bề tôi nên dấu đi.Nay hai người đã xui vua làm điều bất thiện, mà lại
còn nói ra, nhân dân ai cũng biết cả, thì còn ra thể thống gì, sao hai
ngươi không biết xấu hổ !
Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ không biết nói sao, chỉ vâng dạ và
chịu lỗi.Tiết Giã đi khỏi, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ vào yết kiến Linh công, thuật lại những lời nói của Tiết Giã và tâu với Linh công rằng:
- Từ nay trở đi, chúa công chớ đi chơi Châu Lâm nữa !
Linh công nói:
- Vậy thì hai người có đi hay không?
Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ nói:
- Tiết Giã chỉ cốt can chúa công, chứ có việc gì đến chúng tôi.Vậy thì chúng tôi đi được, mà chúa công không nên đi.
Linh công hăng hái nói rằng:
- Thà rằng ta mất lòng Tiết Giã, chứ đời nào lại chịu bỏ nơi vui thú ấy !
Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ lại tâu rằng:
- Nếu chúa công lại đi nữa thì không khỏi Tiết Giã làm rầy rà lôi thôi, biết làm thế nào?
Linh công nói:
- Hai người có kế gì mà khiến Tiết Giã đừng nói nữa không?
Khổng Ninh nói:
- Nếu muốn cho Tiết Giã đừng nói thì chỉ có một cách khiến hắn không mở miệng ra được.
Linh công cười mà nói rằng:
- Hắn có miệng thì hắn nói, ta dùnh cách gì mà khiến cho hắn không mở miệng ra được.
Nghi Hàng Phủ nói:
- Tôi hiểu câu nói của Khổng Ninh rồi ! Người ta chết thì không
mở miệng ra được, sao chúa công không hạ lệnh giết chết Tiết Giã đi thì
có phải được vui thú suốt đời hay không?
Linh công nói:
- Ta giết hắn thế nào được?
Khổng Ninh nói:
- Hay là dể tôi sai một người rình mà đâm chết hắn đi !
Linh công nói:
- Nhà ngươi cứ làm !
Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ cáo tự lui ra, rồi bàn nhau đem tiền của thuê thích kháchđứng rình ở một chỗ hẻo lánh đợi Tiết Giã vào triều đi qua, giết chết Tiết Giã.Người nước Trần thấy vậy, cho là Trần Linh
công sai người giết, chứ không biết rằng đó là âm mưu của Khổng Ninh và
Nghi Hàng Phủ.Tiết Giã chết rồi, vua tôi lại càng không kiêng nễ gì nữa, lâu lâu lại rủ nhau ra chơi Châu Lâm.Trưóc còn giấu giếm, sau lâu ngày
quen thói, công nhiên ra chơi chẳng nghĩ gì đến tai tiếng nữa.Người nước Trần có làm một bài thơ “Châu Lâm” để chê Linh công.Hạ Trưng Thư dần
dần khôn lớn, biết chuyện mẹ như vậy, trong lòng khác nào dao đâm, nhưng ngại vì có Trần Linh công, không làm thế nào được.Mỗi khi Linh công sắp ra Châu Lâm thì Trưng Thư tạo sự đi vắng, để cho khuất mắt, còn bọn
trai gái dâm loạn ấy thấy Hạ Trưng Thư đi vắng thì lấy làm mừng.
Ngày tháng thoi đưa, Hạ Trưng Thư đã mười tám tuổi, cao lớn đẹp
đẽ, có sức khỏe, lại giỏi nghề bắn cung.Linh công muốn lấy lòng Hạ
Cơ;mới cho Trưng Thư nối chức của cha làm quan tư mã, coi giữ binh
quyền.Trưng Thư tạ ơn, rồi vào bái yết Hạ Cơ.Hạ Cơ dặn rằng:
- Ðấy là ân điền của chúa công, con nên một lòng vì nước, chớ nghĩ gì đến việc nhà.
Trưng Thư từ biệt Hạ Cơ vào triều cung chức.Một hôm, Linh công
cùng với Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ lại ra chơi Châu Lâm.Hạ Trưng Thư
cảm ơn vua cho được làm tư mã, về nhà bày tiệc để thết đãi.Hạ Cơ vì có
con ở đấy, không dám ra hầu rượu.Trần Linh công cùng với Khổng Ninh và
Nghi Hàng Phủ trong khi say rượu, cười nói đùa bỡn, múa tay hoa chân.Hạ
Trưng Thư trông thấy ghét lắm mới lui vào sau bình phong để nghe xem nào thế nào.Trần Linh công bảo Nghi Hàng Phủ rằng:
- Hạ Trưng Thư cao lớn đẹp đẻ lắm, trông giống nhà ngươi lắm, hay là con rơi của nhà ngươi đấy?
Nghi Hàng Phủ cười mà nói rằng:
- Hạ Trưng Thư hai mắt lau láu, rất giống chúa công.
Khổng Ninh ở bên cạnh nói bông rằng:
- Chúa công và Nghi Hàng Phủ hãy còn ít tuổi, sinh thế nào được
hắn, tôi chắc hắn có nhiều bố lắm, dẫu mẹ hắn cũng không nhớ được hắn là con ai nữa !
Nói xong, ba người lại vỗ tay cười ầm lên.Hạ Trưng Thư nghe nói, hổ thẹn vô cùng, tức thì hầm hầm nổi giận, vào khóa chặt cửa phòng của
Hạ Cơ lại, rồi lẻn qua cửa ngang ra ngoài, truyền cho quân sĩ vây kín
xung quanh phủ, không được để cho Linh công cùng KHổng Ninh và Nghi Hàng Phủ chạy thoát.
Quân sĩ vâng lệnh, vây kín quanh phủ.Hạ Trưng Thư mình mặc nhung phục tay cầm bảo kiếm, đem một toán quân tiến vào cửa giữa, quát to
lên rằng:
- Mau mau bắt lũ dâm tặc !
Linh công đang cười nói khề khà, chẳng biết tí gì cả.Khổng Ninh nghe tiếng, vội vàng nói với Linh công rằng:
- Nguy cấp lắm rồi!
Hạ Trưng Thư đánh lừa ta rồi !Nay hắn đem quân vào, kêu bắt dâm tặc, ta biết chạy đường nào cho thoát?
Nghi Hàng Phủ nói:
- Cửa trước nó đã vây kín thì ta chạy về cửa sau.
Ba người xưa nay ở nhà Hạ Cơ đã thông thuộc cả đường lối, Linh
công định chạy vào phòng Hạ Cơ, dể cầu Hạ Cơ cứu cho.Chẳng ngờ khi vào
đến nơi, thấy cửa phòng đã khóa chặt, lại càng sợ hãi, liền chạy ra sau
vườn.Trưng Thư cầm kiếm đuổi theo.Linh công nhớ rằng ở bên chuồng ngựa,
có cái tường thấp, có thể nhảy qua được, mới chạy về phía chuồng
ngực.Trưng Thư quát to lên rằng:
- Ðứa hôn quân kia, mày chạy đường nào cho thoát !
Trưng Thư giương cung bắn ngay một phát, nhưng không trúng.Linh
công chạy vào chuồng ngựa, toan tìm chỗ ẩn thân, chẳng may bị đàn ngựa
cắn đá, vội vàng lui ra.Trưng Thư đuổi kịp, lại bắn thêm một phát nữa,
trúng vào giữa bụng, Trần Linh công chết ở cạnh chuồng ngựa.Khổng Ninh
và Nghi Hàng Phủ trông thấy Linh công chạy về phía đông, biết là Hạ
Trưng Thư tất nhiên đuổi theo, mới quay về phía Tây chạy vào trường tập
bắn, tìm chỗ rào thủng chui ra được, không dám về nhà nữa, rủ nhau trốn
sang nước Sở.Hạ Trưng Thư bắn chết Trần Linh công, rồi kéo quân vào
thành, nói dối là Linh công say rượu ngộ cảm mà chết, lập thế tử Ngọ lên nối ngôi, tức là Trần Thành công.Trần Thành cọng trong lòng căm tức Hạ
Trưng Thư, nhưng sức không làm gì nổi, nên phải ẩn nhẩn không dám nói
ra.Hạ Trưng Thư cũng sợ chư hầu đem quân đến hỏi tội mình, mới cố ép
Trần Thành công phải sanh chầu nước Tấn, để vững chỗ dựa.
Lại nói chuyện sứ nước Sở phụng mệnh Sở Trang vương sang hẹn
Trần Linh công đến hội ở đất Thần Lăng, khi sang chưa đến nước Trần,
nghe tin có bạn, mới quay trở về, lại vừa gặp Khổng Ninh và Nghi Hàng
Phủ trốn sang nước Sở, vào yết kiến Sở Trang Vương, giấu kín những
chuyện vua tôi dâm loạn, chỉ nói việc Hạ Trưng Thư làm phản, giết Trần
Linh công, cũng giống như sứ nước Sở về báo khi trước.Sở Trang vương mới hợp triều thần để thương nghị.Bấy giờ nước Sở có quan đại phu tên gọi
là Khuất Vu , tên tự là Tử Linh (con Khuất Ðăng ).Khuất Vu mặt mày thanh tú, văn vũ toàn tài, chỉ phải cái bệnh hiếu sắc, vẫn chuyên học phòng
trung bí thuật của Bành tổ, mấy năm trước sang sứ nước Trần, gặp Hạ Cơ
đi chơi được thấy nhan sắc, lại nghe đồn nghề chơi tuyệt diệu, thì trong lòng ước ao lắm. ÐẾn lúc nghe nói Hạ Trưng Thư làm phản, KHuất Vu muốn
nhân việc ấy để mà sang lấy Hạ Cơ, mới cố khuyên Sở Trang vương đem quân sang đánh Trần.Quan lệnh doãn là Tôn THúc Ngao cũng nói nên đánh.
Sở Trang Vương mới đưa một đạo hịch sang nước Trần, nói rằng:
“Hiếu thị cho nhân dân nước Trần biết, Hạ Trưng Thư có tội giết vua,
trên thần dưới người đều tức giận cả, nước Trần không đánh được, vậy ta
phải yên lặng, không được náo động”
Người nước Trần đọc hịch, ai cũng đổ lỗi cho Hạ Trưng Thư, muốn
nhờ tay nước Sở giết đi, cho nên không muốn chống cự quân Sở.Sở Trang
vương củng với các tướng là công tử Anh Tề, công tử Trắc và Khuất Vu đem đại binh kéo thẳng đến kinh thành nước Trần, chẳng có ai chống cự lại
cả.Hạ Trưng Thư biết là người trogn nước oán mình, bèn trốn ra Châu
Lâm.Bấy giờ Trần Thành Công còn đang ở nước Tấn chưa vềnquan đại phu là
Viên Pha (cháu bốn đời Viên Ðào Ðề )cùng với triều thần thương nghị
rằng:
- Vua nước Sở đem quân sang đây, chỉ cốt để trị tội Hạ Trưng
Thư, chi bằng ta bắt gặp Hạ Trưng Thư đem nộp vua Sở rồi xin giảng hòa.
Triều thần đều lấy làm phải.Viên Pha liền sai con là Kiều Như
đem quân tới Châu Lâm để bắt Hạ Trưng Thư?Kiều Như chưa kịp đi thì quân
nước Sở đã kéo đến dưới chân thành .Nước Trần lâu nay, chính lệnh không
ra gì, và Trần Thành công đi vắng, không ai làm chủ, dân nước Trần mới
mở cửa thành cho quân Sở vào.Sở Trang vương kéo quân vào hỏi bọn Viên
Pha rằng:
- Hạ Trưng Thư ở đâu?
Viên Pha nói:
- Hiện nay ở Châu Lâm.
Sở Trang vương lại hỏi:
- Sao các quan nước Trần lại dung túng cho Hạ Trưng Thư mà không trị tội?
Viên Pha nói:
- Không phải là chúng tôi không muốn trị tội, nhưng thế không làm gì nổi.
Sở Trang vương liền sai Viên Pha đi dẫn đường rồi đem đại phu
tiến sang Châu Lâm, để công tử Anh Tề đóng một toán quân ở trong
thành.Hạ Trưng Thư đang thu nhập gia tài, địng đem mẹ là Hạ Cơ trốn
sang nước Trịnh, nhưng chưa kịp thì quân Sở vây kín Châu Lâm, bắt được
Hạ Trưng Thư.Sở Trang vương không thấy Hạ Cơ đâu cả, sai tướng sĩ sục
tìm thì bắt được ở sau vườn, còn Hà Hoa không biết trốn đi đâu mất.Hạ Cơ sụp lạy trước mặt.Sở Trang vương mà tâu rằng:
- Thiếp chẳng may gap lúc nước nhà biến loạn, phận liễu bồ sống
chết ở trong tay đại vương, nếu đại vương rủ lòng thương, thì xin cho
thiếp được sung vào làm kẻ thị tì phục dịch.
Hạ Cơ nhan sắc đã diễm lệ, lời nói lại trang nhã rạch ròi, Sở Trang vương thấy vậy tâm thần mê mẩn, bảo các tướng rằng:
- Phi Tần nước Sở ta dẫu nhiều, nhưng được như Hạ Cơ thì rất ít, ý ta muốn đem về cung, các người nghĩ thế nào?
Khuất Vu can rằng:
- Ðại vương đem quân sang đây là cốt để trị kẻ có tội, nếu lấy Hạ Cơ thì hoá ra một người tham sắc, sao gọi là bá chủ được?
Trang vương:
- Tử Linh (tên tự của Khuất Vu )nói phải lắm, ta không dám nạp
vào hậu cung nữa.Nhưng người đàn bà này là một vật quí ở thế gian nếu để mắt ta trông thấy thì khó lòng nhịn được.
Trang vương bèn truyền cho quân sĩ đuổi Hạ Cơ đi.Bấy giờ công tử Trắc đứng bên cạnh cũng mê nhan sắc của Hạ Cơ, lại thấy Sở Trang vương
không dùng, mới quỳ mà tâu rằng:
- Tôi chẳng may góa vợ, xin đại vương cho tôi lấy nàng làm vợ.
Khuất Vu lại can rằng:
- Ðại vương không nên cho.
Công tử Trắc giận lắm, nói:
- Tử Linh không bằng lòng cho ta lấy Hạ Cơ là bởi cớ sao?
Khuất Vu nói:
- Người đàn bà ấy là một vật chẳng lành ở trong trời đất, cứ như tôi đã biết thì công tử Man và Hạ Ngự Thúc chính vì nó mà chết non,
vua Trần và Hạ Trưng Thư vì nó mà bi giết, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ
vì nó mà phải tan nát.Thiên hạ thiếu gì người có nhan sắc mà lại đi lấy
một người như thế, để di họa về sau !
Sở Trang vương nói:
- Cứ như lời Tử Linh nói thì ta cũng sợ lắm !
Công tử Trắc lại bảo Khuất Vu rằng:
- Nếu vậy thì tôi cũng không dám ! Nhưng người bảo đại vương,
không nên lấy, và ta cũng không nên lấy, hay nhà ngươi muốn lấy chăng ?
Khuất Vu nói luôn mấy câu rằng:
- Không dám ! Không dám !
Sở Trang vương nói:
- Nếu để hắn vô chủ thì có người tranh, ta nghe nói Tương lão mới rồi vợ chết, âu là ta cho Tương lão lấy làm vợ kế.
Bấy giờ Tương Lão cũng đem quân theo Sở Trang vương, ở toán hậu đội.Trang vương bèn triệu đến mà gã Hậu Cơ.Hai vợ chồng cùng nhau lạy
tạ rồi lui ra.
Khuất Vu can Sở Trang vương và công tử Trắc không nên lấy Hạ Cơ
là có ý muốn giữ phần cho mình, nay thấy Sở Trang vương đem gả cho Tương Lão thì nghĩ thầm rằng: “Ðáng tiếc ! Ðáng tiếc!”.Nhưng lại tự nhủ rằng:
- Tương Lão chịu nổi Hạ Cơ thế nào được, chẳng qua cũng chỉ
trong dăm sáu tháng, một năm thì Hạ Cơ cũng lại góa chồng thôi !Bấy giờ
ta sẽ định liệu.
Sở Trang vương đóng quân ở Châu Lâm một đêm, rồi lại trở về kinh thành nuớc Trần.Công tử Anh Tề đón vào trong thành.Sở Trang vương
truyền đem Hạ Trưng Thư ra cửa thành mà phân thây, theo như lối Tề Tướng công xử tội Cao Cừ Di ngày trước.Sở Trang vương trị tội Hạ Trưng Thư
rồi, thu hết bản đồ nước Trần, lập làm một huyện của nước Sở, cho công
tử Anh Tề làm quan trấn thủ, để quản trị dân nước Trần, còn bọn Viên
Pha, đều bắt đem về nước Sở cả.
Các nước phụ thuộc vào nước Sở ở Nam Phương nghe tin Sở Trang
vương diệt được nước Trần, đều đến triều hạ, chỉ có quan đại phu nước
Sở là Thân Thúc Thời đi sứ nước Tề chưa về (bấy giờ Tề Huệ công mất thế
tử Vô Giã lên nối ngôi, tức là Tề Khoảnh công.Tề và Sở vẫn giao hiếu với nhau, bởi vậy Sở Trang vương mới sai Thân Thúc Thời sang viếng vua cũ
và dùng vua mới ), đến lúc về, thấy Sở Trang vương diệt được nước Trần
mà không chúc mừng câu nào cả, Sở Trang vương sai nội thị ra trách mắng
Thân Thúc Thời rằng:
- Hạ Trưng Thư vô đạo giết vua, ta đem quân sang hỏi tội, thu
được bờ cõi nước Trần, các nước phụ thuộc của ta đều đến triều hạ cả, mà nhà ngươi chẳng nói gì đến, hay có ý cho việc ta đánh Trần là không
phải?Thân THúc Thời đi theo sứ giả vào yết kiến để được nói hết lời
trước mặt nhà vua.Sở vương thuận cho.Thân Thúc Thời nói rằng:
- Có một người dắt trâu đi tắt qua ruộng người ta, dẫm nát cả
lúa mạ.Người chủ có ruộng giận lắm, cướp lấy trâu.Như cái kiện ấy mà đến tai đại vưong thì đại vương định xử ra làm sao?
Sở Trang vương nói:
- Dắt trâu dẫm lúa, dẫu có tổn hại nhưng cũng chẳng là bao, mà
lại cướp lấy trâu thì chẳng cũng quá lắm ư ! Nếu ta xử cái kiện ấy thì
phạt nhẹ đứa dắt trâu mà trả trâu cho nó, nhà ngươi nghĩ có phải không?
Thân Thúc Thời nói:
- Sao đại vương xử kiện thì sáng như thế mà xử với nước Trần lại tối như vậy ! Hạ Trưng Thư giết vua, thì nó có tội, không phải vì thế
mà giết Trần đáng diệt, đại vương trị tội hắn là đủ, nay lại diệt nước
Trần thì khác nào như chuyện cướp trâu, còn mừng về nổi gì !
Sở Trang vương nói:
- Nhà ngươi nói phải lắm !
Thân Thúc Thời nói:
- Ðại vương đã cho lời nói tôi là phải thì sao không bắt chước việc trả lại trâu cho người ta?
Sở Trang vương tức khắc triệu quan đại phu nước Trần là Viên Pha vào mà hỏi rằng:
- Hiện nay vua nước Trần ở đâu?
Viên Pha nói:
- Khi trước ở nước Tấn, bây giờ không biết đi đâu?
Nói xong, nước mắt chảy xuống ròng ròng.Sở Trang vương động lòng mà bảo rằng:
- Nay ta định trả lại nước cho nhà ngươi, mà ngươi nên tìm đón
vua Trần về, rồi một lòng thần phục nước Sở ta, chớ có quên cái ơn ấy.
Sở Trang vương lại triệu Khổng Ninh và Nghi Hàng PHủ, tha cho về nước để cùng giúp vua Trần .Viên Pha dẫu biết là tai vạ nước Trần bởi
tại Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ nhưng ở trước mặt Sở Trang vương không
dám nói đến, chỉ cùng nhau lạy tạ rồi lui ra.Khi bọn Viên Pha gần ra
khỏi địa giới nước Sở thì gặp Trần Thành Công ở nước Tấn về, nghe tin
nước nhà bị diệt, cũng toan sang để kêu với Sở Trang vương.
Viên Sa thuật lại cái lòng tử tế của Sở Trang vương cho Trần
Thành Công nghe, rồi vua tôi cùng nhau về nước.Quan trấn thủ nước Trần
là công tử Anh Tề đã tiếp được thư của Sở Trang vương triệu về nước, mới đem bản đồ nước Trần gaio trả lại cho Trần Thành Công.Khổng Ninh về
nước chưa được một tháng, nhiều khi ban ngày trông thấy Hạ Trưng Thư đến bắt đền mạng rồi thành ra bệnh điên cuồng, nhảy xuống ao mà chết. Ðêm
hôm Khổng Ninh chết, Nghi Hàng Phủ cũng nằm mộng thấy Trần Linh Công,
Khổng Ninh và Hạ Trưng Thư, ba người cùng đến bắt Nghi Hàng PHủ.Nghi
Hàng Phủ.Nghi Hàng Phủ cũng kinh sợ mà chết.
Công tử Anh Tề về đến nước Sở vào yết kiến Trang vương.Trang vương nói:
- Ta đã t rả lại nước Trần rồi, sẽ xin đền cho nhà ngươi chỗ khác.
Công tử Anh Tề xin khu ruộng ở đất Thân và đất Lã.Trang vương toan thuận cho.Khuất Vu liền nói với Trang vương rằng:
- Ðất Thân và đất Lã là một nới trọng yếu, nước Sở ta dùng để chống giữ với nước Tấn, không nên đem thưởng cho ai cả.
Sở Trang vương mới thôi, không cho công tử Anh Tề nữa. Ðến lúc
Thân Thúc Thời cáo lão, Trang vương đem đất Thân phong cho Khuất
Vu.Khuất Vu chẳng từ chối mà nhận ngay.Công tử Anh Tề vì thế sinh hiềm
khích với Khuất Vu.Trang Vương thấy nước Trần dẫu thần phục mình, nhưng
còn nước Trịnh vẫn theo nước Tấn, mới cùng triều thần thương nghị việc
đánh TRịnh.
Quan lệnh doãn là Tôn Thúc Ngao nói với Trang vương rằng:
- Ta đánh Trịnh thì nước Tấn tất đến cứu, vậy mới phải đem đại binh đi mới được.
Trang vương liền cử đại binh tiến sang đánh Trịnh.Tương lão đi
làm tiền hộ.Viên phó tướng thuộc toán quân của Tương Lão tên là Ðường
Giao xin với Tương Lão rằng:
- Trịnh là một nước nhỏ, bất tất phải phiền đến đại binh, tôi xin đem thủ hạ một trăm người để mỡ đường đi trước.
Tương Lão khen mà cho đi. Ðường Giao cố sức xông pha đi trước,
quân nước Trịnh không đương nổi, vì thế mà đại binh của Sở Trang vương
thấy quân tiền bộ đi được nhanh cóng như vậy, mới khen Tương Lão rằng:
- Ta không ngờ nhà ngươi đã già mà còn khỏe được như thế.
Tương Lão nói:
- Ðó không phải là công tôi, nhờ có viên phó tướng là Ðường Giao cố sức, mới được như vậy !
Trang vương triệu Ðường Giao đến, toan trọng thưởng, Ðường Giao nói:
- Tôi chịu ơn Ðại vương to lắm, ngày nay gọi chút báo đền có đâu lại dám lĩnh thưởng.
Trang vương ngạc nhiên mà nói rằng:
- Ta có biết nhà ngươi bao giờ mà nhà ngươi bảo chịu ơn ta ?
Ðường Giao nói:
- Trong bữa tiệc “Tuyệt Anh”có người nắm vạt áo Hứa Cơ, người ấy tức là tôi đó! Ðại vương rộng lượng tha mà không giết, vậy nên tôi phải cố sức để báo đền.
Trang vương nói:
- May làm sao! Giả sử bấy giờ ta thắp nến lên để trị tội người
mất giải mũ vì ta thì sao bây giờ lại có người vì ta mà cố sức như vậy !
Sở Trang vương truyền ghi lấy công Ðường Giao để đợi khi đánh
Trịnh xong trở về thì sẽ trọng dụng. Ðường Giao nói chuyện với mọi người rằng:
- Tội ta đáng chết mà đại vương không giết, vậy ta cố sức để báo đền.Nay ta đã nói rỏ ra rồi, chẳng lẽ ta là người có tội mà lại đợi sau này đại vương trọng dụng hay sao?
Ðêm hôm ấy, Ðường Giao tức khắc bỏ trốn, không biết đi đâu mất.Sở Trang vương nghe nói khen rằng:
- Ðường Giao thật là một người giỏi!
Ðại binh nước Sở vây thành nước Trịnh, cả thẩy mười bảy
ngày.Trịnh Tương công có lòng trông mong quân Tấn đến cứu, không chịu
giảng hòa, quân sĩ chết hại rất nhiều.Phía đông bắc thành nước Trịnh có
một chỗ lở hơn mười trượng, quân nước Sở sắp sửa trèo vào.Sở Trang vương nghe trong thành có tiếng khóc rầm rĩ, động lòng thương xót, truyền
cho quân sĩ hãy lui lại mười dặm.Công tử Anh Tề nói với Sở Trang vương
rằng:
- Ta nên nhân lúc thành lở mà tiến vào, cớ sao lại lui quân?
Sở Trang vương nói:
- Người nước Trịnh chỉ biết sợ uy ta, chưa biết mến đức ta, nay ta lui quân là để tỏ cho nước Trịnh biết ta có lòng nhân đức.
Trịnh Tương công thấy nước Sở lui quân, ngờ là nước Tấn đã đem
quân đến cứu, mới chở những nơi thành lở, rồi cố sức chống giỡ.Sở Trang
vương biết là nước Trịnh không chịu đầu hàng, lại tiến quân vây thành
đến hơn ba tháng.Tướng nước Sở là Nhạc Bá phá cửa thành tiến vào.Sở
Trang vương truyền cho quân sĩ không được nhũng nhiễu hại dân.Trịnh
Tương công để trần vai áo, dắt đàn dê ra đón quân Sở mà tạ tội rằng:
- Tôi là kẻ ngu dại, không biết thần phục thượng quốc, để đến
nổi đại vương nổi giận phải đem quân tới nước tôi, nay tôi biết tội đã
nhiều, xin đại vương rộng lượng thương cho nước tôi làm nước phụ thuộc,
không đến nổ tuyệt duyệt, thì nước tôi được đội ơn nhiều lắm.
Công tử Anh Tề nói với Sở Trang vương rằng:
- Nước Trịnh cùng quá , mới chịu đầu hàng, nếu ta tha cho thì rồi họ lại làm phản, chi bằng ta diệt hẳn đi.
Sở Trang vương nói:
- Nếu ngày nay ta diệt nước Trịnh mà Thân Thúc Thời hãy còn thì tất lại đem cái chuyện “cướp trâu dẫm lúa” mà cười ta đó.
Sở Trang vương truyền lui quân ba mươi dặm, rồi cho nước Trịnh
giảng hoà.Trịnh Tương công thân hành đến đại dinh quân Sở xin hội thề,
và cho người em là công tử Khứ Tật sang làm con tin.Sở Trang vương
truyền rút quân về đóng ở Diên Ðịa.Quân thám tử về báo với Sở Trang
vương rằng:
- Nước Tấn cho Tuân Lâm phủ làm chánh tướng, Tiên Cốc làm phó
tướng, đem quân sang cứu Trịnh đã giảng hòa, ta còn sinh sự với Tấn gì
nữa, chi bằng ta giữ cho toàn quân mà về.
Có kẻ cận thần là Ngủ Sâm tâu với Sở Trang vương rằng:
- Quan lệnh doãn nói thế là phải ! Nước Trịnh cho sức ta không
bằng Tấn, cho nên mới theo Tấn, nay quân Tấn đến mà ta rút về thì tỏ ra
rằng thật là ta không bằng Tấn.Vả nước Tấn biết Trịnh theo Sở thì tất
đánh Trịnh, vậy ta đánh Tấn để cứu Trịnh, chẳng cũng nên lắm ư!
Tôn Thúc Ngao nói với Sở Trang vương rằng:
- Quân nước Sở ta, năm trước sang đánh Trần, năm nay sang đánh
Trịnh, nhọc mệt lắm rồi, nếu đánh mà không mắng thì dẫu ăn thịt Ngũ Sâm, cũng không đáng cái tội của hắn vậy.
Ngũ Sâm nói:
- Nếu đánh mà được thì quan lệnh doãn là người vô mưu, nếu đánh
không dược thì thịt Ngũ Sâm này tất bị quân Tấn ăn mất, còn đâu mà để
phần người nước Sở nữa!
Sở Trang vương liền hỏi ý tất cả các tướng, đưa cho mỗi người
một cai bút để viết vào bà tay, ai định đánh thì viết chữ “Ðánh”, ai
định lui thì viết chữ “Lui”.Các tướng viết xong, Sở Trang vương sai mở
bàn tay ra xem thì chỉ có bốn người viết chữ “Lui” là: Quan trung quân
nguyên soái Ngưu Khâu, quan lệnh doãn Tương lão và hai tướng là Sai Cưu
Cơ và Bánh Danh.Còn bọn công tử Anh Tề, công tử Trắc, công tử Cốc Thần,
Khuất Ðăng, Phan Ðảng, Nhạc Bá, Dưỡng Do Cơ, Hứa Bá, Hùng Phụ Bá, và Hứa Yển hơn hai mươi người đều viết chữ “Ðánh” cả.
Sở Trang vương nói:
- Ngưu Khâu là bậc lão thành, nay cùng vớ quan lệnh doãn hợp ý nhau, vậy thì lui quân về là phải.
Sở Trang vướng truyền đến sáng mai thì rút qaun về? Ðêm hôm ấy, Ngũ Sâm xin vào yết kiến, nói với Trang vương rằng:
- Ðại vương sợ gì nước Tấn mà phải bỏ nước Trịnh như vậy?
Sở Trang vương nói:
- Nào ta có bỏ nước Trịnh bao giờ?
Ngũ Sâm nói:
- Quân Sở ta vây nước TRịnh ba tháng mới thu phục được nước
TRịnh nay quân Tấn đến mà ta rút về, khiến cho Tấn được côn glà cứu nước Trịnh, thế thì chẳng phải ta bỏ nước Trịnh là gì !
Sở Trang vướng nói:
- Quan lệnh doãn bảo ta rằng đánh Tấn vị tất đã được, vậy nên ta phải bỏ.
Ngũ Sâm nói:
- Tôi đã tính trước cả rồi ! Tuân Lâm PHủ nước Tấn mời lên làm
trung quân nguyên soái, chưa có uy tính gì để cho người ta phục, quan
phó tướng là Tiên Cốc, nguyên là con Tiên Thả Cư, cháu Tiên Chẩn, cậy
thế mấy đời có công, làm nhiều điều kiêu ngạo, còn bọn Loan , Triệu đều
mỗi người một ý, xem thế thì các tướng nước Tấn, không đồng tâm với
nhau, dẫu nhiều quân đến đâu, cũng có thể phá tan được.Vả đại vương làm
vua một nước mà phải sợ các tướng nước Tấn, để cho thiên hạ chê cười
thì sao cho nước Trịnh chịu phục.
Sở Trang vương ngạc nhiên mà nói rằng:
- Ta dẫu không khéo dùng quân, cũng chẳng chịu thua các tướng nước Tấn !
Nói xong, liền sai người bảo quản lệnh doãn là Tôn Thúc Ngao cho tất cả chiến xa quay về hướng bắc mà tiến đến Quản Thành để đợi quân
Tấn đến thì đánh.