Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh

Chương 34

Không cần người theo hầu, Bát Tư Ba ôm tôi trên tay, chầm chậm leo lên ngọn núi mỹ lệ nhất Ngũ Đài Sơn – núi Thúy Nham ở Trung Đài[1]. Tôi đã nhiều lần bảo với cậu rằng hãy thả tôi xuống để tôi tự đi, nhưng cậu không muốn tôi bị mệt vì thương tật ở chân sau nên cứ ôm tôi và leo lên cao như thế.

Ở trong vòng tay cậu ấy, nghe rõ nhịp tim gấp gáp của cậu ấy, toàn thân tôi nóng bừng. Đây không phải là lần đầu tiên tôi ở sát bên cậu ấy như vậy, nhưng vì sao tôi lại có cảm giác kỳ lạ này? Khabi từng nói trái tim tôi đang thổn thức, giờ đây tôi chợt nhận ra, tôi chẳng thể viện cớ để phản bác được nữa.

Ngày hôm đó, trời thu trong xanh, thoáng đãng, tùng bách vươn cao hai bên lối đi, tre trúc xanh um, rì rào trong gió nhẹ. Những đền đài, lầu các, đình viện ẩn hiện giữa trập trùng núi non, cảnh sắc nên thơ. Trên đường đi, cậu ấy tươi cười trò chuyện với tôi, nụ cười rạng rỡ không lúc nào tắt trên môi. Nếu như không có mối bận tâm về cuộc tranh biện của ngày hôm sau thì chuyến đi Ngũ Đài Sơn lần này của tôi có thể coi là chuyến du ngoạn tuyệt vời nhất trong đời.

Buổi tối, Bát Tư Ba miệt mài bên bàn giấy, tôi cứ ngỡ cậu ấy đang phác thảo những nội dung quan trọng của buổi tranh biện ngày mai nên chỉ lặng lẽ cuộn tròn trên bàn, không dám làm phiền. Lúc viết xong, cậu ấy nhẩm đọc một lượt rồi mỉm cười đẩy trang giấy về phía tôi. Khi ấy tôi mới ngỡ ngàng, thì ra đó là một bài thơ vịnh cảnh Ngũ Đài Sơn. Trời ơi, cậu ấy vẫn còn tâm trạng để làm thơ ư! Ngắm nhìn gương mặt thảnh thơi, thư thái, vẻ an nhiên tự tại của cậu ấy mà tôi vừa bực mình vừa buồn cười. Đêm đó, cậu ấy ngủ say đến lúc trời sáng, còn tôi, lòng cứ bồn chồn không yên, mồ hôi vã ra như tắm.

Người đời sau đã dịch bài thơ bằng tiếng Tạng của Bát Tư Ba sang tiếng Hán, với tiêu đề Lên Ngũ Đài Sơn chiêm bái Bồ Tát Văn Thù:

“Ngũ Đài phảng phất chốn Tu Di,

Kiên cố hoàng kim khó sánh bì,

Năm ngọn núi cao khoe dáng đẹp;

Bàn tay tạo hóa khéo tinh vi,

Trung Đài – Sư tử giận oai phong,

Vách núi nguyên sơ, sen trắng trong;

Đông Đài – Voi chúa vươn ngà quý,

Cỏ cây xanh thẳm mấy từng không;

Nam Đài – Tuấn mã giữa đồng xanh,

Hoa vàng khoe sắc thắm long lanh;

Tây Đài – Khổng tước xòe đuôi múa,

Hào quang chiếu rọi khắp xung quanh;

Bắc Đài – Đại bàng dang cánh lượn,

Cây cao ngọc lục ngạo thiên thanh.”[2]

Ngày diễn ra cuộc tranh biện, trời xanh, nắng vàng rực rỡ. Dưới ánh mai lấp lánh, năm đỉnh núi có một không hai ở Ngũ Đài Sơn hiện lên xanh ngắt, nguy nga. Nơi diễn ra cuộc biện luận là thiền viện Văn Thù nằm giữa trấn Đài Hoài. Hơn năm trăm vị khách đến từ hai phái Phật giáo và Đạo giáo, cùng rất nhiều quan lại do Hốt Tất Liệt cử đến đã ngồi kín đại điện rộng lớn trong thiền viện. Tôi niệm chú, náu thân trên Phật đài phía trước đại điện, hồi hộp quan sát cuộc tranh luận.

Đại diện của Phật giáo và Đạo giáo ngồi ở hai bên, trên chiếc đệm nổi bật ở vị trí trung tâm là người giữ vai trò chủ tọa của buổi biện luận hôm nay – Vương gia Hốt Tất Liệt. Ngài tuyên bố “khai mạc”: Theo tập tục tranh biện của các giáo phái Thiên Trúc, bên thua cuộc sẽ phải dâng hoa cho bên thắng cuộc và phải theo học giáo lý của đối phương.

Hai bên đồng thanh bày tỏ sự chấp thuận.

Mở đầu cuộc biện luận là nội dung của các kinh văn kinh điển bằng tiếng Hán, vì không thông thạo ngôn ngữ này nên Bát Tư Ba chỉ yên lặng lắng nghe.

Cuộc tranh luận đến hồi cam go, quyết liệt, các đạo sĩ lập luận rằng cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên là bằng chứng chứng minh tính xác thực của cuốn kinh Lão Tử giáo hóa người Hồ. Bát Tư Ba tỏ ra ngạc nhiên như thể đây là lần đầu tiên nghe nhắc đến cuốn sách này. Cậu đứng lên, khiêm tốn đặt câu hỏi:

- Bần tăng là người Tạng, xin thứ lỗi cho bần tăng không thông thạo điển tịch chữ Hán, dám hỏi đạo huynh đây, Kinh Lão Tử giáo hóa người Hồ là sách gì vậy?

Người biện luận chính bên phía Đạo giáo là Trương chân nhân. Ngài vân vê bộ râu dê một hồi, lỗ mũi hướng thiên, vênh mặt ngó tên nhãi kém mình hơn ba chục tuổi ở bên kia chiến tuyến, ánh mắt khinh khỉnh:

- Danh tiếng của Phật sống Bát Tư Ba, người Tufan vang dội khắp đất Hán, ta những tưởng đó phải là một Lạt Ma học vấn sâu rộng, uyên thâm, trác việt, chẳng ngờ chỉ là hư danh mà thôi. Ngay cả cuốn Kinh Lão Tử giáo hóa người Hồ tiếng tăm lẫy lừng mà cũng không biết ư? Đây là cuốn sách gối đầu giường của các bậc đế vương đời trước đó!

“Trọng tài” Hốt Tất Liệt chừng cũng rất bức xúc vì câu nói đầy mỉa mai, khinh miệt đối với Bát Tư Ba, bèn đằng hắng một tiếng, cất giọng bực bội:

- Nội dung chính của cuộc tranh luận hôm nay là những giáo pháp trong cuốn sách này. Trương chân nhân đâu cần phải mượn uy danh của các đời vua trước để tô điểm cho giáo phái mình.

Trương chân nhân giật mình sợ hãi khi nghe Hốt Tất Liệt quở trách, vội vã cúi đầu nhận lỗi. Bát Tư Ba vẫn tỏ ra rất mực khiêm nhường, tiếp tục chất vấn đối phương:

- Đạo trưởng đưa ra bằng chứng là cuốn Sử ký do người Hán viết, vậy xin hỏi đạo trưởng, cuốn Sử ký có ghi chép về việc Lão Tử giáo hóa người Hồ ra sao không?

Trương chân nhân lúc này đã nhã nhặn hơn, ông ta trả lời Bát Tư Ba bằng ngữ điệu răn dạy của bề trên đối với kẻ dưới:

- Tất nhiên là có.

- Xin các vị nhìn xem đây có phải là cuốn Sử ký không? Các vị là người Hán, chắc chắn thông thuộc cuốn sách này hơn người Tufan chúng tôi.

Bát Tư Ba lấy ra một cuốn sách từ trong áo, đưa đến trước mặt các vị đạo sĩ ở phía đối diện. Sau khi ai nấy đều gật đầu xác nhận, cậu từ tốn lật mở một trang của cuốn sách:

- Đây là chương “Truyện kể về Lão Tử” trong cuốn Sử ký. Xin thứ lỗi bần tăng mắt kém, các vị vui lòng cho biết, trang nào trong chương sách này kể chuyện Lão Tử giáo hóa người Hồ?

Một vị đạo sĩ đứng phía sau Trương chân nhân nhanh nhảu lên tiếng:

- Ngươi đã đọc ghi chép về hành tung sau cùng của Lão Tử trong Sử ký chưa?

Bát Tư Ba lật đến trang sách đó, cất giọng sang sảng:

- Đạo trưởng muốn nói đến câu cuối cùng này: “Lão Tử ra đi và không rõ đi đâu” phải không?

Vị đạo sĩ đó gật đầu.

Bát Tư Ba mỉm cười, khẽ cúi đầu thưa rằng:

- “Ra đi và không rõ đi đâu” đồng nghĩa với việc “Lão Tử rời khỏi đất Hán, đi về hướng tây để giáo hóa người Hồ” ư? Xin thứ lỗi cho bần tăng kiến thức nông cạn, nhưng thứ logic này bần tăng chưa từng nghe bao giờ.

Trương chân nhân bị một đòn đau, như gà mắc tóc, mặt mày khó coi. Bát Tư Ba không chờ cho đối phương kịp phản ứng, thừa cơ xông tới:

- Nếu như Sử ký không có những ghi chép chi tiết, chính xác, vậy xin hỏi các vị đạo trưởng, cuốn sách để đời của Lão Tử là cuốn nào?

Trương chân nhân lúc này mới bình tĩnh trở lại, đáp:

- Tất nhiên là cuốn Đạo đức kinh.

- Ngoài cuốn này ra, Lão Tử còn viết cuốn nào khác nữa không?

- Không.

=== ====== ====== ====== ====== ====== =========

[1] Một ngọn núi thuộc Ngũ Đài Sơn. Ngũ Đài Sơn là quần thể gồm năm ngọn núi, chia thành bắc, nam, đông, tây và trung, hay còn có tên gọi tương ứng là Diệp Đấu Phong, Cẩm Tú Phong, Vọng Hải Phong, Quải Nguyệt Phong và Thúy Nham Phong. (DG)

[2] Các hình tượng: Sư tử, Voi chúa, Tuấn mã, Khổng tước, Đại bàng vốn là vật cưỡi của các vị Bồ Tát. Bản dịch thơ của Nguyễn Vĩnh Chi. (DG)

�t b�: ���Uq�;q�ường, Trung Quốc. (DG) 

[2] Tây Phồn: tên gọi chung chỉ vùng Tây vực và khu vực biên giới phía tây của Trung Quốc vào thời cổ đại. (DG)

[3] Hành cung là nơi ở tạm thời của vua chúa thời xưa khi đi công cán ở địa phương. (DG)
Bình Luận (0)
Comment