Giấc Mơ Tỷ Phú

Chương 676


Triệu Phong có ấn tượng khá tốt về Lăng Sương Nguyệt.

Lúc trước, Lăng Sương Nguyệt đem đàn cổ tặng cho một người bạn tri âm, chính là tặng Triệu Phong một chiếc "Nhẫn chín tầng trời" mà đến bây giờ anh vẫn rất biết ơn vì điều đó.

Bởi vì ngày đó, chỉ có Lăng Sương Nguyệt hiểu anh, cũng chỉ có cô ta mới có thể nhìn thấy tài nghệ đánh đàn của anh, cũng coi như là một người bạn tri ký "Cô Lăng, đúng là tôi đã ném bọn người Lăng Hoả xuống lầu.

Hôm đó, người nhà họ Lăng làm việc quá thô lỗ và kiêu ngạo, chẳng qua tôi chỉ đến quán trà uống trà bình thường mà thôi, là bọn họ hung hăng gây sự trước.

Tôi không đánh bọn họ, chẳng lẽ còn phải khách sáo, nén giận kính trà nữa sao? Triệu Phong không để tâm tới Lăng Vũ một chút nào, có cái gì thì nói cái đó.

"Chị nhìn xem, thằng nhóc này cũng quá ngông cuồng rồi.

Mấy đứa vô dụng Lăng Thủy và Lăng Hoắc chỉ có thể bị chúng ta bắt nạt, chứ không thể để người ngoài bắt nạt chúng như vậy được!" Lăng Vũ là người nóng nảy, dễ xúc động, nói chuyện đầy mùi thuốc súng.

Mà Triệu Phong cũng không cho Lăng Vũ một chút mặt mũi nào.

“Thật may là ngày đó cậu không đi, nếu như cậu cũng có mặt lúc đó thì chắc là cũng bị tôi ném xuống lầu rồi”
Triệu Phong nói.

Vừa nghe thấy lời này, Lăng Vũ lập tức bùng nổ.

"Triệu Phong, dù cho anh mượn mười lá gan thì anh cũng không dám!".

Triệu Phong thản nhiên liếc Lăng Vũ một cái, sau đó nói: "Tôi không có thời gian mà ở đây cãi nhau với cậu, tôi đến thành đồ cổ Cửu Đỉnh là để mua đồ cổ.

Triệu Phong không thể đem chuyện điều tra "đồ giả" của anh nói cho người gia đình họ Lăng biết, bởi vì toàn bộ thành đồ cổ Cửu Đỉnh thuộc về nhà họ Lăng.


Chuyện làm giả đồ cổ có liên quan gì đến nhà họ Lăng hay không thì vẫn chưa thể xác định chắc chắn được.

Lăng Vũ cười lớn: "Ha ha, ha ha ha, anh còn biết đồ cổ sao?" “Tôi còn biết rất nhiều”
Triệu Phong bình tĩnh đáp lại.

“Ha ha, Triệu Phong, nói thật cho anh biết, ngành đồ cổ là một ngành rất sâu, đừng để đến lúc đó đem cả tập đoàn Phi Vũ của anh kéo vào chôn chung”
Lăng Vũ cười lạnh.

“Nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa có vật nào có thể qua đôi mắt của tôi mà không lộ bị vạch trần”
Đương nhiên Triệu Phong có tư cách nói ra những lời này.

Anh là người học trò của ông Thôi, anh có trình độ này.

"Chị, chị mau nghe một chút, thằng nhóc này chỉ được cái khoác lác là không ai bằng, thật sự không biết làm sao lúc trước chị có thể gặp gỡ, rồi còn kết bạn với loại người này được”
Lăng Vũ nói.

“Vũ, không được vô lễ, có lẽ anh Triệu rất hiểu đồ cổ”
Lăng Tiểu không vội đưa ra kết luận.

Dù sao trước đây, cô cũng không thể ngờ rằng Triệu Phong vô cùng thành thạo âm luật và đánh đàn rất giỏi.

Vì vậy, trước khi sự thật được xác nhận thì không thể coi thường Triệu Phong.

“Được rồi, vậy thì em sẽ hỏi một vài câu hỏi đơn giản để kiểm tra anh ta, rất nhanh anh ta sẽ lộ ra bộ mặt thật thôi”
Lăng Vũ nói.

Triệu Phong cũng bình tĩnh nói: "Cậu cứ tha hồ đưa ra câu hỏi, nếu không trả lời được, tôi sẽ tư và vào miệng mình" "Ha ha, tốt! Vậy thì anh đã sẵn sàng tát vào mặt mình đi!" Lăng Vũ nói xong liền chỉ vào một bức tranh trong cửa hàng đồ cổ bên cạnh.


"Nói cho tôi biết, bức tranh này thuộc triều đại nào" Triệu Phong nhìn theo ngón tay của Lăng Vũ và nhìn thấy bức tranh.

Trên mặt bức tranh này không hề có chữ ký hay dòng chữ ghi tên nào, chỉ có bức tranh.

Nhưng mà, chuyện này làm sao có thể làm khó được Triệu Phong.

Chẳng mấy chốc, Triệu Phong đã có câu trả lời.

"Bức tranh này là" Phật tổ thuyết pháp ".

Đức Phật ngồi xếp bằng trên một tòa hoa sen, bên cạnh chỗ ngồi là hai vị thiên vương A Nan, Đại Già Diệp, xung quanh là hai vị Bồ tát chắp tay cúng bái.

Lông mày Đức Phật dài, nhỏ và dáng vẻ uy nghiêm.

Hai vị thiên vương mặc áo giáp, cầm kiếm trên tay, trông thật dũng mãnh.

Vẻ mặt các nhân vật trong toàn bộ tác phẩm đều khác nhau và sống động như thật.

Đây là bức tranh điển hình thời Tống.

"
Lăng Vũ khẽ cau mày.

"Thằng nhóc này bị lừa rồi, vậy mà còn dám nói tranh của thời Tống như đúng rồi ấy.

Nếu đây là tranh thời Tống thì giải thích lý do đi.


Nếu anh nói sai thì coi như thua" Lăng Vũ nói.

Vừa nghe, Triệu Phong thì thào: "Tranh thời Tống có đặc điểm riêng biệt, không phải là vẻ hào hoa, lộng lẫy mặc áo giáp vàng của nhà Đường, mà là đơn giản, hàm súc, khiêm tốn, hòa nhã và có liên quan đến quốc gia.

Với điều kiện lúc bấy giờ, thời nhà Đường ngưỡng mộ võ công còn thời nhà Tống ngưỡng mộ văn học, cũng tạo ra sự khác biệt rất lớn trong văn hoá.

Có rất nhiều bức tranh của tranh Tổng được để lưu truyền lại, ít nhất hàng ngàn bức đã được lưu giữ vào tiềm thức của người dân như một truyền thống văn hóa.

"
"Mà trong bức tranh này, vị bồ tát có thân hình đầy đặn, đường nét y phục lem luốc mực, nhưng vẫn có thể nhìn thấy tập tục còn sót lại của thời cuối nhà Đường.

Tuy nhiên, búi tóc của Phật lại thấp và phẳng, phía dưới búi tóc có chỗ phồng lên.

Đây là một trong những đặc điểm của tượng Phật thời nhà Tống, cho nên đây là tác phẩm đầu thời Bắc Tống”

Căn cứ vào đặc điểm của tượng Phật thời Tống, Triệu Phong xác định chính xác bức tranh này là tranh vẽ thời Tống.

Lúc này, Lăng Vũ không còn gì để nói.

Còn Lăng Sương Nguyệt thì nói: "Anh Triệu nói không sai, bố cục của tác phẩm này rất no đủ, lấy Đức Phật làm trung tâm và xung quanh là các vị đệ tử Bồ Tát, đường nét của quần áo và đồ dùng dày đặc, các hoa văn trang trí tạo nên một vùng màu xám, được dùng để bổ trợ cho khuôn mặt của nhân vật, cho phép chúng ta thấy rõ ràng các vị Phật và Bồ tát một cách chính xác và trang nghiêm.

"
"Có thể thấy, tạo hình nhân vật của tác phẩm này chịu ảnh hưởng rất lớn từ tranh vẽ thời nhà Đường.

Toàn bộ bức tranh chủ yếu vẽ bằng mực nước, có chút màu nhạt, phong cách cổ, lực đạo thay đổi phong phú, ảo và thực nhấp nhô, đường nét khỏe khoắn, có tài thao lược, nếu không nghiên cứu kỹ hình dáng tượng Phật, chúng ta sẽ thật sự lầm tưởng đây là tranh vẽ từ cuối thời Đường.

"
n bộ bức tranh được lấy thủy mặc làm chủ đạo, với một chút màu nhạt, còn những thứ khác như tay và chân, tất cả đều mô tả cơ bắp và hình dáng.

Quần áo của tiên nữ như mây trôi nước chảy, ban đầu là phong cách Ấn Độ, sau đó chúng được du nhập vào Trung Quốc từ thời Bắc Tống và sau triều đại Bắc Tống, nó lại rất hiếm.

Vì vậy, bức tranh là vào thời Bắc Tống.


"
Sau khi Lăng Sương Nguyệt nói xong, Triệu Phong vỗ tay nhẹ, khen ngợi: "Phân tích của cô Lăng cực kỳ có lý, xem ra cô Lăng cũng là một chuyên gia" Lăng Vũ cong miệng, khinh thường liếc nhìn Triệu Phong rồi nói: "Chị gái tôi là một người chuyên nghiệp trong lĩnh vực này, là người mà anh chỉ có thể ngước nhìn.

Lần này coi như anh miễn cưỡng trả lời đúng đi.

Tôi sẽ hỏi anh thêm một câu hỏi nữa.

Ở đây, tôi có một miếng ngọc bích, nếu anh có thể phân biệt miếng ngọc bích này là mới hay cũ thì coi như anh lợi hại!" Nói xong, Lăng Vũ tháo mặt dây chuyền ngọc bích đang đeo trên cổ ra.

Cái gọi là "sơn dầu" là một quá trình độc đáo để bắt chước màu da ngọc bích.

Nói chung, có "sơn dầu cũ" và "sơn dầu mới".

"Sơn dầu mới" là một kỹ thuật tạo màu lưu giữ từ giữa và cuối triều đại nhà Thanh cho đến ngày nay.

Kỹ thuật không quá cao siêu, chẳng qua là ngâm ngọc với dung dịch có chất tạo màu, rồi đun lửa liu riu hoặc chiên kỹ để màu ngầm trên bề mặt ngọc hoặc ngẩm dọc theo các vết nứt.

Đồ trang sức được nhuộm bằng phương pháp này thường có kết cấu thô và cứng như đá, hầu hết được làm bởi những người làm giả để thu lợi nhuận.

Hơn nữa, "sơn dầu mới" thường thô ráp, không có độ sáng bóng ôn thuận, sờ vào có cảm giác trì trệ, màu sắc cũng rất bất ngờ và không tự nhiên, thậm chí còn xuất hiện những tơ máu hình đường vân trên bề mặt.

"Sơn dầu cũ" thì không phải vậy, màu da sáng và bắt mắt, hòa quyện tự nhiên hơn với chất liệu ngọc.

Công nghệ sơn dầu cũ" khác với "sơn dầu mới" ở chỗ nó chọn lựa thuốc nhuộm thực vật tự nhiên và nhuộm chúng qua quá trình đun nóng vật lý.

Do tính chất hữu cơ của nguyên liệu, cùng với kỹ thuật tạo màu nhẹ nhàng, cấu trúc tinh thể bên trong của ngọc không bị phá hủy nghiêm trọng, dầu thành phẩm có mùi thơm dễ chịu và bóng mịn, ngược lại, nó còn tinh tế tỉ mỉ hơn hàng ngọc cổ thật.

Triệu Phong đặt mặt dây chuyền ngọc bích của Lăng Vũ vào tay mình, cảm nhận nhiệt độ và độ nhớt của mặt dây chuyền ngọc bích.

Lăng Vũ tránh sang một bên, lạnh lùng nói: "Mau nói đi, đây là "sơn dầu mới" hay "sơn dầu cũ"?" Triệu Phong cũng lạnh lùng liếc nhìn Lăng Vũ, nói: "Hắn là cậu nghĩ tôi sẽ nói đây là ngọc "sơn dầu cũ", bởi vì cậu chủ nhà họ Lăng không thể đeo ngọc sơn dầu mới", nó quá thấp kém, nhưng tôi muốn nói cho cậu biết, mặt dây chuyền ngọc bích này là ngọc "sơn dầu mới"!" Là cậu chủ nhà họ Lăng, mặt dây chuyền ngọc bích mà anh ta đeo bên người lại là ngọc "sơn dầu mới", kết quả của lần Triệu định này quả nhiên là ngoài mong đợi!.

Bình Luận (0)
Comment