Giang Nam Oán Lục

Chương 1

Trăng mười sáu tròn trịa, vằng vặc lưng trời, dịu dàng soi sáng bóng nước Lư Giang và toàn cảnh tòa Văn gia bảo, nằm dựa bờ sông.

Luồng gió xuân từ biển Đông thổi vào sưởi ấm cho cây cỏ vùng Giang Nam.

Đông này, khí lạnh từ cực Bắc không tràn xuống nên mấy tỉnh Đông nam Trường Giang không có tuyết.

Lư Lăng lại nằm sâu trong đất Giang Tây nên càng bội phần ấm áp. Trăng xuân nhờ vậy mà lộ hết được vẻ rực rỡ trêи bầu trời quang đãng. ánh trăng trải dài trêи cành lá của cách rừng tùng quanh cơ ngơi đồ sộ và lừng lẫy đất Giang Tây.

Văn gia bảo tuy chỉ mới được xây dựng độ mười năm nay nhưng lại dành được sự kính trọng của cả võ lâm.

Nguyên nhân là vì tòa nhà này tọa lạc trêи mảnh đất cũ của cố Hữu thừa tướng Văn Thiên Tường! Ông là vị anh hùng kiệt xuất cuối đời nhà Tống. Người đã đem máu xương và khí tiết viết nên trang sử oai hùng, được cả dân tộc Trung Hoa tôn thờ. Bài thơ Chính Khí Ca của họ Văn là tuyệt tác văn chương, ai đọc lên cũng nghe hào khí sôi sục, lòng trung nghĩa bừng bừng!

(Sau bốn năm bị Hốt Tất Liệt giam giữ ở Yên Kinh, Văn Thiên Tường đã bị giết vào năm Quý Mùi - nhằm năm Chí Nguyên thứ mười chín đời Nguyên Thế Tổ. Tính đến nay đã hơn trăm năm mà tấm gương trung liệt kia vẫn rạng ngời sử sách!)

Nhưng tiếc thay, hậu duệ họ Văn chẳng ai nối được nghiệp văn chương của tiên tổ!

Bảo chủ Văn Chí Lãm là cháu sáu đời của Văn thừa tướng, thi thư kém cỏi nhưng võ công ngạo thị giang hồ. Danh hiệu Thiết Long lừng lẫy võ lâm!

Văn Chí Lãm là cao thủ ngạch công số một võ lâm. Thân thể ông rắn như thép, chỉ trừ thần binh cổ vật, đao kiếm tầm thường chẳng thể nào đả thương. Ngoài đôi mắt, ông còn có một nhược điểm chết người nữa, nhưng người ngoài không thể biết được.

Họ Văn chẳng phải là người nước Triệu nhưng lại sử dụng thanh Ngô Câu kiếm! Pho Ngô Câu Đoạt Mệnh kiếm pháp độc bộ võ lâm, ảo diệu và lợi hại hơn cả Thái Cực kiếm của Võ Đang.

Trong bài Hiệp Khách Hành đã có mấy câu thơ:

Triệu khách man hồ anh.

Ngô câu sương tuyết minh.

Ngân yên chiếu Bạch mã.

Tạp đạp như lưu tinh.

Thập bộ sát nhất nhân.

Thiên lý bất lưu hành...

Tạm dịch:

Mỗi hiệp khách một mâu thuẫn nhỏ.

Ánh Ngô Câu rạng cả tuyết sương.

Ngân Yên Bạch mã huy hoàng.

Vó câu vun vút trêи đường đuổi sao.

Ngoài thập bộ máu đào lai láng.

Ngàn dặm trường chẳng nản chân bon

Đây là bài thơ duy nhất mà Thiết Long Văn Chí Lãm thuộc lòng - không kể bài Chính Khí Ca. Ông thường cỡi ngựa bạch, ngồi yên viền bạc, cao hứng ngâm nga.

Xuất đạo giang hồ năm hai mươi tuổi, dẫn dắt Thiết Long tiêu cục đi khắp thiên hạ, đụng hàng trăm trận mà chưa hề chiến bại.

Văn Chí Lãm tuổi ngũ tuần, góa vợ đã tám năm và mới tục huyền mùa thu năm ngoái. Văn Nhị Nương có nhũ danh là Hà Tú Chân, tuổi mới hai mươi lăm. Nàng xinh đẹp phi thường khiến Thiết Long đành phải từ bỏ ý định sống độc thân thờ vợ của mình.

Nửa năm trước, trưởng tử của Thiết Long là Văn Tuấn Thu đi Trường Sa công cán, tình cờ cứu được Hà Tú Chân. Nàng mồ côi cha mẹ, tiền bạc không có, bị chủ nhân bức hϊế͙p͙ quẫn chí định gieo mình xuống sông tự vẫn. Văn Tuấn Thu hết lời khuyên giải, đưa nàng về Vân gia bảo làm tỳ nữ.

Lúc đầu, mọi người trong bảo tưởng Tú Chân sẽ là vợ của Văn đại thiếu gia, nhưng không ngờ nàng lại trở thành nhị phu nhân.

Đại công tử Văn Tuấn Thu đã tam thập dáng vóc cao lớn hiên ngang - giống hệt như thân phụ. Tính tình gã trầm lặng, ít nói, không màng tửu sắc, chỉ chăm chú luyện võ công và điều hành công vụ của Thiết Long tiêu cục. Sau khi đưa Hà Tú Chân về bảo, gã không hề ngó ngàng đến nữa, tiếp tục phận sự của mình.

Vì vậy việc Văn bảo chủ tục huyền với Tú Chân không gây chút dị nghị nào.

Từ sau ngày vợ chết, Thiết Long Văn Chí Lãm trở nên nóng nảy, tàn nhẫn và khắc nghiệt. Ngay cả đứa con trai tám tuổi là nhị công tử Văn Tuấn Hạc cũng không được ông ưu ái hay vuốt ve. Mọi người cho rằng ông quá đau khổ nên mới thay đổi tính tình như vậy.

Cậu bé sợ hãi phụ thân như sợ cọp, ít khi dám lại gần. May thay, Văn đại công tử rất yêu thương bào đệ, luôn gần gũi, dạy bảo để bù đắp cho đứa em bạc hạnh.

Hạc nhi là đứa bé thông minh, mẫn tiệp say mê văn chương thi phú, bảy tuổi đã biết làm thơ, được mọi người trong bảo yêu mến.

Khi Hà Tú Chân trở thành kế mẫu, nàng đã hết lòng yêu mến và chăm sóc Hạc nhi, khiến ai cũng lấy làm lạ. Ngược lại Hạc nhi cũng coi nàng như mẹ ruột của mình. Nhưng nó chỉ dám thân thiết, kề cận kế mẫu khi không có mặt thân phụ.

Đêm nay cũng vậy, vừa thấy Văn Chí Lãm bước vào khuê phòng, Hạc nhi vội vàng rời lòng Hà Tú Chân, vòng tay thi lễ ấp úng nói :

- Phụ thân an giấc, hài nhi xin phép cáo lui.

Gương mặt Văn bảo chủ lúc này đang đầy vẻ giận dữ, ông lạnh lùng hừ một tiếng, quắc mắt nhìn đứa bé. Hạc nhi run rẩy lui ra.

Hà Tú Chân dịu dàng hỏi :

- Tướng công! Vì sao sắc diện người không được vui?

Thiết Long bực bội đáp :

- Tên nghịch tử Tuấn Thu quả là đáng ghét! Đang lúc công việc của tiêu cục bề bộn mà hắn lại xin đi Trường An thăm bằng hữu. Ta mắng cho một trận hắn mới chịu thôi.

Hà Tú Chân mỉm cười, bước đến cởi áo ngoài của trượng phu rồi bảo :

- Đại công tử đã chịu nghe lời, tướng công còn giận làm gì? Thϊế͙p͙ đã chuẩn bị sẵn một chén sâm thang để tướng công uống cho tỉnh rượu.

Nụ cười mê hoặc và mùi u hương từ tóc mỹ nhân đã khiến Văn bảo chủ động tình ông nhìn nàng say đắm, ngồi xuống cạnh giường chờ đợi.

Hà Tú Chân bưng chén sâm thang đèn tận tay phu tướng, kèm thêm một nụ cười âu yếm.

Văn Chí Lãm hài lòng uống cạn. Ông vận chân khí đưa chiếc chén là đà bay về phía bàn, nhẹ nhàng hạ xuống. Hà Tú Chân nói với vẻ kính phục :

- Tướng công nổi tiếng võ lâm về ngạch công, không ngờ nội lực cũng thâm hậu phi thường!

Họ Văn đắc ý, vươn tay ôm mỹ nhân vào lòng. Đôi tay to bè, sần sùi của ông hăm hở lột sạch xiêm y ái thϊế͙p͙. Chí Lãm đặt pho tượng ngọc lên giường rồi tự cởi y phục.

Thiết Long tuy đã hơn năm mươi nhưng cơ thể cường tráng, rắn chắc, da dê mịn màng - nhờ thường xuyên rèn luyện.

Ông say đắm ngắm nghía vuốt ve người ngọc. Ba ngọn hồng lạp vẫn thắp sáng, lung linh soi tỏ núi đồi, thung lũng. Văn Chí Lãm mê mãn thỏa mãn ɖu͙ƈ vọng nên không nhận ra ánh mắt căm hận, bi thương của Tú Chân. Nàng vẫn rêи rỉ như đang tận hưởng hoan lạc nhưng vẻ mặt lạnh lùng khó tả.

Nửa khắc sau, nhịp độ giao hoan chậm dần và Thiết Long sụp xuống, thϊế͙p͙ ngay đi trêи người Tú Chân.

Nàng mỉm cười bí ẩn, khẽ lay gọi :

- Tướng công! Tướng công!

Thấy lão không đáp, Tú Chân xô lão xuống giường rồi mặc lại y phục. Nàng kiểm tra lần cuối, bước ra mở cánh cửa sổ thông với hoa viên.

Một bóng đen cao lớn lao vào. Gã cười nhạt dồn chân khí vào ngón trỏ tay hữu, điểm mạnh vào huyệt Linh Khư trêи ngực trái Thiết Long. Huyệt này nằm trong khoảng gian sườn ba, từ huyệt Ngọc Đường ngang ra hai thốn. Đây chính là nhược điểm trí mạng của Văn Chí Lãm.

Mấy chục năm nay, lúc nào ông cũng mang một miếng thép để che chở yếu huyệt - Chỉ trừ lúc ân ái với Tú Chân!

Chí Lão rùng mình giãy chết, ông mở mắt nhìn hung thủ, kinh hãi thều thào :

- Té ra là... ngươi...!

Thiết Long đoạn khí chết ngay. Người áo đen quay lại, bước đến ôm lấy Hà Tú Chân. Hai người không hề lộ vẻ vui mừng mà lại khóc?

Dưới ánh nến chập chờn bởi gió xuân, dung mạo hung thủ hiện rõ. Đó là đại công tử Văn Tuấn Thu, trưởng nam của Thiết Long Văn Chí Lãm.

Tuấn Thu hôn lên những giọt nước mắt trêи má Tú Chân và thì thầm :

- Cám ơn Hà muội!

Tú Chân đau đớn nói :

- Thϊế͙p͙ chịu ơn cứu tử nên ngậm đắng nuốt cay chịu đựng lão già ɖâʍ đãng này suốt nửa năm qua. Nay đại sự đã thành, thϊế͙p͙ xin cáo biệt. Tấm thân ô uế này không xứng đáng để hầu hạ công tử nữa.

Tuấn Thu mỉm cười, hôn lên má nàng :

- Văn mỗ nào phải kẻ hủ lậu, hẹp hòi mà nàng nói vậy? Nay chí nguyện đã thành ta sẽ cùng nàng sống đến răng long đầu bạc. Nếu lòng này có chút gian dối ắt sẽ sớm tắt như ngọn nến kia.

Lời nói chí tình khiến Tú Chân đẹp dạ, nàng thẹn thùng thỏ thẻ :

- Thϊế͙p͙ là người hắc đạo, quá khứ nhơ nhớp xấu xa, không ngờ lại được chàng yêu thương như vậy! Thiên Diện Ma Cơ này xin đem kiếp sống thừa hầu hạ công tử Nhưng chàng phải mau tìm cách giải quyết cho chu đáo, Nhật Nguyệt song ma rất khó đối phó. Nếu họ nghe tin lão tặc chết tất sẽ điều tra đến cùng!

Tuấn Thu nghiêm giọng :

- Ta đã suy nghĩ đến điều ấy. Nhưng chỉ cần nàng ra tay diệu thủ là mọi việc sẽ tốt đẹp thôi.

* * * * *

Sáng hôm sau, một tỳ nữ gõ cửa báo tin :

- Bẩm lão gia, đại công tử đã bỏ đi, để lại một phong thư.

Văn Chí Lãm nói vọng ra :

- Được rồi! Ngươi hãy đút qua khe cửa.

Giọng lão có vẻ hòa hoãn hơn thường lệ. Lúc này Thiết Long và Hà Tú Chân còn nằm trêи giường. Lão dụi chiếc cằm trơn vào ngực mỹ nhân. Những cọng râu mới nhú làm nàng nhột nhạt, bật cười khúc khích. Thiết Long vui vẻ nói :

- Chiếc mặt nạ này quả tinh xảo, râu có thể mọc xuyên qua một cách tự nhiên.

Tú Chân vuốt má tình nhân :

- Tướng công chớ lo, đây là tuyệt học của Biến Hình môn, không ai khám phá nổi đâu.

Thiết Long nhìn nàng say đắm, định gầy lại cuộc ái ân. Tú Chân đỏ mặt bảo :

- Ngày tháng còn dài! Tướng công phải dậy sớm mới đúng tác phong của Văn lão.

Chí Lãm ngượng ngùng, tặng nàng một nụ hôn nữa rồi mới chịu xuống giường.

Khi hai người ra đến phòng ăn sáng thì tin đại công tử Văn Tuấn Thu bỏ đi đã loan khắp bảo. Hạc nhi chờ sẵn, nước mắt nhạt nhòa, nó ấp úng hỏi :

- Bẩm phụ thân! Hài nhi nghe nói đại ca đã bỏ đi?

Nó chờ đợi một lời quát mắng nhưng không ngờ Chí Lãm lại bước đến bồng Hạc nhi lên, âu yếm nói :

- Đại ca ngươi giam mình ở đất Lư Lăng này đã quá lâu, tuy võ công xuất chúng nhưng chẳng có chút thanh danh gì trong võ lâm. Nay hắn nổi máu tang bồng hồ thỉ, xách kiếm hành tấu giang hồ cũng là phải đạo. Phụ thân sẽ thay Tuấn Thu chăm sóc cho Hạc nhi.

Lão hôn lên gò má bầu bĩnh của Tuấn Hạc - trong sự ngạc nhiên của mọi người.

Hạc nhi lần đầu được cha âu yếm, cảm động đến lặng người. Nó bạo dạn hôn lại ông, thì thầm gọi :

- Phụ thân!

Thiết Long buông con xuống, quay lại nghiêm giọng quát :

- Trương tổng quản! Mau chuẩn bị ngựa để ta vào thành bàn bạc với Phó tổng tiêu đầu!

Văn gia bảo là nơi cư ngụ của họ Văn, còn tiêu cục nằm trong thành Lưu Lăng.

Văn bảo chủ đi rồi, mọi người xúm lại hỏi han :

- Bẩm phu nhân! Vì sao Bảo chủ lại đột nhiên thay đổi cách cư xử như vậy?

Hà Tú Chân mỉm cười :

- Đêm qua Bảo chủ nằm mơ thấy đại nương hiện về trách móc nên hối hận đã khắc bạc với con cái!

Đám gia nhân thở phào nhẹ nhõm mừng cho nhị công tử.

Trong bảy năm sau đó, Tuấn Hạc được sống trong tình yêu thương của thân phụ và kế mẫu. Niềm u uất tan đi, trí tuệ của Hạc nhi phát triển rực rỡ, mười bốn tuổi đã nổi tiếng thần đồng đất Giang Tây, văn chương lừng lẫy vì có tài Thất Bộ Hành Thi - như Tào Thực thời Hán.

Thiết Long bắt Hạc nhi luyện võ thì kết quả lại rất tồi tệ. Nó thuộc làu hai quyển bí kíp Thiết Thạch thần công và Ngô Câu kiếm pháp nhưng chẳng chịu rèn luyện. Thiết Long có trách mắng thì Hạc nhi biện bạch :

- Cao tiên tổ họ Văn chỉ giỏi văn chương và thi pháp mà cũng lưu danh sử sách. Hài nhi thể chất văn nhược, không thích hợp với việc luyện võ.

Thấy chí hướng Tuấn Hạc như vậy, Thiết Long đành bỏ qua. Mùa thu năm Hồng Võ thứ ha mươi, nhằm năm Đinh Mão, theo lệ thường có tổ chức thi Hương. Văn Tuấn Hạc tuy tuổi mới mười bốn mà đỗ đầu phủ Giang Tây, đoạt danh vị cử nhân.

Mùa xuân năm sau, Tuấn Hạc xin phép phụ thân đi Kim Lăng để thi Hội ở bộ Lễ.

Văn bảo chủ vui vẻ tiến ái tử lên đường. Theo hầu Văn Tuấn Hạc là lão bộc già họ Nhâm. ít ai biết rằng lão già thấp đậm tuổi ngũ tuần này là cao thủ hắc đạo. Hai mươi năm trước lão có danh là Hoàng Diện Thái Tuế. Nhâm Bá Linh có gương mặt vàng võ, cử chỉ chậm chạp, từ tốn nhưng đã từng là Đại Sát Tinh vùng Cam Túc, lão được Thiết Long cứu mạng nên nguyện làm nô bộc để báo ân.

Nhâm lão ít nói và lạnh lùng như đá, nhưng đối với hai công tử lại hết dạ yêu thương. Tuấn Hạc cũng rất vui khi có Nhâm lão đồng hành. Chàng thường gọi lão là Nhân đại thúc.

Năm nay trời rét đậm, ngay vùng hạ lưu Tràng Giang cũng có tuyết rơi. Tuấn Hạc đứng nhìn dòng nước Trường Giang cuồn cuộc, cao hứng ngâm bài Tử Niệm Nô Kiều của Tô Đông Pha:

Niệm nô kiều

Đại Giang Đông khứ

Lãng đào tận thiên cổ phong lưu nhân vật.

Cố lũy Tây Biên...

Tạm dịch:

Niệm nô kiều

Sông dài đông chảy

Bao khách phong lưu từ xưa cuốn sách

Thành lũy phía Tây...

Bài thơ đầy khí tượng hào phóng, ʍôиɠ lung và hùng mạnh. Nhâm lão tán dương :

- Nhị công tử quả là bậc tài hoa xuất chúng!

Tuấn Hạc đỏ mặt :

- Nhâm đại thúc quá lời! Đây là bài từ của Đông Pha cư sĩ đời Tống chứ nào phải của tiểu diệt!

Nhâm lão cười xòa bảo :

- Sáng mai mới có thuyền xuôi Đông, chúng ta tìm khách điếm trọ một đêm.

Hai người thúc ngựa đi vào trấn An Lạc cạnh bờ sông. Cổ nhân có câu “Nhất cận thị, nhị cận giang”. Vì vậy, trấn này rất phồn vinh, sầm uất. Tuy không có thành quách bao quanh nhưng nhà cửa san sát, lâu quán, tửu hiệu cũng nhiều.

Cơ ngơi đồ sộ tất đường đi phải rộng rãi và được lót đá bằng phẳng. Văn Tuấn Hạc lần đầu đi xa phấn khởi ngắm những kiến trúc trong trấn, tắc lưỡi ngợi khen.

Nhưng vừa đến giữa trấn, từ phía đối diện có một cặp tuấn mã đi ngựợc chiều với bọn Tuấn Hạc. Đó là hai lão già cao gầy dung mạo âm u hiểm ác, đôi mắt diều hâu lóe sáng dưới vành nón rộng. Họ nhìn trừng trừng vào mặt Hoàng Diện Thái Tuế, cười gằn rồi quay đầu ngựa đi theo.

Nhâm lão biến sắc nhưng cố giữ vẻ thản nhiên dừng cương trước tòa Kim Thất lữ quán. Hai lão già kia cũng dừng lại chờ bọn Tuấn Hạc vào trong rồi mới bỏ đi.

Nhâm lão chỉ mướn có một phòng.

Chờ thiếu chủ tắm gội xong, lão nghiêm giọng bảo :

- Nhị công tử! Lão nô có đôi lời tâm huyết muốn bộc bạch!

Tuấn Hạc ngỡ ngàng đáp :

- Sao Nhâm đại thúc lại tỏ vẻ nghiêm trọng quá vậy? Có gì xin cứ tỏ bày!

Nhâm Bá Linh không nói thẳng mà hỏi lại :

- Chẳng hay công tử tín nhiệm lão nô được bao nhiêu phần?

Tuấn Hạc cau mày đáp :

- Đại thúc chăm sóc ta từ thuở ấu thơ, tình thân như ruột thịt, hà tất phải hỏi thế.

Nhâm lão bỗng quỳ xuống lập trọng thệ :

- Xin hoàng thiên chứng giám cho những lời Nhâm mỗ nói ra đây. Nếu chỉ nói sai một câu thôi cũng bị lôi thần đả tử

Tuấn Hạc kinh hãi đỡ ông lên :

- Đại thúc cứ nói thẳng ra. Hạc nhi luôn kính trọng và tin yêu đại thúc!

Hoàng Diện Thái Tuế ngồi vào ghế, buồn bã nói :

- Lão nô có một bí mật giấu kín trong lòng đã mười lăm năm. Nay gặp lại kẻ thù cũ, tự biết không thể thoát chết nên đành thố lộ cho công tử biết! Mong công tử bình tâm lắng nghe.

Tuấn Hạc róc chung trà cho lão :

- Phải chăng hai lão già mặc áo cừu đen mà chúng ta mới gặp lúc nãy?

- Thưa phải! Họ chính là Hoàng Sơn nhị quỷ, võ công xuất chúng, thủ đoạn tàn bạo nhất Hồ Nam!

Lão bỗng cười nhạt kể :

- “Lão nô không sợ chết vì ít ra cũng đổi mạng được một tên. Giờ xin công tử nghe cho rõ. Thiết Long Văn Chí Lãm hiện nay chỉ là giả mạo. Kẻ ấy chính là thúc phụ của công tử. Năm xưa, lệnh tôn nhận được một phong thư liền vội vã đi ngay.

Mười ngày sau, ông trở về và có nhiều cử chỉ khác lạ. Lão nô quá quen với nhiều thủ đoạn sâu độc của tà ma nên sanh lòng nghi ngờ, dốc sức theo dõi. Lúc ấy, công tử mới chỉ được vài tháng tuổi. Một đêm nọ, lão nô nấp dưới cánh cửa sổ khuê phòng đại phu nhân, tình cờ phát hiện bí mật kinh người. Thì ra, sau lần ân ái đầu tiên, đại phu nhân đã phát giác sự giả mạo. Bà định hô hoán lên thì lão tặc kia chụp lấy công tử và dọa giết chết. Lệnh mẫu đành phải hạ giọng năn nỉ. Qua lời đối thoại lão nô biết được lão ta là Văn Chí Khải, bào đệ của lệnh tôn. Lão bỏ nhà ra đi từ năm mười bảy tuổi. Giờ bày độc kế giết chết đại ca, đoạt lấy cơ nghiệp và thanh danh. Cuối cùng, lão quỷ sợ bại lộ nên đã điểm vào tử huyệt của đại phu nhân. Lão nô vì công lực chưa khôi phục nên đành cắn răng nhẫn nhục.

Tám năm trước, lão nô chưa kịp thố lộ cho đại công tử nghe thì Tuấn Thu lại thất tung. Tiếng là bỏ nhà ra đi nhưng lão nô lại cho rằng lệnh huynh đã bị giết. Nay công tử đã rời xa được Văn gia bảo, xin hãy cố học lấy võ công mà báo phục mối đại cừu!”

Lão vừa kể vừa rơi lệ, trông rất chân thành Tuấn Hạc nghe xong lặng người suy nghĩ và thắc mắc :

- Hạc nhi biết đại thúc nói thực, nhưng điều kỳ lạ là tại sao bảy năm trước, gia phụ đột nhiên thay đổi tính tình, hết lòng yêu thương Hạc nhi? Nếu không phải cha ruột sao lại có thể biểu lộ một tình cảm đến như thế?

Nhâm lão bối rối đáp :

- Chính lão nô này cũng thắc mắc về điều này. Nếu năm xưa không tận mắt thấy lão giết đại phu nhân tất sẽ chẳng dám nghi ngờ!

Văn Tuấn Hạc tuy còn niên thiếu nhưng trí tuệ xuất chúng. Chàng cố phân tích và hiểu rằng Nhâm lão không có lý do gì để bịa đặt ra chuyện tày trời này.

Tuấn Hạc thở dài bảo :

- Xem ra, võ công Văn Chí Khải không thua gì gia phụ. Nay Hạc nhi chỉ là một thư sinh trói gà không chặt, làm sao báo được gia thù?

Nhâm Bá Linh rút từ dây lưng ra một túi lụa nhỏ, trong đó là một tấm đồng bài cũ kỹ, nhỏ hơn bàn tay. Lão đặt lên bàn rồi nói :

- Ba mươi năm trước, lão nô tình cờ lấy được vật này. Sau mới biết được đây là lệnh phù của Hằng Sơn Thiền Ông. Công tử hãy cầm lấy, tìm đến Huyền Không trêи núi Hằng Sơn phía Bắc phủ Sơn Tây. Nếu được Thiền ông thu làm đệ tử thì lo gì không giết được Văn Chí Khải.

Tuấn Hạc cầm lấy đồng bài xem xét, thấy một mặt khắc hình thanh kiếm và rặng núi, mặt kia là những hoa văn rối rắm, tuy sắc sảo nhưng không nhận ra hình dạng. Chàng buồn bã nói :

- Nghe nói từ đây đi đến phủ Sơn Tây đường xa bốn năm ngàn dặm, làm sao Hạc nhi có thể tự mình đi đến đó được.

Nhâm lão thừ người suy nghĩ. Lát sau, lão nghiến răng nói :

- Lão nô sẽ hy sinh chút hư danh năm xưa, âm thầm trốn đi, đưa công tử đến Hằng Sơn, Hoàng Sơn nhị quỷ chắc không ngờ lão nô lại làm như vậy.

Tuấn Hạc mừng rỡ bảo :

- Hài nhi từng đọc Nam Hoa kinh, thấy cổ nhân xem danh lợi như phù vân. Nay đại thúc quyết định như vậy là rất hợp lý trời. Ngay Hạc nhi đi thi cũng chỉ vì muốn đẹp lòng gia phụ và kế mẫu chứ chẳng phải muốn làm quan.

Nhâm lão nghe lòng nhẹ nhõm gọi tiểu nhị dọn cơm. Canh hai đêm ấy, lão thu xếp hành lý, chỉ đem theo những vật dụng cần thiết, cõng Tuấn Hạc bôn đào về hướng Tây.

Đến một đoạn sông vắng, thấy có một chiếc thuyền con neo đậu, lão lấy trộm đưa Tuấn Hạc sang sông. Chàng là người đọc sách thánh hiền nên đã bảo Nhâm lão để bạc lại bồi thường cho gã nghi dân chủ thuyền.

Hoàng Diện Thái Tuế biết đối thủ của mình giỏi thuật truy tung nên đốc thúc Tuấn Hạc đi thật nhanh. Nhưng do cơ thể yếu đuối chàng không kham nổi cuộc hành trình gian khổ, cấp bách. Vì vậy, cước trình chậm chạp.

Nhưng có lẽ đĩnh bạc lớn để lại có giá trị gấp bốn lần chiếc thuyền câu nên gã nghi phủ nào đó đã giấu biệt việc mình mất thuyền. Vì vậy, Hoàng Sơn song quỷ cứ tưởng Nhâm lão đưa chàng thiếu niên kia về hướng Đông. Lúc chiều, Song quỷ đã thấy họ đi từ bến đò đến.

Ba ngày sau, không thấy ai truy đuổi, Nhâm Bá Linh yên tâm, không thúc giục thiếu chủ nữa. Tuấn Hạc tha hồ thưởng lãm cảnh vật dọc đường thiên lý. Càng lên phía Bắc trời càng lạnh, tuyết rơi dày hơn, điểm trắng cảnh vật, nhưng đủ để chàng thiếu niên thi hứng dâng tràn.

Chàng khoan kɧօáϊ nói :

- Nhâm đại thúc! Đúng là đọc vạn quyển sách không bằng đi xa trăm dặm. Non sông gấm vóc này xinh đẹp biết bao?

Nhâm lão cười tán thành, nhưng lại nghiêm giọng :

- Công tử cứ việc thưởng lãm phong cảnh nhưng xin vì mối gia cừu mà ghi nhớ những lời lão nô nói ra. Giang hồ là chốn hiểm nghèo, đầy những thủ đoạn xảo quyệt tàn độc. Dẫu sau này công tử có học được võ công tuyệt thế, mà không chút kinh nghiệm cũng chẳng mong toàn mạng.

Tuấn Hạc chỉnh sắc đáp :

- Xin đại thúc cứ chỉ giáo, Hạc nhi không dám lơ là.

Hoàng Diện Thái Tuế bèn đem qui củ giang hồ, cùng những mưu ma chước quỷ của giới tà đạo ra giảng giải. Lão xuất đạo từ năm mười bảy tuổi, lang thang khắp thiên hạ nên kiến văn rất rộng.

Tuấn Hạc không ngờ cuộc sống của người võ sĩ lại phong phú đến như vậy, chàng đâm ra say mê, tận tình học hỏi.

Với trí nhớ siêu phàm, Tuấn Hạc chẳng quên điều gì. Một hôm chàng hỏi Nhâm lão :

- Đại thúc! Vì sao Văn Chí Khải lại muốn tiểu diệt luyện hai pho tuyệt kỹ của họ Văn? Chẳng lẽ lão ta không sợ có ngày tiểu diệt khám phá ra nội tình hay sao?

Nhâm lão giật mình :

- Thế công tử có học được gì hay không?

Tuấn Hạc mỉm cười :

- Tiểu diệt thuộc làu nhinh chẳng bao giờ luyện tập.

Nhâm lão mừng rỡ :

- Nếu vậy sau này công tử sẽ biết hết những sơ hở trong pho Ngô Câu Đoạt Mệnh kiếm. Ngược lại, lão tặc kia không hề biết gì về võ công của Hằng Sơn Thiền Ông. Đó chính là lợi thế rất lớn.

Bỗng lão lộ vẻ lo lắng :

- Nhưng dù công tử có giết được Văn Chí Khải cũng khó mà thoát chết dưới tay Nhật Nguyệt song ma. Họ chính là nghĩa phụ, nghĩa mẫu của lão tặc. Song ma tu luyện trêи núi Ngọc Sơn, cách Nam Xương hơn trăm dặm. Cặp ma đầu ấy từng liên thủ giao đấu với Hằng Sơn Thiền Ông ngoài ngàn chiêu mới chịu bại. Có lẽ sau này công tử nên giết kẻ thù một cách âm thầm thì tốt hơn.

Tuấn Hạc mỉm cười nói sang chuyện khác

* * * * *

Gần tháng sau, hai người đến bờ Hoàng Hà, bên kia sông chính là địa phận của phủ Sơn Tây.

Tuấn Hạc đứng trêи đò ngang, ngắm nhìn dòng nước vàng đục chảy cuồn cuộn về Đông, mạnh mẽ hơn cả Trường Giang.

Chàng khoan kɧօáϊ, say mê thì thầm ngâm vịnh.

Nhưng đò vừa ra đến giữa sông đã bị một chiếc kɧօáϊ thuyền thân dài đuổi kịp.

Đứng trêи mũi trước chính là Hoàng Sơn nhị quỷ. Một lão quát lên như sấm :

- Nhâm Bá Linh, ngươi tưởng rằng có thể thoát thân được sao?

Nhâm lão biến sắc bảo Tuấn Hạc :

- Lão nô phải đối phó với chúng. công tử cứ đi trước hẹn nhau ở chân núi Hằng Sơn Lão nô tinh thông thủy tính, chẳng thể chết được đâu.

Tuấn Hạc sợ hãi gật đầu :

- Mong Nhâm đại thúc bảo trọng.

Hoàng Diện Thái Tuế trao tay nải cho Tuấn Hạc rồi tháo dây Thiết Luyện quấn quanh bụng giấu dưới thắt lưng nhảy sang thuyền của đối phương.

Nhâm lão giương danh giang hồ bằng vũ khí độc môn có tên là Thiết Luyện Lưu Tinh chùy. Trái cầu gai bằng thép ở dầu sợi xích dài gần trượng kia tuy chỉ lớn hơn trái chanh nhưng rất nặng và sắc bén.

Nhâm lão lao vào khoảng không giữa hai chiếc thuyền. Lưu Tinh chùy quét một đòn sấm sét khiến Nhị Quỷ phải thoái bộ, nhường chỗ cho Hoàng Diện Thái Tuế hạ thân xuống mũi kɧօáϊ thuyền.

Ở địa thế chật hẹp này, Nhâm Bá Linh chẳng thể phát huy được uy lực của pho chùy pháp. Lão phải thu ngắn dây Thiết Luyện lại vì Hoàng Sơn nhị quỷ đã múa tít đoản kϊƈɦ xông vào.

Vũ khí dài như Thiết Luyện tối ky việc đánh gần. Vì vậy, Nhâm lão cố giữ không để đối phương nhập nội. Lúc đầu, nhờ chân khí còn dồi dào nên Nhị quỷ không tiến lên được. Đôi đoản kϊƈɦ tạo thành màn lưới thép, chống đỡ trái chùy kia.

Tiếng vũ khí va chạm vang rền và những tia lửa nhỏ bắn ra liên tục.

Sau gần ba trăm chiêu, khí lực Thái tuế giảm sút, đường chùy không còn lợi hại như trước nữa. Đại Quỷ cười hăng hắc :

- Bá Linh! Cách biệt hai mươi năm, xem ra bản lãnh ngươi chẳng tiến bộ được chút nào cả?

Hoàng Diện Thái Tuế cười nhạt :

- Khoan hãy đắc ý! Hôm nay lão phu sẽ đổi mạng với bọn ngươi!

Lúc này đò ngang đã trôi khá xa, Tuấn Hạc không còn nhìn thấy rõ trận chiến trêи kɧօáϊ thuyền, chàng lo lắng cho Nhâm đại thúc, thầm khấn hoàng thiên bảo hựu cho lão.

Ở đấy Nhâm lão đã bắt đầu kém thế. Hoàng Sơn nhị quỷ đã đánh bạt được trái thiết chùy và ập đến.

Hoàng Diện Thái Tuế nhận ra sáu trêи trạo phu đã thủ sẵn cung tiễn, phòng khi lão nhảy xuống nước. Bá Linh nghĩ đến Tuấn Hạc liền cắn răng đạp mạnh xuống sàn thuyền. Nhị quỷ kinh hãi lao vào như ánh chớp. Thiết Luyện bị khóa chặt và Thái tuế trúng liền hai kϊƈɦ vào ngực, nhưng cú đạp thứ hai đã phá thủng đáy thuyền. Nước tràn vào rất nhanh khiến thuyền chìm hãn xuống. Bọn cung thủ mất đà, phải bám vào mạn thuyền.

Chỉ chờ có thế, Hoàng Diện Thái Tuế lao xuống dòng nước Hoàng Hà mất dạng. Hoàng Sơn nhị quỷ và sáu thủ hạ ướt như chuột lột, lóp ngóp cố bơi vào bờ Nam.

Tuấn Hạc thấy kɧօáϊ thuyền đã chìm, chàng nửa mừng nửa lo. Sang đến bờ Bắc, Tuấn Hạc dẫn hai con tuấn mã vào phạn điếm bên đường chờ đợi. Mãi đến quá Ngọ vẫn không thấy Nhâm Bá Linh xuất hiện, chàng đành gởi ngựa và hành lý của lão lại quán cơm rồi một mình đi về hướng Bắc.
Bình Luận (0)
Comment