Giang Sơn Tác Giá

Chương 1

Thừa Khải năm đầu tiên, tân đế Phong Nhiêu mê muội không có chí tiến thủ, loạn trong giặc ngoài Nam Nguyên khiến dân chúng lầm than.

Sang năm mới, xuân vũ kinh xuân (1), tam hoàng tử Diên Hằng của Bắc Diên dẫn theo mười vạn tinh binh, đi theo mép sông Hà tiến vào biên giới Nam Nguyên.

Danh tướng của Nam Nguyên là Lôi Ngao Thành ở biên giới kiên cường liều chết giữ vững Khương Phục chiến một trận với Diêu Hằng, lấy ít thắng nhiều.

Diêu Hằng mặc dù bại trận nhưng thua tâm phục khẩu phục, có ý định chiêu hàng Lôi Ngao Thành, vì thế mà chưa tiến công, lui binh ra mấy chục dặm dựng trại đóng quân, phái sứ thần vào thành bàn bạc cùng Lôi Ngao Thành.

Sứ thần vào thành ngay đêm đó liền bị Lôi Ngao Thành một kiếm chém đầu, đem thủ cấp treo trên cửa thành.

Quân tướng Bắc Diên phẫn nộ không thể át, đều xin đi giết giặc, hy vọng có thể rửa được mối nhục này.

Diên Hằng cũng biết tính Lôi Ngao Thành cứng rắn khó quy hàng, sau khi cân nhắc thiệt hơn lần thứ hai suất binh chiến đánh thành Khương Phục.

Lôi Ngao Thành mặc dù dụng binh như thần vô cùng anh dũng, nhưng hai tay khó có thể chống lại địch bốn phía, cùng mười vạn tinh binh của Diên Hằng khổ chiến sau mấy ngày thì thua, số cận vệ còn sót lại nhanh chóng hộ tống hắn chạy ra khỏi Khương Phục.

Khương Phục thất thủ, Nam Nguyên như đê vỡ, đại quân Bắc Diên thế như chẻ tre, hành động một lần đã đoạt năm thành trì chung quanh Khương Phục.

Mặc dù liên tiếp chiến thắng, Diên Hằng cũng không dám xem thường, ngày nào Lôi Ngao Thành còn không chết không đầu hàng, Nam Nguyên liền có lực lượng đánh trả.

Đang lúc hắn hết đường xoay xở, lại nghe nói Lôi Ngao Thành bị Phong Nhiêu dùng cớ không làm tròn trách nhiệm khiến mất đi năm thành mà hồi về đô thành Nguyên Thủy trị tội.

Sau khi xác thực nhiều lần chuyện này là thật, Diêu Hằng dù tiếc hận cũng chẳng thể làm gì.

Không còn Lôi Ngao Thành gây trở ngại, tinh binh Bắc Diên như vào chỗ không người, cuối xuân đầu hè, đã công tới ngoài thành Nguyên Thủy.

Phong Nhiêu liên tiếp bị dọa sợ, như rùa rụt cổ trong hoàng cung, Bắc Diên gặp nguy cũng không thấy y làm chuyện gì.

Diên Hằng hạ lệnh đóng quân nghỉ ngơi, truyền các tướng lĩnh đi vào lều trại bàn bạc việc công thành.

Người đời đều nói Phong Nhiêu háo sắc hèn hạ, gần tiểu nhân xa hiền thần, lần trước triệu Lôi Ngao Thành về kinh trị tội càng chỉ rõ cái danh hôn quân của y. Song, Lôi Ngao Thành về Nguyên Thủy mấy tháng trời cũng không truyền ra tin tức đã mất, cũng không thấy động tĩnh nào, Diêu Hằng thật sự không biết hoàng đế Nam Nguyên đang suy tính chuyện gì.

Các tướng lĩnh trong lòng cũng đầy nghi vấn, tiếng nói tiến công cùng chờ đợi đều vang lên bằng nhau, cuối cùng vẫn là phải xem tâm ý của Diên Hằng.

Diên Hằng cho mọi người rời đi, suy nghĩ một đêm, sáng hôm sau liền hạ lệnh công thành — việc đã đến nước này, thay vì chùn bước còn không bằng thừa thế xông lên sao!

Duyệt binh xong, chưa chờ hiệu lệnh của Diên Hằng tam quân đã công thành phá cửa, trinh thám phía trước báo lại, bên trong Nguyên Thủy có một vị lão nhân gia đi ra, đang chờ ở trước cửa thành!

Diêu Hằng rùng mình trong lòng, tướng sĩ lúc tới gần cửa thành cũng cẩn thận hơn một chút.

Tới gần cửa thành, xa xa thấy trinh thám đang nói chuyện với lão nhân, lông mày Diên Hằng nhíu lại, ngờ vực trong lòng lại càng thêm sâu.

Người kia râu tóc bạc trắng, không quan phục, mặc trên người vải thô màu chàm, không nhìn ra cấp bậc, lại có thể khiến người ta liếc mắt nhìn ra địa vị trong triều của lão không thấp. Mà giây phút này, ngoại trừ bốn tên khiêng kiệu cùng tiểu đồng bên cạnh hầu hạ cũng không có người nào nữa.

Diên Hằng ghim ngựa dừng chân, ôm quyền với lão nhân, cất giọng nói: “Xin hỏi tôn tính đại danh của tiên sinh.”

Lão nhân được tiểu đồng đỡ bên cạnh không nhanh không chậm tiến lên vài bước, khẽ gật đầu đáp lễ rồi nói: “Lão già họ Trương tên Thiên, Tam đại hạ chắc là đã nghe qua.”

Đại danh Trương Thiên của hữu tướng Nam Nguyên, trên đời này ai mà lại không biết? Nếu như mấy năm trước không bị tiên đế Nam Nguyên bãi chức quan, Diên Hằng căn bản không dám có vọng tưởng tiến công Nam Nguyên quốc.

Diên Hằng sau khi nghe xong lập tức xuống ngựa, làm đại lễ với lão nhân: “Thì ra là Trương tiên sinh, vãn bối thất lễ.”

Trương Thiên gật đầu xua tay với hắn, cười lớn nói: “Không sao không sao, Tam điện hạ cũng mau đứng dậy, chớ làm lão tổn thọ.”

Diên Hằng đứng dậy, nhìn lão nhân trầm mặc một hồi, mới chủ động mở miệng: “Trương tiên sinh, vãn bối có chuyện không rõ, mong được chỉ giáo.”

Trương Thiên đang quan sát hắn, nghe thấy lời ấy thuận miệng nói: “Tam điện hạ cứ nói đừng ngại.”

Diên Hằng cau mày lại: “Việc này của tiên sinh có mục đích gì?”

“Ha ha ha” Trương Thiên nghe xong cười lớn, “Tam điện hạ quả nhiên như bệ hạ nói, cực kỳ nhanh mồm nhanh miệng.”

Diên Hằng vì thế mày càng nhíu chặt hơn, Trương Thiên phất tay áo ra hiệu hắn trước tiên đừng mở miệng, nói tiếp: “Trương Thiên chuyến này là phụng lệnh bệ hạ đến đây nghênh đón Tam điện hạ vào thành tiến cung.”

Tướng sĩ phía sau Diên Hằng lập tức hô to: “Ta khinh! Ai mà biết các ngươi đang có sắp đặt gì! Chúng ta tháo giáp vào thành, liệu được mấy người còn sống trở ra? Chiêu ‘Gậy ông đập lưng ông’ này của các ngươi cũng không cần lộ liệu như thế chứ!”

Diên Hằng không lên tiếng, hắn cũng rất lo lắng nhưng lại cảm thấy chuyện tình không đơn giản như vậy.

Quả nhiên, Trương Thiên sau khi nghe xong cười lắc đầu, hỏi ngược lại vị tướng sĩ kia: “Lão già có từng nói muốn chư vị vứt bỏ binh giáp chưa?”

Người phía sau Diên Hằng nghe thấy hai mặt nhìn nhau, không khỏi thấp giọng bắt đầu bàn luận.

Trương Thiên cũng không tức giận, chỉ nhìn Diên Hằng trước mặt, nói: “Tam điện hạ, ý ngài thế nào?”

========================

(1): Xuân vũ kinh xuân là 1 phần trong bài thơ “Xuân vũ kinh xuân thanh cốc thiên, hạ mãn mang hạ thử tương liên. Thu xử lộ thu hàn sương giáng, đông tuyết tuyết đông tiểu đại hàn. Mỗi nguyện lưỡng tiết bất biến canh, tối đa tương sai nhất lưỡng thiên. Thượng bán niên phùng lục trập nhất, hạ bán niên phùng bát trập tam.” Để chỉ 24 khí tiết của Trung Quốc cổ đại dùng để chỉ đạo nông nghiệp canh tác, đây là kết tinh trí tuệ của người nông dân sau biết bao nhiêu kinh nghiệm lao động thời cổ đại. 4 chữ Xuân vũ kinh xuân xuất phát từ 4 ý sau đây: 立春 Lập xuân: bắt đầu mùa xuân, 雨水 Vũ thủy: mùa mưa bắt đầu, lượng nước mưa tăng dần, 惊蛰 Kinh trập: 蛰Trập nghĩa là dấu, tàng, chỉ sấm xuân đánh thức những động vật đang ngủ đông dưới lòng đất., 春分 Xuân phân: 分nghĩa là phân đôi, ngày và đêm dài bằng nhau. (Nguồn: Kiến Thức Tiến Trung)
Bình Luận (0)
Comment