Hắc Phong Thành Chiến Ký

Chương 187

Edit: Ruby

Triển Chiêu cùng Bạch Ngọc Đường chạy tới đầu phố Hắc Phong Thành thì thấy được một "kỳ quan".

Chỉ thấy Thiên Tôn và Ân Hậu sai một nhóm tiểu đồ đệ đem hơn trăm vị chưởng môn đang kêu ngao ngao vây lại trong góc thành lâu, hai lão gia tử thì đang thương lượng xem nên luộc hay là chưng.

Mấy vị cao tăng Thiếu Lâm theo Triển Chiêu bọn họ ra tới đây liên tục niệm Phật, võ lâm Trung Nguyên xong rồi!

Triển Chiêu và Bạch Ngọc Đường đứng một bên nhìn chứ không tiến lên, Lâm Dạ Hỏa hỏi, "Hai ngươi không lên à?"

Triển Chiêu sờ sờ cằm, "Thật ra chưng lên cũng rất tốt, giữ lại chung quy cũng chỉ là tai họa."

Bạch Ngọc Đường ở một bên gật đầu tỏ vẻ đồng ý.

Khiến cho mấy vị cao tăng trợn trắng hai mắt.

Cuối cùng, Tiểu Tứ Tử vỗ vỗ cánh tay Lâm Dạ Hỏa, ý là, thả bé xuống.

Lâm Dạ Hỏa thả Tiểu Tứ Tử xuống đất, chỉ thấy bé bạch bạch bạch chạy tới trước, vươn hai tay, mỗi tay một người, nắm lấy tay áo Ân Hậu và Thiên Tôn.

Thiên Tôn và Ân Hậu cúi đầu vừa thấy là Tiểu Tứ Tử thì sắc mặt lập tức trở nên tốt hơn nhiều.

Tiểu Tứ Tử còn rất nghiêm túc kéo hai người trở về, vừa đi vừa quở trách, "Hai người không nên như vậy nha! Sao lại ỷ lớn hiếp bé!"

Thiên Tôn và Ân Hậu không dám phản kháng, ngoan ngoãn bị Tiểu Tứ Tử kéo về.

Mấy vị cao tăng Thiếu Lâm chắp tay thi lễ với Tiểu Tứ Tử, mà đám quần hùng giang hồ đại nạn không chết "vèo vèo" thoáng cái tan tác chim muông, thẳng tiến về khách điếm, cầm lấy hành lý, ngay cả trang sức châu báu đều không kịp thu dọn, nhanh chân liền chạy khỏi Hắc Phong Thành, chạy trốn về Trung Nguyên.

Tiểu đồ đệ Phái Thiên Sơn cùng học sinh trường Thái Học thấy "đại ca cầm đầu" bị kéo đi, liền cũng thu quân ngừng chiến(*) theo mọi người về quân doanh.

(*) Nguyên gốc: Yển kì tức cổ: Xếp cờ im trống, mang nghĩa âm thầm chấm dứt hành động, ngừng công kích, đem quân đi ngầm, không để lộ hành tung.

...

Vừa mới tiến vào đại doanh thì thấy Âu Dương Thiếu Chinh và Long Kiều Quảng nâng một cái sọt vuông lớn đựng đào mừng thọ đi qua, phía sau còn có nhiều quan binh đi theo, nâng bánh trường thọ, mì trường thọ các loại.

Triển Chiêu rất tò mò, hỏi, "Hôm nay là sinh thần của ai à?"

"Sinh thần sáu mươi sáu tuổi của Lỗ Nghiêm lão gia tử, Nguyên soái nói phải chúc mừng một chút." Âu Dương vừa nói vừa gọi mọi người vào soái trướng ăn tiệc mừng thọ.

Không khí trong quân doanh rất náo nhiệt, hiển nhiên Lỗ Nghiêm lão gia tử rất được yêu quý, buổi chiều các tướng sĩ đều được nghỉ, uống rượu ăn thịt chúc mừng.

Thiên Tôn cảm thấy rất ngoài ý muốn, "Ác! Lỗ Nghiêm trông hơn tám mươi, thì ra mới chỉ sáu mươi sáu thôi?"

Ân Hậu cũng gật đầu, "Hóa ra vẫn còn là tiểu bằng hữu."

Bọn Triển Chiêu dở khóc dở cười, sáu mươi sáu mà vẫn còn là tiểu bằng hữu...

"Lão gia tử nhọc lòng quá mà." Lâm Dạ Hỏa chỉ biết lắc đầu, "Nhìn nếp nhăn đầy mặt kìa, Liễu đại gia nhà chúng ta đã gần một trăm cũng không thấy nhiều nếp nhăn như vậy, lại nhìn xem hòa thượng nhà ta, trơn bóng không một nếp nhăn!"

Triển Chiêu và Bạch Ngọc Đường theo bản năng liền xoay mặt nhìn trưởng bối nhà mình.

Lúc này Ân Hậu và Thiên Tôn đang vươn tay lấy đào mừng thọ trong giỏ ra, từ ngón tay đến lông mi, đích xác đều là bóng mượt nhẵn nhụi... hơn nữa phỏng chừng hai ngày nay đánh người giang hồ rất đã ghiền nên khí sắc nhìn rất tốt!

Triển Chiêu cùng Bạch Ngọc Đường không hiểu sao có chút hối hận, sớm biết vậy thì đã không tha cho mấy người giang hồ kia đi, cứ nhốt lại để hai lão gia tử không có việc gì tiêu khiển cũng tốt mà.

...

Trong đại viện trước soái trướng bày nhiều cái bàn, Triệu Phổ và Lỗ Nghiêm ngồi chính giữa, tứ đại danh tướng và thập đại phó tướng đều tới đông đủ, một đám tướng quân bưng chén rượu mời lão gia tử, tư thế kia, không say không về.

Triển Chiêu, Bạch Ngọc Đường và Lâm Dạ Hỏa cũng đều ngồi xuống, nhận chén rượu cùng các tướng sĩ nâng chén chạm cốc, không khí rất tốt.

Hôm nay thập đại phó tướng đều đến đông đủ, nhộn nhịp lại đây mời rượu Thiên Tôn và Ân Hậu.

Thiên Tôn và Ân Hậu đều không thể nhớ được ai tên gì, Hạ Nhất Hàng liền cầm chén rượu cùng ngồi một bên, vừa giới thiệu cho nhị lão.

Thập đại phó tướng, hai người dưới trướng Triệu Phổ, tám người khác, bốn vị danh tướng mỗi người có hai người dưới trướng. Cao thủ trong Triệu gia quân nhiều như mây, Triệu Phổ biết người khéo dùng thưởng phạt phân minh, có thể làm được chức vị tướng quân, kia đều là nhân tài vạn người chọn một.

Người tới trước mời rượu Thiên Tôn và Ân Hậu là Thanh Lân và Lê Yên.

Hai vị tướng quân trẻ tuổi này tướng quân trực thuộc Triệu Phổ.

Thanh Lân nhân xưng "Lân Giáp tướng quân", một thân thiết công, đánh đâu thắng đó, tính cách nội liễm rất nghe lời, rất được Triệu Phổ tín nhiệm.

Toàn thân Thanh Lân cơ hồ một nửa làn da đều bị lân giáp màu xanh bao trùm, huyết thống hỗn huyết, Lân Giáp quân do hắn suất lĩnh cơ hồ cũng đều là hỗn huyết, là một chi tiểu phân đội có sức chiến đấu cực mạnh trong Triệu gia quân, cơ động linh hoạt.

Lê Yên là hậu duệ danh tướng, là một trong hai vị nữ tướng duy nhất trong quân đội của Triệu Phổ, nàng có được công phu của Hắc Thủy Cung, mỗi lần đánh trận đều thích mặc một thân nhuyễn giáp màu đen, nhân xưng "Hắc Yêu" ở Tây Vực, giỏi về bày binh bố trận, am hiểu binh pháp.

Hai vị này kính rượu xong, Hạ Nhất Hàng lại giới thiệu cho nhị lão hai vị phó tướng dưới trướng của mình.

Tất cả mọi người đều rất quen thuộc với hai vị phó tướng Trung Lộc quân, một vị là phó tướng đắc lực nhất của Hạ Nhất Hàng, Manh Giáng Thẩm Thiệu Tây. Vị còn lại là phó tướng nhỏ nhất trong quân, tướng quân ngốc Phong Khiếu Thiên.

Thẩm Thiệu Tây là nho tướng danh xứng với thực, người này bẩm sinh mù lòa nhưng võ công cực cao, tâm tư kín đáo thông minh tuyệt đỉnh, là trợ thủ đắc lực của Hạ Nhất Hàng.

Mà trái ngược với Thẩm Thiệu Tây điềm tĩnh cẩn thận, Phong Khiếu Thiên lại là mãnh tướng ào ào dễ xúc động. Đừng nhìn tiểu tướng quân dũng mãnh như vậy nhưng gặp thời khắc quan trọng vẫn rất nhanh trí, hơn nữa người ngốc có phúc của người ngốc, tuổi còn nhỏ mà đã là chiến công hiển hách.

Âu Dương Thiếu Chinh cũng mang theo hai phó tướng nhà mình đến mời rượu.

Dưới trướng Hỏa Kỳ Lân cũng là hai vị một nam một nữ phó tướng, nữ chính là Miêu Bát Thải, nam là Tinh Minh Linh, đều là người ngoại tộc và đều có thiên phú dị bẩm.

Miêu Bát Thải được mọi người tặng cho danh hiệu "Ngân Hạt Tử", là vị tướng lĩnh Triệu qua quân bị chư tướng Tây Vực sợ nhất. Bình thường nàng rất thích ăn diện như Miêu nữ, một thân trang sức bạc đi đến đâu đều kêu đinh đinh đang đang không ngừng, nàng giỏi về dùng độc, tinh thông dưỡng cổ, vả lại tính cách nóng nảy cực kỳ không dễ chọc, cái gọi là hậu châm của ngân hạt vĩ, chính là chỉ cần bị châm một cái sẽ mất mạng.

(*) hậu châm của ngân hạt vĩ: móc độc ở đuôi của bọ cạp bạc.

Tinh Minh Linh có vóc người cường tráng sức mạnh vô cùng, nhưng tính cách lại cực kỳ khiêm tốn điềm tĩnh.

Tính tình của Âu Dương Thiếu Chinh vốn nóng nảy, hơn nữa lại thêm Miêu Bát Thải, toàn bộ tiên phong doanh đều tựa như thùng hỏa dược, cũng may mà có Tinh Minh Linh ở đây, nếu hai người kia bùng nổ thì hắn có thể kiềm chế bớt hai người họ lại.

Âu Dương kính rượu xong, Trâu Lương mang theo bộ hạ nhà mình đến.

Hai vị phó tướng nhà Trâu Lương, một vị có danh xưng "Muộn Oa" là Tần Duyệt, một vị khác được xưng là "Thiếu Gia" Hứa Kham.

Bầu không khí ở Tả Lộc quân cực kỳ "kỳ lạ", vốn Trâu Lương chính là "Ách Lang", ba cây gậy cũng không đánh ra được chút rắm nào, Tần Duyệt lại là phản ứng cực "chậm", hỏi hắn một câu, chờ hai canh giờ sau may ra hắn mới đáp lại được một câu với ngươi. Nhưng cũng chính là vị "chậm nửa nhịp" Tần Duyệt này lại cực kỳ giỏi tấn công nhanh, tiến công chớp nhoáng bách chiến bách thắng, thường phối hợp với bầy sói đồng thời hành động, tác phong lúc nghiêm túc rất giống Trâu Lương, nhanh, chuẩn, ngoan.

Hứa Kham là tam công tử nhà Hứa Ngọc Phong giàu đệ nhất Tây Bắc, thói quen sinh hoạt gần giống như Bạch Ngọc Đường, nguyên bản hai người cũng quen biết nhau, có thể hàn huyên cả ngày. Vị Hứa thiếu gia được "cưng chiều từ bé" này cực kỳ xoi mói, tiêu tiền như nước.

Bởi vậy hình thức giao lưu trong quân của Trâu tướng quân cơ bản đều thế này.

Sáng sớm Trâu Lương nói "Bầy chó nhỏ trong quân doanh sắp tới lúc trú đông", tới giữa buổi trưa Tần Duyệt mới kịp phản ứng, hỏi, "Chó con đều đã được sinh ra rồi?"

Mọi người không nói gì, đều đã sinh ra từ tháng trước rồi! Vậy mà tới hôm nay mới phát hiện...

Mà trong mấy canh giờ Tần Duyệt phản ứng, Hứa Kham nhẹ nhàng vung tay lên, đã sai người tạo một cái ổ chó còn xa hoa hơn cả quân trướng của Triệu Phổ cho lũ cún trải qua mùa đông.

Phong cách của Hứa thiếu gia nhất quán nhất với Ngũ gia chính là, nhìn thấy cái gì, nhướng mày một cái — mua! Nhìn thấy sâu, vung tay lên — đốt nhà!

Mặt khác, Hứa Kham lại giống như Hồng Tề Thiên, đều có một đôi mắt híp, hai người họ mà cười thì không thấy mắt đâu, chỉ còn lại hai khe nhỏ.

Cuối cùng vui tươi hớn hở chạy tới mời rượu thuận tiện giới thiệu phó tướng nhà mình là Hữu tướng quân Long Kiều Quảng.

Hai vị phó tướng trong truyền thuyết của tướng quân Nói Nhiều có thuộc tính giống hệt như Quảng gia, đều tương đối đặc biệt.

Một vị là "Hồng Vận tướng quân" đại danh đỉnh đỉnh, Hồng Tề Thiên. Một vị khác lại có danh xưng "Trường không vạn lý Trịnh Tây Quan", Trịnh Trường Không.

Hồng Tề Thiên có "hồng vận" trên đầu, vị này chính là vị tướng quân thần bí nhất trong Triệu gia quân, phàm là trận chiến do hắn xuất chinh chưa bao giờ chân chính đánh giáp lá cà, quân địch phần lớn đều bị "vận rủi" bao phủ, không chiến tự tan. Mặt khác, công phu dùng chân của Hồng Tề Thiên rất cao, có sức mạnh một cước đá Càn Khôn, vóc dáng không cao nhưng uy lực kinh người.

Hồng Tề Thiên và Hứa Kham ngoại trừ đều có một đôi mắt híp ra thì tính cách cũng tương đối giống nhau, hai người đều thuộc loại hình phúc hắc, bình thường nhìn rất thành thật dường như rất dễ gạt, nói chuyện cũng rất chậm rãi ung dung, nhưng chẻ ra sẽ thấy đen đến tận tâm! Đen còn hơn mực!

Trịnh Trường Không lại là một vị tướng "đặc biệt" khác.

Trịnh Trường Không cũng là hậu duệ danh tướng, dáng dấp tướng mạo đường đường, sử dụng thành thạo một thanh "trọng kiếm", võ công cực cao anh hùng khí khái, chỉ cần nhìn qua cũng biết là một vị đại tướng quân "điển hình".

Nhân sinh của vị tướng quân này vốn đang đi rất thẳng đường, chỉ là có một lần đi ngang qua Cuồng Thạch Thành, bị khuê nữ Cổ Liệt Dao của thành chủ Cổ Liệt Thanh chọn trúng, từ đó về sau con đường nhân sinh của đại tướng quân liền đi "lệch".

Cổ Liệt Dao là người thừa kế Hoàng vị của Cuồng Thạch Thành, tương đương với "thái tử", lúc trước cũng có nói Cuồng Thạch Thành này có chế độ nữ tôn nam ti tương đối đặc biệt, "thái tử" cô nương này cũng có tác phong khí thế bá chủ non sông, vừa thấy "tiểu mỹ nhân" liền định cả đời, lập tức xuống núi cướp người.

Trịnh Trường Không đừng nhìn bản thân rất lợi hại, bất đắc dĩ vị Đại vương tương lai Cổ Liệt Dao của Cuồng Thạch Thành này lợi hại hơn, hắn đánh không lại người ta, đành phải bị cướp đi làm "thái tử phi".

Chuyện này nói cụ thể cũng là hết sức buồn cười, lúc trước Tiểu Lương Tử từng kể qua một lần cho bọn Triển Chiêu nghe, mọi người cười cả đêm, khái quát một chút chính là, Trịnh Trường Không đang yên đang lành là hình tượng "đại anh hùng", thế mà lại lấy nhầm kịch phổ "tiểu mỹ nhân khuynh thành", gặp phải cảnh ngộ không biết nên khóc hay nên cười.

Quan hệ của Cuồng Thạch Thành và Hắc Phong Thành rất tốt, Cổ Liệt Dao ngoại trừ "khí phách đế vương" ra thì dáng vẻ thật ra rất đẹp mắt, tình cảm dành cho Trịnh Trường Không rất sâu nặng, đều sắp đến trình độ yêu giang sơn càng yêu mỹ nhân, cần mỹ nhân không cần giang sơn, tư thế kia, cưới không được Trịnh mỹ nhân, nàng chẳng cần làm hoàng đế!

Cổ Liệt Thanh bị khuê nữ gây sức ép đến không chịu nổi, đành phải đòi người từ Triệu Phổ.

Cửu Vương gia cũng là kẻ chỉ sợ thiên hạ không loạn, gõ nhịp liền đem Trịnh Trường Không "gả" ra ngoài.

Triệu Trinh còn thêm phiền, tứ hôn một cái, tặng thêm rất nhiều "đồ cưới", thời điểm lo việc vui năm đó khiến cho toàn Tây Vực đều oanh động!

Cha của Trịnh Trường Không là lão tướng quân Trịnh Viễn Sơn cũng là một người hào sảng, phong phong quang quang liền đem nhi tử "gả" ra ngoài, còn dặn dò hắn qua cửa phải hầu hạ "tức phụ nhi" thật tốt, tam tòng tứ đức sớm sinh quý tử, tóm lại cực kỳ loạn.

Trịnh Trường Không chỉ còn biết đỡ trán, hoang mang bản thân mình đụng phải toàn là loại người gì vậy.

Chỉ chớp mắt đã thành hôn hơn bốn năm, phu thê ân ái, còn sinh được một đôi khuê nữ song bào thai, việc này tại Cuồng Thạch Thành tương đương với một mạch sinh được hai "thái tử", khiến cho Cổ Liệt Thanh mừng rỡ mà khen ngợi "con dâu" "vượng phu"...

Thiên Tôn và Ân Hậu cũng nghe qua quá khứ truyền kỳ của Trịnh Trường Không, nhìn vị đại tướng quân uy vũ anh tuấn này, cũng nhịn không được "phụt" một tiếng.

Trịnh Trường Không cũng quen rồi, có đôi khi bản thân hắn cũng cảm thấy những gì mình đã trải qua chỉ có thể dùng một chữ "phụt" mới có thể khái quát được.

Triển Chiêu cùng Bạch Ngọc Đường liền hỏi Trịnh Trường không chuyện sương mù ở Khiếu Lâm.

Ngoài dự liệu của mọi người, Trịnh Trường Không cũng chưa thấy qua kỳ cảnh sương mù ở Khiếu Lâm thực sự, nhưng quả thật hắn từng nghe nói qua, người gặp qua cảnh tượng này ở Cuồng Thạch Thành không ít.

Nghe nói Triển Chiêu và Bạch Ngọc Đường muốn mang Thiên Tôn và Ân Hậu đến Cuồng Thạch Thành, Triệu Phổ cũng xáp lại, đề nghị đi cùng.

Triển Chiêu và Bạch Ngọc Đường có chút ngoài ý muốn nhìn Triệu Phổ, theo lý thuyết thì gần đây hẳn là Cửu Vương gia phải rất bận mới đúng, nghĩ như thế nào lại muốn chạy đến Cuồng Thạch Thành du ngoạn? Là muốn thay đổi tâm tình?

Triệu Phổ vỗ vỗ Trịnh Trường Không, để hắn hỗ trợ chuẩn bị một chút, bọn họ cùng đến Cuồng Thạch Thành, vừa lúc hắn cũng đến bái phỏng Cổ Liệt Thành bái phỏng.

Đây không phải chỉ là một câu nói thôi sao, Trịnh Trường Không phái người đi thông báo một tiếng, liền thành một chuỗi "nhà mẹ đẻ" "thái tử phi" tới cửa...

nG
Bình Luận (0)
Comment