Hóa Huyết Thần Công

Chương 11

Kỳ Kinh liền hỏi ngay :

- Sao Phùng huynh lại biết đấy là một trong những thứ bí bảo ở phủ Lang Nha?

Phùng Thông đáp :

- Vì tại hạ nhìn thấy trên mặt hộp sắt kia khắc năm chữ bằng lối cổ truyền "Lang Nha phủ Đan kinh" nên mới biết thế.

Kỳ Kinh trầm ngâm một lúc rồi lại hỏi :

- Hơn hai trăm năm nay những cái bí mật tại phủ Lang Nha kế tiếp xuất hiện ở nhân gian. Đáng tiếc là những vật xuất hiện lần nào cũng hồ đồ, chỉ có Phùng huynh kiến văn quảng bác, nhãn lực cao thâm dĩ nhiên tìm được chứng cớ thì mới có thể tin là sự vật đến tay mình không phải là giả tạo. Có điều tiểu đệ chưa hiểu Phùng huynh căn cứ vào điểm nào để phán đoán?

Phùng Thông nghe hắn hỏi như vậy trong lòng không khỏi khâm phục, bụng bảo dạ :

- Thằng cha này quả là tay lão luyện giang hồ. Hắn đã mở miệng hỏi làtrúng ngay vào mấu chốt khẩn yếu.

Lão đáp :

- Tại hạ chỉ căn cứ vào một điểm là chiếc hộp sắt này không sao mở ra được mà tin là của thật.

Kỳ Kinh ồ lên một tiếng rồi hỏi :

- Phùng huynh có thấy lỗ chìa khóa không?

Phùng Thông đáp :

- Dĩ nhiên là có. Tại hạ chưa rảnh để kiểm tra cho kỹ được, nhưng cũng biết rằng khóa hộp không han rỉ, cũng chưa bị hủy hoại mà cách chế tạo khóa ngầm lại cực kỳ tinh xảo. Nếu không đúng chìa khóa của nó thì khó lòng mở ra được.

Kỳ Kinh gật đầu lia lịa nói :

- Phùng huynh đã nhiều kinh nghiệm lại thừa từng trải mà còn không mở được khóa thì dĩ nhiên nó là một của báu bí mật ở phủ Lang Nha rồi.

Hai người nói chuyện tới đây thì Phùng Thúy Lam đã quay về. Trong tay nàng cầm một chiếc hộp dẹp mầu đen dài chừng thước rưỡi, rộng chừng 7, 8 tấc, cạnh dầy 4 tấc.

Phùng Thúy Lam đưa cái hộp cho phụ thân.

Phùng Thông lại đưa cho Kỳ Kinh. Kỳ Kinh đón lấy, xoay đi xoay lại coi rất kỹ. Lúc chuyển động, cái hộp quả nhiên có đựng vật gì nhưng nghe thanh âm không tài nào đoán ra được.

Kỳ Kinh coi một lúc rồi hỏi :

- Phùng huynh đã thử dùng toàn lực để mở khóa ra bao giờ chưa.

Phùng Thông đáp :

- Tại hạ đã phí nửa ngày trời và mất bao nhiêu tâm lực mà vẫn thất bại. Chẳng phải tại hạ nói khoác đâu : Nếu là thứ khóa thông thường thì tại hạ quyết mở được chẳng khó khăn gì.

Kỳ Kinh đáp :

- Phùng huynh nói thế là không sai rồi. Bây giờ chỉ còn cách đi kiếm những người thợ danh tiếng hoặc giả có thể mở ra được.

Phùng Thông hỏi :

- Ý kiến đó rất hay! Nhưng không hiểu ở đâu có thợ giỏi?

Kỳ Kinh trầm ngâm một lúc rồi đáp :

- Về chuyện này tiểu đệ cô lậu không hiểu mấy, nhưng theo tình lý mà nói thì e rằng chỉ có cách mang hộp đến kinh sư mới mong tìm được thợ khép.

Phùng Thông ngỏ lời cảm ơn.

Kỳ Kinh lộ vẻ không để ý dòm dỏ đến cái hộp liền cáo từ thượng lộ.

Hắn cùng A Liệt ra đường lớn rồi cho ngựa đi song song không mau mà cũng không chậm.

A Liệt không nhịn được cất tiếng hỏi :

- Kỳ đại thúc! Cái hộp sắt đó liệu có đáng khiến cho mọi người đem tính mạng ra mà tranh đoạt không?

Kỳ Kinh đáp :

- Nếu nó đúng là của báu bí mật ở phủ Lang Nha thì dĩ nhiên đáng lắm.

A Liệt lại hỏi :

- Phủ Lang Nha ở đâu?

Kỳ Kinh đáp :

- Phủ Lang Nha ở Chư Thành tỉnh Sơn Đông. Nhưng đó là việc từ 200 năm trước đây, chứ bây giờ không còn di tích gì nữa.

A Liệt hỏi :

- Theo nhận xét của Kỳ đại thúc thì cái hộp đó có phải là của thật không?

Kỳ Kinh đáp :

- Theo nhận xét của ta thì mười phần có đến tám là thật. Phừng Thông chỉ nói về một điểm là khóa hộp rất tinh xảo khó lòng mở ra được, nhưng ta còn phát giác ra cái hộp sắt này so với hộp sắt thường cùng một thể tích thì nó nặng hơn nhiều. Như vậy đủ tỏ hộp sắt này có điều khác lạ không phải là việc thông thường.

A Liệt liền hỏi đến chỗ hoài nghi tối hậu :

- Vậy sao Kỳ đại thúc lại không đoạt lấy?

Kỳ Kinh chỉ tủm tỉm cười, vẻ mặt rất thần bí, chứ không trả lời.

Trời xế chiều hai người vừa tới Lạc Dương. Kỳ Kinh vào thành mua cho chàng một cái rương dài hai thước và một ít quần áo bỏ vào đó.

A Liệt ăn cơm chiều xong, tắm rửa thay áo rồi lên giường ngủ ngay vì chàng đi đường nhọc mệt.

Vào khoảng nửa đêm không hiểu vì sao chàng đột nhiên thức giấc. Chàng dương mắt lên nhìn thấy ánh đèn chiếu vào tường vách liền nhớ ra đây là một khách sạn. Chàng liền nổi lòng nhớ mến quê hương cùng là tưởng niệm mẫu thân bị thảm tử rồi trằng trọc không ngũ nữa được.

Đột nhiên có tiếng người nói chuyện rất khẽ lọt vào tai. Chàng liền chú ý lắng tai nghe thì thanh âm rất quen thuộc của Kỳ Kinh.

Bỗng nghe hắn khẽ nói :

- Không cần đâu! Thằng nhỏ này mới ra khỏi nhà lần đầu mà bị một phen mệt muốn chết, nó ngủ say chẳng khi nào tỉnh giấc đâu.

A Liệt bụng bảo dạ :

- Lần này hắn đoán trật rồi. Ngờ đâu ta lại thức giấc vào đúng lúc này. Vậy ta phải lắng lặng nghe xem hắn cùng ai bàn chuyện gì?

Một người khác hỏi lại :

- Ngươi có nhận kỹ đó là cái hộp sắt thật không?

Thanh âm này lạ lắm. A Liệt chưa từng nghe thấy bao giờ.

Kỳ Kinh đáp :

- Nhất định không sai rồi. Đại ca thử nghĩ coi cái hộp này, trên khắc năm chữ cổ truyền "Lan Nha phủ Đan kinh". Cái đó thì không sai rồi. Tiểu đệ chỉ muốn biết lúc các vị đại ca hạ thủ tình hình ra sao?

A Liệt nghĩ thầm trong bụng :

- Người mà hắn kêu bằng đại ca kia chắc là anh cả trong Bắc Mang Tam Xà. Ta nhớ rõ bọn chúng đã nhắc tới hắn tên là Thập Bộ Đoạn Trường Đồ Đại Kính. Cái ngoại hiệu này nghe còn khủng khiếp hơn cả Xích Luyện Xà Kỳ Kinh, không phải hành động một mình thì người đàn bà tất là Đệ nhị độc xà.

Chàng không biết trong Bắc Mang Tam Xà lão nhị tên là gì mà chỉ gọi là Đệ nhị độc xà.

Bỗng nghe Đồ Đại Kính nói :

- Ta cùng lão nhị theo sự phỏng đoán của ngươi đến đón ở con đường tắt trên núi thì quả nhiên không ra ngoài sự tiên liệu của ngươi, Phùng Thông đi rất gấp. Chúng ta cướp được hộp rồi toan đến Bảo Phong ngay để kiếm một tay thợ khóa lành nghề là Trịnh Khánh mở hộp cho.

Kỳ Kinh nói :

- Ý kiến này rất hay, sao đại ca lại không đi ngay? Sau này chúng ta mới kiếm y thì khó lòng che mắt được kẻ khác.

Đồ Đại Kính đáp :

- Cái đó lẽ nào ta không nghĩ tới? Nhưng lúc bọn ta ra tay tập kích Phùng Thông thì đột nhiên có người đi quạ Dù chúng ta đã cải trang và che mặt nhưng cũng không dám coi thường, phai? chia nhau mỗi người chạy một ngả.

Kỳ Kinh hỏi :

- Người qua đường đó phải chăng là một kẻ sĩ nổi danh trong võ lâm? Nếu không thế thì dù các vị có gấp rút chạy trốn, e rằng cũng bị lộ tẩy mất.

Đồ Đại Kính đáp :

- Đúng thế! Nhưng ngươi khó mà đoán được người đớ là ai? Y chính là Thiên Phong kiếm khách Trình Huyền Đạo trong Phong Hỏa Song Kiếm ở phái Võ Đương.

Kỳ Kinh lộ vẻ ngạc nhiên hỏi :

- Ủa! Thiệt tiểu đệ không đoán ra được! Các vị có giao đấu với y không?

Đồ Đại Kinh đáp :

- Lão nhị đấu với y được 5, 6 hiệp. Lúc đó tuy ta thừa thì giờ để giết người cướp của báu vật, nhưng ta không đánh chết Phùng Thông ngay đường trường mà chỉ điểm vào kỳ kinh đại huyệt của hắn để hắn rên rỉ nằm đó rồi ta kêu lão nhị cùng chạy trốn.

Kỳ Kinh nói :

- Hành động của đại ca như vậy thật là cao minh. Thiên Phong kiếm khách Trình Huyền Đạo là một tay đại hiệp đương thời, dĩ nhiên y lấy việc cứu người làm trọng mà tất phải bỏ qua các vị để cứu người trước. Khi y đã hiểu ra tình trạng của Phùng Thông biết là không còn cách nào cứu trị được thì hai vị đã xa chạy cao bay rồi.

Hắn ngừng lại một chút rồi tiếp :

- Nhưng phái Võ Đương rất nhiều kỹ thuật bí hiểm lại có linh dược thần diệu vô cùng. Giả tỷ họ cứu sống được Phùng Thông thì e rằng vụ anh em chúng ta cướp báu vật này sẽ đồn đại ra khắp giang hồ rất mau chóng.

Đồ Đại Kính trầm ngâm một lúc rồi nói :

- Không có đâu. Thiên Phong kiếm khách Trình Huyền Đạo mà cứu sống được Phùng Thông thì chúng ta chỉ còn nước là ẩn lánh suốt đời.

Kỳ Kinh nói :

- Tiểu đệ cũng lo xa như vậy mà thôi. Có điều lúc đó mà gặp Thạch Hỏa kiếm khách Hà Huyền Thức thì hậu quả chưa biết đến đâu mà lường.

Đồ Đại Kính nói :

- Chúng ta mới lần đầu qua lại mấy chiêu với tay cao thủ phái Võ Đương, nhưng cũng nhận ra bọn Phong Hỏa Song Kiếm quả là danh hư bất hư truyền. Nếu lấy một chọi một nhất định chúng ta sẽ bị thất bại. Sau này mình có chạm trán bọn họ phải cẩn thận lắm mới được. Hay hơn hết là chúng ta đừng động thủ với họ.

Kỳ Kinh nói :

- Tiểu đệ ghi nhớ rồi.

Đồ Đại Kính lại nói :

- Lão nhị đã qua lại mấy chiêu với Trình Huyền Đạo, chắc y không hiểu được lai lịch bọn tạ Có điều bất cứ việc gì cũng phải cẩn thận. Ta phải nghe ngóng tình hình xem sao đã rồi sẽ xử trí báu vật của phủ Lang Nha cũng chưa muộn.

Kỳ Kinh hỏi :

- Đại ca định đem cất dấu vật đó vào đâu?

Đồ Đại Kính đáp :

- Ta đã nghĩ kỹ thì vật báu này phải tìm một nơi rất ổn thỏa mà lúc nào muốn lấy là được ngay mới xong. Theo ta nghĩ thì cứ để nó bên mình thằng nhỏ kia là ổn hơn hết.

A Liệt trong lòng kinh hãi nghĩ thầm :

- Cái hộp sắt đó khá lớn mà để trong mình ta tất bị người ngoài trông thấy. Nếu họ tưởng ta đánh cắp thì làm thế nào?

Đồng thời chàng nhớ tới Phùng Thúy Lam, nàng thiếu nữ xinh đẹp mà đối với chàng rất tử tế. Nay nàng đã mất phụ thân thì lâm vào tình trạng rất đáng sợ.

Kỳ Kinh bỗng bật tiếng cười khiến chàng lại chú ý lắng tai nghe thì thấy hắn bảo :

- Tiểu đệ đã nghĩ tới điểm này, nên lúc vào thành mua cho thằng nhỏ một cái rương bé và đã thu xếp đâu vào đó rồi. Đáy rương có hai tầng. Tầng dưới để hộp thì vĩnh viễn gã cũng không biết.

A Liệt lẩm bẩm :

- Các ngươi cứ việc mà đắc ý đi! Hiện giờ ta đã biết hết rồi. Hừ! Sớm muộn gì rồi ta sẽ quẳng cái rương đó xuống sông Hoàng Hà thử xem bọn ngươi còn kiếm lại được chăng?

Bỗng nghe Đồ Đại Kính nói :

- Nếu thế thì hay tuyệt! Thằng nhỏ này hiện nay có người bảy môn phái lớn ngấm ngầm hộ vệ. Thật là chẳng có chỗ nào ổn định hơn được.

Bọn chúng mở rương cất hộp sắt vào.

Đồ Đại Kính lại nói :

- Dọc đường ta cùng lão nhị ngấm ngầm chiếu cố, vậy ngươi cứ yên lòng.

Lát sau đèn lửa vụt tắt. A Liệt biết là Đồ Đại Kính đã len lén rút đi rồi, nhưng làn sóng tư tưởng của chàng không ngớt nhô lên hụp xuống trong cõi lòng.

Chàng nghĩ lui nghĩ tới hồi lâu rồi ngủ đi lúc nào không biết.

Từ hôm đó chàng giả vờ chẳng để ý gì đến cái rương kia.

Kỳ Kinh cột rương lên yên cho chàng một cách rất chắc chắn. Giả tỷ nửa đêm hôm đó mà chàng không thức giấc nghe lỏm được câu chuyện bí mật kia thì nhất định cho là Kỳ Kinh rất quan tâm đến mình, trông nom cho từng ly từng tý.

Bọn họ nhắm về phía Tây mà đi. Đến ngày thứ tư thì đến một tòa cổ thành.

Dọc đường A Liệt vẫn lưu tâm xem có cơ hội nào là liệng rương xuống sông Hồng Hà, nhưng chẳng có dịp nào cả. Chàng cũng không nghe họ nói chuyện gì liên quan tới Phùng Thông nữa.

Ở lại thành Tây An một ngày. A Liệt nghe Vương lão phu tử nói cố đô Hàm Dương có nhiều nơi cổ tích danh thắng, chàng rất muốn đi coi, nhưng Kỳ Kinh không cho chàng ra khỏi cửa một mình, nên chàng rất lấy làm thất vọng.

Sáng sớm hôm sau. A Liệt dùng điểm tâm rồi quay ra nói chuyện với một tên điếm tiểu nhị về những nơi cổ tích trong khu vực này, thì nơi nào tiểu nhị cũng biết hết và nói cho chàng nghe.

Kỳ Kinh cũng ngồi đó nghe một lúc rồi đứng dậy ra chỗ khác.

Gã tiểu nhị liền có thái độ úp mở nói :

- Tiểu gia có một vị khách quan ở viện phía đông đang chờ đó.

A Liệt ngạc nhiên hỏi :

- Ai vậy?

Tiểu nhị đáp :

- Ycũng là một vị thiếu gia rất diêm dúa tính tìnhg khoán đạt. Công tử qua đó coi sẽ biết.

A Liệt càng kinh dị hơn, tự hỏi :

- Bình sinh ta là một đứa nhỏ nghèo nàn khổ sở, có quen biết vị thiếu gia sang trọng nào bao giờ đâu?

Chàng liền đáp :

- Thế thì y nhận lầm người đó.

Tiểu nhị vội nói :

- Không phải! Không phải! Y bảo rõ ràng công tử cứ gặp y là sẽ biết ngaỵ Vậy công tử hãy qua đó coi xem có mất mát gì đâu.

A Liệt nổi tính hiếu kỳ, ý niệm này vượt lên trên nỗi nguy nan, liền cất bước đi ngaỵ Khi chàng khoa chân bước vào cửa viện, sực nhớ tới vụ mẫu thân bị thảm tử mà tên hung thủ kia, theo những tin tức nhận được, còn muốn sát hại cả chàng nữa, nên chàng đi gặp người lạ mặt không khỏi e dè. Biết đâu vị thiếu gia nào đó chẳng phải là hung thủ giả trang. Khi tới nơi sẽ đối phó bằng cách nào?

Chàng còn đang ngẫm nghĩ thì cả chân thứ hai cũng đã bước vào viện. Lúc này chàng muốn rút lui cho lẹ thì một bàn tay ở bên cạnh vươn ra nắm lấy chàng. Chàng bị bóp mạnh quá cơ hồ gãy xương cánh tay, đau điếng cả người. Miệng há hốc mà không kêu thành tiếng được. Chàng bị kéo tuột vào trong, người bên ngoài không trông thấy nữa.

Thế đã hết đâu! A Liệt tưởng chừng như đang đằng vân giá vũ rồi được đem vào một gian phòng. Đến bây giờ mà chàng vẫn chưa biết mặt mũi người ám toán mình.

A Liệt la thầm trong bụng :

- Cuộc đời của ta đến đây là hết!

Chàng chỉ còn chờ đao phủ đến chặt đầu.

Dè đâu luồng lực đạo nắm lấy tay chàng đột nhiên biến mất. Nỗi đau khổ cũng không còn. Bất giác chàng hít mạnh một hơi rồi ngoảnh đầu nhìn ra.

Giữa lúc ấy trước mắt chàng hiện ra một lưỡi đao trủy thủ, hàn quang lấp loáng. Mũi đao nhọn từ từ đua tới gần chí vào cổ họng chàng rồi dừng lại không cử động.

Tình trạng này khiến cho chàng bở vía, toàn thân toát mồ hôi lạnh ngắt.

Chàng tự hỏi :

- Quả nhiên người này định giết ta, nhưng không biết họ là ai.

Chàng lại nhớ tới cái chết của mẫu thân rồi cho người này là tên hung thủ đó không còn nghi ngờ gì nữa. Bất giác chàng lẩm bẩm một mình :

- Chẳng lẽ ta lại chết dưới lưỡi đao oan nghiệt của hung thủ một cách mờ ám thế này? Làm sao hung thủ sắp hạ sát mà không cho ta thấy mặt một lần.

Lửa cừu hận khích động dùng khí chàng bốc lên ầm âm. Đột nhiên chàng ngoảnh đầu trông ra thì thấy đối phương đứng đó. Chàng coi rất rõ ràng quả nhiên tiểu nhị không nói dối. Đối phương là một chàng trẻ tuổi diêm dúa, quần áo rất hoa lệ trông chẳng khác một vị thiếu gia giầu sang.

Mặt mũi đối phương chàng coi rất quen thuộc nhưng trong lúc thảng thốt chàng nghĩ không ra là đã gặp y ở đâu?

A Liệt nghiến răng hỏi :

- Ngươi là ai? Mẫu thân ta cũng bị ngươi hạ sát phải không?

Gã thiếu niên xinh đẹp kia dương cặp mặt thao láo ra rồi lắc đầu quày quạy, hạ thấp giọng xuống đáp :

- Việc giết mẫu thân ngươi không liên quan gì đến tạ Ta chỉ định giết ngươi mà thôi.

A Liệt hậm hực nói :

- Đồ hèn nhát! Không dám nói thiệt.

Thiếu niên xinh đẹp chau mày đáp :

- Nếu quả thật ta giết mẫu thân ngươi thì khi nào lại không dám nhận? Chẳng lẽ ta nói ra còn sợ ngươi làm gì được ta chăng? Thật là tức cười!

A Liệt nói :

- Dĩ nhiên là ngươi sợ hãi, nên sát nhân rồi không dám thừa nhận.

Thiếu niên xinh đẹp hỏi :

- Việc gì ta phải sợ ngươi?

A Liệt đáp :

- Những người bảy môn phái lớn kiếm được ngươi hay không ta chẳng cần biết, nhưng ngươi sợ thừa nhận rồi ta đây sẽ biến thành lệ quỷ đến kiếm ngươi để xử trí.

Thiếu niên xinh đẹp trầm ngâm một lúc rồi hỏi :

- Thôi đừng nói trăng nói cuội nữá! Ngươi có nhận được ta là ai không?

A Liệt trừng mặt lên nhìn đối phương một lúc rồi lắc đầu đáp :

- Ta trông quen lắm, nhưng không nhớ được đã gặp ngươi ở đâu.

Thiếu niên xinh đẹp dùng thanh âm thường nhật của mình hỏi lại :

- Ngươi không nhận được ta thật ư?

A Liệt sửng sốt la lên :

- Ủa! Té ra là cô!

Nguyên thiếu niên xinh đẹp này thanh âm rất lọt taỵ Y là một cô gái. Bây giờ A Liệt mới nhận ra là Phùng Thúy Lam đã cải dạng nam trang. Bất giác chàng run sợ nên nghĩ bụng :

- May mà là nàng, chứ nếu mụ đàn bà búi tóc cao thì cái mạng ta xong đời rồi.

Nhưng chàng lạc quang không khỏi có chút quá sớm, vì lưỡi đao trủy thủ của Phùng Thúy Lam vẫn chĩ vào nơi yếu hại trên cổ họng chàng. Mũi đao sắc nhọn, chàng cảm thấy lạnh buốt và hơi đau.

Phùng Thúy Lam nói :

- Hay lắm! Bây giờ ngươi đã nhận ra ta, vậy ta muốn giết ngươi.

A Liệt kinh ngạc hỏi :

- Tại sao vậy?

Phùng Thúy Lam đáp :

- Ta tự biết mình không địch nổi Kỳ Kinh nên phải tìm ngươi để làm một tên tử quỷ thay hắn.

A Liệt nói :

- Té ra là thế! Nhưng ta với hắn.

Chàng vừa nói tới đây bỗng bên ngoài có tiếng bước chân vọng lại. A Liệt cảm thấy dưới nách bị tê chồn. Miệng chàng không phát thanh được nũa.

Tiếng bước chân đi khỏi rồi, Phùng Thúy Lam mới lạnh lùng nói :

- Tuy ta không muốn đối phó với ngươi bằng cách này, nhưng vì mối thù của phụ thân bắt buộc ta phải xử trí như vậy mới xong.

Thanh âm nàng cực kỳ lạnh lẽo tỏ ra sát khí rất mãnh liệt.

A Liệt nghe xong người run bần bật, nhưng khổ ở chỗ nói không ra tiếng. Chàng la thầm :

- Trời ơi! Ta thật chết oan rồi. Nhưng Phùng cô nương biết nội tình nên trút hận lên đầu tạ Ta chẳng thể trách nàng được.

Chàng thất đối phương đầy lửa hận thù phát ra giọng nói biết là mình sẽ bị chết uổng trong nháy mắt. Nàng chỉ khẽ chỉ mũi đao thêm một cái là sinh mạng chàng không còn nữa.

Giữa lúc cái sống và cái chết chỉ khẽ chừng sợi tóc, chàng phát giác tuy mình không lên tiếng được nhưng đầu mày khoé mắt vẫn còn chuyển động.

Phùng Thúy Lam phát giác ra A Liệt có vẻ quái dị, tỷ như chàng nhíu cặp lông mày. Tròng mắt đưa lên đưa xuống hoặc liếc ngang liếc dọc. Nàng không khỏi lấy làm kỳ, chú ý nhìn xem thì thấy tròng mắt chuyển càng mau, trán toát mồ hôi.

Phùng Thúy Lam nhíu cặp lông mày, giơ tay ra vỗ một cái, miệng khẽ quát hỏi :

- Ngươi có điều chi muốn nói phải không?

A Liệt thở một hơi thấy đã có thể thốt nên lời, liền nói ngay :

- Trời ơi! Xuýt nữa thì cô nương giết lầm người, cô có biết không?

Phùng Thúy Lam hỏi lại :

- Sao lại lầm được? Ngươi không phải là A Liệt chăng?

A Liệt đáp :

- Tại hạ là A Liệt. Nhưng...

Chàng chưa nói hết thì đột nhiên một luồng cương khí nổi lên đút lấy cổ họng không thốt ra lời được nữa.

Phùng Thúy Lam cười lạt nói :

- Ngươi là A Liệt thì được rồí! Ngươi có điều chi xuống dưới Diêm vương mà nói.

A Liệt không ngờ vừa ra khỏi Quỷ môn quan được hai bước lại bị kéo vào, mà lần này không còn cách nào thoát nữa. Lòng chàng chán nản, nhắm mắt lại, chẳng buồn nghĩ gì đến nàng nữa.

Giả tỷ chàng lại dương mắt liếc mày thì Phùng Thúy Lam nhất định không chịu buông thạ Nhưng chàng đột nhiên nhắm mắt chờ chết lại khiến cho nàng rất lấy làm kỳ tự hỏi :

- Gã không sợ chết chăng? Hay còn nguyên nhân nào khác?

Nàng liền đưa ngón tay ngọc giải khai huyệt đạo cho A Liệt và trầm giọng hỏi :

- Ngươi có biết bọn Kỳ Kinh đã làm việc gì không?

A Liệt chỉ lắc đầu, chàng cũng không mở mắt nữa. Chẳng phải chàng phủ nhận vụ bọn anh em Kỳ Kinh giết chết Phùng Thông mà chỉ tỏ ra không lý gì đến nàng nữa.

Phùng Thúy Lam phát giác ra A Liệt có vẻ oán hận thì vừa tức mình vừa nghi ngờ, xẳng giọng nói :

- Dù ngươi không biết nhưng ngươi cũng đồng đảng với chúng thì ta giết ngưoi cũng như chặt chân tay chúng.

A Liệt không nhịn được nữa dương cặp mắt tức giận lên hỏi :

- Ai là đồng đảng vời bọn ác nhân đó? Chính hắn đã mấy lần chực hạ sát ta mà chưa có cơ hội. Hừ! Giả tỷ ta có võ công cao cường thì ta quyết tìm hắn để rửa hận.
Bình Luận (0)
Comment