[Hồi Ký Chiến Tranh Vn] Từ Chiến Trường Khốc Liệt

Chương 31

NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI

Trước khi đến Mátxcơva, tôi trở thành công dân Mỹ. Tôi đã nghĩ về điều đó trong nhiều năm qua kể từ ngày tôi đặt chân lên đất Mỹ năm 1971. Tôi sống ở Mỹ với tư cách không phải là người nhập cư mà là một nhà báo.

Tôi bắt đầu nghĩ về bản thân như một công dân của thế giới và ngần ngại khi những người bạn Mỹ quở trách tôi vì không cống hiến nhiều hơn cho đất nước nơi tôi sống và được trả lương trong nhiều thập kỷ. Tôi nhìn nước Mỹ trong con mắt một phóng viên thường trú nước ngoài. Nước Mỹ không phải quê hương của mình, thậm chí là của cả con cái tôi khi Andrew và Elsa lớn lên trên mảnh đất này.

Cuối cùng tôi bắt đầu suy nghĩ giống như một người Mỹ. Điều đó hình thành khi tôi làm tin về cuộc khủng hoảng bắt cóc con tin nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Iran mùa đông năm 1979. Tôi được cử tới Teheran vào ngày Giáng sinh. Tại tòa nhà giam giữ 50 nhà ngoại giao từ ngày 4-11 bởi những người ủng hộ Ayatollah Khomeini, số phận các con tin Mỹ vẫn không rõ ràng.

Khu vực đó chiếm khoảng 1 phần tư dặm trên đường Teleghan, được trang trí những panô chính trị bên ngoài tường đại sứ quán và trên những tòa nhà cao hai bên đường. Những panô bằng tiếng Anh liên tục được dán lên, nào là "Nước Mỹ không thể dọa một quốc gia đã chọn tử vì đạo từ thần Chết", nào là "Truyền thống của Mỹ là giết người". Hàng ngày, những đám đông tức giận, đi xe vào thành phố từ vùng nông thôn, diễu hành dọc đường, đôi khi mang theo hình nộm của Tổng thống Carter mà họ đốt trong tiếng reo hò ủng hộ. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Nhiệm vụ của tôi trở thành sự cầu nguyện hàng đêm, một cử chỉ ủng hộ cho những người bị bắt và sự thách thức đối với đám đông người Iran, những người đánh đập vào các phóng viên tập trung ở cổng. Những câu chuyện của tôi bắt đầu phản ảnh sự tức giận của bản thân. Tôi viết về cuộc biểu tình trước đại sứ quán như thể là một “hành lang tức giận" của người Teheran dựng lên. Thậm chí tôi cảm thấy, niềm vui cống hiến biến mất, và tôi phát hiện những câu chuyện nhạy cảm của mình đang đánh trúng tim đen của các biên tập báo Mỹ. Họ thể hiện tâm lý đó dưới những nhan đề lớn trên trang nhất.

Tôi ngạc nhiên với đam mê của chính mình nhưng đó chỉ là khởi đầu những đổi thay của tôi. Tôi đã luôn ôm lấy văn hóa Mỹ. Bây giờ tôi bắt đầu quan tâm cả chính trị địa phương và các cuộc thi thể thao. Điều đó xảy ra vài năm từ khi tôi bắt đầu cảm nhận mình giống như một người Mỹ thực thụ.

Cao trào cuối cùng chính là sự phá vỡ cuộc hôn nhân 20 năm của tôi với Nina, người chịu căng thẳng lâu ngày vì việc vắng nhà do công việc phải đi lại thường xuyên của tôi. Tôi đang làm việc với rất nhiều người trẻ. Tôi đã gặp Gerlind Younts, sau này là biên tập viên cho CNN ở văn phòng Washington.

Tôi cảm nhận ở Gerlind sở thích mạo hiểm mà tôi cũng có. Chúng tôi chuyển tới Atlanta và cô ấy trở thành nhà sản xuất của tôi. Nina và những đứa trẻ ở lại New York nơi Elsa học cấp ba và Andrew học đại học. Là công dân Mỹ trở thành phần logic trong những chân trời mới của tôi.

Tôi đã thề nguyện tại buổi lễ ở Atlanta, bang Georgia cùng một nhóm nhỏ những người châu Á, Phi và Âu. Mọi người tự hào khi chúng tôi giơ tay phải nói lời thề bổn phận với tổ quốc mới. Tôi cảm thấy đó là sự phá vỡ sạch sẽ với quá khứ.

CNN cho tôi sáu tuần học tiếng Nga và tôi cố gắng hết sức để học những kiến thức cơ bản. Tôi đã nhìn thấy một điều gì đó ở thế giới cộng sản, từng tới Hà Nội, Havana, phỏng vấn Fidel Castro và có một chuyến đi làm tin tới Bắc Triều Tiên. Thế giới cộng sản nghiêm khắc và buồn tẻ vì vậy Mátxcơva không có gì làm tôi ngạc nhiên.

Văn phòng Mátxcơva của CNN có vai trò quan trọng không chỉ là một phòng thường trú sản xuất tin bài đơn thuần mà còn thể hiện ước mơ của Ted Turner về việc quốc tế hóa của hãng tin. Con trai của Teddy Turner, J.r đang làm việc ở đó như một kĩ thuật viên.

Khi tôi hỏi mọi người ở CNN về Ted Turner, họ miêu tả ông ta như một người lập dị nhiều tiền, một thiên tài về truyền thông vệ tinh và thương mại. Họ kính trọng ông ta vì Ted Turner luôn biết kinh doanh, có đủ tiền trả cho nhân viên chứ không phải vì sự hiểu biết ngành truyền thông của ông ta. Tham vọng quốc tế hóa hãng tin CNN của ông ta được xem như lý tưởng hóa những mong ước ngây thơ.

Tôi cũng có những nghi ngờ của mình. Nhưng khi ông ta hiểu ra phải để việc điều hành các đội thể thao của mình cho những người quản lí của họ, Ted Turner rời công việc điều hành CNN cho những người quản lí bản tin và hiếm khi can thiệp.

Danh tiếng của ông ta ở Liên Xô đã giúp tôi làm việc vào đầu năm 1986 dễ dàng. Các nhân viên của Bộ Ngoại giao nhiệt tình giúp đỡ tôi. Tình thân ái trong quan hệ của chúng tôi với chính quyền Liên Xô không mất đi trong một thế giới báo chí phương Tây không đáng tin cậy.

Sự chỉ dẫn duy nhất tôi nhận được từ trung tâm là sản xuất càng nhiều câu chuyện càng tốt. Tôi nói với các nhân viên của mình, tôi muốn đưa điều gì đó lên hình hàng ngày và họ từ từ nới lỏng những quy định nghiêm ngặt về làm tin vốn dĩ không bao giờ có ở báo chí phương Tây nhiều thập kỷ, cho phép tôi phỏng vấn các quan chức nổi tiếng như Ngoại trưởng Andrei Gromyko và cung cấp các đầu mối tiếp cận lực lượng cảnh sát và quân đội.

Trong những tháng đầu tiên, chúng tôi làm tin về hậu quả sau thảm họa hạt nhân Chernobyl. Câu chuyện dễ dàng hơn tôi tưởng vì chính quyền Xôviết rơi vào tình trạng bất ổn bởi áp lực đạo đức của Tây Âu dưới sự đe dọa đầu độc hạt nhân.

Nhiệm vụ của tôi tại Mátxcơva diễn ra song hành với bối cảnh thăng tiến sự nghiệp của Mikhail Gorbachev. Chính sách thay đổi xã hội của ông ta đã đánh dấu một kỉ nguyên mới khi chính quyền Xôviết tiếp tục vi phạm lời hứa đối với cộng đồng Do Thái về việc mở rộng tự do và tăng thêm số lượng visa nhập cảnh.

Người Do Thái thường đi tới các đường phố Mátxcơva cùng biển hiệu trong các cuộc biểu tình bất ngờ. Chớp lấy thời cơ, chúng tôi thường làm tin về họ khi cảnh sát hay những gã KGB chạy vào dòng người, bắt người Do Thái và đẩy họ vào xe tải.

Một hôm tôi bị gọi tới Bộ Ngoại giao và được giáo huấn nhắc nhở về việc làm tin vô trách nhiệm. Tôi đáp lại rằng, phản ánh các cuộc biểu tình chỉ là một cách trình bày định nghĩa của CNN về bản tin. "Nhưng họ chỉ là người Do Thái", người chất vấn nói.

Cao trào của vấn đề này bùng nổ vào tháng 2-1987 trên con phố Arbat rải đầy đá sỏi đóng băng, con phố sáng tạo nổi tiếng ở Mátxcơva. Các nhà hoạt động xã hội Do Thái quyết định thử thách giới hạn chính sách cải cách của Gorbachev bằng cách tài trợ một chuỗi các cuộc biểu tình kéo dài hàng tuần nhằm thả tự do cho Joseph Begun - một nhà đối lập ra khỏi nhà tù chính trị ở Siberia.

Vợ anh ta, Ina Begun và những người tham gia khác bị cản trở trong những ngày đầu, nhưng vào cuối tuần chính quyền trở nên rất kiên nhẫn. Vào ngày 3-2, một đội gián điệp KGB hùng hậu tấn công đoàn biểu tình và giới báo chí bằng cách đấm đá, xô đẩy dòng người trên lối đi. Gerlind mang theo thiết bị âm thanh, cô ấy bị xô ngã và dẫm lên. Người quay phim của chúng tôi, Gay Shore, cố gắng giữ vị trí và phải lùi lại để bảo vệ thiết bị. Còn tôi, sau khi hứng chịu trận đấm đá, tôi bị kéo lê tới một hẻm và bị đánh gục xuống đất.

Tôi đã nhận ra nhân viên an ninh Mátxcơva theo dõi tôi. Hai kĩ thuật viên đặt máy nghe trộm ở buồng điện thoại ngoài cửa căn hộ. Cảnh sát đã cắt dây cáp thiết bị của chúng tôi.

Vào ngày Chủ nhật, 7-12, là ngày Gorbachev bay tới gặp Tổng thống Reagan trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên tại Washington, D.C, những người biểu tình Do Thái tập hợp tại công viên nhỏ trước Bộ Ngoại giao Mátxcơva. Chính phủ cử những người biểu tình và cuộc ẩu đả xảy ra. Chúng tôi ở giữa. Có tiếng va đập, la thét và chửi bới. Khi tôi cố gắng giúp các đồng nghiệp tác nghiệp thì bị một cảnh sát to lớn, mặc thường phục kéo sang một bên bắt đi.

Tôi trình thẻ phóng viên nhưng bị nhiều nhân viên KGB mặc thường phục kéo ngã qua đám đông và ném tôi vào một chiếc xe bus, nơi tôi bị các nhân viên an ninh có vũ trang canh giữ. Một cảnh sát giẫm gót chân lên hộ chiếu của tôi trước khi ném nó vào xe cho tôi. Khi xe bus đã đi xa, tôi làm cử chỉ từ nhẫn nhục với một nhân viên quay phim, người ghi hình sự việc của tôi. Tôi bị giữ tại đồn cảnh sát gần Bộ Ngoại giao, nơi một nhân viên cố ép tôi vào tội gây rối trật tự công cộng. Tờ Thời báo New York và Bưu diện Washington chỉ trích hành động của các nhân viên KGB trong phần xã luận.

CNN phản đối chính quyền Xôviết và nhận được một lời xin lỗi.

Trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi, cuộc biểu tình của người Do Thái vào tháng 12 là lần cuối cùng Mátxcơva có hành động cứng rắn.

Tôi đồng ý ở lại Mátxcơva ba năm cho CNN, nhưng tôi trở nên mệt mỏi với áp lực công việc và yêu cầu rời đi sau hai năm. Tôi trở về nhà sau khi Reagan về.

CNN cử tôi tới văn phòng Washington như một phóng viên thường trú an ninh quốc gia. Đó không phải là công việc mang lại cho tôi nhiều bản tin truyền hình. Hầu hết nguồn tin của tôi không muốn lên hình hoặc bị lộ diện. Chuyên đề gồm FBI và CIA, hai cơ quan chính phủ đặc biệt không sẵn sàng giúp đỡ báo chí nói chung hoặc cá nhân tôi nói riêng. Tôi không bận tâm.

Xôviết đã làm tôi kiệt sức và tôi cần nạp lại năng lượng cho mình. Nhưng khi chứng kiến những câu chuyện lớn trôi qua trước mắt mình, tôi lại không vui. Tôi không được điều động làm tin trong chuyến thăm lịch sử của Gorbachev tới Bắc Kinh và vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn hay những biến động ở Đông Âu dẫn tới kết thúc Chiến tranh lạnh. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

CNN đang sử dụng nhân viên trẻ hơn và một lần nữa tôi lo lắng về những ngày làm tin chiến tranh của mình đã kết thúc nhưng tôi tặc lưỡi, kiềm chế lời phàn nàn với Ed Turner. Tôi tự hứa với mình, rằng không bao giờ tôi vận động hành lang một cách hăng hái. Tôi không muốn liều lĩnh với tính cách khát khao. Tôi hy vọng những gì đã giành được trong hành trình tác nghiệp đời mình là lời biện hộ hiệu quả nhất. Truyện "Từ Chiến Trường Khốc Liệt (Live from the battlefield) "

Dù sao tôi cũng biết ơn công việc của mình. Sự thịnh vượng đã thay đổi CNN giống như âm thanh đã biến đổi Hollywood. Rất nhiều chuyên gia mà bắt đầu là Công ty bản tin truyền hình cáp không theo quy tắc này đã ra đi hoặc bỏ việc trong sự tức giận. CNN ngày càng giống những hệ thống truyền hình khác, thậm chí cả việc sa thải nhân viên.

Tôi sống thoải mái ở Washington cùng với số phận của mình nhưng không dễ gì chấp nhận nó. Hy vọng đã lóe lên. Mùa hè năm 1989 tôi được cử tới Nam Phi 2 tháng làm về chuỗi các sáng kiến hòa bình quốc tế mà Ted Turner gợi ý. Tôi đi tới Namibia, Angola, Zaize, Mozambique, Nam Phi và hành trình đó đã thắp lại ngọn lửa trong tôi.

Buổi tối ngày 19-12-1989, tôi ở nhà xem CNN truyền hình về khủng hoảng ở Panama. Trong vài giờ, các cuộc điện thoại từ những người dân nói về việc xây dựng lực lượng quân đội Mỹ bất ngờ được truyền hình trực tiếp. Họ suy xét rằng Mỹ đổ bộ vào Panama nhằm hất cẳng Manuel Noriega, người có thế lực khét tiếng nhưng không còn được lòng Chính quyền Bush. Tôi đã phỏng vấn Noriega trước đó vài năm khi ông ta còn là đồng minh của Mỹ và tôi quen thuộc với đất nước đó. Điện thoại reo và đó là Ed Turner. Ông ta nói muốn cử tôi tới Panama: "Anh là lựa chọn đầu tiên của chúng ta để tới đó". Tôi hoan hỉ lên đường sáng hôm sau.

Đó là Cuộc đấu tranh đầu tiên như sự kiện truyền thông. CNN tương đương với các hệ thống khác về nhân viên và kĩ thuật. CNN thuê máy bay Jumbo L1011 của hàng không Phương Đông ra khỏi Miami và bay vào căn cứ quân sự Howard ở Canal Zone. Chúng tôi mang theo thiết bị biên tập và đĩa vệ tinh riêng. Quân đội từ chối rất nhiều phóng viên vì tuyên bố rằng không có chỗ cho họ nhưng tôi là một trong mười nhân viên của CNN được ở lại.

Chúng tôi thiết lập trung tâm truyền hình tại câu lạc bộ sĩ quan Quarry Heights trong vài ngày. Hơn 50 nhân viên làm tin cả nam lẫn nữ sử dụng hai nhà vệ sinh và khẩu phần ăn đạm bạc, ngủ trên các bàn, sân bằng bê tông. Charles Jaco và tôi thay phiên nhau cùng các phóng viên thường trú của các hệ thống khác truyền hình trực tiếp hàng giờ từ thiết bị vệ tinh trong sân.

Chúng tôi ra ngoài cùng lính khi có thể và sục sạo thành phố Panama tìm kiếm các câu chuyện. Lầu Năm góc ngăn cản công việc làm tin về những cuộc tấn công xâm chiếm lúc đầu nhưng chúng tôi có thể theo sau những đánh giá về thảm họa và tổn thất. Tướng Noriega lẩn trốn, tránh né cuộc tấn công đầu tiên, nhưng khi ông ta xuất hiện vào ngày giáng sinh tại nơi ở của Papal Nuncio, CNN lập nơi làm tin trên tầng năm của Holiday Inn nhìn về phía đó và bắt đầu truyền tin 24 giờ một ngày.

Quân đội cố gắng quấy nhiễu về mặt tâm lí: bật nhạc rock ở mức độ chói tai, âm thanh được cả thế giới nghe thấy trên CNN. Chúng tôi truyền hình trực tiếp tới khi Noriega đầu hàng quân đội Mỹ vào ngày 3-1-1990.

Câu chuyện ở Panama cho thấy CNN có khả năng truyền hình trực tiếp về cuộc khủng hoảng lôi cuốn như thế nào. CNN bây giờ có kĩ thuật, kĩ năng và tài chính để thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp bất kì nơi nào trên thế giới
Bình Luận (0)
Comment