Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 17

Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 17: Ứng dụng kiến thức trong thực tế

Mẹ của Kiệt cũng tham gia vào lớp học là một bất ngờ khá lớn với tất cả mọi người trong lớp, kể cả là Anh Minh. Còn với Anh Kiệt, đây là một khó khăn không nhỏ, do mẹ cậu đã là người lớn, lại học rất tốt chữ Nho- kiểu chữ tượng hình, nên khả năng tiếp thu của bà không nhanh. Nhưng hóa ra cậu đã sai, bà tiếp thu chậm một chút lúc đầu, rồi nhanh chóng tăng tốc, bắt kịp tất cả mọi người, giờ đây bà có thể đọc thông viết thạo.

Phần học văn đã hòm hòm, Kiệt chuyển qua phần toán. Chữ số Ấn Độ như 0, 1, 2, 3,…8, 9 và quy tắc dùng nó dễ dàng vô cùng ( người bây giờ quen gọi là số Ả- rập thực ra là một sai lầm, người Ả- rập đã học các số này khi giao thương với Ấn Độ, rồi truyền bá nó qua phương Tây, người phương Tây gọi nó là số Ả-rập là vì thế.) Với chữ số Ấn Độ, toán học trở nên dễ hơn nhiều, đến mức chính mẹ Kiệt cũng không thể không công nhận rằng bà thực sáng suốt khi đi học.

Khi đi buôn, công tác tính toán và sổ sách luôn rất vất vả, kể cả khi có thông thạo cách dùng bàn tính và có kinh nghiệm, đó là bởi phương pháp tính toán thời đại này tuy không quá khác với thế giới của Kiệt, nhưng việc dùng những chữ số tượng hình, không xây dựng quy luật về các hàng đơn vị, chục, trăm khiến cho mọi việc khó khăn hơn. Hãy thử nhớ lại cách cộng trừ của số Ấn Độ: Cách tính phép cộng cơ bản là viết các số có nhiều chữ số theo chiều dọc và cộng từng cột, bắt đầu từ phải sang trái. Nếu kết quả của một cột vượt quá 9, chữ số hàng chục sẽ được nhớ để cộng vào cột tiếp theo. Cứ như thế với các phép trừ, nhân, chia. Còn những phép tính cao hơn thì chưa vội tính tới.

Đi đôi với việc dạy toán, Kiệt cũng bù đầu nghĩ cách biến toán học trở nên thực dụng. Giống như việc dạy chữ thì phải viết văn ra cho bọn nó đọc cho nhớ, học toán mà không tập các phép tính thì cuối cùng cũng sẽ quên. Nhưng bài toán đưa ra không thể quá tập trung vào việc dùng số không thôi, nó cũng cần phải tính tới việc áp dụng thực tế và dùng thực tế để minh chứng sức mạnh của toán. Trước tiên, là tính toán số nhân khẩu trong làng.

- Đừng nghĩ là anh đây đang làm trò dở người. Bây giờ ví dụ như các cậu muốn bán mấy cái máy bơm kia. Các cậu tính làm ra bao nhiêu để bán không bị lỗ.

- Thì áng chừng là…

- Đừng áng chừng. Bây giờ ta ví dụ thế này, giá tiền một cáy máy bơm là 50 đồng. Mày làm thừa một cái máy không ai mua, là mày lỗ 50 đồng, hoặc không mày cũng phải giảm giá, thì cũng vẫn là lỗ, đúng chưa.

- Vâng!

- Nếu ta làm thiếu, vậy mày sẽ mất cơ hội có thêm tiền, đúng không?

- Thì bận sau mình…

- Mấy cậu còn nghĩ đến bận sau, họ dùng chung với nhau hết thì sao.

- Cũng phải?

- Nhưng thế thì liên quan gì tới việc đếm số người trong làng.

- Vậy tôi hỏi các cậu, khách hàng là ai, là người dân đúng không. Cậu đếm được số dân trong làng, rồi lại xem ai giàu ai nghèo, tính xem ai đủ khả năng mua máy bơm, ai chỉ đủ khả năng mua chung,… thì là tính ra được số máy cần bán. Vậy thấy nó liên quan tới thực tế chưa.

- Thấy rồi.

- Còn nhiều việc dùng tới toán và chữ lắm, nhưng cứ thử làm bài toán đếm người dân đi đã nhé.

- Đồng ý.

Theo ý kiến của Kiệt, có 2 tổ được lập ra, tổ đầu tiên là tổ đi đếm người, cho phép mang hầu hết mọi người đi, kể cả Anh Minh và mẹ của Kiệt. Tổ thứ hai chỉ có mỗi Kiệt và Nguyễn Quảng. Sở dĩ cho lệch người như thế là muốn chứng minh sức mạnh của những kiến thức mà Kiệt dạy. Đồng thời, cũng cần có người thạo về tin tức trong làng.

Trong khi hội bên cạnh đang đếm người, hơi tí thì kêu sai kêu thiếu, tranh cãi ầm ĩ, thậm chí mẹ của Kiệt lôi cả bàn tính ra tính thì Kiệt với Quảng tương đối ung dung, do Kiệt đã định hình sẵn được những việc cần làm. Việc đầu tiên Kiệt cùng với Quảng làm là vẽ sơ qua một cái lược đồ, chọn đình làng làm trung tâm, vẽ một vòng tròn, với cái vòng tròn là chỗ xa nhất có người ở, tiếp đó vạch ra những chỗ có ấn tượng để làm cột mốc. Tại những cột mốc, Kiệt và Quảng thống kê lại số hộ sống gần đó theo một bảng

STT, Chủ hộ, Số thành viên trong hộ. Bằng cách này, Kiệt đảm bảo rằng sẽ không có người nào bị bỏ quên.

Thấy cái cách Kiệt làm, tất cả hững người của tổ kia cũng vội làm theo, thậm chí có đứa còn chả thèm học theo mà đọc luôn số liệu cho bên mình để dễ tính toán. Hoàng Anh Kiệt cũng không che dấu, cứ để mọi người cùng dùng chung số liệu.

Khi đã thống kê xong, xác nhận không thiết sót, Kiệt chỉ việc đếm hết số hộ có chung lượng người, nhân với số người là ra một số lượng, và khi thực hiện xong với tất cả thì ra được số dân chính xác. Nhưng Kiệt yêu cầu mẹ chưa đọc đáp án, và cậu cũng chưa viết ra vội. Kiệt ra chỗ đất trống, vạch ra những ô rồi bảo mọi người chọn ô. Đó là chỗ viết đáp án. Và Kiệt viết lên đầu tiên, đồng thời che kĩ luôn.

- Các cậu, số liệu thì đây rồi, ai đó cộng chúng lại thử xem. Mỗi người dùng cách riêng, ghi đáp án ra đây, rồi che lại, sau đó cùng mở ra nhé.

Những đứa bỏ cuộc đầu tiên là bọn ít não như Bắc, Lộc, Khang. Chúng nó đếm, cộng nhẩm, nhưng chỉ một hồi là chịu. Sau đó thử dùng que tính, nhưng hết gần 15 phút vẫn chưa xong là bắt đầu nản. Mẹ của Kiệt thì đơn giản là dùng bàn tính, cùng làm cách này với bà còn còn Anh Mình và Đào Thùy Linh, nhưng họ cũng phải đợi bà tính xong rồi mới lần lượt dùng, Anh Minh dùng trước, Linh Chi dùng sau vì Anh Minh đi cùng mẹ nhiều, tính tốt hơn và nhanh hơn. Trong khi đó những đứa không có bàn tính, nhưng không quá ngu thì lập tức dùng cách là ngồi và viết các số, rồi cứ thế cộng lại. Cách này là chậm nhất, song cũng vẫn tiến lên được. Lúc này, mấy thằng nhóc bỏ cuộc đầu tiên đã quay lại cuộc đua, chúng nó bắt chước trò dùng phép tính cộng của bọn này, và cũng tính được.

Kết quả cuối cùng, mọi người đều ra chung một đáp án, khác nhau là nhanh chậm. Ra kết quả trước tiên là Kiệt, mẹ cậu, Anh Minh, Thùy Linh, còn những đứa khác thì đều khá muộn, sàn sàn nhau. Tới lúc này, Kiệt mới giới thiệu một cách cẩn thận cách tính của mình. Nghe xong, bọn nhóc cứ gọi là há hốc mồm/.

- Thấy hay chưa, thấy nhanh chưa. Bây giờ các cậu thấy đấy, nếu như các cậu không biết chữ, lấy cái gì ra mà ghi mà chép, thể nào cũng nhớ lầm như lúc đầu tiên. Nếu các cậu không biết toán, mà cứ ngồi nhẩm nhẩm, thì không thể nào xong nhanh được, mà cũng không phải ai cũng biết dùng bàn tính. Tất cả nhớ nhé, cái các cậu học bây giờ mới chỉ là cơ sở thôi, chỉ khi nào học, nhưng lại biết áp dụng thực tế, thì mới thật là tuyệt.- Kiệt nói rồi cùng mẹ với anh trai đi về nhà. Hiện tại thì những phép tính hay phương pháp thống kê mà Kiệt làm ra đã khiến bọn trẻ bàn tán xôn xao lắm rồi, nên chưa cần nói gì thêm với bọn nó cả, tránh bọn nó bị loãng thông tin.

……………………………………………….

Cũng từ hôm đó trở đi, Kiệt tăng cường việc dạy những bài học có tính thực tiễn cao một chút. Ví dụ như việc tính tiền chả hạn. Với toán học, những phép tính với công thức tính toán được tích lũy hàng ngàn năm và những con số từng được chọn lọc tự nhiên để hàng tỷ người thấy dùng nó là tiện lợi nhất đã khiến những phép tính này đơn giản trong mắt cả những người nông dân một khi họ được học. Nếu trước đây việc bẻ ngón chân ngón để tính tiền mà đôi khi còn thiếu để tới nỗi vợ chồng con cái cãi nhau, thì này chỉ cần vạch vài vạch xuống đất với chữ số Ấn Độ, cộng trừ nhân chia nhanh gọn lẹ, không bao giờ thiết sót một đồng một cắc.

Sau khi bọn nhóc đã ăn quả ngọt, đã có chút hứng thú thì Kiệt tăng dần độ khó, lập ra các bài toán như: Đi chợ với 5 đồng tiền, một mớ rau bao nhiêu đó, một cân thịt bao nhiêu đó, cá bao nhiêu đó, làm thế nào có bữa cơm ngon,… hoặc là Một người có hai rổ cam, thêm vào rổ thứ nhất 4 quả thì hai rổ bằng nhau, thêm vào rổ đầu 24 quả thì rổ thứ nhất gấp ba rổ thứ hai,… Các bài toán tuy hơi lắt léo, nhưng Kiệt cũng có giải thích hợp lý lắm. Ví dụ như bài toán đi chợ, nếu đi chợ đúng ngày lễ, giá lên cao, tiền không đủ để mua những thứ ban đâu định mua, vậy chẳng lẽ chạy về nhà tính lại. Chi bằng tìm cách mua sao cho tàm tạm, giàu một bó khó một nén, đỡ mất công đi lại. Hoặc bài toán tính quả cam, cậu muốn mua cam làm quà chia cho mấy nhà, rổ này là để chia nhà đông, rổ kia chia nhà ít, thế thì chỉ cần tính sơ qua là được còn hơn cứ phải đếm đếm mất thời gian.

Toán thì như vậy, còn với văn, Kiệt chú trọng việc dạy cho bọn nhóc làm sao nâng cao năng lực ngôn ngữ nói và viết. Các loại văn từ tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, hành chính,… đều được truyền dạy và yêu cầu được viết ra. Những đoạn văn ngắn, những bài văn về cuộc sống thường ngày, dùng ngôn ngữ thường ngày để nói và viết. Khác với toán học có một format chấm điểm cẩn thận, văn học đòi hỏi cả thằng viết, thằng nói lẫn thằng chấm đều phải linh hoạt trên những nguyên tắc cơ bản: trước tiên là chữ nhìn được, thứ hai là không sai lỗi chính tả, thứ ba là đủ kết cầu mở- thân- kết, thứ tư là đủ ý, thứ năm là ngôn từ chọn lọc, sau đó mới từ từ tăng thêm các phép tu từ, từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình,… Cũng vì học văn yêu cầu rất cao về sự linh hoạt, không phải ai cũng có thể làm tốt, thậm chí còn có đứa nản chí không muốn học tiếp. Kiệt rất vất vả mới có thể dụ bọn nó học lại thông qua việc kể truyện, đọc thơ, mà toàn những câu truyện, bài văn, bài thơ thuộc lại tuyệt phẩm ở kiếp trước: cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích Grimm, thơ hay các thời phong kiến, thậm chí là văn học kháng chiến- có hoán cải đôi chút…
Bình Luận (0)
Comment