Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 62: Tập luyện cơ sở
Trải qua 8 tháng tái thiết làng, về cơ bản thì mọi hoạt động sản xuất quay lại quỹ đạo cũ. Thậm chí, vụ thu hoạch còn đạt năng suất cao hơn nữa do áp dụng đồng loạt các biện pháp canh tác tân tiến hơn cả và sự đồng lòng nhất trí từ toàn thể người dân. Do thu hoạch được nhiều, người dân không chỉ không lo đói, mà thậm chí nếu như chịu làm thì đây sẽ là một nguồn nguyên liệu khổng lồ cho phép họ làm ra cả một hệ sản xuất lớn. Nhưng đó là khi làng vẫn chưa bị cướp biển tàn phá. Trận cướp bóc mà lũ cướp biển gây ra đã làm làng Hồng Bàng có nhiều thay đổi, nhất là khi có Kiệt chỉ ra một vấn đề rõ ràng: giàu phải đi đôi với mạnh thì mới bảo vệ được cái giàu đó.
Cái chết của Trần Bát là minh chứng rõ ràng nhất. Mà đấy là Kiệt đã cố gắng lắm rồi, kế hoạch của cậu lập ra đã khiến thiệt hại về người ở mức thấp nhất. Nếu không có Kiệt và kế hoạch của cậu, ai biết điều gì sẽ xảy ra chứ. Mà kế hoạch cũng chỉ là một phần, phần khác là nhờ được báo trước. Và lần sau, nếu bọn cướp tới thêm lần nữa, liệu họ còn may mắn được thế. Hơn nữa mối thù của Trần Bát, Kiệt cũng nhắc nhở mọi người thường xuyên. Và để từ đó khiến họ phải chuẩn bị cho việc đấu tranh, phải sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ làng.
Dân Hồng Bàng đều là nông dân, từ già tới trẻ, à không cũng có mấy ông thương nhân, thợ thủ công,… nhưng nói chung là dân lao động, không quen chém lộn. Thậm chí chỉ cần một tên lưu manh tay cầm phóng lợn ( dao bầu chọc tiết lợn) đi tới dọa là họ đã sợ rồi. Thứ duy nhất Kiệt hi vọng vào họ, chính là tinh thần yêu làng và yêu chính gia đình, bản thân, muốn bảo vệ những thành quả lao động của mình rồi sẽ tạo động lực để họ thành những người lính dám chiến đấu chống hải tặc. Tinh thần này không khác gì tinh thần của những người chiến sĩ Việt Minh trẻ tuổi đang có, và rồi dưới sự chỉ dẫn của Đảng nó thành lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu sắt thép cũng không bằng để đánh đuổi thực dân Pháp. Từ bây giờ, tất cả họ phải tập thích nghi với chế độ một phần ba: ngày 12 hai canh giờ ( một canh giờ ứng với hai giờ đồng hồ) thì 4 canh giờ ngủ, 4 canh giờ luyện tập và 4 canh giờ lao động sản xuất. Làm thế để những người tham gia luyện tập vẫn đủ tinh thần huấn luyện và vẫn làm được việc để tự nuôi thân.
Nhưng tinh thần thôi chưa đủ, phải có kỹ năng chiến đấu và vũ khí tốt nữa mới được. Hiện tại thì vấn đề vũ khí chỉ đang khó ở việc bị kiểm tra quá gắt gao, muốn mua không có, đúc thì phải nhập quặng, mà cái này cũng đắt và khó mua, nên Kiệt tập trung vào phần huấn luyện. Ngày xưa bộ đội ta đi đánh Pháp, pháo vừa nhận chưa bắn được bao nhiêu mà vẫn làm chỉ huy pháo binh Pháp phải tự tử vì xấu hổ không bằng, thì nay mới chỉ là vũ khí lạnh có gì khó đâu.
Trước tiên, là về lực lượng, thì tất cả thanh thiếu niên nam, rồi đàn ông trong làm tham gia huấn luyện quân sự, với 3 bộ phận chính. Một là nam từ 18 đến 30 tuôi, đây là lực lượng chính, là những người sẽ tham gia chiến đấu trực tiếp với bọn cướp biển khi chúng đổ bộ lên. Với những thanh thiếu niên nam dưới 18 là dự bị, phụ trách giao liên, mang vác đồ lỉnh kỉnh, trinh sát, vì người nhỏ nhẹ, chạy nhanh và dù sao thì đám này cũng chưa có tâm lý vững vàng. Người trên 30 tuổi thì đảm nhiệm việc di tản, bảo vệ người di tản, vì độ dẻo dai của họ kém, khả năng trở thành lính ở tuổi này không cao lắm.Với phụ nữ, việc huấn luyện vẫn có, nhưng cường độ sẽ nhỏ hơn, vì họ còn phải lo việc nhà, và bản thân phụ nữ cũng nhiều bất tiện như kinh nguyệt chả hạn, nên chủ yếu là họ lo việc hậu cần nấu nướng và chăm sóc thương binh.
Quân đội, theo Hoàng Anh Kiệt phải chú trọng ở kỷ luật. Quân đội Việt Minh vất vả kéo pháo lên Điện Biên Phủ, rồi lại kéo pháo ra khi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp cảm thấy nguy cơ và ra lệnh mà không một sự phản ứng mạnh mẽ nào, thì mới có được chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Để tạo nên sự kỷ luật, không gì hơn là tập từng chút một. Trước hết, là những thứ đơn giản như đội hình đội ngũ, đi đều bước, điểm danh, báo cáo sĩ số trong hàng, dàn hàng ngang hàng dọc... Những việc nghe thì rất đơn giản, nhưng làm mới thấy khó khăn. Đi đều bước một hai chục bước, đứng nghiêm vài phút hay báo cáo về hàng ngũ vài người thì dễ, nhưng khi phải làm liên tục nhiều giờ, hét to liên tục tới lạc cả giọng, thì không ai thấy nó dễ hay đơn giản nữa. Nhưng Kiệt vẫn yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc việc này, đơn giản là bởi khi chiến đấu, sẽ có những lúc còn gian khổ và hi sinh nhiều hơn lúc này, nếu không có tinh thần tuân lệnh thượng cấp, thì sẽ khó mà khiến người lính làm việc đó.
Sau huấn luyện kỷ luật là tập thể lực. Chạy đường dài, chạy vượt chướng ngại vật, chạy đường núi, chạy mang theo đồ, vừa chạy vừa bị địch tấn công ( cho bọn trẻ con ném đá vào người thay cho tên địch bắn),… Rồi thì đeo ba lô hơn chục kg, đeo suốt, ăn đeo, chạy đeo, đi bộ đeo, chỉ có ngủ nghỉ là được tháo ra. Tập cái này tưởng như mệt nhất nhưng không phải, vì các bài này nâng dần từng tí một, thành ra quen dễ hơn là trò đội hình đội ngũ. Ba lô thì dùng ba lô con cóc, thứ này là nhờ các chị em phụ nữ, các bà các mẹ hợp lực may cho để những người con của họ dùng. Ba lô con cóc dễ chế, mà nếu biết xếp thì được cực nhiều đồ: quần áo, gạo, muối, bình nước, bát ăn cơm,…
Tập đội hình đội ngũ và thể lực ban ngày mệt mỏi rồi, đêm tới thì tập báo động phản ứng nhanh. Mỗi người sau một ngày lao động và tập đội hình đội ngũ vất vả, sẽ về ngủ. Nhưng cứ tới đêm đang ngủ ngon, bất kỳ lúc nào Kiệt cảm thấy thích, là cậu ta sẽ đi báo động để lôi cả bọn dậy mang vũ khí chạy tập hợp. Điều này là để phòng bọn cướp biển đánh đêm, mà bọn cướp nó đánh thì biết giờ nào, phát hiện ra cái là phải lập tức báo động ngay, và lính trong làng cũng phải lập tức dậy mà chuẩn bị chiến đấu tức thì. Ban đầu thì chỉ là dậy tập hợp, sau đó là phải dậy, gấp chăn màn lại cho gọn, rồi thì sau đó là thức dậy, gấp chăn màn, mặc quần áo gọn gàng, vác gậy tre cùng mấy thứ nặng nặng trong ba lô ra tập hợp. Các bài tập dần nâng cao khiến mọi người có thể thích ứng tình huống khẩn cấp, kịp thời thức dậy, dọn đồ nhanh và mang vũ khí ra chuẩn bị chiến đấu.
Khi mọi người đã dần quen đội hình đội ngũ cùng với báo động đêm, thì chuyển tới xây công sự và làm bẫy cấp tốc. Thời này đừng nói là xây công sự hay đặt bẫy chống giặc, đào một cái kênh nước lớn cũng bị xét nét. Biết làm sao được, Đại Hoa luôn lo dân Bách Việt làm loạn, nên họ đặt vấn đề nghiêm ngặt cho những thứ này. Để không bị quan lại gây khó dễ, mà vẫn kịp thời chống cướp biển, dân Hồng Bàng phải tập đào công sự và đặt bẫy trong một thời gian ngắn, rồi lại nhổ hết lên, lấp hết đi để không có dấu gì mà bị mang vạ.
Trong lúc tập đào công sự khẩn, Kiệt chợt nghĩ tới hai thứ cực hay: xẻng công binh và bếp Hoàng Cầm. Những chiếc xẻng công binh với khả năng đào công sự, làm rìu đốn củi và vũ khí tự vệ. Đâu ai có thể ngăn việc dân chúng mang xẻng đi chứ, trong khi xẻng công binh mà phang thì như búa giáng, mà chặt thịt người thì ngọt tới không ngờ. Còn bếp Hoàng Cầm là cách để đảm bảo rằng người lính không bị lộ vị trí nấu bếp dù có đóng quân gần địch. Việc bọn cướp biển tấn công lần trước thì rõ ràng chúng chỉ có khoảng 50 người, vụ cướp diễn ra nhanh gọn, nhưng nếu chúng đông hơn, thì việc chúng cố bao vây tìm diệt những người lính có nhiệm vụ cầm chân chúng là hoàn toàn có thể. Với Bếp Hoàng Cầm, lính có thể đảm bảo bữa ăn miếng nước để giữ sức đấu tranh lâu dài.
Ngày qua ngày, những bài tập khiến người dân Hồng Bàng có một tinh thần sẵn sàng, song việc huấn luyện võ nghệ hay tập trận chả thấy đâu. Và rồi ngẫm lại các bài tập luyện, mọi người đùa nhau là Kiệt có khi tìm cách để mọi người trốn chạy nhanh hơn thì phải. Có điều, họ nói chơi thế thôi, chứ vẫn kiên trì làm những thứ mà Kiệt đề ra, bởi quả thực dù có là để chạy thật, thì cũng được thôi, người dân ai chả thích sống an lành.
- Thì có câu 36 kế, chạy là thượng sách!- Kiệt đáp lại.- Như lần trước, làng ta chỉ mất một người là vì chạy kịp, còn giờ may mắn thì sẽ không mất ai nữa, chỉ bị đốt làng lần nữa thôi.
- Vậy thì sao không tập chiến đấu đi!- Bắc ngứa mồm hỏi
- Ta cứ chờ đã, vì không dễ mà làm việc đó đâu. Thời này mà luyện binh tự phát, cướp biển chưa tới, quân đội đã tới rồi.- Đỗ Bá Tuần giải thích hộ Kiệt
- Vậy sao họ không đánh lũ cướp biển đi!- Nguyễn Quảng tặc lưỡi phàn nàn- Hay phải chi họ tới đây đóng quân thì hay biết mấy, mình đỡ phải tập luyện thế này, có thời gian đi làm việc kiếm tiền.
- Nếu họ tới đây đóng quân, thì đừng có hòng mà được ăn thế này, tiền nuôi quân hơi tốn đấy ông tướng ạ!- Đào Văn Lộc khịt mũi, và Quảng ngẫm qua rồi tự im mồm.
Từ sau khi bắt đầu huấn luyện quân sự, xuất ăn của những người tham gia được tăng lên đáng kể, mỗi bữa có hai lạng thịt, một phần trứng, một phần cá biển ( mua hoặc đi đánh về), một phần rau xào hoặc luộc chấm muối vừng, một phần nước rau, nói chung là đủ món ăn, gạo nấu cũng ngon nữa. Ăn ngon và đủ chất như thế là để cơ thể khỏe mạnh mà tiếp thu huấn luyện- Kiệt bảo thế, và dân làng đồng ý thế. Tiền để nuôi hơn 100 người ăn uống kiểu này cùng hơn 400 người khác ăn khẩu phần kém hơn một tí là do làng Hồng Bàng chấp nhận chuyển nhượng bớt lợi nhuận cho các làng xung quanh làm hộ, chỉ lấy tiền chênh lệch về để chi tiêu. Cũng may mà làng Hồng Bàng thông qua những cải tiến kỹ thuật đã có thu hoạch không tệ.
- Người hiền lành thì bị đe nẹt!
- Anh Minh gửi thư về này!- Đột nhiên, có đứa mang tới cho Kiệt bức thư, và đọc xong, Kiệt nhoẻn miệng cười- Chuẩn bị đi, sắp tới là ta bước vào thời kỳ tập chiến đấu thực đấy.
- Cái gì, chiến đấu hả?
- Sao lại được thế vậy?