Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 86: Bẻ gãy mọi trở ngại
- Hây!
- Hây!
- Hây!
Ở khu vực bãi huấn luyện của quân doanh xây trên đất làng Thụi, nhưng thanh thiếu niên của làng Hồng Bàng đang tích cực huấn luyện võ nghệ và tập các kỹ thuật chiến đấu đối kháng cá nhân. Hiện tại, họ vẫn chưa thể tập luyện các cuộc huấn luyện quân sự như Tân Quân, vì không được phép, nhưng việc tập võ đối kháng thì không sao, do quy mô nhỏ, ít gây động tĩnh gì với cả những người buôn bán ở đây cũng ít đi vào doanh trại.
- Thiếu gia!- Nhung đi tới, tay cầm bức thư
- Chuyện ở 6 ngôi làng bắt đầu rồi ư?
- Vâng! Chị Linh gửi thư về, báo tin rằng mấy tên kia đang có ý muốn làm loạn. Kế hoạch của ta đã gần tới lúc thành công.
- Khi nào xong thì báo luôn một thể đi!- Kiệt cười.
Xong rồi, cậu ta nhảy xuống bãi đất, gọi một đứa lớn hơn mình một tuổi để tập cùng. Thời đại này, thuốc thang hạn chế, chỉ có cơ thể khỏe mạnh, tập luyện thường xuyên mới có thể chống được bệnh tất, sống được lâu. Hai là thời này vũ khí lạnh làm chủ, tập chút võ nghệ phòng thân cũng rất có ích. Như đã nói, khi trước Kiệt đi làm việc với bên quân đội, có được dạy ít chiêu, kết hợp với võ cổ truyền thời này, quả là rất hợp.
Võ cổ truyền, nghe thì tưởng hoa hòe hoa sói, múa may lung tung, nhưng thực chất không phải thế. Thứ được gọi là võ cổ truyền Kiệt thấy trên tivi ngày trước hầu hết là võ biểu diễn, mượn tiếng võ cổ truyền, chứ võ cổ truyền đều rất thực dụng, chiêu nào cũng là chiêu giết người hoặc khiến người ta bị thương nặng. Còn võ thuật Kiệt được dạy, là võ ít sát thương, có thể đánh bị thương vừa đủ, hoặc quật ngã, hoặc khống chế đối phương.
Bấy lâu nay, Kiệt không có người cùng để tập luyện, người cùng trang lứa không ai giỏi bằng, lớn hơn thì sức cậu không bằng nổi, làm vậy là vô ích, nên võ thuật có điều giảm sút, cơ thể bắt đầu cứng cứng, không quen đánh nhau. Giờ có lứa này, mà Kiệt cũng đã 13 tuổi, ăn uống đầy đủ, cơ thể phát dục, đánh nhau với những đứa 14- 16 tuổi là thường, đánh với bọn 17-18 mới hơi quá sức.
Trong khi Kiệt hăng say tập luyện đánh đối kháng, thì ở những nơi khác, kế hoạch của làng Hồng Bàng nhằm kiểm soát lại các tiệm gạo và phát triển chúng diễn ra vô cùng nhanh chóng và thuận lợi.
Ở 6 ngôi làng phía bắc huyện Sơn Hải, dưới sự chỉ đạo tận tình từ người làng Hồng Bàng, nhất là Đào Thùy Linh- cô nàng thân chinh lên đây để hướng dẫn nông dân các làng này cách ứng dụng nền nông nghiệp mới vào công việc của họ: vận dụng máy móc, làm phân bón, chống sâu bệnh. Thời gian qua, Linh đã đến làm việc ở khu vực canh tác phía sau núi, nơi mà cha cô đang chỉ huy dân làng Thụi khai phá và trồng trọt, chăn nuôi, mở rộng sản xuất. Thời gian này là lúc cô được học cách hướng dẫn nông dân mới, kiểm tra các công tác, xem máy móc hoạt động,… và bây giờ là lúc cô nàng tự mình làm việc, tự tăng cường khả năng lãnh đạo. Tuy còn khó khăn, do dân ở đây không dễ bảo như dân làng Thụi ( tất nhiên rồi, dân làng Thụi lúc này toàn là dân ngụ cư, làm sao dám chống lại lời của con gái một trong ba nhân vật lớn nhất làng Hồng Bàng), song họ không bài xích cô quá nhiều, coi như một bài kiểm tra tương đối.
Năm đó, nông dân ở đây được mùa, mà công việc lại nhàn hạ hơn khi trước, nên họ rất cảm kích sự giúp đỡ của dân Hồng Bàng. Nhân cơ hội này, dân Hồng Bàng bàn kế sách với dân ở đây, đề nghị họ bán gạo cho mình, chứ không qua trung gian là bọn cường hào, ác bá, địa chủ như cũ nữa. Dân các làng phần nhiều sợ sệt, nhưng khi được hướng dẫn việc lấy lý do trả nợ ra, họ cũng phần nào thấy an tâm. Có lý do này che chắn, tất nhiên sẽ tốt hơn rồi.
Vậy là chẳng mấy chốc, thóc gạo từ tay các hộ nhỏ này bắt đầu chảy vào kho của các tiệm gạo mà làng Hồng Bàng kiểm soát. Có nguồn hàng ổn định, mọi bước tiếp theo được triển khai. Trước tiên, các tiệm gạo của làng Hồng Bàng bắt đầu từ chối cho các tiệm khác thuê kho bãi, phương tiện vận chuyển, mặt bằng bán hàng. Do nghĩ rằng các tiệm của làng Hồng Bàng không có gạo, sẽ rất tiện lợi, những cửa hàng kia không hề chuẩn bị gì, đến khi bị chối từ thì coi như xong: không có kho bãi thì gạo dễ bị hỏng, không có phương tiện vận chuyển thì không làm ăn được với các mối ở xa hoặc cần lượng hàng lớn, không có mặt bằng để bán thì khách vào nhỏ giọt. Trong khi đối thủ gặp khủng hoàng, khách hàng dần quay lại với các tiệm của làng Hồng Bàng.
Đã vậy, làng Hồng Bàng còn tung mạnh các gói khuyến mãi. Đầu tiên, là vận chuyển gạo tới tận nhà ở mọi chỗ mà tiệm gạo họ có mặt, với phương tiện vận chuyển tốt mà họ sở hữu, việc này trở nên dễ dàng hơn hẳn. Thứ hai, là gạo tốt hơn. Thứ ba, thái độ phục vụ của nhân viên. Thứ tư, tặng vài vật phẩm nhỏ nhưng hữu ích như bao đựng gạo, đồ đong gạo, cốc chén uống nước,…
Thấy các tiệm gạo của làng Hồng Bàng hoạt động mạnh mẽ trở lại, những người trước đây từng định chơi xấu bắt đầu lo lắng. Đầu tiên, là họ sợ việc làm ngày trước bị phát giác. Thứ hai, là sợ không còn kiếm lời được nữa. Các tiệm này suy yếu, họ dễ áp đặt mức giá hơn.
Vậy là họ tìm tới chỗ 3 mẹ con họ Từ, định nhờ họ quấy phá tiếp. Nhưng không như ngày trước, lần này 3 mẹ con họ Từ không tham gia. Trong khi mà các tiệm gạo rơi vào khủng hoảng, 3 mẹ con họ đã được nếm trải cảm giác không có tiền bạc và nhận ra được một điều: nguồn thu của họ phụ thuộc vào sự phát triển của các tiệm gạo, nên họ không còn dám làm vậy nữa. Thậm chí, sau cuộc gặp mặt, họ còn trực tiếp tới gặp Đỗ Bá Xuyên, báo cho ông ta việc này, hi vọng ông ta đề phòng. Đây là một điều khá ngạc nhiên, dẫu vậy Đỗ Bá Xuyên cũng không mất nhiều thời gian để đoán ra được nguyên nhân. Ông ta cũng đề nghị họ cùng hợp sức: cố gắng tìm cho ông những người có thể thương lượng được, vì dù sao nếu bị nguồn cung và nguồn cầu chống đối, cũng khó khăn vô cùng.
Các cuộc gặp lập tức được tiến hành khẩn cấp, dù rằng một số kẻ có sự chần chừ, thì với một vài nguồn cung và nguồn cầu đồng ý quay lại, mọi chuyện dần ngã ngũ, các tiệm gạo bắt đầu hoạt động bình thường và nắm lại thế chủ động.
Lúc này, như một con bạc, những kẻ còn muốn chống đối lập tức tìm mọi cách để lấy lại thế chủ động. Với những kẻ bán gạo, với thân phận là cường hào ác bá, địa chủ, bọn chúng hung hăng yêu cầu dân chúng không được bán gạo cho làng Hồng Bàng. Với kẻ mua, chúng cho người chặn đường, phá xe phá hàng để khiến người đưa gạo phải sợ.
Với những kẻ bán hàng, giấy nợ được chưng ra luôn, làng Hồng Bàng cho người dân vay, giờ họ có quyền thu nợ, mà thu nợ bằng lúa đã được ghi từ trước, nên muốn cản việc bán gạo của dân cũng không được, vì đây có phải bán đâu, là trả nợ mà. Còn với kẻ nào hung hăng, muốn gây chuyện, xin thưa đã có lính giữ trị an tới gặp mặt. Những người lính làm nhiệm vụ thay thế lính của Lý Sử A đang đi truy quét cướp biển này, mỗi đội đều có người Hồng Bàng, nên có biến là biết ngay. Đã vậy, do làng Hồng Bàng giữ cái lý từ trước, nên càng dễ cho họ làm việc. Còn với những vụ cướp bóc hàng hóa, phá xe hàng, đã có một vụ truy quét mạnh tay.
Để bắt tận ổ bọn cướp phá và chủ mưu, đồng thời dằn mặt kẻ khác, làng Hồng Bàng một mặt liên tục báo quan, mặt khác chuẩn bị cơ hội để Tân Quân giúp đỡ. Ở một chuyến hàng khẳng định sẽ bị cướp, họ để Tân Quân đóng giả người đưa hàng. Đúng như dự đoán, bọn cướp hàng nhảy ra, và bị Tân Quân bắt gọn. Điều tra một hồi, họ tìm ra kẻ chủ mưu, đưa ra xét xử công khai. Vụ này chấn động cả huyện, cũng là bài học cảnh tỉnh cho tất cả những kẻ định gây sự.
Cũng nhân vụ này, ngài Huyện thừa Mạc Văn Hành đề nghị phải tăng thêm việc luyện quân, đồng thời gom hết những kẻ vô công rồi nghề lại, hoặc cho chúng đi lính, hoặc đi làm công, chứ nếu không sẽ có loạn. Dù công việc chủ yếu là về vấn đề kinh tế, nhưng lý do Mạc Văn Hành nêu ra rất đúng: nếu có loạn, buôn bán không thông thì Huyện thừa có giỏi hơn cũng chịu không thu được thuế. Tiếp đó, nếu vì có kẻ giở trò mà khiến các tiệm buôn lớn, nắm vai trò quan trọng như tiệm gạo của làng Hồng Bàng, thì thuế thu cũng giảm mạnh.
Với những yêu cầu này, các phe đều có sự phản đối. Nhất là với 6 ngôi làng phía bắc, cac địa chủ, cường hào, ác bá cần phải có tay chân để đe nẹt người khác, lấy mất của họ thì không được. Họ dùng mọi cách để chuyện này không xảy ra, hối lộ tất cả quan viên, kể cả Huyện thừa Mạc Văn Hành. Nhận tiền xong, Hành liền báo đầy đủ cho làng Hồng Bàng biết, rồi y kế mà làm. Y nói với các bên rằng nếu không thể lấy bớt kẻ xấu, vậy phải cho người tốt vũ khí tự vệ. Đó là làng Hồng Bàng phải có võ sĩ bảo vệ, thuê và tự huấn luyện đều được cả.
Có ý kiến bảo thế là để họ có tư binh, Mạc Văn Hành không gạt đi, mà đề nghị Huyện úy Trương Văn Cần tới làm thanh tra kiểm tra, có ông ở đó, muốn luyện tư binh cũng khó. Vậy là hết đường bắt bẻ, làng Hồng Bàng được huấn luyện võ sĩ để tự vệ, nhưng đặt dưới sự kiểm soát của Huyện úy. Sau khoảng nửa năm hoang phế, khu vực quân doanh của làng Hồng Bàng chính thức quay lại hoạt động.
Để tránh rắc rối, việc huấn luyện bỏ hết những thứ đao thương, chỉ luyện đội hình đội ngũ với vũ khí gỗ, bỏ hắn việc bắn cung, thay vào đó là Atlatl. Hơn nữa, làng cũng cho ngài Huyện úy ăn ngập mồm của đút, nên không còn kêu cả gì nữa cả.