Kết Hôn - Ly Hôn

Chương 7

Sau khi quan hệ giữa hai vợ chồng được hòa giải, bố mẹ Văn Bác rất vui mừng, bệnh tình của bố anh cũng hồi phục nhanh chóng, sức khỏe đã khá hơn nhiều. Con người gặp chuyện vui thì tinh thần sẽ sảng khoái, hai ông bà định có thời gian sẽ lên thăm con trai. Văn Bác cũng muốn đón bố mẹ lên ở để dễ bề phụng dưỡng.

Y Đồng nghe thấy Văn Bác nói bố mẹ anh chuẩn bị lên liền nói: “Lên làm gì? Xa như vậy còn lên. Anh chưa được chết mệt à?”

Văn Bác bảo: “Em nói gì vậy? Bố mẹ lớn tuổi rồi, lên đây anh dễ bề tận hiếu.”

Hai tuần sau, bố mẹ anh lên. Hôm ấy, Văn Bác sát giờ về thì được thông báo phải ở lại họp, nhất thời không thể về trước được, anh liền gọi điện bảo Y Đồng đến ga tàu đón bố mẹ, sau đó tắt máy vào họp.

Văn Bác họp xong đã hơn tám giờ, anh vội vàng về nhà nhưng không gặp bố mẹ, vợ anh cũng không có ở nhà. Anh còn tưởng bố mẹ đi chuyến tàu muộn hơn, liền gọi điện hỏi Y Đồng: “Bà xã à, em đã đón được bố mẹ chưa?”

- Em không đi, đang ở nhà chơi bài với mẹ!

- Cái gì? Em không đi đón bố mẹ à?

Nghe thấy vợ không đi đón bố mẹ mình, cơn giận trong lòng Văn Bác trào lên.

Văn Bác vội vàng chạy đến nhà ga, từ xa đã nhìn thấy bố mẹ mình đang đứng ở bên đường, bên cạnh là hai bao tải to, trông rất tội nghiệp. Nghĩ đến việc vợ mình ham chơi, không đi đón bố mẹ, anh lại tức điên người. Người đàn bà này thực chẳng có chút lương tâm nào cả, nói thế nào thì nói, đây là bố mẹ anh, là bố mẹ chồng của cô ta chứ có phải người ngoài đâu.

Văn Bác chạy đến, dìu bố mẹ lên, áy náy nói: “Bố mẹ, con đáng chết, con đến muộn vì có chút chuyện gấp, đã để bố mẹ chờ lâu!”

Nhìn thấy con trai, bố mẹ vui lắm. Bố anh nói: “Không sao, chỉ sợ nhỡ việc của con thôi!”

- Không sao ạ! Bố, mẹ, sao bố mẹ mang nhiều đồ thế? Mệt người ra!

- Đây đều là cây nhà lá vườn, mang đến cho con ăn, cũng là để Y Đồng thưởng thức đặc sản quê mình!

- Bố, mẹ, lần này bố mẹ lên chơi, con nhất định phải đưa bố mẹ đi thăm thú đây đó!

- Không cần đâu, bố mẹ chỉ đến thăm con thôi, đi đây đó lại tốn tiền! – Mẹ nói.

- Chúng ta về nhà trước đã! – Nói rồi Văn Bác bắt một chiếc taxi, dìu bố mẹ vào xe rồi chất hành lý vào trong cốp.

Về đến nhà, bố mẹ anh hỏi: “Y Đồng đâu rồi?”

- Dạ, Y Đồng hôm nay có việc bên nhà mẹ đẻ ạ!

Bố mẹ anh mở bao tải ra, lấy ra nào là khoai lang, nào là lạc, trứng gà, còn cả chân giò muối nữa. Mẹ anh nói: “Đây toàn là những thứ con thích ăn, mẹ đã làm sạch rồi, khi nào ăn con chỉ cần lấy ra nấu là xong.”

- Mẹ, mẹ để ở nhà mà ăn, mang từ xa đến đây nặng lắm!

- Mẹ muốn con ăn nhiều hơn một chút. À phải rồi, những thứ này con để vào tủ lạnh đi! – Mẹ đưa trứng gà với chân giò muối cho Văn Bác cất vào tủ lạnh.

- Bố, mẹ, con làm chút gì cho bố mẹ ăn nhé!

- Con à, để mẹ làm cho!

- Không, mẹ cứ nghỉ ngơi đi, để con làm, con biết làm mà!

- Thế hai mẹ con mình nấu ít mì đi, bố con thích ăn mì lắm!

- Vâng ạ!

Hai mẹ con Văn Bác nấu nướng trong bếp còn bố anh ngồi ngoài phòng khách, cúi đầu hút thuốc. Ông trầm ngâm như đang nghĩ ngợi điều gì. Một lát sau, mì đã nấu xong, trong bát mì còn có thêm mấy quả trứng. Hai mẹ con Văn Bác vừa ăn vừa nói chuyện, vô cùng vui vẻ.

- Mẹ ơi, chị với em gái con vẫn khỏe chứ ạ? Chị con có hay về thăm bố mẹ không ạ? – Văn Bác hỏi.

Văn Bác có một chị gái hơn anh hai tuổi, đã lấy chồng và chuyển đến ở vùng khác với chồng. Dưới anh còn có một cô em gái, năm nay mới 19 tuổi, đang học cấp ba.

- Haiz, chị con kể từ ngày tới Bắc Kinh đã về thăm nhà lần nào đâu. Bố mẹ rất lo cho nó, không biết giờ nó thế nào rồi? – Mẹ anh thở dài nói.

- Em con học hành vẫn ổn chứ mẹ?

- Nó năm nay phải thi đại học rồi, cũng chẳng biết thế nào. Nó ở nội trú trong trường, hai tháng mới về nhà một lần. Bố con bị bệnh mà mẹ có dám nói cho nó biết đâu, sợ làm nó phân tâm!

Hai mẹ con Văn Bác tâm sự đến tận khuya mới đi nghỉ. Hai mẹ con anh có rất nhiều chuyện muốn nói.

Ngày hôm sau, Văn Bác vốn định xin nghỉ để dẫn bố mẹ đi thăm thành phố, nhưng công ty đang nhiều việc, không nghỉ được. Anh đành phải đi làm. Trước khi đi, anh dặn bố mẹ ở nhà nghỉ ngơi một ngày, tối anh sẽ về. Văn Bác đi rồi, bố mẹ anh bắt đầu thu dọn phòng ở.

Chiều đến, Văn Bác đi làm về, thấy cửa khóa, vào nhà chẳng thấy bố mẹ đâu, hỏi người trong khu cũng không ai biết. Anh hoảng hốt, không biết bố mẹ đi đâu? Sốt ruột như kiến trên chảo nóng, đứng ngồi không yên, anh hoảng hốt gọi cho Y Đồng, hỏi cô: “Hôm nay em có về nhà không?”

Y Đồng nói: “Sáng nay em có về lấy mấy bộ quần áo.”

- Thế em có gặp bố mẹ anh không?

- Có gặp.

- Giờ anh đang ở nhà, sao không thấy bố mẹ anh đâu cả? Em có biết bố mẹ đi đâu không?

- Em không biết.

- Lúc em đi bố mẹ còn ở nhà không?

- Lúc em đi, em thấy bố mẹ ở đấy, em bảo họ xuống dưới ghế dài ở dưới khu ngồi một lát, sau đó không gặp họ mà đi luôn.

- Hả, cô… cô…

- Chuyện này không thể trách em được, em sợ họ làm bẩn sàn nhà nên bảo họ xuống dưới ngồi một lát, ai mà biết sau đó họ đi đâu chứ?

- Con tiện nhân này, hóa ra chính cô đã đuổi bố mẹ tôi đi. Tôi về sẽ cho cô một trận!

Văn Bác định gọi điện về nhà, hỏi xem bố mẹ có ở nhà không thì đúng lúc ấy, điện thoại đổ chuông, là bố mẹ anh gọi đến. Anh hoảng hốt hỏi: “Bố mẹ đã về nhà rồi ạ?”

- Ừ, con à, bố mẹ thấy con bận rộn quá nên về luôn. Lúc đi gấp gáp nên không kịp nói với con một tiếng! Mẹ từ tốn nói.

- Mẹ à, có phải Y Đồng đuổi bố mẹ đi không? – Văn Bác tức tối hỏi.

- Không phải đâu, nó rất tốt với bố mẹ.

- Con à, con đừng hiểu nhầm nó, là bố mẹ thấy con bận quá, sợ làm nhỡ việc của con nên mới về.

Văn Bác đang chuẩn bị lên gác thì phát hiện ra thùng rác ở dưới tầng toàn là lạc với khoai lang, không cần hỏi anh cũng biết chắc chắn là Y Đồng đã ném hết những thứ bố mẹ anh mang lên vào thùng rác. Anh quay về phòng kiểm tra, quả nhiên những thứ bố mẹ anh mang lên không còn gì. Văn Bác tức điên lên.

Đúng lúc ấy thì Y Đồng về. Anh lạnh lùng hỏi: “Đồ ăn bố mẹ tôi mang lên, cô vứt hết đi phải không?”

- Đúng thế, bẩn thỉu thế, để trong nhà làm gì?

- Bố mẹ tôi vất vả, từ xa xôi mang đến đây, thế mà cô nỡ lòng vứt đi à?

- Ở siêu thị đầy, cần gì mấy thứ thối nát ấy? Toàn là bùn!

- Được, mấy thứ ấy cô có thể ném đi, nhưng tại sao cô dám đuổi bố mẹ tôi?

- Tôi đâu có đuổi, tôi chỉ bảo họ xuống ghế dưới nhà ngồi một lát…

“Bốp”, một cái bạt tai giáng thẳng vào mặt Y Đồng.

Y Đồng kinh ngạc, tay ôm lấy mặt, bật khóc: “Anh dám đánh tôi à?”

- Tôi không chỉ dám đánh cô mà còn muốn giết chết cô đấy, đồ tiện nhân! Tôi chưa từng thấy ai không có lương tâm như cô! - Văn Bác gầm lên, một cái bạt tai nữa lại đập thẳng vào mặt Y Đồng.

Y Đồng nổi điên, lao về phía Văn Bác đánh đấm túi bụi. Chỉ có điều cô đâu phải là đối thủ của anh, làm sao có thể khỏe như Văn Bác. Văn Bác đánh cho Y Đồng một trận. Đánh xong, anh nói: “Ngày mai chúng ta ly hôn!”

- Được, anh có gan thì đừng hối hận! – Y Đồng gào lên.

- Cái gì? Tôi hối hận á? Lấy cô mới khiến tôi phải hối hận, tôi hối hận lắm rồi đây!

- Anh thật sự muốn ly hôn?

- Phải, lần này tôi đã quyết tâm, sẽ ly hôn. Mẹ kiếp, không ly hôn với cô, tôi sống chẳng bằng chết!

- Được lắm, tôi nói cho anh biết, tôi đã có thai đứa con của anh rồi!

- Cô nói cái gì? Cô có thai?

- Phải, hôm qua tôi phát hiện ra mình có thai rồi!

- Sao cô biết là mình có thai rồi?

- Tôi mua que thử!

- Kỳ lạ, chẳng phải mỗi lần làm chuyện đó, đều dùng biện pháp sao?

- Tôi cũng không biết.

Nghe thấy Y Đồng nói cô có thai, Văn Bác vô cùng kinh ngạc, nhất thời không biết phải làm thế nào. Hiện giờ anh chẳng có gì, chỉ là một thằng đi làm thuê nghèo kiết xác. Nếu không phải hồi đầu bố mẹ ép anh phải lấy vợ sớm thì dù thế nào anh cũng chưa kết hôn. Anh vốn định kết hôn trước cho bố mẹ yên tâm, đợi vài năm nữa, công việc ổn định sẽ tích lũy tiền nuôi con. Hiện giờ anh chẳng có sự chuẩn bị gì cả mà vợ đã có bầu. Giờ phải làm thế nào đây? Rốt cuộc có nên giữ đứa bé này không? Anh cảm thấy vô cùng mâu thuẫn. Nên giữ lại, anh lấy gì mà nuôi nó? Mỗi tháng lương chưa đến hai nghìn tệ, nuôi kiểu gì đây? Nếu bỏ đi, dù sao nó cũng là một sinh mạng, đứa bé vô tội mà! Văn Bác vô cùng khó xử.

Nghĩ thế, anh liền hỏi: “Cô định thế nào?”

Y Đồng nói: “Tôi muốn sinh nó ra!”

- Giờ điều kiện kinh tế của tôi khó khăn, tôi sợ con sẽ không có được cuộc sống tốt!

- Tôi sẽ nuôi con!

- Tôi không có ý đó, cô đứng hiểu nhầm. Nếu đã sinh ra thì tôi sẽ phải có trách nhiệm!

Tối đó Y Đồng đòi về nhà mẹ đẻ, Văn Bác đành phải đi cùng. Bà bầu mà, chắc chắn cần có sự chăm sóc chu đáo, nhỡ trên đường đi có sơ suất gì thì chẳng phải hại đến hai tính mạng sao?

Đến nơi, mẹ Y Đồng lớn tiếng nói: “Văn Bác, Y Đồng nó có thai rồi, sau này anh phải đối xử với nó tốt một chút, đừng để nó nổi giận nữa. Nếu anh còn chọc giận nó, tôi quyết không tha cho anh đâu!”

Nghe giọng điệu của mẹ vợ, Văn Bác biết bà đã biết chuyện Y Đồng có thai trước cả mình, chắc chắn Y Đồng đã thông báo. Vợ có bầu, chuyện lớn thế này mà không thông báo với chồng trước, anh mới là bố của đứa bé chứ! Rõ ràng mình là nhân vật chính, ấy thế mà lại bị biến thành nhân vật phụ, trong lòng anh thấy rất khó chịu.

- Mẹ yên tâm, con sẽ đối xử tốt với cô ấy!

- Không được chỉ nói thôi đâu mà phải hành động nữa!

- Vâng!

- Văn Bác, con phải chuẩn bị một chút, có con rồi, không được lăng nhăng như trước nữa! – Mẹ vợ nói.

Văn Bác thầm nghĩ, nói gì vậy? Tôi luôn chăm chỉ làm ăn, không hút thuốc, không uống rượu, không bài bạc, không chơi điện tử, không đến bar, hết giờ là về nhà, ngày ngày làm việc nhà, về căn bản không vui chơi bên ngoài, lớn bằng ngần này còn chưa đi mát xa chân lần nào chứ đừng nói lăng nhăng ở ngoài! Bà đúng là điên rồi!

Đương nhiên là nghĩ trong lòng thế thôi chứ đâu dám nói ra ngoài. Văn Bác liền gật đầu lia lịa. Em gái Hoàng Thanh nghe nói chị có bầu liền vui vẻ bảo: “Chị ơi, thế là em sắp được lên chức rồi, sắp được làm dì rồi!”

- Sau này nhà chúng ta lại có thêm một người rồi, ha ha! – Bố Y Đồng cười sung sướng.

- Đúng thế, chúng ta có thể bế cháu rồi! – Mẹ Y Đồng cười không khép được miệng.

Văn Bác mặt chẳng chút biểu cảm, thầm nhủ: “Nhà các người thêm người á? Nhà tôi thêm người mới đúng, đừng có nhận vơ!”

Sau đó cả nhà họ bắt đầu tranh luận với nhau đứa bé này là trai hay gái, còn đặt tên cho đứa bé. Người này nói, nếu đứa bé là con trai thì gọi là Lạc Lạc, người kia nói nếu đứa bé là con gái thì gọi là Quả Quả. Cả nhà mỗi người một ý, bàn tán sôi nổi, chỉ có Văn Bác là đầu óc rối bời, không sao xác định được lập trường. Nói thực lòng anh vẫn chưa chuẩn bị tâm lý làm cha.

Về đến nhà, Văn Bác liền gọi điện nói với bố mẹ chuyện Y Đồng có thai. Bố mẹ anh nghe nói sắp được bế cháu nội thì vui lắm.

Bố anh vui vẻ nói: “Con trai à, hai con phải sinh cho bố mẹ một thằng cháu nội mũm mĩm, để cả nhà ta được vẻ vang!”

- Bố a, bố mẹ cứ yên tâm, chúng con nhất định sẽ sinh một thằng cu kháu khỉnh cho bố mẹ!

- Thế thì tốt. Bố mẹ muốn bế cháu nội đến phát điên lên rồi đây này!

- Bố à, bố nói với mẹ là mẹ sắp được bế cháu nội rồi nhé! Bố mẹ phải giữ gìn sức khỏe, đợi khi nào có tiền, con sẽ đón bố mẹ lên hưởn phúc!

- Được, được, chỉ cần được bế cháu thôi, có được hưởng phúc hay không không quan trọng!

- Bố, nghe bố nói kìa, con sẽ đón bố mẹ lên đây nhanh thôi!

Cúp điện thoại, Văn Bác cảm thấy gánh nặng trên vai mình như nặng hơn. Anh sắp làm bố rồi, làm sao để làm một người bố tốt, trở thành một người cha đạt tiêu chuẩn đây? Càng nghĩ càng thấy mơ hồ.

Vì có bầu nên Y Đồng không chịu về nhà. Cô không những không về nhà mà còn yêu cầu Văn Bác phải trả căn hộ đang thuê và chuyển về ở nhà mẹ mình. Văn Bác một mực không đồng ý, thế là mẹ Y Đồng ngày nào cũng tìm anh để làm ầm lên. Văn Bác cũng chẳng buồn đếm xỉa nữa, mặc họ muốn làm gì thì làm! Dù sao anh cũng thích ở một mình cho nhẹ thân, mắt không nhìn thấy, đầu đỡ phải nghĩ nhiều, mặc họ thích giày vò thế nào thì giày vò.

Ngày thứ ba, bố mẹ anh gọi điện đến. Mẹ anh nói: “Con à, mẹ Y Đồng gọi điện cho mẹ, nói với mẹ là con cãi nhau với Y Đồng, khiến Y Đồng tức đến sinh bệnh, sao con không chịu sang thăm nó?”

- Mẹ à, bà ấy gọi cho mẹ à?

- Ừ, nghe giọng có vẻ đang cáu lắm, mở miệng ra là mắng người ta, mẹ sợ tim của bố con chịu không nổi nên không để ông ấy nghe điện thoại.

- Bọn họ đúng là ức hiếp người khác thái quá!

- Con à, giờ con đến đó đón Y Đồng về có được không?

- Mẹ à, con không muốn đón cô ta về, cô ta thật chẳng ra cái thể thống gì!

- Nếu con không nghe lời mẹ, mẹ sẽ rất buồn. Bố con ngày nào cũng lo lắng cho con đấy!

- Mẹ à, bố con đâu?

- Đang hút thuốc ở bên ngoài, sốt ruột lắm đấy!

- Mẹ à, bố mẹ phải giữ gìn sức khỏe, tuyệt đối đừng để bố tức giận!

- Thế thì hôm nay con phải đón Y Đồng về. Giờ nó đang mang cốt nhục của nhà chúng ta, sao con có thể làm như vậy? – Bố Văn Bác cướp máy, nôn nóng nói.

Văn Bác an ủi bố mẹ vài câu rồi đồng ý đi đón vợ về, lúc này hai cụ mới yên tâm.

Cúp điện thoại, anh liền đến nhà mẹ đẻ Y Đồng. Vừa vào đến cửa đã thấy hai mẹ con Y Đồng đang đánh mạt chược, xem ra có vẻ hăng lắm. Anh vào đến nơi mà họ chẳng buồn ngẩn đầu lên nhìn một cái, cứ giả vờ như không nhìn thấy.

Văn Bác đằng hắng vài tiếng, nói: “Bà xã, em đi làm về rồi à? Mau theo anh về nhà đi!”

Y Đồng chẳng buồn đoái hoài đến anh, thậm chí còn chẳng buồn ngẩng đầu.

- Về đâu? – Mẹ Y Đồng lớn tiếng nói.

- Về nhà ạ, còn có thể về đâu được nữa ạ?

- Về nhà, về cái đầu mày ấy, chỗ đó mày cũng gọi là nhà à? – Mẹ Y Đồng lớn tiếng nhiếc móc.

Văn Bác nghe thấy câu này, lửa giận như bừng lên, anh lớn tiếng: “Con nói cho mẹ biết, mẹ đừng tưởng mẹ có tiền mà coi thường người khác. Đợi khi nào con có tiền thì mẹ đừng có trách!”

- Không về đâu cả, ở lại đây, tôi nói là phải nghe! – Mẹ Y Đồng nói.

- Được, không về thì thôi, bà cứ sống cả đời với con bà đi!

Văn Bác nói xong liền quay người bỏ đi. Anh nghĩ thông rồi, dù sao thì người anh cưới là Y Đồng chứ đâu phải mẹ cô ta!

Văn Bác về nhà chưa lâu lại nhận được điện thoại của mẹ: “Con à, Y Đồng bảo con về nhà nó ở, sao con không chịu về?”

- Mẹ à, đàn ông ai lại đi ở nhà vợ, thế còn ra thể thống gì nữa?

- Con phải chăm sóc cho nó chứ! Nó đang mang cốt nhục của nhà ta, con phải nghe lời nó!

- Mẹ, con không muốn ở trong nhà của họ!

- Cứ coi như con thay mẹ làm một việc tốt, mẹ cầu xin con đấy!

- Mẹ, con không chịu nổi khi phải sống trong cái nhà đó!

- Con gắng chịu đựng, chẳng qua chỉ là đến nhà nó ở thôi mà! Ở vài tháng, đợi sinh con rồi lại về nhà là được!

- Mẹ à, đây không đơn giản là chuyện nhẫn nhịn…

- Con à, Y Đồng đã mang cốt nhục nhà ta, con hãy đồng ý với mẹ đi! Nếu cháu nội của mẹ có vấn đề gì, mẹ sống đâu còn ý nghĩa gì nữa?

- Thôi được rồi, mẹ cứ yên tâm, con đồng ý với mẹ là được chứ gì?

Văn Bác đồng ý và an ủi mẹ vài câu rồi cúp máy. Nhưng nghĩ lại, anh vẫn cảm thấy không ổn. Ôm tia hi vọng cuối cùng, anh lại đến nhà mẹ vợ, định sẽ thử lần cuối cùng.

Vào đến cửa, hai mẹ con họ vẫn đang đánh mạt chược với người ta, cười nói vui vẻ. Không nhìn thấy bố vợ và cô em đâu, chắc là đang bận việc riêng.

Văn Bác thấy hai mẹ con họ như vậy, trong lòng vô cùng khó chịu. Nếu là một nhóm người lớn tuổi, nhàn hạ, ngồi đánh mạt chược giết thời gian còn được, đằng này đàn bà mới tí tuổi đầu đã bài bạc, thật chẳng ra làm sao. Huống hồ cô ta còn đang mang bầu nữa.

Văn Bác nhìn vợ, hỏi: “Y Đồng, em nhất định phải ở nhà mẹ sao?”

- Đúng thế, em mang bầu rồi, ở nhà mẹ có điều kiện chăm sóc, như vậy mới an tâm dưỡng thai!

- Ừ, thế hàng ngày tan ca anh sẽ qua thăm em, có được không?

- Cái gì? Anh không muốn chuyển sang đây ở à?

- Anh… anh cũng lo có người nói ra nói vào. Dù sao anh cũng là đàn ông, ở đây không tiện.

- Ở nhà mẹ, điều kiện tốt, muốn gì có cái đó, còn tốt hơn thuê nhà ở ngoài nhiều!

- Nhưng mà…

- Nhưng nhị cái gì? Anh không vì em thì thôi, giờ em có bầu rồi, anh phải nghĩ cho con chứ? Sao anh có thể ích kỷ như vậy?

Văn Bác không nói ra lời, mặt đỏ gay. Anh nhớ lại những lời mẹ nói, hồi lâu đành phải nhượng bộ: “Thôi được rồi, anh chuyển sang đây ở!”

- Ừ, giờ anh về chuyển đồ đạc sang đi!

Vì bố mẹ, Văn Bác đành phải đồng ý với vợ, tạm thời chuyển về nhà vợ ở.

Tối hôm ấy Văn Bác thu dọn qua loa vài vật dụng và quần áo rồi chuyển đến nhà vợ. Y Đồng nói: “Sao anh chỉ mang có mấy bộ quần áo sang thế?”

- Sau này từ từ chuyển sang, chuyển một lần không hết.

Y Đồng nghĩ cũng phải nên không hỏi gì thêm. Sau đó cô lại ra lệnh cho chồng: “Ông xã, anh rót cho em cốc nước!”

- Bà xã, ngày mai em còn phải đi làm, nghỉ sớm đi! - Văn Bác mang nước đến, khuyên nhủ vợ.

- Hứ, anh chớ nhiều lời, em muốn chơi thêm một lát nữa. À phải rồi, anh đi rửa bát đi, vẫn chưa rửa đâu!

Cái gì? Lại rửa bát? Văn Bác nghe xong suýt ngất. Sau này phải sống thế nào đây? Đúng là nhảy vào bể lửa mà!

Thấy Văn Bác đứng ngây ra đó, Y Đồng nói: “Đàn ông đàn ang gì mà lười thế hả? Có rửa chậu bát thôi mà cũng không chịu, đúng là chỉ thích việc nhẹ nhàng, mà có phải bảo anh nhảy vào vạc dầu đâu cơ chứ! Thật vô dụng!”

Haiz, đúng là số khốn kiếp! Hết đường lui rồi, đành phải rửa thôi!

Tối đó tắm xong, lên giường nằm, Y Đồng mặc một bộ đồ rất gợi cảm, ôm lấy Văn Bác, dịu dàng nói: “Ông xã à, chúng ta lâu rồi không làm chuyện ấy, tối nay chúng ta chơi đùa tí đi!”

Dưới ánh đèn dịu dàng, Y Đồng cởi sạch quần áo trên người, mình trần như nhộng đứng trước mặt Văn Bác. Mái tóc đen mượt của cô xõa xuống bờ vai, che đi cái cổ cao và cái xương quai xanh gợi cảm. Làn da của cô trắng muốt, rất mịn màng, trơn láng như đang phát sáng, những đường cong nơi ngực và mông tuyệt đẹp, đặc biệt là cặp chân trắng muốt không tì vết càng khiến người ta say đắm…

Thân hình của Y Đồng thật không có chỗ nào để chê cả, cô chẳng khác gì một siêu mẫu. Cô cũng từng suýt nữa trở thành người mẫu đấy!

Nếu đổi lại là trước đây thì chắc chắn Văn Bác đã lao vào cô như một con hổ đói. Nhưng giờ anh chẳng có chút hứng thú nào, cũng chẳng có tâm trạng nào. Thường ngày anh phải chịu quá nhiều áp lực từ vợ, đến mức chẳng còn chút ham muốn nào nữa.

- Em đang mang thai, giờ là thời kỳ quan trọng, “yêu” lúc này không tốt đâu! – Đây là một cái cớ rất tốt để Văn Bác không phải động vào người Y Đồng.

- Ông xã, có phải giờ anh chẳng còn ham muốn với em nữa không? – Y Đồng leo lên người Văn Bác, buồn bã nói, tay không ngừng xoa cơ ngực anh.

- Không phải, tại anh nghe người ta nói mang thai ba tháng đầu rất quan trọng, dễ bị sẩy thai, vì vậy không dám động đến em!

- Chẳng phải anh nhẹ nhàng một chút là được hay sao? Ai bắt anh lỗ mãng đâu?

- Nhưng anh vẫn lo lắng bà xã à!

- Không được, em rất muốn, ngay trong tối nay!

Y Đồng nói rồi liền cỡi quần đùi của Văn Bác ra. Văn Bác dùng tay ngăn lại nhưng Y Đồng một mực không chịu buông, cứ quấn chặt lấy người anh.

Cô nói: “Anh không quan hệ với em thì cứ cẩn thận em cắm sừng cho anh!”

- Cái gì? Em dám cắm sừng anh à? Xem anh có đánh chết em không?

- Ha ha, anh dám?

Văn Bác định tiếp tục từ chối nhưng lại sợ gây mâu thuẫn nên đành thôi. Thôi thì trả bài qua loa cho xong, dù sao cũng chẳng tránh được…

Hai vợ chồng có mâu thuẫn với nhau nên khó tránh khỏi cảm giác “bài xích” về cơ thể. Văn Bác phải chịu nhiều áp lực trong suốt thời gian dài, dẫn đến thái độ lạnh nhạt của anh với vợ. Y Đồng quá độc đoán, thích kiểm soát đàn ông. Chính vì vậy cuộc hôn nhân của họ không thể hạnh phúc.

Sau cuộc mây mưa, Y Đồng nhìn chồng, hỏi: “Anh yêu, chúng ta nói chuyện đi!”

- Ừ, nói cái gì?

- Ngoài em ra anh còn có người đàn bà nào khác không?

- Bà xã, em chớ nói bừa, anh chỉ có mình em, tuyệt đối chỉ có mình em!

- Anh chớ lừa em, em biết anh có quan hệ với rất nhiều phụ nữ khác.

- Những người đàn bà ấy có quan hệ với anh thế nào em còn biết rõ hơn anh đấy!

- Em thấy anh không bình thường!

- Nói bậy, anh rất đứng đắn!

- Những người đàn bà có quan hệ với anh em đều thấy không bình thường, nửa đêm nửa hôm còn gọi điện đến, anh thấy có bình thường không hả?

- Em cũng biết đấy, những người phụ nữ liên lạc với anh không là đồng nghiệp, bạn học thì cũng là bạn bè cũ, đều là những mối quan hệ hết sức bình thường, chỉ có điều em chưa bao giờ tin anh cả.

- Tin anh thế nào đây? Em thấy anh rất đào hoa!

- Cái gì? Anh đào hoa? Anh làm gì mà đào hoa?

- Em biết là anh rất có duyên với đàn bà.

- Anh chẳng có quyền, chẳng có tiền, lấy đâu ra duyên với đàn bà? Giờ anh nghèo kiết xác, lương mỗi tháng chẳng được hai nghìn tệ, đến sống còn khó khăn nữa là bao gái? Anh nói cho em biết, đàn ông có tiền mới có duyên với đàn bà!

- Nói tóm lại, em cảm thấy anh có quan hệ ám muội với người phụ nữ khác!

- Oan cho anh quá, anh đâu dám đứng núi này trong núi nọ chứ!

- Thế em hỏi anh, mấy ngày trước, người đàn bà gọi điện cho em là ai? Rốt cuộc là đứa nào?

Văn Bác ngây người, anh nhớ đến Lương Tuyết. Bởi vì Y Đồng năm lần bảy lượt quấy nhiễu Lương Tuyết, hoài nghi cô chính là kẻ thứ ba, làm cho Lương Tuyết phải chia tay với bạn trai. Lương Tuyết tức quá nên mới mạo danh là kẻ thứ ba để trả thù cô, nào ngờ Y Đồng lại tin là thật.

Văn Bác nghĩ, rốt cuộc có nên nói cho cô ấy biết sự thật người gọi điện chính là Lương Tuyết hay không? Nếu nói ra, Lương Tuyết chắc chắn sẽ gặp phiền phức. Nếu không nói thì làm sao anh rửa hết tội. Văn Bác lúc này như đang cưỡi trên lưng hổ, không biết phải làm thế nào.

Sau một hồi cân nhắc, Văn Bác cảm thấy không nói ra thì Y Đồng vẫn sẽ không tin anh. Nếu nói ra rồi có khi cô sẽ thôi không hoài nghi anh nữa. Thế là anh quyết định nói ra cho Y Đồng biết chân tướng sự việc. Nhưng anh ra điều kiện trước: “Anh sẽ nói cho em biết người đó là ai, nhưng em phải hứa với anh không được làm hại cô ấy!”

- Được, anh nói đi, em đồng ý!

- Thế thì anh nói cho em biết, người gọi điện cho em chính là đồng nghiệp Lương Tuyết của anh. Cô ấy vì bị em nghi ngờ là kẻ thứ ba, thường xuyên bị em mắng chửi, khiến cô ấy và bạn trai chia tay nhau. Vì vậy Lương Tuyết mới tức giận mà gọi điện mạo danh là kẻ thứ ba. Anh hoàn toàn trong sáng, mọi người trong công ty đều có thể chứng minh.

- Thật không? Hóa ra là con tiện nhân ấy!

- Thực ra cô ấy không xấu, thật đấy!

- Cái con tiện nhân này, tức chết đi được!

- Em nghĩ đi, trước đây cả ngày anh ở bên em, như hình với bóng, làm sao có thể ngoại tình được?

Hai người nằm trên giường nói chuyện rất lâu, Văn Bác bộc bạch hết lòng mình, lần lượt giải thích các mối quan hệ của anh với những phụ nữ khác. Anh ngây thơ cho rằng, chỉ cần nói ra chân tướng sự việc là vợ sẽ tin mình. Nào ngờ cuộc sống luôn có những biến động.

Đêm đã về khuya, Y Đồng lại đòi Văn Bác phải âu yếm mình thêm vài lần nữa, có lẽ cô muốn bù đắp tổn thất những ngày qua. Văn Bác vui vẻ đồng ý, hơn nữa biểu hiện cũng không tồi, dốc hết sức lực, chỉ có điều không dám có hành động mạnh. Dù gì cũng có em bé rồi, một đêm làm chuyện đó đến mấy lần rất nguy hiểm, không thể không nghĩ đến cái thai được.

Sáng hôm sau đi làm, nhìn thấy Lương Tuyết, Văn Bác cảm thấy có chút ngại ngùng. Dù gì anh cũng đã nói chuyện của cô nên có chút e ngại không dám đối mặt, trong lòng cảm thấy rất áy náy.

Buổi trưa, lúc ăn cơm trong nhà ăn, Văn Bác gặp Lương Tuyết, hai người nói được dăm ba câu thì đồng nghiệp Trần Na cũng chạy đến. Nhìn thấy Văn Bác, Trần Na liền oán trách: “Mấy hôm trước, vợ anh gọi điện đến, cứ hỏi em rằng rốt cuộc anh có quan hệ gì với em, đã lên giường với nhau chưa? Em nói lần đó ở nhà anh chẳng qua chỉ là một sự hiểu nhầm, trước đây em đã giải thích với chị ấy rồi. Nhưng chị ấy cứ đến quấy rầy em đến mấy lần liền. Haiz, em sợ vợ anh lắm rồi đấy!”

- Đúng thế, mấy hôm trước chị ta còn chất vấn em, còn nhiều lần gửi tin nhắn mắng chửi em, nói những điều rất khó nghe, cứ một mực cho rằng em với anh có những quan hệ không bình thường, em thật chẳng biết nói gì nữa! – Lương Tuyết nói.

- Thật là đáng sợ. Giờ em sợ chẳng dám qua lại với anh nữa! – Trần Na nói.

- Thật sự xin lỗi các em! Đều tại anh không giải quyết ổn thỏa việc này! - Văn Bác áy náy nói.

- Văn Bác, ly hôn thôi! Cậu cần một người đàn bà như thế để làm gì? – Đột nhiên có tiếng người chen vào.

Văn Bác giật mình ngẩng đầu lên nhìn, thấy đồng nghiệp Trương Tân đang ngồi phía bên kia mỉm cười với mình. Trương Tân đang ngồi cùng phó tổng giám đốc Trần Giang ở một bàn ăn cách đó không xa, chắc chắn họ đã nghe được nội dung cuộc nói chuyện của bọn họ.

Văn Bác cười như mếu, lắc lắc đầu không nói gì. Anh có điều khó nói, nếu có thể ly hôn thì anh đã ly hôn từ lâu rồi, sao phải đợi đến bây giờ? Huống hồ hiện giờ Y Đồng lại đang có thai nữa.

Yêu đương là chuyện của hai người, không có ràng buộc, vướng mắc gì. Nhưng ly hôn cũng là chuyện lớn giữa hai gia đình. Yêu đương không hợp nhau có thể chia tay, giải tán trong êm đẹp. Nhưng ly hôn lại có quá nhiều trở ngại và khó xử, phức tạp hơn nhiều. Mấy ngày trước, anh còn muốn ly hôn, nhưng áp lực từ phía bố mẹ khiến anh cảm thấy như không thở nổi.

Trương Tân thấy vậy liền nói: “Văn Bác sợ vợ, chẳng có chút khí phách nào cả. Nếu là tôi, tôi đã sớm chặt cô ta ra thành từng khúc rồi.”

- Đúng thế, anh thử cho chị ta một bài học xem lần sau chị ta có còn dám như thế nữa không? – Trần Na nói.
Bình Luận (0)
Comment