Khom Lưng

Chương 164

Sáu tháng sau, Ngụy Thiệu đăng cơ xưng đế ở Lạc Dương, lấy quốc hiệu là Yên, niên hiệu là Thái Hòa.

Mặc dù thiên hạ đã quy về một phái, nhưng Trung Nguyên trải qua một cuộc chiến loạn suốt nhiều năm, đời sống nhân dân rất khó khăn, Đại Yên mới bắt đầu lập quốc, nơi nơi hoang tàn chờ gây dựng.

Hoàng đế áp dụng các chính sách từ lúc còn quản lý phương Bắc, bỏ hết nền chính trị hà khắc của tiền triều, giảm miễn thu các loại thuế lao dịch, để cho bách tính được nghỉ ngơi lấy sức. Triều đình còn cổ vũ nông tang [1], khởi công xây dựng các công trình thuỷ lợi, đặc biệt chú trọng việc quản lý Hoàng Hà, nhằm vào trung hạ du của con sông, nước ứ thường xuyên đến nỗi lòng sông cao hơn hai bờ sông một khoảng, dân cư bên bờ luôn sống trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, chiêu binh nạo vét các tuyến sông đều là người tài ba, Đế Hậu còn cải trang đi vi hành Đãng Sơn [2].

[1] Nông tang: Nông nghiệp và trông dâu nuôi tằm.

[2] Đãng Sơn: Tên huyện ở tỉnh An Huy

Ân sư Bạch Thạch lão nhân của Thừa tướng Công Tôn Dương bây giờ đã trở về ở ẩn ở trong ngọn núi này, năm ngoái để chữa mắt mà Kiều Bình cũng tìm kiếm đến đây, Bạch Thạch lão nhân lương y như từ mẫu, sau khi chữa trị xong, bây giờ Kiều Bình cũng ở lại trong núi, dựng nhà tranh làm láng giềng với vị lão nhân này, nửa là ẩn cư nửa là chữa bệnh.

Đế Hậu cùng nhau vào núi, ngoài việc thăm viếng Kiều Bình ra còn là vì xin hỏi lão nhân về cách thức trị thủy.

Sở dĩ Hoàng đế nghĩ đến chuyện thỉnh giáo Bạch Thạch lão nhân là vì năm đó hắn có dịp gặp gỡ lão nhân khi còn ở Hoài Nam, lúc đó đê đập vừa xảy ra sự cố, lão nhân hiến kế rất kịp thời, trợ lực tu bổ đê đập, mọi chuyện mới không còn nguy hiểm.

Mặc dù đã nhiều năm qua đi, nhưng Hoàng đế vẫn ấn tượng sâu sắc không thể không nào quên được, vì thế bây giờ hắn tới đây xin gặp.

Bạch Thạch là truyền nhân của Mặc gia, hơn nửa cuộc đời vẫn ngao du bốn bể, ngoài việc tinh thông y đạo, những kĩ thuật ông cũng rất am tường, biết thuỷ lợi liên quan mật thiết đến dân sinh, đặc biệt là con sông Hoàng Hà, bởi vì trung hạ du của dòng sông có địa hình quanh co khúc khuỷu, thêm vào phì nhiêu bị rửa trôi, khu vực này vẫn luôn ngấm ngầm mầm tai họa, từ xưa đến nay đã mấy lần vỡ tuyến đổi dòng, hậu quả vô cùng nghiêm trọng, vì thế từ nhỏ ông luôn nhân lúc đi thăm thú khắp nơi, khảo sát nhiều luống nước sông Hoài [3], chỉ có điều từ trước đến giờ triều đình không quan tâm trị thủy, ngày đó còn trong thời đại loạn, chư hầu chia cắt, chuyện tắt nghẽn lòng sông lại càng bỏ mặc hơn, tuy lão nhân có một lòng cứu thế, nhưng làm sao một tay có thể vỗ nên kêu, bây giờ Hoàng đế mới vừa lên, coi trọng mầm họa Hoàng Hà này như vậy, sau khi lão nhân cảm khái xong cũng rất đỗi vui mừng, mặc dù vì tuổi già không thể tự mình xuống núi để tu bổ lòng sông, nhưng ông vẫn tận tâm hết sức truyền hết tâm đắc nửa đời mình cho vị Tân Đế này, ông còn tiến cử một người tên là Từ Miễn, năm đó chu du đến Tào Dương, ông từng có dịp gặp người này ở dòng sông nơi đó, mặc dù Từ Miễn chỉ là một quan nhỏ, nhưng lại một lòng một dạ vì người dân, cực kì quan tâm đến công việc trị thủy, Hoàng đế có thể đề bạt và trọng dụng hơn nữa.

[3] Sông Hoài: bắt nguồn từ Hà Nam

Hoàng đế rất mừng, hai người thắp đèn nói chuyện suốt một đêm đến bình minh mới dứt, sau khi hồi triều, hắn lập tức cho truyền Từ Miễn tới Lạc Dương

Từ thời tiền triều, có hai phương pháp thăng chức là chinh ích [4] và tiến cử. Hai phương pháp này mới đầu còn thể hiện tác dụng chiêu hiền tích cực, nhưng cuối cùng lại dẫn tới hình thức, quan chức triều đình chỉ dùng người thân quen, bán quan bán tước càng phổ biến, người có tài hoa làm được việc thì cả đời cũng khó ngày nổi danh.

[4] Chinh ích: là một cách cất nhắc nhân tài thời Hán, hoàng đế thông báo cho công phủ, châu quận để triệu kiến.

Từ Miễn xuất thân từ hàn môn, nhưng lại chỉ là một quan nhỏ chủ quản công trình trị thủy ở Tào Dương, làm suốt nửa đời người. Mặc dù có tài cán hơn người lại hết mực thương dân, nhưng trước kia mấy lần trình lên triều đình các phương thức trị thủy, thỉnh cầu được tu sửa dòng sông, nhưng triều đình không có thời gian mà để ý, Từ Miễn cũng nản lòng thoái chí, không ngờ bây giờ triều đình thay đổi, Tân Đế mới vào chỗ không lâu, không biết tại sao hắn lại biết đến mình, còn hạ chiếu chinh ích mình được vào triều làm quan.

Thiên tử chinh ích một bình dân, được gọi là “Chinh quân”, đối với người được triệu vào mà nói cũng là một vinh dự hiển hách.

Từ Miễn vừa phấn khởi lại thấp thỏm đi đến thành Lạc Dương, được Thiên tử triệu kiến tới Nam Cung, quân thần cùng nhau trò chuyện, ngày hôm sau, hoàng đế hạ chiếu đề bạt hắn làm Đại Ti Nông, chủ sự chuyện sông nước ở sông Hoài, nhậm chức ngay lập tức.

Hoài bão suốt nửa cuộc đời của Từ Miễn rốt cục cũng đã thành hiện thực, hắn quỳ xuống kính hô vạn tuế, cảm động đến rơi nước mắt, sau lần đó khi trở về địa phương, năng lực được thể hiện, một lòng một dạ chăm lo cho công tác trị thủy. Sau nhiều năm nạo vét lòng sông, xây đê đắp đập, rốt cục cũng loại bỏ mầm họa ở hạ lưu Hoàng Hà, cùng lúc đó, đê điều dẫn nước tưới cho mấy chục huyện ở Tây Nam và phía Đông, trên mấy triệu mẫu đất ruộng, từ đó về sau phì nhiêu nghìn dặm, dân chúng an cư lạc nghiệp, Từ Miễn không chỉ được người dân bản xứ tôn xưng làm Từ Công mà còn nhiều lần được triều đình khen ngợi.

Trong triều, cùng lúc này Văn Hữu thừa tướng Công Tôn Dương, Ngự Sử đại phu Vệ Quyền, Thiếu phủ khanh Trúc Tăng cũng có những hiền tài phụ chính, võ có Đại Tư Mã Lý Điển trấn U Châu, Vệ tướng quân Ngụy Lương thủ ở Tây Lương, Phủ Khương giáo úy Kiều Từ trấn thủ ở Tịnh Châu, bởi vì trước đó Lục Mâu tướng quân Bỉ Trệ có công lớn trong việc dẹp loạn phía Nam cùng Hoàng thượng nên được phong làm Cửu Giang Hầu, trấn thủ Nam Cương.

Đế không nạp tần phi, sắc lập Kiều Thị làm Hoàng hậu, kết tóc bên nhau.

Người người đều biết, Kiều Hậu không chỉ có diện mạo khuynh thành mà còn là hiền thê phụ tá cho Hoàng đế. Năm đó Hoàng đế xuất chinh về phía Nam, Ngư Dương bị Hung Nô tập kích, nguy hiểm ngập tràn, khi ấy Kiều Hậu không màng đến sinh tử, nàng tự mình leo lên tường thành khích lệ quân dân anh dũng chống trả, cuối cùng bảo vệ được Ngư Dương, sự tích tuyệt vời đó đến nay vẫn được thế nhân đời đời ca tụng.

Hoàng Đế đăng cơ vào tháng giêng năm sau, triều đình ban hành một kiểu chính quyền mới, tuyên bố quan chức ban đầu sẽ được tuyển chọn dựa trên những cơ chế căn bản, tăng cường chế độ khoa cử. Người trong thiên hạ chỉ cần có tài đều nguyện ý đền đáp cho triều đình, tập trung tham gia vào khoa cử, triều đình tuyển chọn người ưu tú, ủy thác chức quan. Đầu tiên phải tổ chức những khoa thi thử nghiệm để kiểm tra hiệu quả, nếu như phương pháp này hữu hiệu thì sẽ bỏ chinh ích và tiến cử hoàn toàn, áp dụng chế độ khoa cử để lựa chọn nhân tài.

“Khoa cử” là một từ vẫn còn rất xa lạ, ngày đầu tiên khi Tham Chánh ban bố sắc lệnh, đầu đường cuối ngõ đều xôn xao bàn tán về chuyện này. Vô số bạch y sĩ tử xuất thân từ nhà nghèo, sau khi nghe tin thì muôn phần kích động, trắng đêm khó ngủ. Bởi vì điều này có nghĩa là từ nay về sau, họ không cần phải khổ sở chờ đợi một hi vọng mong manh từ cơ hội tiến cử của quan viên địa phương, kiếm được một viên quan nửa chức. Bao nhiêu người có tài suốt một đời cũng không thể mong nổi giấc mơ chinh ích và tiến cử. Bây giờ cách thức này mở ra một tiền lệ lựa chọn nhân tài mới, điều đó không chắc là họ sẽ đạt được giấc mơ, nhưng ít ra đi nữa, cách thực hiện mơ ước đó cũng gần hơn nhiều.

Sau khi chính lệnh được ban bố, cùng năm đó, triều đình tổ chức khoa thi thử nghiệm lần đầu tiên. Số người tự tiến cử ở khắp nơi nghe nói đã vượt qua hàng vạn. Trải qua từng bậc tuyển chọn một, cuối cùng là tới kì thi điện, Đại Yên khai quốc cũng là lần sĩ tử trúng cử nhiều nhất từ trước tới nay.

Những người trúng cử lần này không chỉ có tài hoa hơn người, tư duy phong phú, mà sau khi được ủy nhiệm chức quan, phần lớn những người đó đều biểu hiện vượt trội, trong đó có một nhóm người tài, về sau còn trở thành trọng thần quốc gia.

Mấy năm sau, chế độ khoa cử đã thay thế hoàn toàn chế độ ứng cử từ ngàn năm trước, trở thành con đường duy nhất mà hoàng triều dùng để tuyển chọn nhân tài.

Có người nói, người đầu tiên đưa ra chế độ khoa cử và thuyết phục Hoàng đế lẫn đại thần tiếp nhận chính là Kiều Hậu.

Bởi vậy, từ sau lần đó, trong một khoảng thời gian rất dài, Kiều Hậu đã trở thành thần nữ trong truyền kì của các kẻ sĩ trong thiên hạ, rất nhiều người tranh nhau viết thơ làm phú về Kiều Hậu, trong đó có không ít tác phẩm được lưu truyền rộng rãi. Có thể được ghi tên bảng vàng, cuối cùng nếu được tham gia yến tiệc ban thưởng của Hoàng cung, nhận rượu mà Kiều Hậu ban cho đã thành giấc mơ của rất nhiều kẻ sĩ.

Mỹ danh của Kiều Hậu trong ngoài Lạc Dương không người nào không biết, nhưng mà lại có tương truyền rằng, không lâu sau đó, không biết tin tức bắt đầu từ nơi nao, cuối cùng trên phố Lạc Dương đâu đâu cũng bàn tán sôi nổi, không phải là vì Kiều Hậu hiền lành đến mức nào, mà là về chuyện Hoàng đế sợ thê tử ra sao.

Nghe nói, trước khi Kim thượng đăng cơ, khi còn là Yên Hầu ở U Châu đã có danh sợ vợ, bởi vì Kiều Hậu ra cấm chỉ, ngài không dám nạp mỹ nhân vào nhà, bây giờ hậu cung trống vắng chỉ có mình Hoàng Hậu, dưới gối lại không có Thái tử, Kim thượng vẫn nhất quyết không chịu nạp hậu cung, tám chín phần mười, có lẽ không chỉ là sợ vợ mà còn sợ cực kì.

Thế nhưng những lời đồn đãi này quả đúng là sự thật, từ khi Hoàng đế Đại Yên khai quốc cho tới nay, hắn không chỉ là người đứng đầu trong thiên hạ, hơn thế nữa, còn là người sợ thê tử nhất trên đời.

Dân chúng trò chuyện say sưa về những chuyện bí mật liên quan với hai người Đế Hậu, không phải họ có ác ý gì, chỉ đơn giản là xuất phát từ tò mò ngạc nhiên, thêm vào đó mọi người đều muốn có chuyện mà khuây khỏa, huống hồ những việc bí mật liên quan đến đôi phu thê cao cao tại thượng nhà Đế Hậu có ai mà không hứng thú đây? Cứ thế tin đồn càng rầm rộ, sau đó dần dần không ngờ lại lan vào hoàng cung, thậm chí đến cả quan lại cũng biết rõ tận tường.

Năm đó, người từng đi theo Hoàng đế giành thiên hạ xưa kia, đối với mấy chuyện về Đế Hậu cũng chia thành hai phái. Nếu như Công Tôn Dương cảm thấy sở dĩ Hoàng đế quyết không nạp hậu cung là vì xuất phát chủ yếu từ tình yêu đối với Kiều Hoàng Hậu, phe còn lại thì khăng khăng Hoàng đế chỉ sợ vợ mà thôi, nếu là lúc trước thì đã đành, bây giờ ngay cả nhân gian không ai là không biết, như vậy có phải sẽ giảm sút tôn nghiêm của thiên tử hay không, chỉ có điều, mặc dù suy nghĩ của mấy người này không đồng nhất, nhưng đa số đều tán thành một điểm, không ai dám ngu xuẩn chạy tới trước mặt Hoàng Đế nói chuyện này tìm xui.

Có hôm, mấy cựu thần của tiền triều không biết mông cọp mình có sờ được không, lại xuất phát từ mong muốn dâng nữ nhi nhà mình vào hậu cung, thế là họ vẫn cố ý liên kết với nhau lại, cùng dâng tấu chương, trình bày nhiều dẫn chứng phong phú, đàm luận từ nay đến ngày xưa, lấy lý do “Thiên tử một vợ mười hai nữ, giống tháng mười hai, ba ngàn chín vị tần” cộng thêm việc dưới gối Đế Hậu đến nay chỉ có mình công chúa, xin Hoàng đế lập phi để dồi dào hậu cung.

Ngày hôm sau, sổ con bị trả về, Hoàng Đế ngự bút đỏ phê rằng: Các khanh nguyền rủa trẫm không sinh được nhi tử phải không?

Đại thần kinh sợ, cuống quít chạy tới xin Hoàng thượng khai ân.

Từ đó về sau, cả triều đình không ai dám nhắc tới chuyện hậu cung lần nữa.

Lại có tin đồn rằng, có người tấu Hoàng Đế xử lý chuyện Hoàng Hậu quyến rũ tranh công, sau khi Kiều Hậu biết được chỉ cười cho qua chuyện.

Đế Hậu đều có cảm tình sâu nặng với Tín Đô, bởi vì với hai người mà nói, nơi đó mang theo một ý nghĩa đặc biệt, Hoàng Đế sai người tu sửa Đàn Đài ở Tín Cung, đổi tên thành “Gia Tín cung”, xây một cái tại hành cung ở bên ngoài Lạc Dương, sau lần đó, mấy lần rời Lạc Dương để tuần sát Cửu Châu, Đế Hậu đều đi ngang dừng chân ở Tín Đô.

Từ ngày đầu thành lập, Hoàng triều Đại Yên đã bước vào thời gian rực rỡ quốc thái dân an, hậu thế chính sử còn dùng cụm từ “Minh quân hiền hậu” để khen ngợi Đế Hậu khai quốc Đại Yên ngày ấy.

Đối với những người trên phố mà nói, Hoàng đế khai quốc tuổi trẻ oai hùng, lại may mắn có Kiều Hậu ở bên, vừa là người khuynh thành khuynh quốc, chỉ liếc mắt qua như nhìn thấy Thiên nhân. Một đôi thần tiên quyến lữ như vậy vốn rất có sắc thái của truyền kỳ, thêm vào đó là câu chuyện “Hoàng đế sợ vợ” được lưu truyền rộng rãi, quan lại huy hoàng dưới Thiên gia Đế Hậu, phía sau cánh cửa đóng kín của phu thê nhà nọ, bởi vì tường cao cung rộng nào ai biết được chăng, thế là càng thêm phần thần bí.

Có những người hay kể chuyện dã sử, vì muốn thỏa mãn tò mò của người dân trên phố, họ cứ thoải mái phán đoán tưởng tượng thêm, há có thể rạch ròi đâu thật giả?

Trong các tài liệu ghi chép về sinh hoạt thường ngày của Đế Hậu, người viết không hề mảy may tăng thêm hay sửa chữa, cứ viết theo trình tự tháng năm, thực chất là lựa chọn sao chép để phục vụ người đọc.

Và điều quan trọng nhất trong những câu chuyện đó là đều nhắc tới kì thi khoa cử thành công vào năm nọ.

Bình Luận (0)
Comment