Khuynh Quốc Nương Tử Ta Từ Nơi Khác Đến

Chương 75


- Tỉnh lại đi.
Một giọng nói trầm ấm vang lên, Nguyệt Lam cau mày, cô nằm lắng tai nghe.

Đầu đau như búa bổ, cả người như rời rạc ra, trước mắt một màng sương mỏng.

Đưa tay dụi mắt một chút mới nhìn rõ nơi này.
Xà nhà bằng gỗ, mùi thảo dược thoang thoảng, cạnh giường là một nam tử cao lớn đang đứng khoanh tay nhìn cô.

Gương mặt kiên nhẫn chờ đợi cô tỉnh dậy.
- Tỷ tối qua cưỡi ngựa đi đâu?
Nguyệt Lam vẫn không nhận ra, có chút ngạc nhiên hỏi lại:
- Cưỡi ngựa sao? Cưỡi ngựa đi đâu?
Nam tử kia quay người rời đi, ném lại phía sau một câu:
- Dậy đi, các tẩu tử đến đang chờ tỷ làm đậu phụ kìa.
Cô vẫn chưa kịp hiểu, ngồi dậy khỏi giường lẩm bẩm:
- Cái gì vậy?
Căn nhà mộc mạc, mọi thứ đều là cũ kỹ xa xưa.

Nguyệt Lam vẫn nhớ là đang ở Trung Du cơ mà.

Còn đi đua ngựa với Từ Hân nữa, sau đó là bị ngã.
- À lại mơ.
Từ khi tỉnh dậy cô vốn hay nằm mơ những giấc ngắn như vậy, chỉ là đến sáng thì chẳng nhớ gì cả.
Rời khỏi phòng, cô vươn vai một cái, một nam nhân mặc huyết phục thập phần xinh đẹp đang xay đậu ở cối đá ngoài sân thấy liền nói:
- Nhanh ra đây, Nguyệt Nhi.
Người này cô có nhớ, rất thân thiết trong những giấc mơ.

Nguyệt Lam cười một cái rồi đi một vòng quanh sân.
Có rất nhiều người, ở bên góc có một nam một nữ đang nấu sữa đậu nành.

Bên giêng cũng có hai người đang rửa những giỏ lớn đựng hạt đậu, cười cười nói nói.

Nom mấy người này là vợ chồng của nhau rồi.
Nam nhân cao lớn, trên mặt có vết sẹo kia đang ép đậu phụ.

Mọi người ai cũng đều làm việc của mình.

Một cảnh yên ả, thật đúng là ấm áp lòng người.
- Lục Tự.
Bỗng nhiên cô thốt lên một cái tên, chưa kịp hoang mang thì người đó quay lại:
- Sao vậy?
Nguyệt Lam vội lắc đầu nói không có gì.
Hoá ra hắn là Lục Tự, nhìn có vẻ hung dữ nhưng không biết tại sao lại quen thuộc đến như vậy.

Cô đi lại đứng bên cạnh cối đá xem nam nhân xinh đẹp kia xay đậu.

Da trắng mắ phượng, mũi cao môi mỏng, gương mặt thanh tú.

Nhưng vẫn toát lên khí chất nam nhân.
- Thơm không?
Y hỏi cô, khoé miệng còn mang theo nụ cười.

Nguỵet Lam bất giác gật đầu trả lời:
- Hạo Lâm của ta giỏi nhất.
Những cảm giác này tại sao lại chẳng xa lạ gì.

Có khi lại mang theo một chút bi thương, nụ cười của họ, giọng nói của họ.

Như đang nhắc nhở cô chuyện gì đó.
Một đứa bé gái bụ bẫm đáng yêu đang chập chững đi lại phía cô.

Hai bím tóc xinh xinh đưa qua đưa lại, miệng nhỏ gọi:
-Mẹ, mẹ, mẹ bế.
Mẹ? Mẹ sao? Ta có con sao?
Hạo Lâm, Lục Tự, Tình Hương, Mạc Dã, Nhậm Anh, Hồng Anh........!còn đứa bé này nữa?
Ta đã bỏ sót những thứ gì rồi?
Đang đau đầu suy nghĩ, sắp nhớ ra gì đó.

Trong không trung bỗng vang lên tiếng còi của cấp cứu.

Lọc xọc của giường bệnh, tiếng nói hỗn loạn.
- Mau đưa vào phòng cấp cứu.
- Truyền máu gấp.
- Bác sĩ, bệnh nhân thuộc nhóm máu B âm tính, trong kho dự trữ chỉ còn một bịch.
Ồn ào, hỗn loạn, bầu không khí trở nên cực kỳ khó thở.

Xung quanh bỗng nhiên ập tối, mắt cô nhắm nghiền lại.
Thâm tâm gào thét kêu cứu:
- Hạo Lâm, cứu ta, Hạo Lâm.
Một lần nữa mở mắt, ánh đèn trắng toát của bệnh viện.

Nghe tiếng bước chân chạy gấp rút, những người xung quanh ai cũng hiện lên vẻ mặt lo lắng.
Bàn tay bị nắm chặt, trong mơ hồ, cô cảm nhận được giọng nói quen thuộc:
- Tôi là anh trai em ấy, lấy của tôi.
- Của tôi nữa, tôi cũng nhóm máu B âm tính.
A! Về thực tại rồi, là Lam lớn và Lam bé.


Hạo Lâm đâu? Sao chàng ấy không đến? Hạo Lâm là ai? Rốt cuộc là ai?
Ý thức cuối cùng còn sót lại, cô cũng đã biết, y không bao giờ trở lại nữa.

Vốn dĩ hai người là nghiệt duyên, hai thế giới không thể nào ở bên nhau.
Cái thứ tình cảm này lúc đầu vốn dĩ là không nên có.
Lam lớn và Lam nhỏ nằm trên giường bên cạnh phòng cấp cứu lấy máu.
Áo khoác màu xám của Lam lớn đã thấm đẫm một mảng máu của em gái, khiến người khác rùng mình.
Cả đại gia đình tâm hồn không thể thả lỏng xuống được, đứng ở ngoài hành lang lo sợ.

Bà nội tuổi cao không nhận nổi sự đả kích, đã muốn ngất đi.
- Tại sao lại cứ phải tỵ nạnh hơn thua nhau cơ chứ?
Ông nội tức giận quát Từ Hân.

Chưa ai thấy ông giận dữ như bây giờ nên cũng không có dám lên tiếng.
- Mang về dạy lại đi, phế vật.
Từ Hân từ nhỏ chưa từng có ai mắng như vậy, cũng liền cãi:
- Nếu nó thả con ngựa đó ra thì đâu có ngã, chẳng phải tại cháu.

Cháu chỉ bảo nó cưỡi thôi mà, ai mượn chạy theo.
Bác rể kéo con gái lại gằn giọng:
- Con im miệng đi, không phải lỗi của con thì của ai.
Từ Hân nói mãi chẳng ai nghe, dậm chân quát lớn:
- Con không có sai, là nó tự ngã cơ mà.
Từ Tuấn ngồi yên lặng ở hàng ghế bỗng nhiên đi lại giơ tay cho cô ta một cái:
- Vì ai mà Lam bé nó ngã? Anh đã nói rồi, rất nguy hiểm, em còn mang cả ngựa chiến đi.

Nếu nó bị việc gì em ăn cho đủ.
Từ Hân trợn mắt ôm má nhìn anh trai mình, khoé mắt đã rơm rớm nước:
- Anh....!anh đánh em?
Từ Tuấn hừ một tiếng rồi nói:
- Mọi người ở đây nhiều cũng không ổn, mọi người về đi, để cháu và Lam lớn Lam bé ở lại được rồi.
Bác hai cũng đồng ý, khuyên mọi người trở về.

Từ Hân vẫn ở lại làm loạn:
- Từ Tuấn, anh đánh em? Tại sao anh lại đánh em?
Mẹ cô ta, là bác ba liền kéo lại, tát cho thêm một cái:
- Đủ rồi, nếu không phải cứu con thì Lam bé cũng không đến nỗi này.

Con với chả cái, bao nhiêu tuổi đầu rồi? Chiều quá thể, đi về!
Từ Hân bị mẹ lôi đi, vẫn đang còn ấm ức.
Cả nhà sau khi nghe vợ Minh Thủ nói rằng cô ta dắt ngựa chiến ra đua làm nó nổi điên thì vội vàng chạy ra xem.


Nào ngờ chưa kịp đến thì thấy Nguyệt Lam đã ngã xuống.

Vốn dĩ có thể bám lại, không ngờ là Từ Hân rẽ ngựa qua một bên khiến cô với hụt.
Lam lớn, Lam nhỏ, Minh Thủ và Từ Tuấn tá hoả, vội vàng xuống ngựa xem xét thì cô đã ngất đi.

Cả người bị thương chảy máu rất nhiều.
Vội vội vàng vàng gọi xe cứu thương, không ngờ bệnh viện lại không còn máu dự trữ.

Cô lại thuộc nhóm máu B âm tính khá là hiếm.

Cũng may còn Lam lớn và Lam nhỏ, nếu không lần này chết chắc.
Nguyệt Lam ở phòng cấp cứu hết sáu bảy tiếng, đến trời tối mịt bác sĩ mới đi ra.

Lam lớn và Lam nhỏ đã lấy máu xong từ chiều, liền lại hỏi:
- Bác sĩ, em gái tôi sao rồi?
Bác sĩ tháo khẩu trang ra, gật đầu:
- Không sao, truyền máu làm phẫu thuật kịp thời.

Bị gãy năm gái xương sườn, bả vai bên phải, cánh tay phải cũng bị rạn nứt.

Nội tạng chấn thương nhẹ, không có gì đáng ngại.
Cơ mặt anh không thể giãn ra, vội vàng nói:
- Nếu có gì bác sĩ cứ báo.
Bác sĩ gật đầu, y tá đứng bên cạnh bảo:
- Người nhà đi làm thủ tục nhập viện ạ.
Lam nhỏ cau mày, biểu cảm phức tạp không biết nghĩ gì.

Nhưng nghe vậy cũng đi theo y tá làm hồ sơ nhập viện.
Nguyệt Lam được chuyển vào phòng hồi sức theo dõi thêm, hiện tại người nhà vẫn chưa được vào.

Minh Thủ có đến lần nữa, là để đưa cơm cho ba người đàn ông, sẵn tiện mang y phục, đồ dùng mà bà nội chuẩn bị cho Lam lớn Lam nhỏ.
- Anh về trước đi, ở đây có em và anh Lam lớn rồi.
Lam nhỏ nói với Từ Tuấn, anh cũng gật đầu rồi đi về cùng Minh Thủ:
- Vậy anh về trước, sáng mai mang ít đồ cho hai người.

Có gì thì gọi ngay nhé!
Đến khoảng hơn mười giờ đêm bác sĩ đến kiểm tra, cô đã chuyển biến tốt nên có thể chuyển đến phòng bệnh.

Lam nhỏ đăng ký một phòng đơn, cậu không muốn ở phòng bệnh thường, sẽ khiến cô phiền.
Phòng bệnh này cũng thoáng mát rộng rãi, chứa được hai chiếc ghế sô pha dài cùng một cái bàn.

Ngoài ra còn ba chiếc sô pha đơn khác, một cái giường đơn phía ngoài, có tủ lạnh nhỏ và hai cái tủ đầu giường.
Sau khi ổn thoả xong xuôi, Lam lớn kéo bức bình phong ngăn giường bệnh của cô lại, quay qua nói với Lam nhỏ:
- Em đi tắm rửa trước đi rồi lên giường ngủ.
Nhìn em gái băng bó khắp người, gương mặt nhợt nhạt mặc đồ bệnh nhân trên giường.

Trong lòng hai người không dễ chịu chút nào, nhói lên đau xót.
Chuyện này không ai dám nói cho bố mẹ biết, sợ họ sẽ lo quýnh lên.


Lúc chập tối Việt Lam có gọi về bảo là mấy anh em sẽ ở lại một hai tháng.

Bố mẹ tất nhiên đồng ý không nghi ngờ gì cả.
Thật sự hôm nay khiến người khác rớt tim ra ngoài, mới mùng năm Tết mà đã xảy ra chuyện như vậy.
Ông bà và mọi người ở nhà tâm trạng cũng nặng nề không kém.

Ai cũng lo lắng đợi điện thoại của Lam lớn.

Cho đến khi nghe được chuyển qua phòng bệnh thường thì mới an tâm một chút.
Cô út biết tin cũng vội vàng trở về nhà xem xét, lớn tiếng trách Từ Hân một hồi mới thở phì phò ngồi xuống ghế.
Từ Hân ngồi một chỗ cúi đầu không dám hé răng, trong thâm tâm vẫn không cho rằng mình sai.
Ông nội ngồi ở ghế đơn đầu bàn, nhìn cô lạnh nhạt nói:
- Ngày mai trở về đi, mấy ngày bình thường cũng không cần đến nữa.
Chưa bao giờ ông đuổi người thẳng thừng như vậy.

Mọi người có mặt bất giác run lên, Từ Hân khóc lóc chạy lại tỏ ra đáng thương:
- Ông ngoại, cháu thật sự không có ý đó mà.

Chuyện này không phải do một mình cháu, ông đừng đuổi cháu đi được không?
Bà nội ngồi bên cạnh nhẹ nhàng khuyên:
- Ông à, Từ Hân nó tuy làm vậy là sai, nhưng nó cũng biết lỗi rồi.

Ông đừng tức giận quá không tốt.
Nhà nào mà chẳng có nóc, cho dù có nổi trận lôi đình thì vợ nói cũng phải dịu xuống.

Ông ừm một câu rồi đứng dậy:
- Ngày mai vào thăm Lam bé, hôm nay không có hai đứa anh thì nó chết chắc rồi.
Ý ông nói là Nguyệt Lam, thật sự không có hai người truyền máu thì không biết như thế nào.
Bố Nhất Trung và mẹ Uyển Tình đều là nhóm máu B.

Nhưng đến khi sinh ra Lam lớn thì lại bị đột biến một chuỗi gen, nên thành ra B Rh-( âm tính).

Bố mẹ đều là con người của y khoa nên khá hiểu vấn đề này, không có gì là thắc mắc cả.

Đến lượt Lam nhỏ cũng vẫn vậy, không thể di truyền nhóm máu B Rh+ của bố mẹ.
Kỳ thật là hai người từ khi là bào thai trong bụng mẹ, tuy khác nhóm máu nhưng vẫn khônh bị khắc chế.

Cho đến khi mẹ Uyển Tình mang thai Nguyệt Lam, chuyện lại khác.
Cô bị chính kháng thể của mẹ tấn công, sự “trái dấu” trên cùng một cơ thể sống cho thấy người mẹ có dấu hiệu muốn loại bỏ.

Cũng may ông trời mỉm cười, ngày 11 tháng 1 cô cũng chào đời.
Trước kia đi học cô thật sự rất tự ti về bản thân.

Đến khi cuối cấp ba đã đủ 18 tuổi đi hiến máu, ai nghe đến nhóm máu B Rh- đều ngạc nhiên.

Bởi vì tỷ lệ người máu này này còn thấp hơn cả tỷ lệ người có mắt màu hổ phách.
Cho nên bố mẹ hay là tất cả mọi người đều rất bảo vệ thân thể cho ba anh em.

Nhưng mà cô chẳng biết điều chút nào, năm lần bảy lượt đều làm mình bị thương..

Bình Luận (0)
Comment