Edit: Manh
Beta: Em bé Cá
Với hũ máu đó, bệnh của Đàm Nô tạm thời được kiểm soát. Liên Đăng cũng an lòng, có thể dồn sức xử lý hai kẻ còn lại.
Môn hạ thị lang Cao Quân, Ngự sử Trung thừa Lý Hành Giản, nên giết tên nào trước đây? Ba người ngồi bàn bạc dưới ánh đèn dầu, Đàm Nô phân tích: “Môn hạ thị lang cấp bậc thấp hơn, quyền lực có hạn, không thể huy động quân tinh nhuệ. Ngự sử Trung thừa là cha của Lý Tiệp dư đang được ân sủng. E rằng lão ta là con cáo già xảo quyệt sợ ch3t, vừa thấy Trương Bất Nghi gặp nạn là trốn ru rú trong nhà, muốn xử cũng khó.”
“Vậy bắt đầu từ Cao Quân đi! Ít tuổi hơn nên cũng non hơn, không cưỡng lại được cám dỗ chốn hoa liễu, dễ bề xuống tay.” Chuyển Chuyển nói với vẻ hết sức lạc quan.
Trong đầu Liên Đăng hiện lên gương mặt trắng bệch của quốc sư: “Lão cáo già đúng là khó đối phó thật, ghét nhất là ngữ cáo già lại đội cái lốt vẻ vang.”
Họ biết Liên Đăng đang mắng quốc sư, cũng lấy làm lạ. Đáng nhẽ quốc sư phải ngồi trên tòa sen, không vướng bụi trần, mà sao qua miệng cô lại thành người như vậy.
Chuyển Chuyển lên tiếng: “Có khi là xích mích từ xưa! Quốc sư sống đã lâu, rành rẽ cả chuyện kiếp trước kiếp này, khéo kiếp trước hai người yêu nhau, rồi muội xuống suối vàng, uống canh Mạnh Bà, quên phéng mất quốc sư cũng nên.”
Liên Đăng ngước mắt, đôi mắt lấp lóe ánh xanh dưới ngọn đèn: “Tỷ đừng nói bậy, nếu yêu nhau thì sao quốc sư lại bắt chẹt tôi như vậy?”
Chuyển Chuyển bật cười: “Thế sao quốc sư lại không cho muội lấy chồng? Tôi biết rồi, nhất định là vì quốc sư không thể lấy vợ, kiếp trước thấy muội gả cho người khác rồi ch3t trong uất ức. Kiếp này quốc sư thông minh hơn, làm muội không thể lấy chồng, dám lấy là nát bấy như thịt băm, ấy gọi là ra tay trước chiếm lợi thế.”
Liên Đăng cười vang: “Tỷ không đi kể chuyện quả là lãng phí tài năng. Tuyệt đối không được lấy quốc sư ra làm trò đùa, nhỡ quốc sư sai người nghe trộm thì chúng ta sẽ phải lấy cái ch3t tạ tội đó.”
Đàm Nô lại bắt đầu mơ về cuộc sống sau này: “Thật ra lấy một tấm chồng, gây dựng tổ ấm cũng không phải chuyện xấu, đúng không Chuyển Chuyển?”
“Ừm. Tôi hy vọng chúng ta ai cũng nên mối lương duyên, sinh được mấy đứa, sau này có thể kết thành thông gia.” Dứt lời, cô ấy nhìn Liên Đăng với vẻ thương cảm: “Nhưng muội thì phải làm sao đây? Vì sao quốc sư lại bắt muội nuốt viên thuốc đó, ắt phải có lí do gì chứ!”
Liên Đăng không kể lại chuyện đêm đó cho bọn họ nghe, chỉ cười đáp qua quýt: “Có lẽ quốc sư vừa khéo thiếu một binh sĩ!”
Lòng quốc sư tựa mò kim đáy bể, chẳng ai đoán được ý chàng ta. Chuyển Chuyển chống cằm nhìn Đàm Nô: “Cô thấy Tiêu tướng quân thế nào?”
Đàm Nô chầm chậm quay đầu: “Có tài mà không có đức.”
“Không có đức? Anh ta đã giúp Liên Đăng vào cục Thái Sử đấy!”
Đàm Nô trợn mắt, ấn tượng xấu luôn khó thay đổi, nhưng nhắc đến cục Thái Sử thì quả thật là phải cảm ơn anh ta. Song biết ơn và yêu mến là hai chuyện khác nhau. Cô nói: “Thật ra tôi suốt ngày múa kiếm vung đao nên thấy hơi ghét cuộc sống như vậy. Tôi muốn tìm một anh học trò khác hẳn chúng ta, sống yên ổn qua ngày là được.” Nói đoạn kéo theo Liên Đăng: “Như Liên Đăng cứ mải miết tìm gã chăn dê ấy.”
Chuyển Chuyển cảm thấy khó hiểu: “Gã chăn dê nồng nặc mùi dê thì có gì hay, hôm nào trời nóng có khi còn tỏa khắp mười dặm ý chứ.”
Liên Đăng khều bấc đèn, phủ nhận: “Không phải tôi chỉ chăm chăm tìm người chăn dê, mà là sợ không ai rước mình. Có người bằng lòng đón nhận tôi là được rồi.” Dứt lời, cô cười ngượng ngùng: “Thật ra thư sinh cũng tốt, chàng mà nho nhã yếu ớt, không bảo vệ được tôi thì tôi có thể bảo vệ chàng.”
Liên Đăng không có gương mặt nữ tính, lại mang ý chí của đấng nam nhi. Nếu cô lấy người tài giỏi thì thân ai nấy lo; gả cho người nhõng nhẽo, hay giận hờn thì cô bằng lòng chiều chàng ta như một người đàn ông… Tiếc thay, mong muốn tốt đẹp này không thể thành hiện thực, viên thuốc của quốc sư đã chôn vùi chuyện hôn nhân của cô, cô không dám tưởng tượng tương lai của mình sẽ ảm đạm cỡ nào.
Mục tiêu của Chuyển Chuyển lại rất rõ ràng, tiểu lang quân ở đẩu đâu đã bị cô ấy quên tự đời nào. Lòng cô đong đầy thương nhớ Xuân quan, nếu không thành công thì cũng phải tìm người giống anh ta. Theo lời Chuyển Chuyển là “Nếu Liên Đăng bị giam chân ở Thái Thượng thần cung thì tôi gả vào đó có thể làm bạn với muội ấy.” Quả đúng là tình bạn oanh liệt kinh thiên động địa, quỷ khóc thần la.
Liên Đăng cũng thấy đó là ý hay, gật gù bảo: “Tôi đã nói với quốc sư rồi, sau này có chuyện gì thì để Xuân quan chuyển lời, tạo sẵn cơ hội cho tỷ rồi đó.”
Ba người chung chí hướng nhìn nhau cười. Chuyển Chuyển moi một bầu rượu từ dưới gầm giường ra, đặt lên chậu than hâm nóng rồi rót cho mỗi người một chén. Rượu ấm vào bụng, một đêm yên giấc.
Hôm sau ra ngoài, Liên Đăng bắt đầu ẩn nấp canh chừng Cao Quân. Dường như cái ch3t của Trương Bất Nghi chẳng ảnh hưởng gì tới ông ta. Ông ta đương độ tráng niên, chẳng kiêng kị gì. Quan điểm của ông ta không hẹn mà ăn khớp với điều Liên Đăng muốn thấy: Ông ta tin chắc rằng Trương Bất Nghi ch3t bởi có quá nhiều kẻ thù, còn bản thân lại chẳng kết thù không đội trời chung với người nào. Trương Bất Nghi ch3t chẳng can hệ gì tới ông ta. Thế là xướng ca khiêu vũ vẫn như bình thường, không siêng ghé kĩ viện nuôi kĩ nữ mà say mê với trò chủy hoàn[1] và cưỡi ngựa đánh bóng.
[1] 捶丸: Tương đương với môn golf thời nay.Cưỡi ngựa đánh bóng là một thú tiêu khiển tuyệt vời cho đám quan lại quyền quý, hôm nào trời trong nắng ấm, họ rủ bè bạn đến trường đua ngựa, tiền cược có thể là vàng bạc gấm vóc hay nô bộc, tỳ nữ xinh đẹp trong nhà. Với đàn ông Đại Lịch, đây không chỉ là một trò chơi mà còn là bài kiểm tra năng lực của chúng quan lại, tựa như trong cung lấy đó làm thước đo năng lực của các hoàng tử. Người tham gia cần có tài cưỡi ngựa và chơi bóng cao siêu, một khi vào trận, thắng bại chưa phân thì tuyệt không ngừng nghỉ.
Cao Quân có quan hệ thân thiết với Sở vương, hôm nghỉ giao thừa, ông ta được Sở Vương vời đến gặp tại trường đua ngựa. Sở vương là con trai thứ hai của thánh thượng, được ủng hộ lên ngôi chẳng kém gì Lương vương, những cuộc xã giao thế này thường mang ý nghĩa rất sâu sắc, thế nên khâu chuẩn bị càng thêm kĩ lưỡng.
Một trận cưỡi ngựa đánh bóng được tổ chức như yến tiệc ngày xuân, có ca múa hài kịch, có kĩ nữ xinh đẹp của Chương Đài. Liên Đăng quan sát hồi lâu, trà trộn vào xe ngựa của Tạ tam nương tuy khả thi nhưng nhóm ca kĩ có chốn nghỉ riêng, đi lại lung tung rất dễ gây chú ý. Cô đưa mắt về phía chuồng ngựa ở phía bên kia sân, trong lúc đoạt bóng, ngựa lao vun vut, nếu ngựa lạc vó thì sẽ ra sao nhỉ?
Sở vương có cái nếp riêng khi chơi trò này, ấy là tất cả ngựa đều phải do ông ta cung cấp, cao thấp béo gầy bằng nhau. Chuồng ngựa có nô bộc chăm sóc riêng, nhưng đóng móng ngựa thì phải mời thợ dày dặn kinh nghiệm. Ông ta có cả thảy hơn trăm con ngựa, dùng lần lượt mất tròn một năm, thế nên luôn thay móng mới cho chúng trước khi đưa ra sân. Ông ta ví đó như con người đổi một đôi giày mới phù hợp, bước một mạch lên Cửu Trùng Thiên.
Liên Đăng lẻn lại gần, trong chuồng ngựa tất tả bận rộn, có tiếng kéo ống bễ ù ù, tiếng búa nện bang bang lên móng ngựa sắt, xen lẫn đôi ba tiếng ngựa đua thở phì phò.
Một gã sai vặt khiêng nửa sọt than đen đi lướt ngang qua, nhân lúc gã thiếu cảnh giác, Liên Đăng chặt một cú trúng gáy khiến gã ngất thẳng cẳng. Cô kéo gã vào bụi cỏ tranh, tráo đổi áo quần, quấn khăn lụa dày quanh miệng mũi rồi bê sọt than vào chuồng ngựa.
Một thứ mùi buồn nôn bốc lên, Liên Đăng nín thở đi thêm than vào lò, có hai người hầu đang mải trói chân ngựa, chẳng ai chú ý tới cô. Cô vừa cời lửa vừa quan sát xung quanh. Mỗi hàng rào đều treo tờ xâm lụa đỏ ghi tên người, nào Trương A Ngũ, Lý Thập Bát, đều là danh xưng dựa theo thứ bậc. Cô thong thả tìm tòi, trong hai mươi người chỉ có một người mang họ Cao, chắc hẳn là Cao Quân. Đúng lúc này, cô nghe thấy một thái giám nói nhỏ: “Lần trước ngựa của Cao thị lang đã bị thọt một chân rồi, lần này nhất định phải cẩn thận đấy. Nếu làm ảnh hưởng đến nhã hứng của điện hạ thì tôi với cậu không gánh nổi tội đâu.”
Mã nô là người nóng tính, anh ta nện búa thêm vang, tỏ ý không muốn nhiều lời. Gã thái giám hậm hực liếc thoáng qua người đứng kế bên, dặn kẻ dưới dọn dẹp quanh lò rồi phất tay áo rời đi. Nhân đó, Liên Đăng giấu một chiếc đinh sắt vào tay áo.
Cô từng thấy một người buôn ngựa đóng móng lúc đổi lạc đà sang ngựa ở Tửu Tuyền, mỗi một chiếc đinh đều phải được đo đi đo lại, không được để dài quá dù chỉ là một ít. Chỉ cần sơ sẩy đóng xuyên qua phần móng là ngựa sẽ bị đau, thọt chân tạm thời. Cô quét gọn đám vụn sắt sang một bên, lẳng lặng lấy một cây đinh trong hộp ra so sánh, dài đúng hai phân, không thừa không thiếu. Ngước nhìn tờ xâm, sắp tới lượt ngựa của Cao Quân xuất chuồng, lúc chuyển tráp cô hăng hái giúp đỡ, tiện thể đẩy tiểu mã đồng vào góc phòng.
Mã nô cắm cúi ngồi thay móng cho tám mươi con ngựa, phải có người chuyển móng sắt và đinh cho. Đinh trong hộp đã được đo sẵn, anh ta cứ thế dùng mà chẳng nghi ngờ gì. Liên Đăng bắt đúng cơ hội tráo đồ, mã nô nện búa sắt xuống, khảm cây đinh dài vào móng trước của ngựa.
Lòng cô thoáng mừng vui, chuyện hôm nay thật suôn sẻ, mắt thường chẳng thể nào nhận ra sự khác biệt của độ dài hai phân, có lẽ cái đinh đã bắt đầu găm vào thịt.
Cô lẳng lặng bê sọt ra khỏi chuồng ngựa, đứng trên gò đất có địa thế khá cao quan sát từ xa. Các quan viên đã vào vị trí, một hồi trống gióng lên, đám ngựa tung vó đạp bụi đất bay đầy trời. Cánh đàn ông vung gậy, lao vù vù trên sân, mười mấy người tranh giành một quả bóng, hỗn loạn, huyên náo, chẳng ai nhường ai. Cuối cùng, một tiếng ngựa hí vang trời cất lên, Liên Đăng nheo mắt quan sát, một con ngựa lạc vó ngã xuống, người cưỡi ngựa văng xa mấy trượng, kẻ đuổi theo sau không kịp ghìm cương, vó ngựa đạp qua người bị ngã, khiến đám phụ nữ ngồi xem thét lên kinh hoàng.
Cô xoay người, ngẩng đầu nhìn áng mây lững lờ trôi trên bầu trời, mỉm cười hài lòng với bản thân: “Chỉ còn một tên.”
“Cáo đỏ đang phơi nắng đấy à?”
Bỗng có tiếng người cất lên, gió thổi vù vù trên gò đất. Cô ngẩng đầu dậy, một người bò lồm cồm đến nằm cạnh bên cô.
“Ơ, A huynh, huynh về rồi ư?”
Xuân quan gật đầu: “Nghe bảo cô ra khỏi thành nên tôi có lòng đến đây xem. Sao rồi?” Anh ta đẩy cỏ khô ra nhìn dáo dác. Lúc này, trường đua vô cùng nhốn nh40 hoảng loạn. Anh ta bĩu môi: “Xem chừng thành công rồi.”
“Chắc là thế. Tôi thấy ngựa đạp lên người lão ta, không ngã ch3t thì chắc cũng bị giẫm ch3t.”
Anh ta tấm tắc: “Mới không gặp ít bữa mà phải nhìn cô với cặp mắt khác xưa. Đến sáo còn không biết làm mà giết người thì giỏi đáo để.”
“Người nào chuyên nghiệp nấy, không phải tôi không giỏi làm sáo, mà là không có kiên nhẫn để làm thôi.”
Lúc nói chuyện, cô bình tĩnh đến khó hiểu, vừa có người bỏ mạng vì cô, vậy mà cô lại trò chuyện vui vẻ với anh ta như thể chẳng có chuyện gì xảy ra. Người có tính cách này mà không phải thiểu năng thì là hạt giống tốt để trở thành sát thủ trời sinh.
“Cô khiến tôi kinh ngạc lắm đấy.” Xuân quan ngoảnh đầu: “Tôi đi Giang Nam về mới biết cô đã báo thù gần xong rồi.”
Cô hời hợt đáp: “Ừm. Tôi đã hứa với A Bồ là sẽ giải quyết dứt điểm trong ba năm, cứ thế này thì năm sau là có thể về Đôn Hoàng rồi.”
Đôn Hoàng cô hằng nhớ nhung là tổ ấm, là chỗ dựa của cô, nhưng cô không biết về rồi liệu có còn được như xưa hay không? Con người không ngừng trưởng thành, thế sự thì luôn xoay vần. Kí ức của cô bắt đầu từ sau mười ba tuổi, nếu một mai cô bất chợt nhớ lại chuyện ngày trước thì không biết sẽ dấy lên phong ba bão táp gì.
Có đôi khi, vô tri lại là c4i ân lớn nhất trời ban. Liên Đăng của hiện tại là người vô tư lự. Cô nghiêng người sang nhìn Xuân quan: “Sau khi A huynh đi, tôi gặp Thúy Vi phu nhân, mới nhớ chúng thần trong tranh A Bồ vẽ đều mang gương mặt giống cô ấy. Giữa họ có chuyện gì ư?”
Xuân quan ngắt một nhành cỏ khô ngậm trong miệng, thản nhiên liếc cô: “Con nít con nôi hỏi chuyện người lớn làm gì?”
Liên Đăng vội đáp: “Tôi không phải trẻ con, qua Tết là mười sáu rồi.”
Anh ta cười toe toét, quan sát cô với vẻ xấu xa: “Cũng đúng, cô đến tuổi lập gia đình rồi, không nên coi cô như con trẻ.” Vừa nói, anh ta vừa kéo cô dậy.
Hai người lom khom xuống khỏi gò đất, lên ngựa, thong dong đi về phía cổng thành. Phương Châu kể cho Liên Đăng nghe về Vương Lãng và Thúy Vi, chẳng có gì k1ch thích, chỉ đơn giản là câu chuyện anh yêu cô nhưng cô không yêu anh. Liên Đăng lấy làm thắc mắc: “Vương A Bồ là người tốt sao Thúy Vi phu nhân lại không thích huynh ấy?”
Phương Châu đáp: “Có đôi khi, người đó rất tốt, tốt đến hoàn hảo, nhưng không yêu là không yêu thôi, chẳng vì cớ gì cả.”
“Thế Thúy Vi phu nhân yêu ai?” Cô ngẫm nghĩ: “Cô ấy yêu quốc sư ư?”
Phương Châu quay đầu nhìn cô, hắng giọng: “Chớ nói bừa, để cô ấy nghe thấy là gay đấy. Tuy mọi người đều nhận ra điều đó nhưng cô ấy không thừa nhận thì ai làm gì được.”
Liên Đăng lại cảm thấy cũng dễ hiểu thôi, người như quốc sư không dễ gần, Thúy Vi thích chàng ta, nhưng yêu đơn phương mà không được đáp lại sẽ khó tránh khỏi cảm thấy tự ái, dần dà sinh ra tâm lý phủ định.
Liên Đăng nói với vẻ tiu nghỉu: “Thúy Vi phu nhân đẹp nhường ấy, nếu quốc sư chủ động hơn thì khéo hai người đã yêu rồi.” Hưởng thụ cảm giác được yêu nhưng lại tỏ thái độ mập mờ, kiểu người đó thật tàn nhẫn.”.
Phương Châu cười rộ lên: “Chẳng phải Thúy Vi cũng đối xử với Vương đạo sĩ như thế sao, vậy nên cô đừng thương hại bất kì ai, có khi cô ấy một mặt thì đau khổ, mặt khác lại rất thỏa mãn ấy chứ! Nhưng thật đáng mừng khi cô có được cái nhìn như vậy. Không thầy mà nên, sau này cô chắc chắn sẽ là một cô nương khéo hiểu lòng người. Thật ra yêu và không yêu đâu nhất thiết phải liên quan tới nhau, có người thích trò anh đuổi tôi xua, có người chỉ ngóng trông một kết quả. Tựa như tôi này, tôi và cô có hôn ước, tôi thích cô, có phải cô cũng nên thích tôi không?”
Liên Đăng nghe vậy ngượng ngùng: “Xin lỗi, tôi không thích huynh.”
Phương Châu ngây ra, chẳng ngờ cô lại thẳng thắn đến vậy. Anh ta thấy hơi mất mặt nhưng chẳng hề giận, miệng kêu đau lòng mà mặt mày lại thản nhiên. Ngựa nện vó qua cổng thành, thấy nhà nhà tất bật nấu kẹo mạch nha, ủ rượu đồ tô[2], họ mới chợt nhận ra mai là mồng Một Tết rồi.
Phương Châu hào hứng hỏi cô định đón năm mới thế nào. Liên Đăng không rành chuyện này, chỉ bảo sẽ quân quầy bên Đàm Nô và Chuyển Chuyển. Phương Châu cười nói: “Năm nay thánh thượng khai ân, dỡ bỏ lệnh giới nghiêm vào đêm giao thừa, cho phép muôn dân cùng vui chơi. Buổi tối tôi đến đón các cô nhé? Trong thành sẽ có hí kịch và bắn ph40 hoa, náo nhiệt lắm, tuyệt hơn ở Vân Đầu Quán nhiều.”
Liên Đăng vẫn còn là trẻ con, nghe vậy thì vô cùng mong ngóng. Hơn nữa nay mới trút được gánh lòng nên đồng ý luôn.
[2] Rượu đồ tô là rượu để uống vào dịp Tết âm lịch trong thời cổ đại Trung Quốc. Đồ tô ốn là tên một loại phòng, vì phòng này để cất rượu, nên gọi là rượu đồ tô. - -----oOo------