Kinh Độ Vong

Chương 56

Edit: Nàng Cá thùy mị nết na

Bởi vì Minh Sa Sơn cách chợ khá xa nên vào ban ngày, ngoại trừ những đoàn buôn đi ngang qua thì không có ai lai vãng tới đây cả. Tại sao hôm nay bỗng dưng lại xuất hiện nhiều người như thế? Đám Liên Đăng không dám xuất đầu lộ diện, chỉ đứng trên đỉnh núi theo dõi đoàn đuốc uốn lượn hai vòng quanh lòng chảo, nán lại một lúc rồi rời đi.

Trời tối nên họ không nhìn thấy rõ, không dám chắc dưới đó có chuyện gì, chỉ đành cố chờ đến sáng mai, khi bốn bề bình thường trở lại thì mới lên vách đá, vào hang tìm Vương A Bồ.

Nơi Vương A Bồ thường vẽ tranh là hang động rộng nhất trên Minh Sa Sơn, cũng là nơi được anh ta dốc lòng dốc sức vẽ tỉ mỉ nhất. Theo tiến độ lúc trước thì chắc chắn anh ta không thể hoàn thành trong một năm được. Liên Đăng xông vào xem, quả nhiên, bức Phi Thiên ở tường Bắc mới vẽ được một nửa, chiếc đĩa ném dưới chân vũ công Hồ Đằng mới chỉ đi nét, vẫn chưa tô màu. Bảng pha màu rơi tứ tung dưới đất, ngòi bút đã khô kiệt do lâu ngày không dùng. Tất cả mọi thứ trong hang đều là vật ch3t, không chút sinh khí.

Liên Đăng lùi lại hai bước, ngã phịch xuống đất. Thứ thiếu thốn nhất ở Đôn Hoàng chính là thuốc màu, từ chu sa cho đến thư hoàng đều phải luyện từ ngọc lưu ly, đòi hỏi rất nhiều thời gian. Thời tiết khô ráo nên cứ cách nửa ngày phải pha loãng một lần, không thì sẽ bị khô lại. Lúc này, đá vân mẫu trong vạc sứ đã bám chặt vào thành vạc, chứng tỏ lâu lắm rồi không có người động đến.

Lúc rời khỏi Trường An, cô vẫn luôn lo lắng cho sự an toàn của A Bồ. Bôn ba suốt ba, bốn tháng trời, khi về đến Đông Hoàng, ác mộng đã thật sự xảy ra.

Liên Đăng vẫn chưa hết hi vọng, cô lại lảo đảo đứng dậy đi tìm kiếm ở mấy hang gần đó song vẫn không phát hiện được gì. Bỗng nhiên, cô nhớ ra nơi họ thường dùng để dự trữ lương thực. Cô đi tới, thấy gạo, mì vẫn còn nguyên trong rổ. Vậy nên, có lẽ Vương A Bồ gặp chuyện bất trắc thật rồi.

Liên Đăng giơ tay áo che mặt, cô bật khóc, đầu óc rối bời. Rốt cuộc có phải Vương A Bồ đã bị người của Định Vương bắt đi rồi hay không? Anh ta còn sống không? Nhất định là do cô ám sát Lý Hành Giản thất bại nên mới rước họa đến cho A Bồ.

Cô dằn vặt tự trách. Cô được A Bồ đào ra từ trong cát, không có anh ta thì cô đã ngỏm từ đời nào rồi. Đối với cô, A Bồ không chỉ là ân nhân mà còn là người nhà của cô. Nếu anh ta thật sự gặp phải bất trắc thì cô còn mặt mũi nào sống tiếp nữa!

Đàm Nô không ngừng an ủi cô: “Không thấy xác chứng tỏ anh ta vẫn còn sống. Muội đừng lo lắng. Chúng ta đi tìm xung quanh thêm lượt nữa, biết đâu do anh ta không muốn lãng phí thời gian ở đây nữa nên đã rời đi rồi. Có khi anh ta tuân lệnh đô hộ hay thứ sử, đi dạy học ở trường cũng nên.”

Liên Đăng biết cô ấy chỉ đang an ủi cô. A Bồ vẫn luôn vẽ người con gái ấy. Trong lòng anh ta, vẽ tranh là cách duy nhất để tới gần nàng. Anh ta chung tình đến mức cố chấp, không đời nào có chuyện vứt bỏ giấc mộng để đi nơi khác được.

“Huynh ấy với tôi đã hẹn ước ba năm. Nếu muốn đi thì cũng phải để lại lời nhắn cho tôi. Tỷ nhìn đống điển tịch kia đi.” Liên Đăng chỉ vào những cuộn sách được xếp ngay ngắn trên bàn: “Chúng là thứ mà huynh ấy quý trọng nhất, sao huynh ấy có thể bỏ lại ở đây được?”

Ngoài miệng thì Đàm Nô vẫn luôn nói theo chiều hướng tích cực nhưng thực ra trong lòng cô cũng không dám chắc là vậy. Nơi này quá hoang vu, đến hàng xóm cũng chẳng có, muốn hỏi han cũng chẳng thấy ai để hỏi.

Quốc sư đi một vòng quanh hang, tỏ vẻ khó hiểu trước sự suy sụp của cô: “Cậu ta không ở đây chưa chắc là đã ch3t, cũng chưa chắc là bị Định Vương bắt đi. Cô nhìn đống tơ nhện chằng chịt trên mấy cuốn sách này đi, chắc hẳn là còn sót lại từ năm ngoái. Vương Lãng không phải thư sinh vô dụng. Cậu ta có thể dạy cô võ nghệ, có thể đấu ba trăm hiệp với bổn tọa, người bình thường không làm gì cậu ta được đâu.” Quốc sư ngoáy tai, nhíu mày: “Thế nên cô đừng khóc nữa. Có khi cậu ta chưa ch3t nhưng bị cô khóc cho thành ch3t luôn ấy.”

Liên Đăng sững sờ nhìn chàng ta: “Quốc sư máu lạnh vậy! Chẳng lẽ huynh ấy không phải bạn của quốc sư ư?”

Quốc sư cảm thấy cô đúng là hết sức vô lí: “Là bạn của tôi thì sao? Chẳng lẽ tôi phải khóc lóc ỉ ôi giống cô chắc? Tôi chỉ muốn cô tỉnh táo lại thôi. Cậu ta bỏ đi khá lâu rồi, hơn nữa chưa chắc thời gian đã ngắn hơn bọn cô là bao đâu.”

Chàng ta nói thế hình như cũng có lí. Liên Đăng cúi đầu ngẫm nghĩ: “Huynh ấy có thể đi đâu được đây… Huynh ấy không chịu quay về Trung Nguyên, cũng không có người quen ở Đôn Hoàng.” Cô nhớ tới đám người tối qua, có lẽ chính bọn chúng đã bắt A Bồ, sau đó quay lại để phục kích họ.

Cô tóm yêu đao xông ra ngoài: “Mặc kệ huynh ấy đang ở đâu. Bây giờ tôi phải đến thành Toái Diệp, xác định huynh ấy không rơi vào tay Định Vương mới được.”

Thành Toái Diệp thuộc quyền cai quản của Định Vương. Đàm Nô đã sống ở đó mười mấy năm nên hiểu rất rõ về tòa thành này. Cô vội kéo Liên Đăng lại: “Muội thấy gác cổng ở thành Trường An nghiêm ngặt chứ? Thành Toái Diệp còn gấp mười, gấp trăm lần thế. Chỗ đó là nơi trú quân của Định Vương, đến đô hộ An Tây đương nhiệm còn không được tự ý ra vào huống chi là tôi với muội! Nếu Định Vương thật sự có lòng đề phòng do Trường An liên tiếp xảy ra án mạng thì đương nhiên, ông ta phải tăng cường canh giữ. Chúng ta không mượn quá sở của người khác để trà trộn vào đó được đâu. Tường thành Toái Diệp còn cao hơn cả Thái Thượng thần cung, muốn trèo cũng khó.”

Liên Đăng thoáng chần chừ. Cô mịt mờ day trán, đi vòng vòng quanh hang: “Vậy phải làm sao đây? Tỷ mau nghĩ cách đi, có thế nào tôi cũng phải vào thành. Một là dò la tung tích của A Bồ, hai là do la về Thi sâm, cứ quanh quẩn ngoài này thì biết bao giờ mới có tiến tiến.”

Quốc sư nói nhẹ tênh: “Tìm đội buôn người Túc Đặc, đút cho ít tiền, để bọn họ dẫn chúng ta vào thành.”

Liên Đăng nhìn chàng ta, cười méo xệch: “Ý này không tồi, nhưng người Túc Đặc bản tính đa nghi, để bảo vệ phụ nữ và tài sản, bọn họ không cho đàn ông ngoại tộc gia nhập đâu.”

Quốc sư hơi rầu rĩ, sờ cằm suy nghĩ một lát rồi nói: “Bổn tọa có thể dịch dung thành nữ, hai cô tìm cho tôi bộ đồ phù hợp là được.”

Liên Đăng và Đàm Nô suýt rớt cằm. Không ngờ chàng ta có thể quyết định chuyện này không chút do dự! Quả nhiên là người làm đại sự, biết co biết duỗi.

Quốc sư chịu dịch dung nên mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. Đội buôn người Túc Đặc có ở khắp mọi nơi trên con đường tơ lụa. Bộ tộc này được tạo thành từ vô số thương nhân tập trung lại. Bọn họ không có quốc gia, cũng không chịu quá nhiều quản thúc của chính quyền, vào Nam ra Bắc đều vì tiền. Vậy nên bọn họ có sự sùng bái điên cuồng và cố chấp đối với tiền bạc.

Trên đời này. loại người dễ giải quyết nhất chính là kẻ hám tiền, nếu ai đó không yêu tiền thì lúc đó mới thật sự đau đầu. Người Túc Đặc yêu tiền, chỉ cần cho Tát bảo ít vàng bạc, tỏ vẻ sẵn lòng phụ thuộc vào bọn họ, xét thấy đám Liên Đăng toàn con gái, lại có của cải tùy thân, không ăn không lương thực của bọn họ, có lẽ đội buôn sẽ cho bọn cô đi cùng.

Nhưng chuyện khó giải quyết nhất lúc này chính là tìm đồ nữ giới cho quốc sư. Chàng ta rất cao, chắc chắn không mặc được đồ may sẵn. Vạt áo của Hồ phục không chấm đất, nếu không che được hai bàn chân to của quốc sư thì người khác nhìn cái sẽ lộ ngay. Thế nên chỉ còn cách mời thợ về may riêng, cố gắng may sao cho thướt tha mềm mại. Nếu mặc váy dài chấm đất, cộng thêm nhan sắc của quốc sư thì chắc là vẫn trí trá được.

Đàm Nô dựa vào cây cột bên ngoài quán trọ, rèm che trên mũ buông rủ, không thấy rõ nét mặt cô. Liên Đăng biết cô có tâm sự nên bèn đi tới cạnh cô. Đàm Nô thở dài, thì thầm: “Tôi lớn lên ở thành Toái Diệp, trong thành toàn là người của Định Vương, chúng ta có thể bị nhận ra bất cứ lúc nào. Chỉ có mau chóng tìm được thuốc giải, hết độc rồi tôi sẽ quay về bên cạnh Định Vương. Nếu muội muốn giết ông ta thì đã có tôi ở gần, dễ giúp muội hơn.”

Liên Đăng không nỡ để cô làm vậy: “Về để tiếp tục sống như cái xác không hồn ư? Lỡ bọn họ nghi ngờ tỷ thì sao?”

“Không đâu. Ba vụ án mạng ở Trường An, tôi đều không tham gia. Nếu trong kinh thành có tai mắt của ông ta thì ông ta sẽ không nghi ngờ tôi đâu. Định Vương không giống đám quan viên kinh thành, sống trong phú quý nên quên mất mình là ai. Ông ta rất cảnh giác, nếu không đã chẳng huấn luyện nhiều tử sĩ như thế để bảo vệ bản thân. Muội nghĩ giết ông ta cũng đơn giản như giết Cao Quân, Trương Bất Nghi ư? Không đời nào. Chỉ có đi vào doanh trướng của ông ta, lấy được sự tin tưởng thì mới có thể tiếp cận ông ta. Tôi đã đi theo ông ta mười ba năm, tuy lúc không cần đến thì bị vứt bỏ như con rơi con vãi nhưng chỉ cần còn sống, trở về dưới trướng của ông ta thì Định vương sẽ không bao giờ từ chối. Có ai lại chê nhiều người cản đao cho mình chứ? Nhất là đối với kẻ vương hầu hùng cứ một phương như ông ta.” Nói rồi, Đàm Nô nhìn cô với vẻ thương xót: “Liên Đăng, đàn ông quyền cao chức trọng, chẳng ai là trong sạch không nhuốm bụi trần cả. Muội phải nhớ kĩ lời tôi nói thì sau này mới không hối hận vì đã tin lầm người.”

Liên Đăng hiểu ý Đàm Nô, có lẽ chính bản thân cô cũng lo lắng về quốc sư. Cô gật đầu: “Tỷ yên tâm, tôi sẽ nhớ kĩ câu này của tỷ. Nếu tỷ dám chắc thì tôi sẽ không ngăn cản tỷ trở về nơi đó. Dù sao tôi cũng sẽ nghĩ cách vào doanh trướng, đến lúc đó có thể hợp lại với tỷ. Nhưng nếu tỷ không chắc chắn thì sau khi tìm được thuốc giải, tỷ hãy về lòng chảo Đãng Tuyền chờ tôi. Chỉ cần còn một hơi thở, tôi nhất định sẽ quay lại tìm tỷ.”

Mặt Đàm Nô bị khuất sau lớp mạng, chỉ thấy được đường nét mơ hồ. Đàm Nô siết chặt tay, tình cảm của bọn cô đã vượt trên cả sống ch3t. Người đời nghĩ rằng phận gái chỉ nên ngâm thơ ngắm hoa, luận binh trên giấy chứ mấy ai hiểu được cái tình ấy. Nhưng bọn cô không giống vậy, trải qua mưa tanh gió máu, nghĩa tình giữa họ đã khắng khít như keo sơn. Có khi tự ngẫm, chính bọn cô cũng bị cảm động bởi khí phách ấy.

Hai người nhìn nhau bật cười, cả hai đều rất quý trọng người kia. Lúc này, quốc sư đang đứng dưới giàn dưa vẫy tay gọi bọn cô. Chàng ta thấy vô cùng tẻ nhạt, ăn dưa no nê xong là bắt đầu mất kiên nhẫn, u ra sức thúc giục.

Liên Đăng chặn tay ý bảo chàng ta đừng vội. Cô vào trong cửa hàng xem tiến độ, váy mùa hè làm rất nhanh, muốn lấy nhanh thì chỉ cần nửa canh giờ là xong một bộ. Thợ may cầm váy ướm thử lên vai mình cho Liên Đăng xem. Bởi vì kích cỡ khác thường nên thợ may tỏ ra tò mò, may to như thế để cho ai mặc. Liên Đăng đáp qua loa: “Cho một cô gái đến từ Phất Lâm*.” Cô cười giơ tay cao quá đầu: “Cao mà thô lắm.”

*Chú thích của tác giả. Phất Lâm: Cách gọi La Mã cổ đại trong sách sử Trung Quốc.

Đàm Nô phì cười, may mà không bị quốc sư nghe thấy, không là chàng ta lại ầm ĩ cho xem.

Xiêm áo có rồi, phải mau chóng hóa trang thôi! Bọn họ quay lại Minh Sa Sơn, Liên Đăng và Đàm Nô canh ngoài cửa hàng, chờ quốc sư thay đồ xong sẽ gọi bọn cô.

Liên Đăng xoa tay liên tục, nôn nóng muốn nhìn thấy dáng vẻ quốc sư giả trang nữ giới. Thỉnh thoảng, cô lại ngoái đầu nhìn trộm. Thực ra nhìn từ chỗ sáng vào chỗ tối thì chỉ thấy một màu đen ngòm, nhưng cô vẫn nhận được câu quát “Không được nhìn” đầy tức giận của quốc sư.

Cô li3m môi, biết điều quay đầu lại. Chờ mãi không thấy chàng ta ra, cô hơi mất kiên nhẫn, làu bàu oán trách: “Nhanh lên đi. Đàn bà con gái cũng chẳng tốn nhiều thời gian chải chuốt như quốc sư đâu.”

Quốc sư không đáp lời. Một lát sau, cuối cùng chàng ta cũng đi ra, chỉ thấy một mĩ nhân cổ cao kiêu ngạo, eo theo nuột nà đang đứng trước mặt bọn cô.

Liên Đăng và Đàm Nô ngỡ ngàng. Nhìn kĩ lại, hình như quốc sư còn chưa dịch dung, đường nét trên gương mặt vẫn là của chàng ta. Quốc sư chỉ vấn tóc lên, gương mặt thanh thoát đến mức chẳng phân biệt được nam nữ. Đây mới là mĩ nhân thực thụ, cương nhu vừa tầm, khi vận đồ nam giới thì là đấng lang quân khí phách, khi mặc đồ nữ giới lại thành giai nhân nghiêng nước nghiêng thành. Lạ thay, chàng ta bận đồ lên mà chẳng có cảm giác thô kệch của đàn ông. Liên Đăng đã từng thấy chàng ta tắm, lưng rộng eo thon, cường tráng mạnh mẽ. Nhưng hiện giờ, quốc sư thực sự khiến cô không thốt nên lời.

Liên Đăng và Đàm Nô tấm tắc khen ngợi: “Không cần dịch dung đâu, dáng vẻ này của quốc sư đã làm chúng tôi bị lu mờ rồi.” Nói đoạn, cô vỗ đùi than thở: “Đúng là không chừa cho người ta đường sống mà.”

Quốc sư quấn lọn tóc rủ xuống trước nguc, thoáng cười. Liên Đăng choáng váng, Đàm Nô phải đỡ mới khiến cô không ngã quỵ xuống.

Đến động tác cũng giống hệt con gái, đứng chung với chàng ta thì tính ra bọn cô mới là đàn ông! Thảo nào chàng ta bảo cải trang mà cứ nhẹ như không. Ngoài việc cao hơn nhiều so với con gái bình thường ra thì quả thực chẳng có gì để bắt bẻ.

Nhưng chàng ta có cao thì cũng vẫn rất xinh đẹp. Tuy không mảnh mai nhưng lại hết sức cân đối. Song, nhìn vẫn có gì đó hơi thiêu thiếu. Liên Đăng chợt nghĩ ra, đó là bởi vì chỗ nên vểnh lên thì lại lép xẹp!

Cô vui sướng vỗ tay, lấy hai chiếc yếm từ trong tay nải ra đưa cho quốc sư. Chàng ta cầm lấy, liếc nhìn, vẻ mặt mờ mịt: “Tôi mặc rồi mà…”

“Không phải để mặc…” Liên Đăng chỉ vào nguc mình, dáng vẻ vô cùng ngượng ngùng.

Quốc sư cúi đầu nhìn, vẫn không hiểu. Đàm Nô lập tức hiểu ý, đằng hắng một cái rồi nói: “Muội giúp quốc sư đi. Quốc sư không hiểu chuyện này đâu.” Đoạn, cô tránh đi chỗ khác.

Liên Đăng không giải thích được, đành vo chiếc yếm lại, giật cổ áo chàng ta ra rồi nhét vào trong.

Tay của cô rất ấm, chẳng biết có phải cố ý hay không mà ngón tay cô lại khẽ lướt qua nguc chàng ta. Quốc sư bỗng rùng mình, c4n chặt môi. Lúc cô nhét bên còn lại, người chàng ta cứng đờ cả ra. Có lẽ Liên Đăng cũng phát hiện được, cô chớp mắt nhìn chàng ta, đôi mắt to tròn ngây thơ như Cửu Sắc: “Quốc sư sao thế?”

Chàng ta khó nhọc quay đầu đi, không nói gì, mặt nóng bừng.

Liên Đăng hoàn toàn không nghĩ nhiều như thế, nhét xong còn chỉnh lại cho chàng ta rồi lẩm bẩm: “Dù lớn hay nhỏ thì có vẫn hơn không. Cô gái xinh đẹp dường này, nếu để thiếu gì đó thì sẽ không hoàn hảo nữa.”

Chàng ta cúi đầu nhìn cô: “Đây là yếm của ai?”

Lúc này, Liên Đăng mới thấy bối rối. Cô ngượng ngùng đáp: “Của tôi đấy, tại không tìm được đồ nào phù hợp hơn. Nhìn yếm phồng lên cũng giống lắm.”

Quốc sư khẽ cong khóe môi, ghé vào tai cô thì thầm: “Cô biết đưa yếm của mình cho đàn ông có ý nghĩa gì không?”

Ý nghĩa gì cơ? Cô ngẫm nghĩ rồi đáp: “Còn gì ngoài ý lấy lòng chứ.” Nói rồi, cô cười đểu cáng: “Dù sao quốc sư cũng cho tôi đi tới chân trời góc bể cùng quốc sư rồi. Đưa yếm hay không cũng chẳng quan trọng.”

Một cô gái đã ở vào thế vò mẻ không sợ vỡ thì cũng chẳng gì có thể công kích cô được nữa. Quốc sư nhìn cô nhún vai đi ra ngoài, bao lời muốn nói đều bị tắc nghẹn trong cổ họng.

Sau khi chuẩn bị hành trang tươm tất, bọn họ bắt đầu lên đường. Ra khỏi Ngọc Môn quan, đi về hướng Tây xuôi theo chân núi phía Bắc của Thiên Sơn. Thành Toái Diệp cách Đôn Hoàng rất xa nhưng không đến mức cát vàng rợp trời như trong tưởng tượng của họ mà ngược lại, càng đi, khí hậu càng dễ chịu hơn. Cánh thương nhân gọi đùa con đường này là “Hành lang Hà Tây thứ hai”. (Gốc là 河西又一廊)

Thành Toái Diệp là tòa tòa thành nằm xa nhất trên lãnh thổ Đại Lịch, cũng là lá chắn sau cùng nơi biên thùy. Chẳng biết là để thể hiện quốc uy hay do ý riêng của Định vương mà tòa thành này lại được xây phỏng theo Trường An. Liên Đăng dõi mắt nhìn thành Toái Diệp, lòng hết sức kinh ngạc. Cô trông thấy một tòa tháp cao lớn sừng sững, đỉnh tháp gắn một quả cầu khổng lồ. Cô ngạc nhiên thốt lên: “Thì ra ảo ảnh trông thấy hôm ấy chính là chỗ này!”

Đàm Nô không có ấn tượng gì đặc biệt, chỉ cười xòa bỏ qua rồi quay sang nhìn quốc sư. Chàng ta lặng thinh dõi mắt nhìn về nơi xa, vẻ mặt uy nghiêm đáng sợ.

Thành Toái Diệp là vị trí quân sự trọng yếu, có đến mấy trăm ngàn binh lính, cứ năm dặm lại có một trạm kiểm tra, muốn thuận lợi đi qua quả thật rất khó. Đàm Nô biết chỗ nào có thể gặp được nhiều người Túc Đặc. Bọn họ dừng chân ở lòng chảo phía đông tòa thành. Được một lúc thì nghe thấy tiếng lục lạc đến gần, qua hai lần quặt, một đội buôn khoảng hai, ba chục người đang thong thả đi tới. Đàm Nô hăm hở tiến lên đón. Cô đặt tay lên vai trái hành lễ với Tát bảo. Liên Đăng và quốc sư đứng sau cô, nghe cô bịa chuyện bị lạc người thân cứ như thật. Cuối cùng, Đàm Nô móc hai thỏi bạc nhỏ ra đặt vào tay Tát bảo.

Điều quan trọng nhất đối với con buôn là phải biết bo bo giữ mình, dưới tiền đề kiếm tiền, cũng phải cân nhắc đến sự an toàn của bản thân. Tát bảo người Túc Đặc mũi cao mắt sâu, mặt đầy râu quai nón dò xét Đàm Nô hai lượt rồi mới nhìn về phía Liên Đăng và quốc sư. Liên Đăng vén mạng, tỏ vẻ cung kính với gã rồi lại quay sang vén mạng che của quốc sư. Vừa trông thấy mặt quốc sư, gã Tát bảo lập tức cười đầy ẩn ý, tấm tắc gật đầu, còn hào phóng lấy tờ quá sở không dùng đến ra cho bọn họ mượn.

Liên Đăng đã hiểu. Thì ra tướng mạo và vóc dáng của quốc sư hợp gu người Túc Đặc. Thương nhân đến từ Tây Vực tính tình hào sảng, thậm chí gã còn lập tức hát tình ca ngỏ ý với quốc sư. Liên Đăng rùng mình, cầu trời khấn Phật mong tâm trạng quốc sư vẫn tốt, có gì thì cứ an toàn đi qua trạm gác, vào thành đã rồi tính sau!

- -----oOo------
Bình Luận (0)
Comment