Trương Nguyên giơ chiếc đèn sắt cầm đi ra khoang tàu, chiếu về phía xa xa, xung quanh một màu đen kịt, nước chảy xiết, những chiếc thuyền lớn nhỏ bên bờ sông tại cửa khẩu yên tĩnh như đang ngủ, chỉ có những quán rượu trên bờ sông là vẫn còn thưa thớt những ngọn đèn dầu.
Trương Nguyên trong lòng rất sốt ruột, đang muốn kêu Mục Kính Nham cùng chạy đến dòng suối nhỏ bên kia để quan sát thì nghe thấy giọng nói vui mừng của Mục Chân Chân cách đó không xa:
-Thiếu gia, nô tì về rồi!
Trương Nguyên thở phào, giơ đèn lên đi tới gần đầu thuyền, nhìn thấy một bóng người yểu điệu nhẹ nhàng đi tới, nói:
- Chỉ có hai bộ y phục, sao giặt lâu như vậy, ta còn tưởng nàng rớt xuống nước rồi kìa.
-Thì còn có cả hai bộ y phục của nô tì nữa...
Mục Chân Chân cảm nhận được sự quan tâm của thiếu gia, trong lòng rất vui liền kéo lấy giỏ tre, nhẹ nhàng đi qua bàn đạp rồi nhảy lên đầu thuyền, gió thổi làm tắt phụt ngọn đèn.
Trương Nguyên đã quen có ánh sáng đèn nên khi đèn vừa tắt, trước mắt liền tối đen, tay phải trống không theo bản năng duỗi về phía trước. Người mù dò đường đi chính là tư thế này.
Mắt Trương Nguyên không nhìn thấy đã mấy tháng. Động tác này đã rất quen thuộc rồi.
Mục Chân Chân lanh tay lẹ mắt, nhìn thấy hai mắt thiếu gia mờ mịt, còn tay thì khua về phía ngực nàng, nếu tránh né thì sợ thiếu gia sẽ té ngã nên vội vàng rụt tay lại, xòe bàn tay ra che trước ngực. Bàn tay của thiếu gia và bàn tay của nàng chụm lại với nhau giống như cao thủ đấu chưởng vậy.
Bàn tay thiếu nữ bình thường vốn dĩ thô ráp do phải ngâm nước lâu ,chợt mềm mại hẳn ra. Trương Nguyên thu tay về, cười nói:
-Chân Chân đi đường mang theo gió đấy à.
-Trời tối như thế nàng có thấy đường giặt quần áo không?
Mục Chân Chân xấu hổ che đi dung nhan dưới màn đêm, cười nói:
-Vẫn còn có ánh sao mà, dù sao giặt quần áo chứ không phải nhận biết chữ, không cần phải nhìn rõ như thế đâu thiếu gia, đưa đèn cho nô tì, nô tì đi châm lửa.
Nàng bỏ giỏ tre xuống, đón lấy chiếc đèn từ tay thiếu gia rồi đi đến khoang nhỏ phía đuôi thuyền, ở đó có bếp lò vẫn còn lửa.
Mục Chân Chân châm đèn, một tay che ngọn đèn đi đến khoang thuyền ở phía trước. Nhìn thấy thiếu gia đã trở lại khoang thuyền liền treo đèn trở lại vách khoang rồi trải chăn đệm cho thiếu gia, tươi cười quay người đi phơi đồ. Lúc quay lại thiếu gia đã ngủ rồi, nàng bèn đi tắt đèn, ngồi xuống miếng lót đệm, thấy vạt áo dài của mình vẫn còn ướt bèn dùng một mẩu khăn nhẹ nhàng lau thì chợt nghe thấy thiếu gia ở bên cạnh hỏi:
-Chân Chân, nàng vẫn còn đến con suối nhỏ đấy tắm nữa à?
Mục Chân Chân đỏ mặt, cúi đầu “Ừ” một tiếng.
Trương Nguyên nói:
-Sau này hãy tắm trong khoang thuyền đi. Ta và Tiểu Vũ đi ra ngoài là được rồi. Trời vẫn chưa nóng lên, nửa đêm ngươi chạy đến suối tắm rửa nếu bị cảm lạnh thì phải làm sao?
Mục Chân Chân hạ giọng nói:
-Nô tì biết rồi, lần sau sẽ không dám nữa.
Thời tiết có chút khác thường. Mùa đông năm ngoái lạnh thế mà bây giờ mới là thượng tuần tháng ba của mùa xuântrời đêm đã oi bức như đầu mùa hạ.
Sáng mùng hai tháng ba Trương Nguyên đến thuyền của Tần Lương Ngọc để nói lời từ biệt với tỷ đệ Tần thị. Tần Lương Ngọc ngạc nhiên hỏi:
- Trương công tử định đi luôn bây giờ ư?
Trương Nguyên trả lời:
-Phải đi ngay, nếu không đi thì sẽ không đến kịp buổi thọ yến của tỷ phu ta.
Tần Lương Ngọc nói:
-Vậy thì tiểu phụ cũng không dám quấy rầy nữa, tiểu phụ cũng đã chuẩn bị cho tỷ phu của Trương công tử một phần quà mừng sinh nhật, xin Trương công tử chớ có từ chối.
Trương Nguyên biết không thể từ chối bèn nói:
-Vậy tại hạ xin đa tạ, có điều tại hạ có lời phải nói trước, món quà của phu nhân không thể qua mặt món quà của tại hạ tặng cho tỷ phu được đâu, như thế tại hạ sẽ không còn mặt mũi nào nữa.
Tần Lương Ngọc biết Trương Nguyên không chịu nhận quà lớn đành hỏi:
-Lễ vật mà Trương công tử tặng cho lệnh tỷ phu là gì thế?
Trương Nguyên đáp:
-Chính là sáu lượng bạc ròng, còn có rất nhiều vải vóc nữa.
Tần Lương Ngọc nói:
-Vậy thì tiểu phụ cũng sẽ chuẩn bị một phần lễ mọn như thế, còn có một chút quà quê đơn giản như trái cây, măng tre, mật ong.
Lại nói:
-Trương công tử, hôm nay từ biệt không biết đến khi nào mới lại gặp nhau.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
-Dốc sức vì nước, trăm sông đổ về một biển, rồi sẽ có ngày gặp lại, phu nhân xin hãy bảo trọng.
Trương Nguyên quay trở lại mui thuyền. Vài thổ binh đang chuyển lễ vật lên thuyền, người chèo thuyền nhổ neo, đạp mái chèo…
Chiếc thuyền mui trắng chầm chậm rời bờ, chỉ thấy trên bờ Tần Lương Ngọc cùng với mười mấy thổ binh giữ trụ đá đồng loạt quỳ xuống, giọng nói trong trẻo của Tần Lương Ngọc vang lên:
-Bái biệt Trương công tử, chúc Trương công tử thuận buồm xuôi gió, tên đề bảng vàng.
Trương Nguyên quỳ xuống đáp lễ, đợi đến khi đứng lên thì thuyền mui trắng đã đi về hướng Bắc, không còn nhìn thấy đám người Tần Lương Ngọc trên bờ nữa, chỉ thấy thuyền bè lui tới, ồn ào không ngớt, một ngày bận rộn của kênh đào lại bắt đầu. Trương Nguyên khoanh tay đứng ở mũi thuyền. Mặt trời mới lên, gió xuân thổi vào mặt. Thể xác lẫn tinh thần đã làm lụng vất vả mấy ngày nay cuối cùng cũng được thả lỏng, mười ngày tạm thời lưu lại Hàng Châu này thu hoạch được không nhỏ, giống như một ván cờ vây. Bên ta bố cục tinh diệu, có thủ đoạn ám phục, thế cờ trống trải nhưng hiện tại vẫn phải tiến hành tuần tự, khoa cử, khoa cử mới là con đường hắn buộc phải đi. Đúng, Chung thái giám còn tặng cho hắn một nghìn lượng bạc, đây là một khoản tiền rất lớn, phải sử dụng như thế nào để sinh lợi bây giờ?
- Giới Tử thiếu gia!
Lục Đại Hữu đi đến đầu thuyền, đứng bên cạnh Trương Nguyên, cũng có vẻ thoải mái vui vẻ, nói:
-Theo hành trình thế này, nếu không trì hoãn gì thì trước khi trời tối ngày mùng năm đã có thể đến Thanh Phổ. Lúc tiểu nhân rời khỏi nhà thiếu phu nhân đã dặn dò tiểu nhân nhất định phải chăm sóc Giới Tử thiếu gia bình an đến nơi. Từ lúc lên đường tới giờ, Giới Tử thiếu gia nơi đâu cũng có quý nhân quan tâm, không cần tiểu nhân phải chăm sóc, chỉ có thể dẫn đường thôi.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
-Lục quản gia là gia nhân đắc lực của tỷ phu của ta, lần này đã vất vả cho Lục quản gia rồi.
Lục Đại Hữu nói:
-Vất vả gì đâu ạ, ngược lại là vất vả cho Giới Tử thiếu gia đấy chứ, ở trên thuyền mà vẫn không ngừng đọc sách, lần này thiếu phu nhân nhìn thấy Giới Tử thiếu gia không biết sẽ vui mừng đến thế nào.
Trương Nguyên nói:
-Sẽ gặp được tỷ phu nhanh tôi. Ta cũng rất thích tỷ phu và hai đứa cháu ngoại. Đúng rồi, Lục quản gia, cửa hàng vải bông tơ lụa của nhà tỷ phu vẫn còn hưng thịnh chứ?
Lục Đại Hữu đáp:
-Không giấu gì Giới Tử thiếu gia, Lục Thao thiếu gia tuy là con trưởng của lão gia nhưng lại luôn không được sủng ái, lão gia chỉ yêu mỗi người con út Lục Dưỡng Phương, cửa hàng cũng đều do nhị thiếu gia kinh doanh, tiểu nhân đi theo đại thiếu gia, vì thế tiểu nhân cũng không rõ việc mua bán tơ lụa của Lục thị như thế nào.
Trương Nguyên trong lòng hơi trầm mặc, trước đây không biết đến, bây giờ nghe Lục Đại Hữu nói như thế dường như sau khi tỷ tỷ được gả cho Lục gia thì cuộc sống cũng không được như ý. Tỷ phu Lục Thao không được cha sủng ái, tỷ tỷ Nhược Hi tự nhiên cũng bị lãnh đạm theo. Lần này hắn muốn đi xem rốt cuộc là tình huống như thế nào. Đi thuyền bình an vô sự, Trương Nguyên ngoài đọc sách luyện chữ ra còn dạy chữ cho Mục Chân Chân. Thiếu nữ này rất chăm chỉ, trong vòng mười ngày mà “tiền hậu xuất sư biểu” đều đã thuộc lòng, hơn nữa còn nhận hết được mặt chữ trên giấy. Trương Nguyên viết những chữ xuất hiện trong “tiền hậu xuất sư biểu” ra, nàng đều nhận ra cả. Trương Nguyên khen:
-Chân Chân rất chịu khó học, theo ta học khoảng vài tháng sẽ giỏi hơn Tiểu Vũ, còn Tiểu Vũ thì lười, không chịu cố gắng học.
Vũ Lăng nghĩ thầm:
-Thiếu gia trước đây cũng lười, không phải mình học theo thiếu gia hay sao, không chăm chỉ đọc sách, chỉ là sau mùa hè năm trước thiếu gia đột nhiên chăm chỉ hẳn lên, như biến thành một người khác vậy. Vũ Lăng nói:
-Thiếu gia cũng không chăm chỉ dạy con đấy chứ, ngược lại rất kiên nhẫn dạy Chân Chân tỷ.
Dứt lời liền cười đùa chui ra khỏi khoang thuyền chèo giúp người chèo thuyền. Vũ Lăng không ngốc, thiếu gia đối tốt với Mục Chân Chân hắn đều nhìn thấy.
Mục Chân Chân đỏ mặt. Ngược lại Trương Nguyên không hề thay đổi sắc mặt nói:
-Tên này lười nhưng biết tìm lí do, Chân Chân đã học xong “ Tiền hậu xuất sư biểu” rồi, vậy ta bắt đầu dạy ngươi “Tiền Xích Bích Phú”.
Trương Nguyên vốn cũng không có ý định dạy đọa dân thiếu nữ này một cách tỉ mỉ. Ngày đó chỉ là nhất thời có hứng dạy nàng đọc thuộc “xuất sư biểu”, không ngờ Mục Chân Chân chịu khó học, lại khá thông minh nữa, nên đã tiếp tục dạy, không dạy thiên tự văn, không dạy tam tự kinh, chỉ dạy nàng đọc thông cổ văn, chỉ cần học thuộc vài chục cuốn, thì những chữ cần biết cũng đã nhận biết được tương đối, hơn nữa còn có khả năng đọc hiểu nhất định, chỉ cần chịu học thì biết chữ cũng đơn giản như gặp được trạm thu thuế ven đường vậy. Lục Đại Hữu trình khám hợp bài, lập tức được thả đi. Từ Hàng Châu đến Gia Hưng dài hai dặm đường thủy, ven đường có khoảng bốn, năm trạm thu phí, còn nhiều hơn cả dịch quán nhưng trạm thuế có thái giám trấn giữ ở Hàng Châu lại chỉ có một, còn lại đều là trạm thu thuế của tư nhân địa phương. Mỗi huyện đều bố trí bốt thu tiền trên những tuyến đường thủy đường bộ quan trọng. Trương Nguyên phát hiện thuyền của những đại thương gia có gắn chữ số thường đi lại không bị ngăn cản mà bị chặn lại để thu thuế đều là những tiểu thương hay người bán hàng rong. Người nghèo càng nghèo thêm, kẻ giàu lại càng giàu có hơn nữa. Trương Nguyên tuy có thẻ hợp bài nhưng chỉ dùng làm giấy thông hành chứ chưa phải cầm đến trạm thủy dịch để ăn uống. Sáng sớm ngày mùng hai rời Hàng Châu, trưa ngày mùng ba thuyền đã đến Gia Hưng. Kinh hàng Đại Vận Hà từ đây đi theo hướng Bắc về Tô Châu, muốn đi Tùng Giang phủ Thanh Phổ Tây thì phải rời thuyền đi bộ.
Trương Nguyên đưa cho người chèo thuyền năm đồng tiền, bảo họ đợi hắn ở Gia Hưng mười ngày, trong vòng mười ngày hắn nhất định sẽ phải về Gia Hưng để kịp cho kỳ thi vào mùng chín tháng sau ở Thiệu Hưng phủ.
Cái rương chứa một nghìn lượng bạc đó đương nhiên phải được mang theo trên đường đi. Năm người Trương Nguyên nghỉ lại một đêm ở Gia Hưng, sáng sớm hôm sau yêu cầu dịch quán ở Gia Hưng bố trí cho một xe ngựa.
Trương Nguyên lên xe, lễ vật cũng được đưa hết lên xe, những người khác thì đi bộ. Chiều ngày mùng năm đã tới được khe suối, hắn bảo phu xe đánh xe quay về.
Năm người bọn hắn thuê một chiếc thuyền ở khe suối, từ khe suối đi đến hồ Tiết Điến, rồi lại qua hồ Tiết Điến hướng đến Đại Hoàng Phố, thuận dòng theo xuống, thuyền đi hơi nhanh, quả nhiên là trước khi trời tối đã vào đến huyện Thanh Phổ.
Tỷ tỷ của Trương Nguyên- Trương Nhược Hi hai ngày nay tinh thần bất ổn, lẽ ra đệ đệ Trương Nguyên đã đến Thanh Phổ trong những ngày đầu tháng nhưng hôm nay đã là mùng năm mà vẫn chưa thấy Trương Nguyên đến.
Trương Nhược Hi có phần lo lắng đệ đệ trước giờ chưa đi xa, có khi nào đi đường bị bệnh hoặc xảy ra chuyện gì ngoài ý muốn hay không, liền cầu cứu phu quân Lục Thao phái thêm vài gia nhân ra đường nghênh đón. Lục Thao đi nói với phụ thân Lục Triệu Thân, Lục Triệu Thân vì chuyện không truy hỏi được việc phản bội của Tùng Giang Đổng thị mà phiền não, đã quát mắng Lục Thao một trận. Lục Thao khá nhu nhược, lặng lẽ thoái lui. Trương Nhược Hi đùng đùng nổi giận, đúng giờ Ngọ hôm đó nàng dắt theo hai tì nữ, dẫn cả hai đứa con ngồi kiệu tới trước cửa sông Đại Hoàng Phổ ở thành Nam, xem có thể đón được đệ đệ Trương Nguyên hay không, nếu không đón được thì cũng nghe được tin tức từ các thuyền từ Hàng Châu, Gia Hưng tới.
Trời ngả về chiều, tường thành loang lổ, hai đứa con của Trương Nhược Hi, một sáu tuổi, một bốn tuổi, mỗi đứa một bên nắm tay mẫu thân, đứng trên bờ cao trông ngóng tàu thuyền qua lại trên sông, hai đứa con cùng hỏi:
-Mẫu thân, cậu Giới Tử đang ở trên chiếc thuyền nào thế ạ?
Trương Nhược Hi đang định dỗ con thì nghe thấy tiếng nói vui mừng của tì nữ bên cạnh:
-Kia không phải là Lục thúc sao, Lục thúc trở về rồi!
Trương Nhược Hi nhìn chăm chú, quả nhiên là Lục Đại Hữu, nhưng sao chỉ có mỗi một mình hắn?