Vương Vi nói:
- Ba năm trước ở Kim Lăng Cựu viện U Lan Quán tiểu nữ đã được nghe giọng nói của Phạm Hiếu Liêm.
Phạm Văn Nhược nhớ lại một chút, chợt nói:
- Ồ, là Vương Vi cô nương, cô nương sao lại ở đây?
Vương Vi nói:
- Tiểu nữ đi thăm Trần Mi Công, giờ đi thuyền quay trở về Kim Lăng.
Phạm Văn Nhược “ồ” lên một tiếng rồi nói:
- Vương Bách Cốc tiên sinh năm kia cũng quy tiên rồi, bậc tài tử đã hóa bướm mà ra đi.
Vương Vi buồn bã nói:
- Đúng như vậy, dưỡng mẫu ta cả đời lưu luyến si mê Bách Cốc tiên sinh, lúc lâm chung còn ngâm bài thơ mà Bách Cốc tiên sinh viết tặng bà.
Phạm Văn Nhược chợt nhớ tới một chuyện, hỏi:
- Vương Vi cô nương từ Xa Sơn ra đây, chẳng hay có biết Trương Giới Tử ở Sơn Âm có còn ở Thanh Phổ hay không?
Vương Vi kinh ngạc nói:
- Phạm Hiếu Liêm và Trương Giới Tử tướng công là bạn cũ sao?
Phạm Văn Nhược nói:
- Trương Giới Tử là bạn tốt của ta, ở Trường Châu ta có nghe tin cậu ấy đang gặp gỡ chư sinh Tùng Giang tại Đại hội Dự Viên Thượng Hải nên cố ý tới gặp, chỉ e bị bỏ lỡ mất rồi.
Vương Vi mỉm cười nói:
- Vậy thì thật là đúng dịp rồi, đây chính là thuyền của Trương Giới Tử tướng công, huynh ấy muốn đi Nam Kinh Quốc Tử Giám nhập học, có nói rằng thuận đường sẽ ghé Tô Châu thăm bạn, thì ra lại chính là Phạm Hiếu Liêm ư, thật trùng hợp quá.
Phạm Văn Nhược mừng rỡ, vội hỏi:
- Trương Giới Tử hiện đang ở đâu?
Vương Vi nói:
- Đang dùng cơm ở tửu lầu trên thị trấn, Phạm Hiếu Liêm có lên thuyền đợi hay không?
Phạm Văn Nhược nói:
- Để ta tự lên thị trấn tìm hắn.
Nói rồi y dắt theo một nô bộc đi lên thị trấn tìm Trương Nguyên. Y gặp ba huynh đệ Trương thị tại một tửu lầu ở chợ Đông. Năm trước Phạm Văn Nhược đã gặp Trương Đại, Trương Ngạc ở Sơn Âm. Lần này gặp lại tất nhiên rất vui vẻ.
Trương Nguyên đón tiếp Phạm Văn Nhược cùng dùng bữa, nói:
- Thật là tình cờ có thể gặp được Phạm huynh ở nơi đây.
Phạm Văn Nhược cười nói:
- Là ta cố ý từ Trường Châu tới Thanh Phổ để gặp người anh em đấy. Nếu không phải gặp được Vương Vi cô nương ở bên bờ sông thì thiếu chút nữa đã bị bỏ lỡ rồi.
Trương Ngạc vội hỏi:
- Phạm huynh nhận ra được Vương Vi Cô đó ư?
Phạm Văn Nhược nói:
- Ba vị cùng thuyền với mỹ nhân, lại không biết lai lịch của mỹ nhân sao?
Trương Nguyên nói:
- Trần Mi Công nhờ huynh đệ ta đưa cô ấy lên thuyền cùng đi Nam Kinh, cô ấy là nữ đệ tử của Mi Công.
Phạm Văn Nhược gật gật đầu nói:
- Vương Vi là con gái nuôi của Mã Tương Lan ở Nam Kinh Cựu viện U Lan Quán, giỏi giang thi họa, từ năm ngoái đến nay nổi tiếng tài hoa, có thể sánh ngang với danh cơ Lý Tuyết Y của Cựu viện, nghe nói chưa kết tóc, vẫn hoàn bích. Đầu năm có Huy Thương Dục dùng rất nhiều tiền bạc để mong được kết tóc nhưng đã bị từ chối, rất có hiệp khí như dưỡng mẫu Mã Tương Lan của cô vậy.
Trương Đại nói:
- Quả nhiên là khúc trung nữ lang, cũng là bậc tài nữ thực sự.
Phạm Văn Nhược tới gặp Trương Nguyên không phải là đàm đạo về Vương Vi, thấy có ý xoay chuyển chủ đề, y vội nói:
- Giới Tử hiền đệ này, lần này danh tiếng của đệ đã lan truyền đến kinh thành rồi.
Trương Nguyên nói:
- Thật hổ thẹn, đệ chỉ là không chịu nhịn nhục thấy Đổng thị làm điều xằng bậy, thế nên mới cùng với các chư sĩ Tùng Giang kiện Đổng thị, giờ đây tiếng xấu đã đồn xa, thực sự là đệ không mong muốn như vậy.
Phạm Văn Nhược cười nói:
- Làm gì đến mức đó, ngu huynh nhìn thấy nghe thấy toàn những điều vinh dự về những gì đệ đã làm ở Hoa Đình thôi, bởi vậy Giới Tử đệ không cần phải sầu lo, thế gian này vốn không có danh tiếng vẹn toàn đâu, thanh danh vừa trỗi dậy thì cũng kèm theo cả những lời phỉ báng nữa, đây là điều không tránh khỏi.
Trương Ngạc nói:
- Phạm huynh nói đúng, Đổng Kỳ Xương sống dở chết dở rồi, sợ lão sao, nào nào, ta uống đi.
Phạm Văn Nhược thở dài:
- Ta ở Tô Châu cũng nghe nói hai đứa con trai của Đổng Huyền Tể làm hại đệ nhưng lại không ngờ rằng chúng lại dám bức tử sinh đồ, còn muốn đốt nhà để hãm hại chư sinh. Đây thực là lũ bất nghĩa đáng chết.
Ăn uống chán chê, Phạm Văn Nhược cười nói:
- Năm ngoái ta đã từng muốn mời Giới Tử hiền đệ gia nhập phòng xã Phất Thủy Sơn của ta, hôm nay ta mới biết Giới Tử hiền đệ còn có chí hướng lớn hơn, tự lập ra Hàn xã, danh tiếng đã lan truyền đến tận phòng xã Phất Thủy Sơn rồi.
Trương Nguyên nói thẳng:
- Phạm huynh, huynh và đệ kết bạn đã lâu, đệ xin nói thẳng, lần này đệ vốn định đi Tô Châu để thăm huynh, cũng chính là vì chuyện Hàn xã.
Phạm Văn Nhược mỉm cười hỏi:
- Phải chăng là đệ muốn phòng xã Phất Thủy Sơn sát nhập vào Hàn xã?
Trương Nguyên cười nói:
- Huynh thật hiểu đệ, nếu Phạm huynh không đồng ý thì tại hạ cũng không dám nhiều lời, chúng ta về sau vẫn là bạn tốt của nhau.
Phạm Văn Nhược nói:
- Ta muốn hỏi một câu, liệu có thể vừa tham gia phòng xã Phất Thủy Sơn lại vừa tham gia Hàn Xã được không?
Trương Nguyên nói:
- Đương nhiên là được, Hàn xã rất bao dung không thiên kiến bè phái, chỉ cần đồng ý tuân thủ ba điều kiện của Hàn xã là có thể tham gia.
Nói rồi Trương Nguyên nói ba điều kiện của Hàn xã cho Phạm Văn Nhược nghe.
Phạm Văn Nhược nói:
- Việc phòng xã Phất Thủy Sơn có sát nhập vào Hàn xã hay không, cái này ta không tự quyết được, cần bàn bạc với các xã viên khác nữa, nhưng ta có thể tham gia Hàn xã trước.
Trương Nguyên cười nói:
- Phạm huynh đã là cử nhân có tiếng, gia nhập Hàn xã thật sự là đã hạ mình rồi.
Phạm Văn Nhược cười nói:
- Nguy hiểm thật, ta năm nay đã ba mươi lăm tuổi, nếu là sang năm thì không thể gia nhập Hàn xã được nữa rồi. Chắc không đến nỗi sang năm ta bị khai trừ ra khỏi Hàn xã vì quá tuổi chứ?
Trương Nguyên, Trương Đại và Trương Ngạc đều cười to. Trương Nguyên nói:
- Làm gì có chuyện đó, làm gì có chuyện đó.
Phạm Văn Nhược lại hỏi một số việc về Dự Viên, y được biết vào tháng ba sang năm tại Sơn Âm sẽ tổ chức hội họp Hàn xã, liền cười nói:
- Vậy thì ta nhất định phải tới, đó sẽ là một thịnh hội đấy.
Do thời tiết nóng nực, nên sau giờ ngọ đám Trương Nguyên không đi tiếp, muốn nghỉ lại một đêm ở thị trấn Chu Gia Giác, hôm sau lại tiếp tục hành trình.
Hoàng hôn, Trương Nguyên và Phạm Văn Nhược tản bộ bên bờ sông. Trương Nguyên nhớ tới một chuyện quan trọng, hắn hỏi một vài sinh đồ ở Thanh Phổ thì đều không người nào biết. Trương Nguyên hỏi:
- Phạm huynh, đệ có một chuyện muốn hỏi thăm huynh.
Phạm Văn Nhược nói:
- Đệ cứ hỏi, ta biết thì sẽ nói.
Trương Nguyên nói:
- Nguyên tổng binh Liêu Đông Đỗ Tùng bị bãi chức về quê, phải chăng hiện đang sống ở Côn Sơn? Đệ có một người hầu muốn tòng quân, đệ muốn gửi gắm vào môn hạ Đỗ tổng binh.
Phạm Văn Nhược nói:
- Đỗ tổng binh này ta có nghe qua, ông ta là người Côn Sơn, nhưng đã chuyển đến Diên An Vệ, ông ta xuất thân con nhà tướng, cũng là bậc quân hộ, quân hộ cao cấp.
Trương Nguyên trong lòng chợt thấy nguội lạnh, Diên An Vệ, lúc này sao hắn có thể đến Diên An Vệ được, nói như vậy là cuộc chiến Tát Nhĩ Hử hắn bất lực rồi sao?
Lại nghe Phạm Văn Nhược nói:
- Huynh trưởng của Đỗ tổng binh sống ở Côn Sơn Trinh PhongLý, tháng trước đã qua đời. Đỗ tổng binh thì đã bị cách chức, không còn quân vụ bên mình, ta nghĩ rằng chắc chắn ông ta sẽ trở về chịu tang huynh trưởng. Ta sở dĩ biết huynh trưởng của ông ta qua đời là vì Đỗ gia có con cháu đến bái môn cầu học ở chỗ bạn ta là Vương Hoan Như, vì là con cháu quân hộ nên bị bạn học ghẻ lạnh. Vương Hoan Như chính là một trong bốn người đến Thanh Phổ cùng ta năm trước, Giới Tử hiền đệ có còn nhớ không?
Trương Nguyên nói:
- Đệ nhớ, đó là vị có tướng mạo khôi ngô, có chòm râu quai nón rất đẹp.
Phạm Văn Nhược nói:
- Tôn giới nếu đã muốn tòng quân nhập ngũ thì đây rất gần Kim Sơn Vệ, hà tất phải đến nhờ vả tổng binh đã bị cách chức.
Trương Nguyên nói:
- Nô bộc này của ta xuất thân là tiện dân, muốn đi phương Bắc giết giặc lập công. Đỗ tổng binh kia xuất thân trong sạch đã trải qua trăm trận chiến, tạm thời bị bãi chức, đệ nghĩ chắc chắn không lâu sau sẽ được phục chức.
Phạm Văn Nhược gật đầu nói:
- Thái tử Mông Cổ thực sự là rất hung hăng ngang ngược, nhiều lần vi phạm biên giới, bên Đại Đồng muốn lập quân công thì sẽ dễ dàng một chút,
Có câu chưa nói chính là “ chết cũng mau”.
Trương Nguyên thầm nghĩ:
“Triều Đại Minh từ trên xuống dưới giờ chỉ biết rằng bộ lạc Mông Cổ là mối đe dọa, lại không biết Nỗ Nhĩ Cáp Xích đang mài đao xoèn xoẹt rồi.”
Hắn lại nghĩ:
“Không biết lần này liệu có gặp được Đỗ Tùng hay không, nếu không gặp được thì lẽ nào ta phải nghe theo mệnh trời ư? Năm Vạn Lịch thứ 47, lúc đó chắc ta đã ở kinh thành rồi, sao có thể ngồi xem được trận thảm bại làm thay đổi quốc vận triều Đại Minh!”,
Đoạn nói:
- Vậy thì ngày mai đi đường vòng vào trong Côn Sơn Trinh Phong Lý trước đã.
Phạm Văn Nhược cười nói:
- Không cần phải đi đường vòng, ta từ Trường Châu tới đây phải đi qua Trinh Phong Lý, Trinh Phong Lý cũng là nơi thắng cảnh nổi tiếng, có nơi ở cũ của đại phú hào bậc nhất đất nước Thẩm Vạn Tam.
Trương Nguyên kinh ngạc, nơi ở cũ Thẩm Vạn Tam chẳng phải là ở Chu Trang hay sao, lẽ nào Chu Trang giờ đây được gọi là Trinh Phong Lý.
Trên thuyền đu có năm nữ tử, Vương Vi và tiểu tỳ của mình là Huệ Tương, thị tỳ của Trương Đại là Tố Chi, thị tỳ của Trương Ngạc là Lục Mai, ngoài ra còn có một người nữa là Mục Chân Chân html> :
- Trương tướng công, nữ lang nhà tôi đã đến, đang đợi dưới tán cây hương thung.