Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 288

Trương Ngạc vui vẻ đồng ý với ý kiến của Trương Nguyên. Trước đây khi y ở nhà mỗi tháng đều tiêu hết mấy trăm lượng bạc, vậy mà lần trước mẹ y viết thư lại khen y sống tiết kiệm, lần này đến Nam Kinh học lại không thấy xin tiền nhà, xem ra y đã tiến bộ lên nhiều.

Trương Nguyên nghe lời cha dặn, vẫn chăm chỉ đọc sách, sáng nào cũng đến Quốc Tử Giám nghe thầy giảng kinh, buổi chiều thì đến Đạm Viên giúp Tiêu Pháp biên tập sách. Cố Tế Tửu đồng ý với Tiêu Thái Sử là phái hai thư sinh Hoàng Tôn Tố và Nguyễn Đại thành ở Quốc Tử Giám đến giúp Trương Nguyên, chủ yếu là đọc tài liệu lịch sử cho hắn nghe.

Ngày mùng 9 tháng 9, bộ hình Nam Kinh đưa ra phán quyết, Giam Thừa của Quốc Tử Giám là Mao Lưỡng Phong vì phạm pháp ăn hối lộ nên bị giáng chức quan, phạt đánh 40 trượng, đi đày 1 năm.Trong vụ của Mao Lưỡng Phong còn có liên quan đến Tống Thì Miễn, ngày 13 tháng 10, Tống Thì Miễn buộc phải từ chức vì bị Ngự Sử Nam Kinh vạch tội. Chỉ là một giám sinh nhỏ mà lật đổ Ti Nghiệp ngũ phẩm, tin tức này đã được truyền đi khắp chốn quan trường Nam Đô.

Chập tối ngày 15 tháng 10, Trương Nguyên đến Nam Kinh đa tạ thái giám Hình Phong về việc bãi miễn Tống Thì Miễn. Tống Thì Miễn bị Cẩm Y Vệ bắt đi hỏi cũng là do mưu kế của thái giám Hình Long, có ơn báo ơn, có oán trả oán, thái giám là người ân oán phân minh. Trương Nguyên nhắc lại chuyện lần trước ông tặng cha mình là Trương Thụy Dương hai hộp lễ vật, cha hắn không dám nhận, dặn hắn phải tìm người tặng khéo lời mà trả lại, Hình Long cười lớn nói :
- Lệnh tôn cẩn thận quá, chỉ là chút lễ mọn, không thể hiện được hết tấm lòng thành của ta, ta còn cảm thấy xấu hổ, muốn tặng nhiều hơn nhưng lại sợ lão Trương không nhận, nên chút lễ đó Trương công tử nhất định phải nhận lấy.

Trương Nguyên nói:
- Lần này chắc Công công phải phá sản mất rồi, Viện Dược đã bắt đầu được xây dựng, tiêu tốn không ít tiền của Công công rồi.

Hình Long nói:
- Tục ngữ nói hao tiền trừ họa mà, bỏ tiền xây dựng Viện dược là việc đáng làm, ta cũng muốn hành thiện tích đức mà.

Ở lại phủ Thủ Bị dùng tiệc tối xong, Trương Nguyên cáo từ ra về. Hắn cùng Mục Chân Chân, Vũ Lăng đi về phía Thông Tế Kiều, nhìn thấy ánh trăng sáng thì lại nhớ tới đã mấy ngày không được gặp Vương Vi rồi, chỉ còn hơn nửa tháng nữa hắn sẽ khởi hành về Sơn Âm, cũng nên nói lời từ biệt. Trương Nguyên không nghĩ đến cô nương ấy là không thể , vì vẻ đẹp của Vương Vi đến người mù còn biết, đến thái giám cũng hối hận, huống chi hắn cũng chỉ là con người bình thường đương nhiên là thích mấy cô nương tài năng xinh đẹp. Thấy nàng nói cười, âm thanh êm dịu vang lên làm sao mà hắn có thể không động lòng được. Nhưng hắn là người có chí lớn, bản tính muốn chiếm giữ bẩm sinh của nam nhân đã được hắn dùng lý trí chế ngự lại. Hơn nữa, mỗi lần nhìn thấy Vương Vi là hắn lại nhớ tới sư muội Anh Tư, Anh Tư là nỗi khổ riêng trong lòng hắn. Hắn có ý chí kiên cương cứu quốc nhưng lại thiếu tự tin có thể mang lại hạnh phúc cho Anh Tư, thỉnh thoảng hắn lại mâu thuẫn như vậy.

Đến trước của U Lan Quán, cửa không mở đối diện với mặt đương mà có chút lệch,Vũ Lăng vừa gõ cửa vừa gọi:
- Tiết Đồng- Tiết Đồng

Cửa được mở rất nhanh, Tiết Đồng vui vẻ nói:
-Tiểu Vũ Ca, Giới Tử công tử đến rồi ạ, Chân Chân tỷ– vừa dứt lời thì nhanh chân chạy vào trong gọi:
-Vi Cô, Vi Cô, Giới Tử công tử đến rồi ạ

Vương Vi đang ăn cháo cùng ba món đồ ăn, trông thật đơn giản, trừ yêu cầu cao khi thưởng thức trà còn bình thường thì rất tiết kiệm. Nhưng già trẻ gái trai của U Lan Quán có hơn mười người , mỗi ngày số tiền phải chi tiêu cũng không nhỏ, miệng ăn núi lở, mà hiện giờ Vương Vi lại đóng của không tiếp khách nên phải tiết kiệm thôi.

Dưới mái hiên, con chim Hắc Vũ Bát Ca nghe thấy Tiết Đổng kêu cũng vội vàng kêu lên:
- Xin chào Vi Cô tìm Giới Tử, xin chào Vi Cô tìm Giới Tử.

Gần đây Hắc Vũ Bát Ca đã có tiến bộ , nó đã nói rõ được hai từ “Giới Tử” rồi không còn là “Xin chào Vi Cô tìm quân cờ” nữa mà là “ Xin chào Vi Cô tìm Giới Tử”, giống như cả ngày Vương Vi đều mong chờ tìm kiếm Giới Tử vậy.

Vương Vi để đôi đũa xuống , tiểu tỳ Huệ Tương bê nước đến, Vương Vi súc miêng, dùng khăn lụa lau môi, bước nhanh ra khỏi phòng, dưới mái hiên con Hắc Vũ Bát Ca vẫn còn kêu luôn miệng, Vương Vi khẽ quát một tiếng:
- Im nào.

Nó lập tức im bặt làm Vương Vi không nhịn được cười.

Vương Vi nhẹ nhàng bước nhanh vào tiền đường, nhìn thấy Trương Nguyên đứng ở bậc thềm nhìn về phía vườn trúc bên kia tường viện, Vương Vi vén áo thi lễ nói:
- Giới Tử công tử, có thời gian rảnh sao mà đến tận đây vậy.

Trương Nguyên mỉm cười quan sát người nữ lang này, cô cài trâm trúc, nét đẹp vốn có, không cần son phấn, hết sức ưa nhìn, nói:
- Đi ngang qua nên vào hỏi thăm nàng.

Vương Vi mời Trương Nguyên vào phòng ngồi, người hầu mang trà lên Trương Nguyên nói:
- Thời gian thấm thoát trôi đi, ta rời Sơn Âm đến đây vào đầu tháng năm, chớp mắt đã được nửa năm rồi, ta đã bàn bạc cùng hai tộc huynh, đầu tháng sau sẽ khởi hành về quê.

Vương Vi trong lòng thoáng buồn, nhưng vẫn mỉm cười hỏi:
- Hơn một trăm ngày ngày ở Quốc Tử Giám, việc học của Giới Tử tướng công có tiến bộ hay không?

Trương Nguyên nói:
- Đã đọc rất nhiều sách, cũng quen nhiều bạn, cùng Tiêu Thái sử soạn sách ở Đạm Viên là thu hoạch nhiều nhất, chuyến đi này quả không tệ.

Vương Vi trâm ngâm một lúc rồi hỏi:
- Vậy năm sau công tử còn đến học nữa không?

Trương Nguyên nói:
- Vì giao thông không tiện, năm sau sẽ không có thời gian đến đây nữa, phải ở nhà để chuẩn bị tháng tám thi Hương. Từ Sơn Âm đến Nam Kinh cả đi cả về phải mất 2 tháng, mặc dù có chút kiến thức về nguyên lý hoạt động của xe cộ, máy bay nhưng Trương Nguyên vẫn cảm thấy có chút không thích. Nhưng hắn hiểu nếu sáng đi chiều đến thì bỏ qua rất nhiều phong cảnh trên đường đi.

Vương Vi hiểu ý Trương Nguyên nói “giao thông không tiện” là gì, vì từ Sơn Âm đến Nam Kinh, bất kể là đường bộ hay đường thủy đểu rất thuận lợi, làm gì có chuyện giao thông không thuận lợi. Nhưng cũng hiểu vào năm sau hắn không thể đến được, đành nói:
- Nói như vậy là hôm nay công tử đến chào tạm biệt với tiểu nữ?

Trương Nguyên nói:
-Mặc dù cũng muốn ở thêm vài ngày mới đi, nhưng sợ đến lúc đó lại nhiều chuyện phức tạp, nên đành đến nói với nàng một câu trước để nhỡ chẳng may đi gấp quá lại thất lễ với nàng.

Vương Vi cúi xuống nhìn tay mình và nói:
-Đa tạ , xem ra Giới Tử công tử đã coi ta là bạn thật rồi. Lễ nghĩa thật chu đáo.

Trương Nguyên nói:
- Không phải sao?

Vương Vi ngước mắt cười nói :
- Phải.
Rồi nói tiếp:
-Chắc là khó có thể gặp lại,Vương Vi xin thỉnh giáo một ván cờ vây với công tử, được không?

Trương Nguyên không thể từ chối bèn ngồi xuống đối diện với Vương Vi, Vương Vi mỉm cười hỏi:
- Giới Tử tướng công tử, vẫn là bịt mắt chơi cờ sao?

Trương Nguyên nói:
- Thôi, để Tu Vi cô nương chiếm tiện nghi một chút cũng tốt mà.

Vương Vi khẽ cau mũi, miệng thì thầm nói:
- Ta đã chiếm tiện nghi của công tử bao giờ đâu, nếu như công tử đánh cờ mà bị phân tâm thì có thể trách ta được sao? Nhưng trong lòng thì lại có chút vui mừng đắc ý.

Cảnh đêm trầm lắng, đèn đêm sáng rõ, ván cờ đánh được một lúc lâu, Trương Nguyên thắng trước vài nước, chắp tay đứng dậy nói:
- Ta phải về rồi, sắp canh ba rồi.

Vương Vi tiễn ba người ra cửa nói :
- Khi nào Giới Tửướng tcông rời Kim Lăng thì nói với ta một tiếng, ta cũng nên đến tiễn ba vị.

Trương Nguyên nhận lời đến lúc đó sẽ sai người đến báo với Vương Vi. Khi quay đầu nhìn lại cửa chính của U LanQuán, hắn nhân tiện hỏi:
- Sao cánh cửa này lại không mở đối diện với mặt đường vậy?

Thấy Trương Nguyên hỏi đến hướng của cánh của, Vương Vi bỗng nhiên nhớ lại một chuyện, mặt đỏ như thoa một lớp son, dưới ánh trăng sáng có thể thấy rõ được giống màu hoa đào, nàng do dự nói:
- Là do mẹ ta sai người xây như vậy.

Trương Nguyên ồ một tiếng rồi cúi chào bước đi.

Con đường đá ở Cựu Viện, ánh trắng chiếu rọi giống như buổi sáng đầy sương, nghĩ người ấy càng lúc càng xa, đâu đâu cũng thấy dấu chân, song ánh trăng giống như nước đã tẩy sạch dấu vết đó.

Ngày 15 tháng 10, đã qua ngày đông chí, chỉ còn vài ngày nữa là đến mùa tuyết rơi rồi. Gió đêm rất lạnh, thường thường có những chiếc lá rơi rụng xuống chân, có thiếu nữ nhẹ nhàng chà chà bàn chân lạnh cóng trong gió đêm lạnh, quay người đi về U Lan Quán, Lúc đi vào ngón tay trái khẽ động vào cánh của gỗ, có ít vụn gỗ rơi xuống, thầm nghĩ:
- Hướng cửa được sửa là do Mã mụ mụ nghe theo lời của một vị thuật sĩ phong thủy Phương Tây chỉ điểm sửa lại hướng của cửa quán vì vậy mà thoát khỏi cái nghèo. Tục ngữ có nói, ba mươi năm Hà Đông, ba mươi năm Hà Tây, nay phong thủy đã thay đổi rồi sao. Lại nghĩ:
- Ít ra cũng có người chú ý đến hướng của cánh cửa này, Trương công tử đúng là người rất tinh tế, tỉ mỉ.

Ba mươi năm trước, Mã Tương Lan mới 20 tuổi, có tài vẽ hoa, làm thơ, là một tài năng của Cựu Viện. Nhưng bởi vì nhan sắc bình thường, bàn chân lại to, cho nên rất ít khách, toàn cùng thư sinh nghèo vẽ tranh, làm thơ, ca hát, vì thế mà luôn phải bỏ tiền túi ra để trả tiền trà, tiền rượu. Trong những danh kỹ, thì Mã Tương Lan là nghèo nhất.

vậy vừa có thể bảo đảm chất lượng và hiệu quả làm việc, vừa tránh được việc khi nhân công thôi việc mang theo toàn bộ kỹ thuật làm kính của mình. -special-character:line-break'>
Bình Luận (0)
Comment