Mặt Trái Của Sự Thật

Chương 75

Mặc kệ người đối diện đang không ngừng biện hộ cho những lỗi lầm quá khứ, Lê Khánh Nhã ngắt ngang: “Chúng ta nói về Trịnh Hoài đi.”

Chỉ một câu nói, người vốn luôn lãnh đạm như Trịnh Huy lại có biểu cảm thất thố, từ bàng hoàng đến kinh ngạc rồi chuyển sang u ám, bầu không khí như lạnh dần đi. Tuy nhiên, những cảm xúc ấy chỉ thoáng qua rồi bị ông che đậy bằng biểu cảm thương tiếc và nhung nhớ.

Ông than thở: “Thằng bé số khổ! Kiếp sau mong cho nó được hạnh phúc!”

Sự giả tạo trắng trợn của Trịnh Huy khiến cô ghê tởm, cô cảm thấy thật buồn cười khi người mình ghét cay ghét đắng lại là ba ruột: “Người ngay không nói chuyện vòng vo. Tôi biết tất cả, ông đã nghĩ ra cách nào để gϊếŧ tôi diệt khẩu chưa?”

Lời của Nhã như sét đánh ngang tai, bàn tay cầm tách trà của ông run rẩy khiến nước trong ly bắn ra ngoài. Ông nhìn thẳng vào mắt Nhã thật lâu như muốn nhìn thấu điều gì đó.

Một lát sau, Trịnh Huy đặt tách trà xuống, đôi mắt chỉ còn là một cái động sâu đen ngòm, tĩnh lặng không chút gợn sóng: “Con quyết tâm chống đối ba sao?”

Lê Khánh Nhã bật cười lắc đầu: “Tôi chỉ là một nghệ sĩ nhỏ thân cô thế cô nào dám chống đối ngài.”

Ông ta hít thở thật sâu để ổn định cơn giận đang nghẹn trong lồng ngực, cô nói những lời này đối với ông chói tai vô cùng.

Trịnh Huy nhìn cô hoài nghi: “Ta làm gì với nó liên quan đến con sao? Con thích nó ư? Con đừng quên rằng, chuyện đi đến hôm nay đều do gia đình nó mà ra!”

Lê Khánh Nhã híp mắt: “Trịnh Hoài có lỗi gì? Cậu ấy ép ông Hồ nɠɵạı ŧìиɦ? Hay cậu ấy sai khiến ông đốt nhà cậu ấy? Hai người vứt bỏ tôi là do cậu ấy thôi thúc? Ngài chủ tịch đừng quên, Trịnh Hoài là nạn nhân, cậu ấy xứng đáng có một gia đình hạnh phúc êm ấm. Chỉ những việc các người nợ cậu ấy thôi cũng đủ khiến tôi ghê tởm.”

Giọng nói của cô trong veo như tiếng suối róc rách, không nâng cao cũng chẳng hạ thấp, nào giống như muốn chất vấn ai. Thế nhưng, người quen biết cô sẽ hiểu được cô đang giận dữ đến cỡ nào.

Trịnh Huy khó chịu khi con gái ruột của mình lại đi bênh vực người ngoài: “Nếu ta tha cho nó, nó có đồng ý tha cho ta không? Con nên biết đuổi cùng gϊếŧ tận mới không để lại hậu hoạn.”

Ngón tay thon dài, trắng mịn của cô vuốt ve tách trà, tựa như đang thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật.

Cô cụp mắt: “Có! Cậu ấy đã tha thứ cho ông. Nói đúng ra, hai người biết sự thật cùng lúc. Cậu ấy cũng muốn trả thù chứ, thử hỏi một ngày ông phát hiện người mà ông hết lòng kính trọng, yêu thương lại là hung thủ gϊếŧ ba mẹ mình, khiến gia đình mình tan nhà nát cửa, ông sẽ thế nào? Còn chưa kể đến những tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần mà hai người gây ra cho cậu ấy từ bé đến lớn. Nhưng cậu ấy lựa chọn thế nào? Trịnh Hoài rất ngu xuẩn! Cậu ta tin ông cùng lắm chỉ đuổi cậu ta ra khỏi nhà, tình thân mười mấy năm vun đắp đâu phải muốn buông bỏ là buông bỏ được. Nhưng đổi lại ông đã làm gì? Điều này tôi không cần phải nói nữa chứ?”

Trịnh Huy bật cười: “Thì sao? Ngay từ khi ta mang nó từ viện mồ côi về, đã định sẵn nó chỉ là một món đồ chơi được chúng ta thừa nhận. Ta cho nó sống thì nó sống, ta bảo nó chết thì phải chết. Tình thân? Ngoài con và mẹ con ra, ta không quan tâm bất cứ thứ gì cả.”

Đoán được ông ta sẽ nói vậy, Lê Khánh Nhã cũng không tức giận hay thất vọng, ngoài ý muốn ở đây có lẽ là bản thân lại được liệt kê vào người ông ta quan tâm: “Tôi nhận không nỗi! Ngài không sợ tôi tố cáo chuyện ngài đã làm cho cảnh sát sao?”

Trịnh Huy lãnh đạm đáp: “Ta làm chuyện gì cũng không để người khác nắm thóp!”

Dừng một lát, cô mới lên tiếng: “Tôi cũng không có hứng làm chuyện này. Không phải ngồi tù hay chết đi mới là trừng phạt tốt nhất. Đôi khi sống không bằng chết cũng không tồi.”

Nghe vậy, ông ta không khỏi nhìn nhận lại đứa con gái lưu lạc nhiều năm của mình. Trịnh Huy không biết cô đã trải qua những gì để trở thành người ông khó nhìn thấu như bây giờ. Khí thế của Nhã không thua kém ông, thậm chí đôi lúc còn khiến ông thấy nguy hiểm.

“Con đang trù ẻo ta?”

Nhã ngước mắt: “Tôi cũng không phải người tốt đẹp gì nên không có tư cách đứng ở góc độ cá nhân dè bỉu ông. Tuy nhiên, thân là một người bạn của Trịnh Hoài tôi muốn thay cậu ấy hỏi vài điều, cũng muốn nói rõ một số chuyện, tính toán sòng phẳng một lần.”

Thấy tính cô đã quyết, Trịnh Huy không muốn làm cô thêm chán ghét: “Vậy được, ta theo ý con, nhưng con nhớ nếu một ngày con đổi ý ba mẹ vẫn ở đây đợi con.”

Lê Khánh Nhã cười tự giễu: “Không có ngày đó.”

Cuộc trò chuyện kết thúc không mấy vui vẻ.

Cô nhìn theo bóng lưng người đàn ông đã hơn 50. Từng có một thời gian cô mơ ước được nằm bò trên bờ vai vững chãi của ba đi vòng quanh khu xóm, lúc đó cô sẽ ngẩng cao đầu tuyên bố với những đứa trẻ từng châm chọc mình: “Tao cũng có ba, ba tao rất thương yêu tao!”

Lê Khánh Nhã lắc đầu, xua đi ký ức không mấy hay ho trong quá khứ, giờ đây cô chỉ muốn đuổi theo ông ta hỏi rằng: “Ông có từng nghĩ quả báo của mình sẽ xuống đầu tôi không?”

Bình Luận (0)
Comment