Mộng Đẹp Tuyền Cơ

Chương 87

GJM: Quách Kính Minh, tác giả của Tiểu thời đại 1.0. Quách Kính Minh nổi tiếng với tài đạo văn.

Trên bàn ăn, các quý nữ sớm đã chịu đủ sự càn quấy và thái độ kiêu căng của Ninh Châu, khó được dịp ngày hôm nay có người áp chế được uy phong của nàng, trong lòng thầm cười trộm, hận không thể để cho hai nữ tử đồng thân phận tôn quý này đấu một trận ra trò.

Đáng tiếc Tuyền Cơ lại không có lòng dạ nào ứng chiến, chỉ lẳng lặng dùng cơm trên bàn, đối với thái độ ngầm khiêu khích của Ninh Châu thì giả ngu không thèm để ý. Những quý nữ ở bên cạnh thấy chắc nàng cũng chỉ là một kẻ yếu đuối dễ bắt nạt, cho nên vô cùng thất vọng, lại tiếp tục cười lấy lòng Ninh Châu.

Cung yến vốn là chiến trường cho bọn hoàng thân quốc thích phân cao thấp, tranh thủ tình cảm, thức ăn bày lên mấy lượt, đã đến lúc tuyển chọn ra Văn khôi rồi.

Ninh Tuyết thấp giọng giải thích cho Tuyền Cơ: “Việc chọn ra Văn khôi là trò hay trong màn cuối trong cung yến, đây là cơ hội để cho nhóm hậu bối trẻ tuổi bộc lộ tài hoa, trên yến hội này chỉ cần không quá ba mươi tuổi, không phân biệt nam nữ đều có thể tham gia, Hoàng thượng sẽ ra đề mục đầu tiên, người tham dự đều tự làm một đoạn thơ, bình chọn ra người giỏi nhất làm Văn khôi, sẽ được Hoàng thượng ban thưởng cho một khối bạch ngọc. Trước đây người đạt được nhiều bạch ngọc nhất chính là cậu của muội, Vạn Tố Hòa Vạn đại nhân, tổng cộng lấy được sáu mươi bốn khối, có thể nói từ lúc y tham gia yến hội đến nay, chỉ cần y có mặt thì sẽ không có người địch lại, thẳng đến khi Vạn đại nhân đã qua ba mươi tuổi nên không tham dự nữa, cơ hội mới đến tay người khác. Ninh quốc từ khi khai quốc đến nay chỉ có một người có được vinh quang như vậy, Vạn đại nhân quả thực không thẹn là đệ nhất tài tử Ninh quốc!”

Ninh Tuyết vừa nói xong, trong ánh mắt phát ra sự cuồng nhiệt của fan hâm mộ khi được gặp thần tượng, Tuyền Cơ gật đầu cười thầm, tài tử anh tuấn làm sao lại không được hoan nghênh a, người cậu này xem ra cũng là sát thủ hạ gục biết bao nữ nhân.

Ninh Châu ở bên cạnh nghe xong thì hừ lạnh một tiếng, thái độ cực kỳ khó chịu.

Nhãn thần Ninh Tuyết khẽ chuyển, cười cười nói: “Đứng đầu còn có Thế tử Ninh Tuấn của Mục thân vương phủ, ngoài ra có Trường nhạc hầu Bạch Chí Dao, hai vị này đều là thanh niên anh tuấn tài hoa xuất chúng. Đáng tiếc Ninh Tuấn ca ca hôm nay không tham dự, nếu không chúng ta có thể ngồi xem hai vị đại tài tử so tài cao thấp.”

Ninh Châu nghe được lời tán thưởng huynh trưởng nhà mình cùng với ý trung nhân Bạch Chí Dao, lúc này sắc mặt mới thoáng dịu xuống.

Ninh Tuyết ôn hòa cười yếu ớt cùng với Ninh Châu ngông cuồng tự cao tự đại, cộng thêm bên cạnh có vài quý nữ cũng cười hùa theo, Tuyền Cơ thầm than, nam nhân có chiến trường của nam nhân, nữ nhân cần gì phải tham gia vào chém giết lẫn nhau chứ?

Cảnh Hòa đế ra đề mục “Bốn mùa”, nhất thời trên điện thương xuân sầu thu một mảnh, Tuyền Cơ nghe xong trực tiếp nhíu mày, những người này bình thường trừ bỏ lục đục với nhau còn làm được cái gì nữa, ở đâu ra mà nhiều thê thê thảm thảm thương thương đến vậy, dân chúng bên ngoài cơm ăn còn không đủ no mà những người này ở trong đây ngâm toàn thơ buồn nôn như vậy để giải trí. Người đứng đầu không có tiến bộ, khó trách thực lực Ninh quốc càng lúc càng kém đi.

Ninh Châu thấy Tuyền Cơ nhíu mày, nghĩ chắc là đường muội không hiểu thi từ là gì cho nên hoang mang lo lắng, chợt nhớ lời đồn lúc còn nhỏ nàng đã si ngốc, nhưng bây giờ bệnh đã khỏi, đoán chừng cũng không biết được mặt chữ, không khỏi cười hiểm.

“Hoàng tổ phụ!” Ninh Châu đột nhiên đứng lên nũng nịu gọi một tiếng.

Trong ngự hoa viên, tất cả mọi người đều đổ dồn ánh mắt lại, Ninh Châu vốn có tiếng tài nữ, mọi người tưởng Ninh Châu muốn tham dự một bài thơ, đều ào ào trầm trồ khen ngợi ủng hộ.

Cảnh Hòa đế cũng có chút yêu thích đứa cháu gái lanh lợi này, cười nói: “Ninh Châu tài nữ ngươi cũng muốn tham gia sao? Được! Chọn Văn khôi tuy nói nam nữ cùng tham gia, nhưng cho đến bây giờ nữ tử tham dự rất ít, ha ha! Vừa đúng lúc ngươi đến làm một bài thơ đi, hạ hết uy phong của mấy tài tử kia, dạy cho bọn hắn biết hoàng gia kể cả nữ tử cũng đừng xem thường.”

Ninh Châu tỏ vẻ khiêm tốn cười cười: “Tôn nữ tài thô học thiển, sao dám bêu xấu, chẳng qua vừa rồi thấy Ninh Nguyệt muội muội có chút đăm chiêu, nghĩ chắc đã có một tác phẩm xuất sắc, nhưng vì lần đầu tham gia cung yến, nên ngại ngùng lên tiếng, cháu thân làm tỷ tỷ cũng nên vì nàng xin một cơ hội!”

Nhóm quý nữ đang ngồi đều đoán ra được ý đồ của Ninh Châu muốn Ninh Nguyệt khó xử, quý nữ chốn khuê phòng học chữ cũng không được nhiều, huống chi làm thơ? Hơn nữa Ninh Nguyệt nhiều năm ở bên ngoài dưỡng bệnh, đâu ra người truyền dạy thi thư? Nhiều ánh mắt hướng về Tuyền Cơ, đồng tình có, vui sướng khi thấy người gặp họa cũng có.

Sắc mặt Ninh Tuyết khẽ biến, nhìn Tuyền Cơ định nói lại thôi, trong ánh mắt chứa đầy lo lắng.

Tuyền Cơ không phải kẻ ngốc, hiển nhiên đoán được dụng ý của đối phương, nhưng nàng cũng không muốn ở đây trổ tài vô duyên vô cớ lại tạo tiện nghi cho Hi thân vương, vừa ngẩng đầu định thoái thác mình không có tài, lại nhìn thấy hai luồng ánh mắt từ xa, một là của Dịch Thanh Vân đang tức giận không thôi, một cái là Vạn Tố Hòa đang vô cùng lo lắng, trong lòng liền cảm thấy ấm áp hẳn, hào khí xuất hiện, nhịn không được quay về phía bọn họ đáp lại bằng một nụ cười thoải mái.

Dịch Thanh Vân ở cùng Tuyền Cơ nhiều ngày qua, vừa bắt gặp nụ cười của nàng thì biết tiểu muội đã có biện pháp. Thầm nghĩ tiểu muội đến cả tính toán sổ sách đều tinh tường, biết những thứ thi từ ca phú đó tuyệt không có gì lạ, bấy giờ mới buông xuống tảng đá trong lòng, yên tâm chờ xem Tuyền Cơ trổ tài.

Hi thân vương ngồi ở đằng trước thì lại rất sốt ruột, mình mới vừa lén bẩm báo với Cảnh Hòa đế rằng Ninh Nguyệt rơi vào Lung Giang mới khiến căn bệnh hồi phục thần kì, ám chỉ nàng có thể là con gái của trời như trong lời tiên đoán, nếu bây giờ lại bị mất mặt, chỉ sợ công lao lúc trước liền mất sạch rồi.

Còn phía bên Cảnh Hòa đế thì thấy chuyện này thập phần thú vị, nói: “Nga? Thì ra tài nữ không chỉ có một người, Ninh Nguyệt liền làm một bài thơ đi.”

Tuyền Cơ nhìn Ninh Châu đang dương dương tự đắc một cái, cười đáp: “Nếu Hoàng tổ phụ cùng Ninh Châu tỷ tỷ nâng đỡ như vậy, Ninh Nguyệt đành phải bêu xấu, có chỗ nào không đúng mong các vị ngồi ở đây chỉ giáo.”

Ninh Châu hiển nhiên không nghĩ ra Tuyền Cơ dám hào phóng ứng chiến, hơn nữa còn là xuất khẩu thành thơ, dường như thực sự có học.

Những người khác trong yến hội cũng thập phần tò mò, không những vậy một số thiếu niên hoàng thân quốc thích có lòng ngưỡng mộ đối với dáng vẻ xinh đẹp của Tuyền Cơ đã hưng phấn đến hai mắt phát sáng.

Tuyền Cơ cầm lên ly rượu nhấm một ngụm, ngân nga ngâm một đoạn thơ mà mình cực kỳ thích trong bài thơ thiền của Vô Môn thiền sư: “Xuân hữu bách hoa thu hữu nguyệt, Hạ hữu lương phong đông hữu tuyết. Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu, Tiện thị nhân gian hảo thời tiết.[2]”

[2] Bản dịch: 

Xuân có trăm hoa, thu, ánh nguyệt, 

Hạ thời gió mát, tuyết vào đông.

Người mà thư thái, tâm vô sự, 

Thời tiết quanh năm đẹp giữa lòng.

Một khúc thơ ngâm xong, tất cả đều khiếp sợ, thơ này chân thành mà nói cũng không nắn nót, thậm chí khổng thể xem là thơ, nhưng bố cục đặc sắc, hơn nữa là xuất phát từ một nữ tử trên bàn tiệc thì vạn phần khó được.

“Nhược vô nhàn sự quải tâm đầu, Tiện thị nhân gian hảo thời tiết…” Cảnh Hòa đế nghiền ngẫm lại hai câu thơ cuối vài lần, thở dài một tiếng, nói: “Tâm tư vượt cõi trần gian như thế này, người phàm làm sao có thể có? Ninh Nguyệt, bài thơ này của ngươi, đã nhắc nhở mọi người chỉ là người phàm tục…”

Tuyền Cơ thầm nghĩ, ai bảo ta chỉ nhớ được có mỗi bài này là nói về bốn mùa thôi? Nhưng miệng lại liên thanh nói không dám.

Bấy giờ sắc mặt mọi người không giống nhau, có cảm thán, có nghiền ngẫm sâu xa, có ngưỡng mộ, cũng có người giống như Ninh Châu tức hận không thôi, hoặc có người như Dịch Thanh Vân, Vạn Tố Hòa chân thành vui mừng và tán thưởng.

Hi thân vương quả thực như mới trúng giải độc đắc, vui mừng bất ngờ lại không dám tin tưởng, lần này Cảnh Hòa đế sợ rằng đã bắt đầu tin tưởng Ninh Nguyệt chính là Thiên nữ rồi.

Cảnh Hòa đế dường như không có ý định buông tha cho Tuyền Cơ như vậy, vuốt vuốt chòm râu rồi mở lời: “Ninh Nguyệt, khúc này không xem như thơ, hay là lấy chữ Nguyệt trong tên của ngươi, tự mình làm thêm một khúc thơ, thế nào?”

Khẩu khí chính là thương lượng, nhưng lời này của Hoàng đế có chỗ để cự tuyệt sao?

Tuyền Cơ thầm mắng, thật là không có điểm dừng rồi, cũng may thơ ca nói về ánh trăng có rất nhiều… “Tĩnh dạ tứ[3]” - nơi này không thích hợp, “Thủy điệu ca đầu[4]” - lời thơ cũng không được, muốn “Trên biển mọc trăng sáng” mà Ninh quốc lại ở ngay vùng trung tâm đất liền, “Xuân giang hoa nguyệt dạ[5]” quá dài… Suy nghĩ một hồi, chọn ra được một bài “Sơn cư thu minh”: “Không sơn tân vu hậu, Thiên khí vãn lai thu, Minh nguyệt tùng gian chiếu, Thanh tuyền thạch thượng lưu. Trúc huyên quy hoán nữ, Liên động há ngư chu, Tùy ý xuân phương yết, Vương tôn tự khả lưu.[6]”

[3] Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

[4] Thủy điệu ca đầu - Tô Thức

Trăng sáng bao giờ có?

Nâng chén hỏi trời cao

Chẳng hay trên đây cung khuyết

Đêm đó nhằm năm nao?

Rắp định cưỡi mây lên đến

Chỉ sợ lầu quỳnh điện ngọc

Cao ngất lạnh lùng sao?

Đứng múa vời thanh ảnh

Trần thế khác chi đâu.

Xoay gác đỏ

Luồn song lụa

Rọi tìm nhau

Chẳng nên cừu hận

Sao lại nhằm tỏ lúc xa nhau

Người có buồn, vui, ly, hợp

Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết

Tự cổ vẹn toàn đâu

Chỉ nguyện người trường cửu

Ngàn dặm dưới trăng thâu.

Bài thơ này được phổ nhạc thành bài ‘Nguyện người trường cửu’ - Vương Phi hát.

[5] Đêm trăng hoa trên sông xuân - Trương Nhược Hư (Người dịch: Khương Hữu Dụng):

Sông xuân triều dậy mặt biển bằng, 

Trên biển trăng cùng triều nước dâng.

Dờn dợn vời theo muôn dặm sóng, 

Sông xuân đâu chẳng sáng ngời trăng.

Quanh co sông lượn cồn hương chảy, 

Trăng chiếu vườn hoa như tuyết rải.

Tầng không sương toả tưởng không bay, 

Cát trắng bên doi nhìn chẳng thấy.

Trong suốt trời sông suốt một màu, 

Trên sông vằng vặc một trăng cao.

Ai người đầu đã trông trăng ấy?

Trăng ấy soi người tự thuở nao?

Người cứ đời đời sinh nở mãi, 

Trăng đã năm năm sông nước giãi.

Soi ai nào biết được lòng trăng, 

Chỉ thấy sông dài đưa nước chảy, 

Mây bạc lưng chừng trôi đến đâu, 

Cành phong xanh bến biết bao sầu.

Đêm nay ai mảng buông thuyền đó, 

Ai ở lầu trăng nhớ chốn nào?

Trăng lầu quanh quẩn đáng thương ôi!

Soi mãi đài gương kẻ lẻ đôi.

Cửa ngọc cuốn rèm xua vẫn ở;

Hòn châm đập áo xoá liền soi.

Chừ đây cùng ngóng, bẵng tăm hơi;

Mong quyến theo trăng đến rọi người.

Bay mỏi, nhạn khôn mang ánh được, 

Vẫy ngầm, cá chỉ vẫy tăm thôi.

Đêm qua thanh vắng mộng hoa rơi, 

Nhà chửa về, xuân quá nửa rồi!

Nước cuốn xuân đi trôi sắp hết, 

Vòm sông trăng lại xế sang đoài.

Trăng khuất mù khơi chìm chậm chậm, 

Dòng Tương non Kiệt ngàn muôn dặm.

Nương trăng mấy kẻ nhớ về theo, 

Trăng lặn xao tình cây nước gợn.

“Xuân giang hoa nguyệt dạ” là bài thơ trữ tình nổi tiếng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn học đời Thanh - Vương Khải Vận khen bài thơ này là “chỉ một thiên tuyệt diệu, đủ xứng đáng là đại gia” (cô thiên hoành tuyệt, cánh vi đại gia); nhà thơ hiện đại Văn Nhất Đa thì ca ngợi rằng bài thơ này là “Thơ trong thơ, đỉnh núi trên các đỉnh núi” (Thi trung đích thi, đỉnh phong thượng đích đỉnh phong). Theo lời Lưu Kế Tài thì đối với người Nhật Bản hiện đại, hai bài thơ Đường được hâm mộ nhất là “Xuân giang hoa nguyệt dạ” của Trương Nhược Hư và “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị.

Bài thơ thể hiện nỗi nhớ của người du tử đối với người khuê phụ. Tựa đề “Xuân giang hoa nguyệt dạ” có nghĩa là “Đêm hoa trăng trên sông xuân” nhưng cũng là tên một khúc nhạc phủ thuộc “Thanh thương ca khúc”, khúc điệu được sáng tác vào đời Trần Hậu Chủ, do đó tựa đề cũng có thể không cần dịch nghĩa.

[6] Đêm thu ở núi - Vương Duy:

Mưa chiều vừa tạnh, núi vắng không, 

Trời thu bảng lảng gợn mây hồng.

Dòng suối trong veo luồn vách đá, 

Vầng trăng sáng rỡ chiếu rừng thông.

Giặt về, thôn nữ reo ngõ trúc, 

Lưới xong, ngư thuyền khuấy sen sông.

Cỏ xuân dù đã nhạt thanh sắc, 

Vương tôn rời bước chẳng đành lòng.

Kiếp trước các loại sách văn học Tuyền Cơ đọc cũng không tính là nhiều, số bài thơ nhớ được cũng có hạn, tùy ý chọn ra bài mình nhớ rõ nhất, bên trong thơ còn có “Vương tôn”, tự giác nghĩ chọn bài này cũng coi như phù hợp với hoàn cảnh, lại không chú ý đến ý nghĩa ra đời của bài thơ này rất nghiêm trọng.
Bình Luận (0)
Comment