Một Đời Yêu Nàng

Chương 7

"Không được sao?"

"Ây da không phải vậy, chỉ là ở đấy đang có ôn dịch, ngay cả thái y giỏi nhất trong triều đình cùng mấy vị thần y nhưng cũng không thể chữa khỏi. Ta nên khuyên các vị nên đừng đi đến" chưởng quầy giải thích cho Lam Tịnh nghe.

"Ra là vậy. Ta nghĩ vẫn nên đến đấy Ngô Thông nhỉ?" Lam Tịnh nhìn Ngô Thông cười, nụ cười của cô có sát thương cực lớn khiến các nữ nhân ở đây đều đứng hình, tim đập nhanh chân không vững.

"Đi thôi, đến đấy xem ôn dịch như thế nào" Thúc Đình cười phe phẩy cây quạt đi ra ngoài.

Lam Tịnh cũng cáo từ rồi đi sau bỏ mặc mấy người trong quán đang ngơ ngác, bọn họ nghĩ các cô đã điên hết rồi, ôn dịch lớn như vậy mà lại đi đến chẳng khác nào đi vào cái chết. Chuyển hành lý sang ngựa, Lam Tịnh kêu mọi người nhanh một chút đến Ôn Châu, nếu thật là khó chữa thì cần càng phải tìm ra phương thuốc chữa gấp nếu không cả Đại Lục này chỗ nào cũng có ôn dịch.


Năm người thúc người đi hai ngày hai đêm không ngừng nghỉ, cuối cùng cũng đến Ôn Châu nhưng trước mắt các cô là một vùng tràn ngập mùi tử. Mở ba lô lấy cho mỗi người một khẩu trang một đôi găng tay y tế đi vào vùng dịch. Lam Tịnh để ngựa cách xa cổng thành, đi bộ vào thành, trên đường là hàng đống thi thể nằm chất lên nhau. Lam Tịnh đến cạnh thi thể xem dấu hiệu bệnh, tên này chỉ vừa mới chết nhìn da hắn nhăn nheo, mất đàn hồi, trên người hắn còn có một mùi thối hình như mùi này là...mùi phân người. Lam Tịnh đến những thi thể khác xem, tình trạng y như tên kia, cô đoán ra bệnh gì rồi nhưng để chắc chắn cô cần xem những người còn sống.

"Thế nào rồi?" Ngô Thông chạy đến Lam Tịnh hỏi.

"Tớ nghĩ ra bệnh gì rồi nhưng cần chắc chắn chúng ta cần tìm những người không bị nhiễm" Lam Tịnh nghiêm túc phân tích.


Nhóm tiếp tục đi sâu hơn vào, thấy một y quán đang mở cô liền nhanh chân chạy vào. Bên trong là hơn hành trăm người đang nằm la liệt trên đất, tay ôm bụng đau đớn. Cô đi đến xem mạch cho một đại nương nằm gần đó, quả nhiên như dự đoán bọn họ đây là bị bệnh tả rồi. Đang định qua người bên cạnh bắt mạch nhưng một giọng nói vang lên "các ngươi là ai? Ở đây có ôn dịch mau đi ra nơi khác" tuy tên này nói giọng lớn tiếng nhưng Lam Tịnh nhìn biểu hiện của hắn liền biết được tên này bị nhiễm bệnh rồi.

"Bọn ta nghe ở đây có ôn dịch nên đến xem sao, vừa hay ta biết cách chữa bệnh này" Lam Tịnh chỉ vào những người đang nằm trên đất nói.

Tên kia nghe vậy thì hơi sửng sốt, từ khi nơi này có dịch bệnh thì ai nghe đến cũng đều không muốn tới vậy mà năm tên này lại chui đầu vào đã vậy còn có một nữ nhân "các ngươi đi đi, ở đây ngay cả những vị được người dân xưng thần y cũng phải bó tay chịu chết, các ngươi nói cứu là cứu được sao. Nơi đây không dành cho những kẻ thích làm anh hùng".


Lam Tịnh mặt tựa tiếu phi tiếu nói:" ngay cả ngươi cũng đã bị lây nhiễm, đưa ta gặp những người không bị nhiễm nhanh" Lam Tịnh nhìn tên kia bằng ánh mắt nguy hiểm của một bác sĩ, nếu so về trình độ thì đời sau hiểu biết nhiều hơn đời trước rồi.

Hắn bây giờ đã chịu chết, nếu người này có thể chữa được thì sao, dù gì cũng chết đánh liều thôi. Hắn đưa cô đến một biệt viện sau y quán, nơi này khô ráo nhìn có vẻ không bị lây nhiễm, cô kêu hắn dừng lại rồi đưa găng tay y tế, khẩu trang y tế đến nước rửa tay kháng khuẩn cho hắn, nhìn vẻ mặt ngu ngơ của hắn, Lam Tịnh đành phải nhờ Ngô Thông giúp hắn rồi mới tiến vào trong.

Nhìn những người không bị sao này cô cũng có chút an tâm, để bệnh không lây nhiễm đến đây, cô đã giao cho Nhất Bảo và Ngô Thương làm những vật cách ly, nhờ Ngô Thông làm dung dịch kháng khuẩn, nhờ Thúc Đình vào bếp làm những thứ phục vụ chữa bệnh. Ở cổ đại không có các thuốc đặc hiệu chữa bệnh tả đành phải làm những phương thức mà ngày xa xưa con người làm để trị bệnh dịch này vậy.
"Ngươi tên gì?" Lam Tịnh quay sang tên kia hỏi. "Ta là Thục Kha, là người thái y viện được hoàng thượng điều đến đây chữa bệnh".

"Được rồi Thục thái y, bây giờ ngươi hãy ra ngoài kia cùng nhưng người bệnh đó, gọi những người đến đây tìm bệnh gặp ta. Còn nữa ngươi đến có binh lính gì không?"

"Có, hơn một trăm binh sĩ được đến đây nhưng một nửa đã bị nhiễm bệnh, còn một nữa đang ở một nhà khác" Thục Kha chỉ căn nhà xa xa cách nhà người dân cách ly hơn một trượng.

"Được rồi, ta cần họ giúp, ngươi ra ngoài kia làm những gì ta nói đi" Lam Tịnh quay người đi đến căn nhà đó, cô cần họ dọn dẹp đống thi thể bệnh ngoài sẵn dọn dẹp những chất thải mà người bệnh thải ra như vậy mới ngăn được bệnh ngày càng phát tán.

Xong việc cô quay ra đại sảnh xem bệnh, trước khi bắt đầu cô cần xử lý nơi đây cho thoáng đã, những đại phu được cô gọi đến cũng có mặt. Lam Tịnh nói sơ qua tình hình cho bọn họ hiểu được rồi bắt tay với cô chữa bệnh, Thúc Đình cũng đem thứ cô cần đến, ưu tiên người già, trẻ nhỏ và những người bệnh nặng trước. Thuốc cô không có gì lạ đó là nước đường, nước cháo mà thôi cộng thêm thuốc kháng sinh mà cô trước đó có cầm theo. Nhưng vấn đề mà họ cần truyền tĩnh mạch, bọn họ cần truyền một lượng nước vào trong cơ thể nếu không thì cũng công cốc.
Trước tiên cứ cầm cự trước đã rồi tính sau, đêm xuống cô ra đường đi dạo ở ngoài các thi thể đã được cô cho người dọn hết, rác xung quanh cũng sạch sẽ, một đêm yên bình tại thành náo nhiệt nhất Đại Lục. Cô cần suy nghĩ thứ gì có thể thay thế được nước biển đây, đúng rồi là nước dừa, nó có thể thay thế được nước biển. Không phải ngày xưa kháng chiến, quân ta cùng dùng cách này để cứu sống các chiến sĩ sao. Còn dụng cụ đựng nước cô sẽ tự chế ra, cô nhất định sẽ cứu sống được tất cả mọi người.

Hôm sau, Lam Tịnh cho một tốp binh sĩ đi chặt những trái dừa về đây, tốp còn lại thì chặt những ống tre về làm sạch ruột. Nhờ Thúc Đình bắt một nồi nước sôi để thanh trùng vật dụng, đầy đủ cô cho người chặt lấy nước dừa. Thế là truyền dịch bằng nước dừa được cô áp dụng ngay, Lam Tịnh thầm cảm ơn ngày xưa khi ngồi trên ghế nhà trường cô chăm chú nghe giảng lịch sử và cầu may cho mình là đã thi vào ngành y học.
Sau hơn một tháng ròng rã cuối cùng ôn dịch cũng chấm dứt. Lam Tịnh thở phào nhẹ nhõm nhìn những đứa trẻ bắt đầu vui cười làm lòng cô cũng vui lây. Cô cần nghỉ ngơi, dặn dò Thúc Đình và Ngô Thông dọn dẹp những vật y tế hiện đại sạch sẽ, thanh trùng sạch sẽ những ống xi lanh và ống truyền để sau này còn dùng lại, còn khẩu trang hay găng tay gì đấy tiêu hủy đi.

Tìm một căn phòng thoáng mát nhắm mắt, để những lão đại phu làm nốt đi, cô đi tìm chu công đánh cờ đây. Người dân ở đây cho người canh hộ Lam Tịnh, đề phòng tên nào muốn ám hại ân nhân bọn họ.

Khi cô tỉnh lại là đã hai ngày sau, ra ngoài thì các người bệnh cũng đã khỏi hẳn, cô nhìn họ mà hài lòng mỉm cười "mọi người vừa khỏi nên cẩn thận sức khỏe".

"Ân nhân, xin nhận ta một lạy" những người ở đây thấy Lam Tịnh đều đồng loạt quỳ xuống cảm tạ cô đã đưa họ từ quỷ môn quan trở về. Lam Tịnh hốt hoảng nói:" các người đứng lên đi, các ngươi bị gì nữa không phải uổng công ta chữa sao. Mau đứng lên hết đi".
Nghe vậy, bọn họ liền đứng lên, có người ứa nước mắt nói "đa tạ ân nhân đã cứu mạng, người là thần y của chúng ta". "Đúng đúng người là thần y" những người khác nghe vậy cũng gật đầu nói theo.

"Được rồi thần y gì chứ, đừng nói như vậy" Lam Tịnh bất đắc dĩ nói, nếu bọn họ biết cô từ tương lai đến chắc mà há mồm hết.

"Đa tạ thần y đã cứu giúp, Thục Kha này sẽ không bao giờ quên ơn của các ngài" Thục Kha chấp tay hành lễ, nếu không phải hắn ở trong triều thì chắc hắn xin đi với Lam Tịnh rồi.

"Đã bảo là..." Lam Tịnh mặt đáng thương nhìn bốn người bạn của mình, chỉ thấy bốn người bọn họ nhìn cô mà cười sảng khoái.

"Được rồi được rồi các ngươi muốn kêu gì thì kêu, mà nếu muốn cứ gọi ta là Lam Tịnh" Lam Tịnh bất lực nói.

Nhóm Lam Tịnh ở lại Ôn Châu thêm mười ngày nữa, trước khi đi cô căn dặn người ở đây làm theo để tránh ôn dịch phát ra lần nữa. Nhìn những đứa trẻ mất gia đình trong dịch bệnh này mà lòng cô thấy xót, dù sao cô cũng từng chúng kiến như vậy nên cô thấu hiểu được nỗi đau mà họ chịu được, nhưng biết làm sao được đây cuộc sống mà, nén đau thương mà sống tiếp thôi.
"Sao không nhận danh thần y nhỉ?" Ngô Thương trêu chọc Lam Tịnh hỏi. "Không phải công mình tớ, còn có các cậu" Lam Tịnh mỉm cười nhìn nàng.

"Nhưng cậu là người có công nhiều nhất, bọn tớ chỉ giúp cậu một ít thôi"

"Haha, mà tớ cũng không quan tâm mấy về danh xưng đó, là một bác sĩ đây là điều mà tớ nên làm" Lam Tịnh mắt nhìn hoàng hôn đang buông xuống.

Ngô Thương cũng không phản đối ý đó, học theo Lam Tịnh nàng đưa mắt ngắm nhìn hoàng hôn tuyệt đẹp này. Quả là sau cơn mưa trời lại sáng.

          ---------------------------

Có thể bạn chưa biết hoặc đã biết: việc truyền dịch vào tĩnh mạch bằng nước dừa là hoàn toàn có thật. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp-Mỹ, các bác sĩ ta đã dùng nước dừa truyền vào tĩnh mạch của các chiến sĩ bị thương. Vì lúc đó Mỹ kiểm soát rất chặt chẽ các thiết bị, dụng cụ y tế nên bộ đội ta không đủ nước nước biển y khoa để truyền cho các thương binh. Các bác sĩ ta đã nghĩ ra lấy nước dừa truyền trực tiếp vào tĩnh mạch vì trong nước dừa vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, cầm máu, giải khát tự nhiên, không chứa chất béo… Nước dừa có nhiều chất bổ dưỡng chữa sốt nóng, sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Có thể lấy nước dừa trong điều kiện vô khuẩn thay dung dịch truyền và pha chế thuốc.
Nước dừa tươi chứa kali và magiê có thể hạ thấp mức huyết áp đáng kể, ngăn ngừa được nhiều bệnh liên quan huyết áp, tim mạch, huyết áp cao có thể bị đau tim và đột quỵ, giảm lượng đường huyết... Nước dừa vào cơ thể và giúp duy trì chất điện giải và cân bằng nước, giúp giảm cân, đẩy lượng nước dư thừa và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Các Carbohydrate và muối có thể giúp tiêu hóa dễ dàng, chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, nôn và buồn nôn (nhất là ở trẻ em và người già), cung cấp năng lượng tức thời cho người chơi thể thao, tái phục hồi năng lượng sau khi tập thể dục, giảm huyết áp, phòng và hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh, đốt mỡ dư thừa nhanh hơn...

Tác giả: chính vì điều thú vị này mà tớ đã lấy nó vào trong truyện. Để hiểu hơn thì tôi không lấy cảnh TQ thời xưa hay VN thời xưa mà là tôi kết hợp hai tinh hoa văn hóa cũng như yếu tố lịch sử vào truyện. Đơn giản là tôi thích hán phục, chữ viết hán là cả hai nước đều sử dụng, văn hóa và vài nét truyền thống của VN. Xin cảm ơn đã đọc ạ
Bình Luận (0)
Comment