Ga tàu cao tốc ở phía nam thành phố, cách Thuận Hưng rất xa, Lư Cảnh Hàng dậy thật sớm vào ngày 30 để lái xe đưa Văn Lạc đến ga tàu cao tốc.
"Đến giờ vào rồi." Đèn đỏ trêи cổng soát vé chuyển sang màu xanh, Lư Cảnh Hàng đưa vài hộp quà trong tay cho Văn Lạc.
"Ừm, em đi đi, cho anh gửi lời chúc Tết cô chú nhé." Văn Lạc nhận quà biếu, muốn xoay người xếp hàng để soát vé.
"Lạc."
"Em đây." Văn Lạc quay đầu.
Lư Cảnh Hàng nhìn Văn Lạc trước trạm kiểm soát, không hiểu sao anh chẳng muốn cho y đi nữa.
Không phải vì mấy ngày không được gặp nhau, anh thường xuyên bay đây bay đó để đi công tác, không được gặp mặt dăm ba bữa là chuyện bình thường ở huyện.
Nhưng những ngày này nếu Văn Lạc không thể gặp anh, anh chỉ sợ em ấy sẽ buồn lòng.
Anh không thể chịu đựng mỗi khi em ấy không vui.
"Có việc gì nhớ gọi cho anh." Lư Cảnh Hàng nói, "Không có việc cũng phải gọi cho anh."
"Vâng." Văn Lạc mỉm cười gật đầu.
Nhà Văn Lạc không quá xa Bắc Kinh, chỉ mất chưa đầy hai giờ nếu di chuyển bằng tàu cao tốc.
Xuống đường sắt cao tốc, Văn Lạc lên tàu điện ngầm để về nhà.
Khi y tốt nghiệp trung học và đến Bắc Kinh để thi, thành phố nơi gia đình y ở vẫn chưa có tàu điện ngầm, thậm chí tàu điện ngầm vẫn chưa được mở hoàn toàn ngay cả khi y đã tốt nghiệp đại học.
Kỉ niệm và tình cảm của y về thành phố này vẫn còn nguyên thời chưa có tàu điện ngầm, nhưng khi nhìn kỹ lại, lớp sơn trêи chiếc xe này đã hơi lộ ra dấu vết mài mòn của tháng năm.
Trôi dạt ở Bắc Kinh nhiều năm như vậy vẫn chưa tìm được chỗ ở ổn định, ngẫm lại thấy sao bản thân thảm hại quá, ngay cả thành phố nơi y sinh ra và lớn lên cũng xa cách y.
Đặt chân lên mảnh đất này lần nữa thật khiến lòng người ngổn ngang như tơ vò trăm mối.
Ra khỏi ga tàu điện ngầm, đi bộ thêm vài trăm mét sẽ đến nhà bà nội. Văn Lạc đứng ở lối vào ga tàu, đột nhiên không thể cất bước tiến về phía trước.
Đã gần 11 giờ. Lúc này, bố mẹ đã ở nhà bà nội.
Văn Lạc ngồi xuống băng ghế đá cạnh lối ra vào, nhìn dòng người đi đường vội vã một hồi lâu, cúi đầu lấy điện thoại mở khung thoại trò chuyện với Lư Cảnh Hàng.
'Em dậy chưa?'
'Ngày mai anh về ha.'
'Hôm nay anh uống nữa rồi, chóng mặt quá.'
'Bên này lạnh phết cơ!'
'Phải dậy sớm, anh buồn ngủ quá à.'
'Không cần bưởi, không cần trà, anh chỉ muốn uống nước mật ong thôi.'
Văn Lạc lướt lịch sử trò chuyện của hai người, khuôn mặt phủ đầy mây đen chợt hiện ra một nụ cười trong lành.
Đồ ngốc, chỉ được cái thân to xác thôi.
Văn Lạc nhét điện thoại vào túi, thu dọn đồ đạc mang về nhà, trong lòng không ngừng tự trấn an bản thân, cuối cùng cất ra bước chân đầu tiên hướng về nhà bà nội.
Như đã đoán, bố mẹ đến rồi. Cô cũng có mặt ở đó, không ai khác, người mở cửa cho y chính là cô.
Bố mẹ đều sửng sốt khi nhìn thấy y, dường như không nghĩ tới y sẽ xuất hiện ở đây.
"Lạc Lạc, vào đi con." Cô nhận mấy túi quà từ trong tay Văn Lạc, "Bên ngoài lạnh không? Con ngồi đi, cô rót ly nước cho con."
"Không lạnh, không sao đâu, cô đừng gấp."
Văn Lạc ngồi trong góc sô pha, nói chuyện với cô xong rồi quay sang bố mẹ, lên tiếng chào hỏi mang theo vài phần dè dặt.
"Bố, mẹ, năm mới tốt lành."
Bố Văn nhìn Văn Lạc, lại nhìn cô đang thu xếp bên kia, cau mày thật chặt.
"Ai kêu anh trở về."
"Em." Cô đặt một tách trà nóng trước mặt Văn Lạc, "Em bảo Lạc Lạc trở về gặp nội."
"Lạc Lạc về rồi hả con?" Giọng bà nội từ trong phòng vọng ra.
"Nội." Văn Lạc tránh ánh mắt của bố mình, nhanh chóng đứng dậy bước vào nhà. Bà nội ngồi trêи giường với thiết bị vật lý trị liệu, hộ lý đang kiểm tra các chỉ số hiển thị ở bên cạnh.
"Lạc Lạc lâu rồi không về, lại đây để nội xem nào."
Mấy năm rồi không gặp nhau, bà nội già đi nhiều, tinh thần hiển nhiên không còn tốt như trước. Đang tiếp nhận vật lý trị liệu nên bà nội không tiện cử động, Văn Lạc bèn ngồi bên cạnh bà, nắm lấy tay bà.
"Lạc Lạc gầy rồi, con ăn không ngon à? Công việc bận quá à?" Bà nội vừa hỏi vừa đưa tay vuốt ve gương mặt Văn Lạc vô cùng trìu mến.
"Con không bận. Con ăn nhiều lắm, hôm rồi con đi ăn buffet hải sản, một mình con ăn tận bốn con cua, con tôm to như vậy, con ăn tận chục con." Văn Lạc cười, giơ tay múa may diễn tả con tôm to như thế nào.
"Ăn mấy cái kia làm sao no, con phải ăn thịt nhiều hơn."
Đang nói, bà nội lại sờ soạng moi móc khắp nơi, cuối cùng lấy ra một chiếc phong bì đỏ từ dưới gối và đặt vào tay Văn Lạc.
"Năm nào nội cũng chuẩn bị bao lì xì cho con, nhưng năm nào cũng không thấy con về, cuối cùng năm nay cũng đưa được cho Lạc Lạc."
"Nội, con gần 30 rồi, con không cần tiền mừng tuổi đâu." Văn Lạc từ chối, nhưng bà vẫn dúi bao lì xì vào trong tay Văn Lạc.
"Không phải tiền mừng tuổi*, đây là bao lì xì*. Trao hồng bao*, nhận khang an, chúc Lạc Lạc của bà năm mới nhiều hạnh phúc, thuận buồm xuôi gió, khang an một đời."
[*] Tiền mừng tuổi: bản gốc là 压岁钱, ở Trung Quốc hay gọi là tiền áp Tuế, là tiền mừng cho trẻ em, mong đứa trẻ nhận được điều lành và may mắn.
[*] Bao lì xì/ Hồng bao: bản gốc là 红包, ở Việt Nam được biết đến thông dụng là bao lì xì, cũng mang lời chúc tương tự như tiền mừng tuổi nhưng không nhất thiết tặng cho trẻ em, có thể tặng cho người lớn ở trong nhiều dịp khác nhau như cưới hỏi, sinh nhật,...
"Vâng..." Văn Lạc nhìn nụ cười hiền hoà của bà mình, không hiểu sao sống mũi chua xót, thật lâu không thể nói thành lời.
Y cố gắng hết sức để xoa dịu cảm xúc của mình, nở một nụ cười tự nhiên nhất có thể.
"Con mua cho bà một cái máy mát xa, để con đi lấy nhé."
Lần này Văn Lạc trở về chuẩn bị rất chu đáo, mua máy mát xa chân cho bà nội, khăn lụa và cà vạt cho cô và chú, kiểu dáng giống nhau, còn mua một bộ Lego cho Tiểu Đào – con trai của cô, bên cạnh đó còn có hộp trà nổi tiếng Bắc Kinh và cao da lừa* cho bố mẹ.
[*] Cao da lừa: bản gốc là 阿胶, có nghĩa là A giao, đây là một loại thuốc truyền thống của Trung Quốc có công dụng trị lưng bụng đau, tay chân đau nhức, dưỡng khí, bồi bổ.
"Làm thiết kế đúng là có cặp mắt thẩm mỹ nha." Cô cầm lấy khăn lụa trong tay xem qua, vô cùng yêu thích.
"Cô thích là được rồi." Văn Lạc nói, "Chú và Tiểu Đào không đến sao?"
"Hai người họ ở nhà nội*. Bà nội con không thể thức khuya, ngủ sớm lắm, sau khi bà ngủ cô sẽ sang."
[*] Ở đây mình giải thích xíu, cô là em gái của bố Văn, Văn Lạc là con trai của bố Văn nên bà ở đây là 'bà nội' của Văn Lạc (là 'gia đình nội'). Nhưng 'nhà nội' trong câu nói trêи của cô ý chỉ gia đình của chồng cô, khi cô gả ra ngoài, đứng ở bên phía gia đình chồng thì 'gia đình nội' của cô trở thành 'gia đình ngoại'. Túm gọn lại là, chồng và con trai của cô đi thăm mẹ ruột của chồng, còn cô về thăm mẹ ruột của mình:v.
Đêm giao thừa không sum họp cùng chồng và con trai, lại đến nhà bà nội một mình, lý do đã quá rõ ràng.
Văn Lạc im lặng một lúc rồi thấp giọng nói: "Cảm ơn cô."
Cô không nói gì, chỉ cười với y, vỗ cánh tay y: "Thôi được rồi, lại đây ăn cơm."
Cô nói đúng, bố Văn Lạc không làm chuyện gì quá mức cho phép trước mặt bà của y.
Sau bữa trưa, Văn Lạc cùng những người khác chơi mạt chược với bà nội trong một lúc, sau đó ăn thêm mấy chiếc sủi cảo, cả nhà trò chuyện cười đùa, nhìn qua rất hoà thuận vui vẻ.
Nhưng Văn Lạc hiểu rất rõ sự hòa hợp đầm ấm này không thể giải thích được điều gì —— cả ngày hôm nay, bố y không nói một lời nào với y ngoại trừ câu 'ai kêu anh trở về'.
Hơn chín giờ tối, bà nội phải tắm rửa đi ngủ. Cô và gia đình Văn Lạc cùng nhau rời khỏi nhà bà nội, cả chặng đường từ trêи lầu đi xuống cầu thang cho đến ra ngoài, không một ai lên tiếng.
Chào tạm biệt cô, Văn Lạc lên xe của bố mẹ, không khí đầm ấm và hòa thuận của gia đình vào ban ngày biến mất ngay lập tức.
Bố Văn khởi động xe, lái xe rời khỏi khu phố, đi về hướng nhà của Văn Lạc. Mẹ Văn ngồi ở ghế lái thỉnh thoảng nói điều gì đó với bố Văn, nhưng cả hai đều không chú ý đến Văn Lạc ngồi ở hàng ghế sau.
Văn Lạc vẫn luôn im lặng.
Lúc này cũng không còn cái gì gọi là hỏi thăm với chả tán gẫu, nhưng những gì muốn nói lại dường như không thích hợp để nói trong không gian chật chội thế này.
Có lẽ bố mẹ nghĩ như vậy, Văn Lạc thầm nghĩ.
Mười phút sau, chiếc xe dừng ở tầng dưới nhà Văn Lạc. Bố mẹ bước xuống xe và đi phía trước, Văn Lạc đi sau mang theo trà và cao da lừa.
Vào cổng, lên lầu, mở cửa, vào nhà. Mãi cho đến khi bố Văn cởi áo khoác, ngồi trêи sô pha, ông mới cau mày nói câu thứ hai sau khi gặp Văn Lạc trong hôm nay.
"Anh có sửa không?"
Đương nhiên Văn Lạc hiểu bố Văn muốn hỏi gì. Y cứng đờ đứng ở cửa, không dám trả lời ngay, cũng không dám trả lời chiếu lệ.
"Bố, cái này... con không đổi được."
Vẻ mặt lạnh lùng của bố Văn vẫn không thay đổi, ông suy nghĩ một chút rồi nói: " Hôm nay muộn quá rồi, anh có thể ở nhà một đêm, sáng mai mua vé về đi."
Thái độ của bố Văn cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù vấn đề tính hướng là nguyên nhân trực tiếp khiến mối quan hệ bố con của bọn họ suýt đổ vỡ, nhưng trêи thực tế, sự bất mãn của bố Văn đối với Văn Lạc không chỉ là tính hướng.
Năm đó Văn Lạc thi đỗ vào ngành khoa học và công nghệ, nhưng y lại tự ý đi học ngành thiết kế. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, y không tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học, cũng không bước chân vào ngành mà bố muốn y làm việc, y chọn cách mở đầu con đường sự nghiệp của mình trong lĩnh vực quảng cáo, nhưng trong mắt của bố, đây là một ngành không ra gì.
'Anh là sinh viên tốt nghiệp đại học trọng điểm, nhưng lại làm một công việc mà bất kỳ cơ sở đào tạo rừng rú nào cũng có thể dạy được, anh có biết mất mặt không!'
Đây là nguyên văn những gì bố đã nói.
Nhưng Văn Lạc biết chính xác mình giỏi ở đâu và phù hợp ở đâu, lần đầu tiên, y đã trái lời của bố trong một bước ngoặt trọng đại của đời người, nhưng y vẫn chọn cách kiên trì. Mâu thuẫn giữa hai người bắt đầu nảy mầm và lớn dần cho đến khi Văn Lạc come-out là hoàn toàn bùng phát.
Cậu con trai ngoan ngoãn vâng lời từ nhỏ, có thành tích đứng đầu trong mỗi bảng xếp hạng đã khiến lòng kiêu hãnh của bọn họ đạt đến mức cực điểm, thế nhưng điều đó lại trở thành trò cười trong mỗi câu chuyện ngồi lê đôi mách của hàng xóm xung quanh, bố Lư không thể chấp nhận được.
Mẹ Lư là một người phụ nữ nhẹ dạ không chủ kiến, cũng không chấp nhận được.
Nhà của y, không một ai chấp nhận y.
"Bố à, con muốn nói chuyện với bố." Văn Lạc nhếch khoé miệng, cố gắng làm cho mình trông trưởng thành và điềm tĩnh, khiến bố mẹ không cần đối xử với y như đối xử với một đứa trẻ phản nghịch không thể cứu chữa.
Bất chấp ngần ấy năm, y vẫn luôn không thay đổi điều gì cả.
Bố Văn cũng không cho y bất kỳ khả năng thay đổi nào, dù sao trong mắt bố Văn, cho dù vấn đề tính hướng là bẩm sinh, cho dù nó thật sự bình thường, sự mất mặt của ông cũng không giảm bớt bởi vì điều này.
"Nếu anh sửa, thì cùng tôi nói, không sửa, thì không có chuyện gì để nói."
Miễn là không thay đổi, nói chuyện như thế nào chung quy cũng làm trái ý. Bố Văn không muốn thấy Văn Lạc, vì vậy ông đứng dậy và quay trở lại phòng ngủ.
"Ông Văn." Mẹ Văn từ nãy tới giờ chưa từng có cảm giác tồn tại, đột nhiên lên tiếng: "Mồng ba là sinh nhật của nó, hay là... qua mồng ba mới để nó đi."
Bố Văn vẫn đi thẳng về phía trước, ném lại một câu cuối cùng trước khi đóng sầm cửa.
"Ngày mai đi ngay."
Một câu nói khiến bầu không khí trong phòng khách càng thêm ngột ngạt, mẹ Văn không lên tiếng nữa, mà Văn Lạc chưa kịp cởi áo khoác cũng chỉ biết trầm mặc.
Mẹ Văn liếc nhìn y, không nói gì, xoay người đi vào phòng tắm. Văn Lạc đứng sững sờ một lúc, lặng lẽ đặt đống đồ trêи tay xuống rồi bước về phòng.
Đã vài năm không trở về, đồ đạc trong phòng cũng không thay đổi nhiều, nhưng mọi thứ được thu dọn quá mức kỹ càng, không có một chút hơi thở sinh hoạt ở đây.
Y cởi ba lô, cởi áo khoác, ngồi xuống chiếc giường phẳng phiu, bất chợt cảm thấy có gì đó không đúng.
Y nhìn đầu giường, rồi lại chạm vào đệm giường.
Đầu giường không có gối, trêи giường cũng không có, thứ y ngồi chỉ là một tấm nệm cao su phủ một lớp vải chống bụi.
"Chăn đệm cất hết rồi. Để mẹ lấy cho con."
Hình như mẹ Văn vừa nhớ tới việc này, bà bước vào phòng, mở tủ, lục lọi trong đó một hồi, nhưng động tác bỗng dừng lại, dường như bà đang cố nhớ nơi cất giữ bộ drap giường của Văn Lạc rốt cuộc nằm ở đâu. TruyenHD
Văn Lạc nhìn bóng lưng mẹ đang tìm tòi trong đó, nhắm mắt lại một cách khó nhọc, đứng dậy, lấy áo khoác rồi mặc vào.
"Mẹ, không sao cả, để con đến khách sạn." Y cố gắng để giọng nói của mình vẫn giữ vẻ bình tĩnh.
Mẹ Văn quay đầu, cau mày: "Nhưng bố của con nói..."
"Dù sao cũng chỉ ở một đêm, đừng phiền phức như vậy, mẹ giúp con giải thích với bố nhé."
Nói xong, Văn Lạc xách ba lô lên, không dám nán lại thêm một giây nào, bước thẳng ra cửa.
Trêи bàn vẫn còn nguyên hộp trà và cao da lừa, Văn Lạc bước ra khỏi nhà, cảm thấy nỗi chờ mong mãnh liệt được hoà giải với bố mẹ của y cứ như một trò đùa.