Editor: Phác Hồng
Quý Cửu thừa nhận vật này thật không thích hợp đặt lên lạc đà vận chuyển cùng hàng hóa —— kỳ thật chưa hẳn không thể, mà do y không muốn khiến cả đội lạc đà bị dọa sợ.
Tuy bị nhốt trong hòm nhưng rắn kia vẫn có thể khiến cả đội rối loạn. Linh tính động vật thật khó lường, bọn lạc đà thoạt nhìn thật thà là thế nhưng vừa thấy Trầm Giác ôm hòm lại gần liền vội vàng lui ra sau, cái môi dày điên cuồng phì phèo phun mấy bả nước dãi về phía Trầm Giác.
May mà Trầm Giác né nhanh, nếu không chắc chắn đã bị dính đầy đầu đầy cổ.
Bất kể loài nào cũng có linh tính, sẽ luôn phản kháng với nguy hiểm trước mắt. Quý Cửu đành phải chấp nhận ý kiến của Trầm Giác, để hắn vác hòm gỗ đi cùng thương đội cuối cùng.
Một đường bôn ba khó tránh khỏi cái ngoái nhìn lúc nghỉ chân, người thanh niên vác hòm gỗ hành tẩu, ngay cả thở dốc cũng không có một cái, đường gập ghềnh mấy hắn cũng đi vững vàng, hòm gỗ phía sau chẳng mảy may lắc lư tẹo nào. Ngẫu nhiên bão cát ập tới, hắn liền vươn tay che trước hòm —— không chắn được gì, mà cũng không cần chắn, nhưng đó là tư thái bảo vệ theo bản năng. Quý Cửu nhìn, không hiểu sao sinh ra vài phần hâm mộ, nghĩ đến tên rắn này tuy mất đi phu quân nhưng sau cùng vẫn có một người bằng lòng bồi bên cạnh hắn, bằng lòng che chở những lúc hắn ngủ say bất tỉnh.
Y chưa hề cảm nhận được mùi vị che chở. Mẫu thân mất sớm, hàng năm phụ thân chinh chiến sa trường, lại chẳng có huynh đệ tỷ muội, y là nhi tử độc nhất của đại tướng quân thì làm sao có thể lộ ra bộ dáng yếu đuối trước mắt người khác?
Thế nên, y chưa bao giờ cảm thấy cần có người che chở. Thuở nhỏ vỡ lòng đến học đường đọc thi thư, kết giao với Thường Ân, hai năm khoái hoạt trôi qua rồi cứ vậy bị chặt đứt. Y phải vào hoàng cung làm thư đồng cho hoàng tử, kỳ thật là làm con tin chôn chân ở triều đình để uy hiếp tướng quân nơi biên cương. Không ai biết rằng bắt đầu từ lúc tiến cung, chút ấu thơ của Quý Cửu đã không còn.
Ngây thơ lương thiện bị sinh tử xâu xé thành vũng máu đầm đìa rồi ném vào nơi chốn u tối không ánh mặt trời.
Hoàng cung không vì bọn họ là trẻ con mà đối xử tử tế, ngược lại vì bọn họ không thể phản kháng mà kiêu ngạo ức hiếp, nhất là vị hoàng tử đồng trang lứa do một nữ nhân thất sủng sanh hạ kia.
Đôi khi Quý Cửu nằm mộng thấy bản thân quay về tiểu viện tăm tối suy tàn chẳng bằng một góc sài phòng của Quý phủ, thấy y quỳ trên nền đất phủ đầy ngói vỡ đá vụn mà dập đầu với thiếu niên trước mắt. Hoàng tử khi đó cũng chính là hoàng đế hiện giờ đang siết chặt nắm tay, yên lặng đứng một bên chẳng dám rơi nước mắt. Khi ấy bọn họ hiểu được ở nơi này, nước mắt là thứ vô dụng nhất.
Chỉ có vây binh khắp thành, tay nắm quyền sinh sát mới có thể khiến những người đã từng vênh váo kiêu ngạo quỳ rạp dưới đất, cúi đầu nhận thua.
Thật ra không phải không có lựa chọn khác, khi các hoàng tử trưởng thành nhận ra đứa trẻ bọn họ khi dễ lúc bé chính là con trai độc nhất của đại tướng đương triều, bọn họ có thể lôi kéo dưới trướng để sai khiến.
Có một số việc đến lúc hiểu ra thì đã quá muộn, lời nhắc nhở của mẫu thân cũng đã quá muộn, những nổi nhục chưa từng chịu qua dồn Quý Cửu đến vị trí đối lập cùng bọn họ —— ngươi chết ta sống!
Lẽ đời là vậy, lỗ mãng nóng nảy và ngông cuồng thuở nhỏ khiến bọn họ vô tình chôn đi vận mệnh của bản thân. Cuối cùng một ngày, trên đường bọn họ đi sẽ nổi lên vài mỏm đá ngầm khiến họ sẩy chân rồi hủy diệt cả đời.
Từ đó định lại vận mệnh của Quý Cửu và vị hoàng tử côi cút kia, định lại toàn bộ triều đại.
Quý Cửu mặc kệ sử sách ngày sau sẽ miêu tả trận khởi binh năm ấy thế nào, cũng mặc kệ miêu tả y ra sao, tất cả chuyện này y không để trong lòng. Chuyện đã làm, y vĩnh viễn không hối hận.
Vậy nên, chuyện thế nào thì hãy để thế nấy.
Dẫu lưng đeo bêu danh cũng còn có một vị hoàng đế thí mẫu giết huynh bên cạnh, không phải ai che chở ai, mà là lưng đeo sát nghiệt không thể khước từ.
Quý Cửu chưa bao giờ nghĩ sẽ cần người che chở. Có lẽ hành trình xa xôi khiến y rỗi đến mức suy nghĩ những chuyện nhàm chán thế này.
Trong lòng mãi nghĩ suy nên thời gian trôi thật nhanh, đảo mắt lại đến một thành trấn khác, Quý Cửu vào quán trọ, dọc đường đi cũng gặp vài thương đội khác, có đại đội vận tải hàng hóa, cũng có vài thương nhân tay đeo hành nải vân du bốn phương. Quý Cửu rút gọn nhân số, vốn ban đầu năm trăm người nhưng đã để lại một đội ở trấn trước, y dự định sẽ để thêm một đội ở trấn này.
Nhân số đông luôn gây chú ý. Không đề cập đến cảnh giác của thám tử Hung Nô mà những thương lữ khác cũng nhận ra thương đội không bình thường. Cả quãng đường ngoại trừ ứng phó Hung Nô còn cần đề phòng bọn mã tặc du đãng, người càng nhiều càng thành mục tiêu công kích.
Quý Cửu vốn không thích thay người chắn đao.
Tối đến, sau khi rửa mặt, Quý Cửu ngồi trước bàn lặng lẽ tính toán lộ trình tiếp theo, để tiến vào sa mạc cần phải đi thêm một chặng nữa, trên chặng này phải giảm bớt đội ngũ xuống đến năm mươi, ước chừng phải phí một phen tinh lực. Người là do hoàng đế phái đến, y đồng ý nhân số nên không thể tùy tiện lui về, tốt nhất để bọn họ tản ra tìm kiếm những nơi có khả năng.
Đang ngồi thì cửa phòng chợt vang tiếng gõ, sau đó là một giọng nói loáng thoáng quen tai, “Quý công tử?”
Quý Cửu hoàn hồn, mở cửa.
Thân Hải đứng ngoài cửa tựa lần đầu y trông thấy, cả người vận y phục xanh lam nom thật nho nhã. Và như cũ, ánh mắt hắn cất giấu một tia hung ác, nó không phải nhằm vào bất cứ ai mà có lẽ sanh ra đã vậy. Nhưng Quý Cửu không tin, ai lại vô duyên cớ để ánh mắt cất chứa nhiều thứ như vậy. Thế nên, người này nhất định cất giấu một cố sự phía sau.
Quý Cửu hơi kinh ngạc, hỏi: “Sao ngươi lại tới đây?”
Thân Hải cười khẽ, “Quý công tử không mời ta vào sao?”
Quý Cửu để hắn đi vào, khép cửa phòng lại rồi rót trà, hỏi: “Đuổi theo một chặng xa như vậy là có việc gấp?”
Thân Hải đúng là khát nước, uống liền hai chén trà mới đáp lời: “Chẳng phải chuyện to tát, nghe nói tướng quân phân tán dần nhân mã nên ta muốn hỏi một câu, chủ ý chó cùng rứt giậu thế này thỏa đáng chứ, tướng quân hẳn muốn tiêu diệt tộc Hung Nô chứ không phải chết ở quê người thế này.”
Quý Cửu hỏi: “Là hoàng thượng lệnh ngươi hỏi?”
Thân Hải đáp: “Không, là tại hạ muốn hỏi.”
Quý Cửu nói: “Thân đại nhân quá lo lắng rồi, Quý Cửu an bài như vậy đương nhiên có đạo lý.”
Thân Hải lại nói: “Xin Quý tướng quân hãy nghĩ lại.”
Quý Cửu ngẩn người một lát. Y không phải kẻ ngốc, đối phương lặp đi lặp lại như thế rõ ràng là giấu diếm tâm tư nhưng vừa nghĩ đến thế cục trong triều thì ngờ vực liền biến mất. Quý Cửu “a ha” cười khẩy, nói: “Rất tốt.” Rồi hành lễ với Thân Hải, nói: “Đa tạ đại nhân nhắc nhở.”
Thân Hải vội vàng đứng dậy đáp lễ, lúc này mới nhẹ nhàng thở ra, nét nghiêm túc trên mặt được thả lỏng, uống thêm một chén trà, dường như đang nói chuyện phiếm: “Nghe nói mấy hôm trước, tướng quân tìm đọc huyện chí về Ung thành, có kỳ sự gì sao?”
Quý Cửu nghĩ đến danh gọi “tinh nhuệ” của mật thám hoàng thành, quả là danh xứng với thực, y bất quá chỉ xem vài ba cuốn huyền chí mà đã bị theo dõi, nói không chừng đã có bao người bởi vì hành động lần này của y mà phỏng già đoán non. Quý Cửu nói: “Trong quân thường nghe người ta kể chuyện xưa, bảo rằng chuyện xưa nổi danh gần đây nhất là ở Ung thành, những người đó kể rất sống động, có lẽ thật có chuyện lạ nên được vài ngày rảnh rỗi ta điều đến đọc một ít.”
Thân Hải cười nói: “Quý tướng quân thật có thú thanh nhàn,” rồi lại hỏi: “Không biết chuyện xưa khiến tướng quân tò mò là gì?”
Quý Cửu trầm ngâm một chút, cười nói: “Thân đại nhân hứng thú sao, chắc ngài cũng thường đọc chút kì văn dị chí, không bằng kể ra dăm ba chuyện xưa, cũng tiện thể giết thời gian.”
Thân Hải cười ha ha: “Nếu Quý tướng quân không muốn nói, tại hạ cũng không miễn cưỡng. Bất quá truyền thuyết về Ung thành tại hạ có biết một chút, so với huyện chí kia thì cặn kẽ hơn.”
“Sao?” Quý Cửu vờ ứng lời, hỏi: “Cặn kẽ thế nào?”
Thân Hải đứng dậy, chắp tay ra sau nhìn y một lát, đoạn đến cạnh cửa sổ nhìn cảnh sắc bên ngoài, ngẩn người một lát rồi chậm rãi nói: “Đầu xuân năm ấy…”
Đúng là vào tiết đầu xuân, lớp tuyết mùa đông tan chảy, hoa cỏ đâm chồi, côn trùng ló dạng, thiếu gia quanh năm đau ốm ước ao ánh nắng ngoài cửa sổ, vận kín áo choàng hồ cừu rồi mệnh người hầu đẩy luân y ra ngoài, trên đầu gối khoác một chiếc thảm dê, tay áo giấu một chiếc noãn đồng, rồi thì y phơi nắng ngoài sân.Ánh mặt trời dịu dàng chiếu rọi, ngọn gió phất qua mang theo vài chiếc lá vụn cùng bụi bặm, vô tình rơi vào chén trà của vị thiếu gia ấy.Thiếu gia dẫu bệnh tàn nhiều năm nhưng chẳng phải người nhếch nhác, trời sanh tính ưa sạch, không chút nghĩ ngợi hắt đi chén trà nóng, hắt vào người rắn lớn cũng đang phơi nắng đầu xuân. Rắn ấy cũng không nghĩ nhiều, quay đầu hung hăng cắn y một cái, nọc từ răng khảm vào cổ tay thiếu gia, nọc độc lan chạy… Đây là kết giao, cũng là nguồn cơn cớ sự.Thân Hải xoay người, đến bên bàn ngồi xuống nhìn Quý Cửu đang thả hồn chu du, cười nói: “Huyện chí nơi kia tuy góp nhặt chẳng thiếu bao nhiêu nhưng kể ngọn nguồn thì nó chưa chắc biết hết. Nếu Quý đại nhân có hứng thú không ngại hỏi tại hạ, tại hạ biết sẽ không giấu diếm.”
Quý Cửu hỏi: “Làm sao mà ngươi biết được?”
Thân Hải đáp: “Năm xưa tại hạ chu du khắp nơi, tự nhiên sẽ biết một ít.”
Quý Cửu nghe, mặc dù không tin lắm nhưng không thể hỏi tiếp, cũng không thể ép buộc hắn.
Chờ giây lát, Quý Cửu nhàn nhạt nói: “Chẳng qua là một câu chuyện xưa, cần gì phải biết cặn kẽ như vậy. Ly kỳ trắc trở đên đâu cũng chỉ là chuyện xưa không can hệ đến Quý mỗ. Chẳng lẽ những chuyện xưa này có quan hệ với Thân đại nhân sao?”
Quý Cửu hỏi, gương mặt Thân Hải cùng lúc biến sắc như bị người nói trúng tâm sự, nhưng hắn rất nhanh khôi phục nét thong thả, cười nói: “Tướng quân đa nghi, tại hạ nghĩ tướng quân thích chuyện xưa nên mới kể ra, nếu tướng quân không thích thì thôi vậy.”
Quý Cửu cười một tiếng đổi đề tài, hai người nói chuyện thêm chốc lát, không khí vẫn luôn lạnh, Thân Hải ngồi không yên nên cáo từ. Xuống hết cầu thang của quán trọ, vì tối trời nên Thân Hải không phát hiện người thanh niên đi ra từ chuồng ngựa đang ngừng bước nhìn bóng lưng hắn không chớp mắt, tựa như có điều suy nghĩ. Mãi đến khi bóng dáng mất hút sau cửa, người thanh niên mới quay người xuyên qua cầu thang chật hẹp tìm Quý Cửu.
Quý Cửu đang trải giường, sau khi bày xong chăn nệm thì đẩy hòm gỗ vào trong một chút, lúc này mới nghe thấy tiếng gõ cửa.
Trầm Giác đứng ngoài cửa nghe y gọi thì đẩy cửa bước vào, nhìn thấy đầu tiên là hai chén trà còn bày trên bàn, hơi ấm quẩn quanh, sương vây lượn lờ.
Trầm Giác hỏi: “Người nọ tìm cha có việc?”
Quý Cửu nói: “Nhắc nhở ta đoạn đường này chưa chắc bình yên.” Đoạn nói: “Ngươi quen biết hắn?”
“Xem như cố nhân.” Trầm Giác đáp, do dự một chút mới tiếp tục nói: “Nếu hắn có việc muốn nhờ, cha có thể giúp thì giúp hắn một chút, hắn không phải người xấu.”
Ở cạnh Trầm Giác lâu như vậy nhưng đây là lần đầu Quý Cửu nghe hắn thỉnh cầu, y có hơi bất ngờ rồi rất nhanh hoàn hồn, cũng không hỏi nhiều, chỉ nói: “Được.”
Y sảng khoái đáp ứng, Trầm Giác chẳng mấy ngạc nhiên, hắn tươi cười, ánh mắt tròn xoe híp lại, cười thật thoải mái làm lộ ra hai cái răng nanh trông như một đứa nhỏ.
Quý Cửu thầm nghĩ lần này chưa chắc còn sống quay về, có thể giúp người nọ cái gì chứ? Tuy Thân Hải không quan chẳng tước nhưng vẫn là phụ tá của hoàng đế, rất được tín nhiệm, người như thế tiền đồ vô lượng, làm sao cần y hỗ trợ.
Nghĩ thì vậy nhưng không nói ra, cũng chẳng hỏi người nọ với Trầm Giác có quan hệ gì, vả lại dẫu có thì cũng chẳng can hệ đến y.
Trầm Giác đi qua giúp y trải giường chiếu, sửa sang vị trí gối mềm rồi buông màn, nói: “Cha ngủ sớm thôi, sáng mai còn phải lên đường.”
Quý Cửu “ừ” một tiếng, cách tấm bình phong thô sơ nhìn bóng lưng hắn rời khỏi, đến khi tiếng đóng cửa vang lên mới tiến lên cài then cửa. Quý Cửu nghiêng người lần theo mép giường rồi ngồi xuống, ngây ngốc nhìn hòm gỗ hồi lâu.
Ban ngày Trầm Giác vác nó, đến chiều vào quán trọ lại không thể trông chừng, dù sao Trầm Giác ngủ chung với binh sĩ khác, trong phòng nhiều người tay chân hỗn tạp, ngộ nhỡ có người động lòng muốn mở hòm, thế thì thật tai họa. Vậy nên buổi chiều, chiếc hòm sẽ được đặt trong phòng Quý Cửu để y trông chừng.
Biết rõ tên rắn này không nên ở đây nhưng cũng đã lưu nó lại ngủ cạnh y. Quý Cửu mở hòm gỗ nhìn rắn lớn ngủ say bên trong, nhìn một lúc thì lẩm bẩm: “Dáng vẻ này thuận mắt hơn nhiều.” Vừa nói vừa vươn tay ôm rắn lớn ra khỏi hòm, đặt lên phần đệm vừa được trải phẳng. Y dời chiếc hòm rỗng sang một bên, sau đó lấy chăn đắp cho rắn lớn, tự mình cũng chui vào một chiếc chăn khác.
Rắn lớn suốt ngày bị nhốt trong hòm, mặc dù hai bên hòm có đục vài lỗ nhỏ nhưng cũng thật bức bối. Quý Cửu không phải người tàn ác, tuy cả hai có rất nhiều ân oán vướng mắc nhưng y sẽ không thừa dịp lúc người lâm nguy —— huống hồ bây giờ lại là thừa dịp lúc “rắn” lâm nguy. Với cái thân rắn này, Quý Cửu đối nó không tốt mấy nhưng cũng không quá kém.
Buổi chiều Quý Cửu thường mang nó ra khỏi hòm hóng gió một lát, loại chuyện này là y nguyện ý.
Quý Cửu đắp chăn ngay ngắn rồi nhắm mắt chìm vào giấc ngủ. Bôn ba suốt chặng đường, không phải như thỏa ý du sơn ngoạn thủy nên y nhanh mệt. Cộng thêm hương rượu phát ra từ rắn kia thoang thoảng khắp màn, tựa như vừa được uống hai chung rượu nhạt làm người ngà say, càng thêm an giấc. Quý Cửu ngủ rất nhanh, mới vừa nhắm mắt đã nhanh chóng ngủ say.
Tựa hồ nửa mê nửa tỉnh, tựa hồ Y Mặc tỉnh rượu khôi phục hình người, hắn đang đứng bên giường cúi đầu nhìn y.
Quý Cửu mở mắt ra, nhìn hắn một lát nói: “Ngươi đã tỉnh lại?”
Y Mặc không đáp lời mà chỉ lặng lẽ nhìn y, hàng mi rũ xuống tạo một vệt bóng mơ hồ dưới mí mắt, thần sắc ẩn hiện nét đau thương.
Dường như cũng bị xúc động, Quý Cửu khép mắt, nhẹ giọng nói: “Ngươi cần gì phải vậy?”
Y Mặc không đáp mà chỉ ngồi xuống, ngồi bên mép giường rồi nghiêm túc nhìn y.
Quý Cửu tiếp tục nói: “Ngươi tu đạo, ngày sau thành tiên vô ưu vô lự, chẳng phải rất tốt sao? Cần gì phải cùng ta dây dưa… Ngươi biết ta lại chẳng thể cho ngươi điều gì.”
Y Mặc vẫn trầm mặc, nhưng rồi gật đầu một cái.
Quý Cửu nói: “Nếu hiểu được, vì sao còn không đi?”
Y hỏi, và rồi Y Mặc cúi đầu áp môi ngăn lại.
Quý Cửu giãy một chút, trong phút chốc cả người mềm nhũn khi môi lưỡi quấn riết. Lưỡi Y Mặc thăm dò tiến vào, tùy tiện quét khắp nơi rồi cuốn lấy cánh lưỡi của y, hàm hồ mút vào. Quý Cửu thoáng run, tất cả giãy dụa cùng chống cự đều bị đánh tan tác, mặt đỏ tới mang tai.
Nụ hôn sâu đậm bắt đầu từ miệng lan ra ngoài, phiến môi lương bạc ấn lên cần cổ rồi nức nở hút dọc theo đường cong, đến phần xương quai xanh thì lưu luyến dừng lại, hết gặm cắn khiến người thở than thì vươn lưỡi khẽ liếm tựa như an ủi. Thân hình Quý Cửu nhẹ run, hơi thở rối loạn, môi lưỡi rời vị trí xương quai xanh rồi tiếp tục lướt xuống, vạt áo buông lỏng để lộ lồng ngực đẫm nước cùng ẩn hiện vô số vết đỏ. Phiến môi Y Mặc dừng trên đỉnh tiêm nhũ rồi ngậm lại, trong phút chốc viên ngọc nho nhỏ tựa như đáp lại, nó trở mình thành viên sỏi cứng rắn trong khoang miệng hắn. Đầu lưỡi tiếp tục vân vê những nơi non mềm khiến chúng căng lên như để chống đỡ tấn công của hắn.
Quý Cửu thở gấp từng đợt, bởi vì thần thể lan tràn cảm giác tê dại mà y thất kinh, vươn tay đẩy ra không cho hắn tiếp tục.
Y thở hổn hển, nhịp tim gấp vội.
Người nọ nằm sấp trước ngực y, đầu lưỡi mải mê chà xát, rồi thì dùng răng vây lại, khi nhẹ khi nặng mà cắn mút.
Quý Cửu “a” một tiếng, giọng mũi bật ra đầy ngọt nị.
Âm vừa vang lên, làn khí mập mờ chợt rút đi. Quý Cửu mở mắt, cả người ướt đẫm và thở gấp không thôi. Hóa ra là mộng.
Giường gỗ vẫn đơn sơ, mành vải không rõ màu sắc vẫn phủ xung quanh, y nằm nghiêm chỉnh trên giường, hương rượu lẳng lặng phát tán trong không khí, cũng không cảm giác có người từng đến.
Quý Cửu mới vừa thở phào thì mơ hồ cảm thấy trước ngực bị liếm nhẹ, y nhanh chóng xốc chăn lên.
Đập vào mắt là rắn lớn đen sẫm cùng cái bụng óng ánh sắc vàng đang quấn eo và chân y, cái đầu lệch sang trước ngực, hệt như trong mộng, nó không ngừng phì phò cái lưỡi rắn chuẩn bị liếm lồng ngực y.
Y phục đã buông lỏng từ lâu, dưới ánh nến, đầu nhũ ướt át sưng đỏ hiện lên nét dâm mỹ.
Ngay tức khắc, gương mặt Quý Cửu ửng đỏ tựa ráng chiều, nó lan đến tận cổ, có lẽ vì cảnh tượng trước mắt quá mức quỷ dị kinh hãi nên y cứ ngây ra.
Y ngơ ngác nhìn rắn nọ liếm mình, chiếc lưỡi phân nhánh không ngừng quét qua chỗ đó khiến đầu nhũ căng đau vô cùng.
“A!” Quý Cửu hô một tiếng ngắn ngủi, cuối cùng hồn cũng quay về. Y bắt lấy đầu rắn lớn, chẳng đếm xỉa có bị cắn hay không, y cầm thật chặt rồi kéo phần thân rắn quấn trên người, tay chân luống cuống một hồi mới tháo được nó ra, xong thì nhảy xuống giường.
Còn chưa kịp chỉnh lại y phục thì chợt nghe Trầm Giác vội vàng gọi “cha”, cũng không biết vào bằng cách nào, hắn cầm kiếm chạy thẳng đến.
Trên giường rắn kia vẫn đang nhắm mắt ngủ, mơ mộng đẹp của nó rồi thi thoảng phì phò lưỡi rắn vào không khí.
Trên mặt đất người nọ tóc tai bù xù, gương mặt đỏ bừng, y phục buông lỏng chưa kịp kéo để lộ cái nơi đỏ tươi.
Trầm Giác dừng chân rồi lập tức xoay người, biến mất chẳng nói câu nào.
Cả người Quý Cửu nóng như bị thiêu cháy, ngay cả vành mắt cũng đỏ rực.
Y đột nhiên rút ra bội kiếm giơ đến trước giường toan chém, mũi kiếm vừa rơi xuống chợt dừng lại, cách thân rắn chỉ vài phân.
Gương mặt lúc xanh lúc trắng rồi lại đỏ ửng, Quý Cửu đứng một hồi lâu thì ném kiếm, giận đến chẳng biết nói gì, muốn mắng súc sinh! Mắng vô sỉ! Mắng…
Cuối cùng tâm trí hò hét loạn cào cào, từ kẽ răng phun ra hai chữ, khí phách mắng rằng:
“Rắn thối!”