Ngư Sủng Trong Lòng Bàn Tay Bạo Quân Tàn Tật

Chương 87

Hoàng đế giật mình, vốn chỉ là ban thưởng cho thuộc hạ, sao lại biến thành muốn cưới Vương phi rồi?

Thế nhưng Cảnh vương kiên quyết nói kết hôn là ban thưởng, hơn nữa ban thưởng Lý Ngư đúng là ông cho phép Cảnh vương tự quyết định, có mấy tấu chương trả lời làm chứng, Hoàng đế nhớ lại mấy lần Cảnh vương hỏi ý, hiểu ra rằng rất có khả năng Cảnh vương đã dàn xếp để gài bẫy ông.

E là chuyện dạo trước sầu não xem ban thưởng như thế nào là giả, muốn thúc đẩy cuộc hôn nhân này mới là thật.

Sau khi qua cơn giật mình, Hoàng đế rất tức giận, giận Cảnh vương tính kế mình, cũng giận Cảnh vương lại đột nhiên muốn cưới một vương phi là nam.

Bản triều không cấm nam phong, trong số các đời hoàng đế cũng có người nạp nam phi, hơn nữa còn vô cùng thương yêu. Ngay cả chính Hoàng đế, hồi còn trẻ ham của lạ, ông cũng từng có một vị nam Quý nhân. Có điều suy cho cùng, để nam tử làm phi, làm thiếp cũng không ảnh hưởng gì tới đại cục. Bởi vì nam tử không thể sinh nở, không thể chiếm vị trí của chính thê. Nếu Cảnh vương khăng khăng muốn cho Lý Ngư làm trắc phi, chưa biết chừng Hoàng đế sẽ phê chuẩn nguyện vọng của Cảnh vương. Vốn dĩ theo phẩm cấp, Vương gia có quyền có một Chính phi, hai Trắc phi. Lý Ngư là nam nhân, lại là dân thường, được phong làm Trắc Phi đã là một chuyện tốt đẹp rồi, tất cả đều vui vẻ.

Thế nhưng trong tấu chương, Cảnh vương lại đề cập tới chính phi, muốn xin vị trí chính phi cho Lý Ngư, đương nhiên trong lòng Hoàng đế không đồng ý.

Một người đàn ông, còn là một người đàn ông không có chút hậu thuẫn nào sao có thể giữ vị trí vương phi được. Nếu ông chuẩn tấu, sau này Cảnh vương có muốn lấy thêm tiểu thư nhà quan to, quý tộc cũng khó. Dù sao thì cũng chẳng có tiểu thư nhà nào lại cam lòng làm tiểu thiếp, cúi đầu trước một nam tử không thể sinh nở, còn hài tử mình sinh thì lại chỉ có thể làm con thứ đúng không?

Chỉ một chốc, Hoàng đế đã nghĩ ra cả loạt lý do.

Ông không tán thành việc hôn sự này, trò bịp của Cảnh vương chẳng qua cũng chỉ là kế vặt, nếu Hoàng đế có thể dễ dàng đổi ý thì đã chẳng phải là Hoàng đế.

Chỉ có điều miệng vàng lời ngọc, quả thực ngoài mặt cũng không tiện đổi ý, Hoàng đế ngẫm nghĩ, dứt khoát gác tấu chương này lại, không phê.

Chỉ cần ông không phê, Cảnh vương đương nhiên cũng không thể cưới phi.

Trong lòng Hoàng đế cũng rất giận Cảnh vương, chỉ hận rèn sắt không thành thép.

Ông từng nhọc lòng rất nhiều vì chuyện hôn sự của Cảnh vương, Cảnh vương luôn tỏ ra vô dục vô cầu. Lần này, cuối cùng Cảnh vương cũng muốn thành hôn. Nếu như Cảnh vương vừa ý tiểu thư nhà nào thì cũng chẳng đến nỗi Hoàng đế lại không giúp đỡ. Thế nhưng Cảnh vương lại muốn có một nam Vương phi. Ông vừa mới cảm thấy nhi tử này hơi có bản lĩnh một chút, không ngờ hắn lại đâm một nhát vào tim ông!

Hoàng đế thực sự rất giận, định bụng lạnh nhạt với Cảnh vương để Cảnh vương phải kiểm điểm lại bản thân. Ông phái Cảnh vương tới biên giới phía Tây là để rèn luyện, là để Cảnh vương cũng có một cơ hội công bằng, không phải để Cảnh vương chẳng thèm kiêng nể gì xin cưới một nam thê.

Trong cơn nóng giận, Hoàng đế cho triệu Lão Thừa Ân công, ông ngoại Cảnh vương Diệp Khiên vào cung cùng thương thảo đối sách.

Diệp Khiên đã gặp Lý Ngư từ trước. Thư Cảnh vương gửi cho ông, ông cũng đã nhận được rồi. Đối mặt với lửa giận từ trên trời giáng xuống của Hoàng đế, Diệp Khiên kín đáo khuyên mấy câu.

Chuyện Cảnh vương cầu hôn nam Vương phi khiến Hoàng đế cuối cùng cũng ý thức được Cảnh vương quả thực cũng nên lập gia đình. Bên người không có nữ tử chăm nom thật chẳng ra làm sao. Hoàng đế nghĩ, chi bằng ông chỉ hôn cho Cảnh vương một người, gả người ta đi, có khi Cảnh vương sẽ không tơ tưởng tới Lý Ngư nữa.

Nếu vẫn muốn thì sẽ ban cho làm Trắc phi, như vậy há chẳng tốt hơn là cưới thẳng một nam Vương phi hay sao?

Diệp Khiên hiểu ý của Hoàng đế, ông tỏ vẻ khó xử, nói: "Không biết Hoàng thượng đã nhắm được ai chưa?"

Hoàng đế bị hỏi vậy thì á khẩu không trả lời được.

Hoàng đế đâu phải chỉ mới nhọc lòng vì chuyện hôn sự của Cảnh vương lần một lần hai. Đúng là bản thân Cảnh vương không để tâm, nhưng cũng đúng là không tìm thấy ai thích hợp.

Các tiểu thư quý tộc trong hoàng thành môn đăng hộ đối với Cảnh vương đều được người nhà uyển chuyển tỏ ý muốn làm Hoàng tử phi của Hoàng tử khác hơn, chê Cảnh vương câm điếc.

Còn xuất thân thấp kém hơn một chút thì cũng có người đồng ý nhưng hoặc là thanh danh không tốt, xấu như Vô Diệm, hoặc là cơ thể có khiếm khuyết giống Cảnh vương.

Đến ngay chính Hoàng đế cũng cảm thấy không thích hợp, cho nên mới mãi không thể chỉ hôn cho Cảnh vương.

Thì ra nhi tử của ông lại không lấy nổi một người phụ nữ bình thường hay sao?

Hoàng đế rất bực mình, nhất định phải tìm bằng được một người thích hợp cho Cảnh vương.

Diệp Khiên cố gắng khuyên: "Thần có lời thật lòng này không thể không nói. Trước đây thần chưa từng thấy Cảnh vương điện hạ xin Hoàng thượng cho cưới ai, điện hạ không phải kiểu người lỗ m ãng, chắc hẳn lần này là chân tình. Suy cho cùng điện hạ cũng không giống những người khác. Lão thần cho rằng có lẽ chính sự chân tình này mới là điều quan trọng nhất trong mắt điện hạ."

Sao Hoàng đế lại không biết vậy chứ. Cảnh vương đã từng âm thầm nói không ít lời hay ý đẹp về Lý Ngư trong các bản tấu chương. Hoàng đế biết đây là một đứa trẻ có phẩm tính không tồi, còn lập được công lao. Nếu là người khác, chưa biết chừng Hoàng đế đã ra tay xử lý từ lâu rồi.

Nghĩ đến đây, Hoàng đế lại càng tức giận hơn, Cảnh vương quả thực không hề lỗ m ãng chút nào, hắn đã nghĩ tới chuyện gài bẫy ông từ lâu.

Hồi tưởng lại xem Cảnh vương đã dụ mình từng bước một sa vào bẫy như thế nào, Hoàng đế rất bực mình, thế nhưng mỗi nước đi của Cảnh vương đều hợp tình hợp lý, ông không tóm được chứng cứ Cảnh vương gài bẫy mình, cùng lắm là khiển trách Cảnh vương đầu óc không tỉnh táo, xem hôn sự như trò đùa.

Ranh con thối chọc giận ông như thế không sợ ông cho hắn ở lại biên giới phía tây mãi mãi luôn, không cho về lại hoàng thành nữa sao?

Trong lòng Hoàng đế biết rõ là không đến mức ấy, chẳng qua Cảnh vương chỉ hồ đồ một chút trong chuyện hôn sự, khác với lỗi lầm mà Nhị hoàng tử, Tam hoàng tử phạm phải. Hơn nữa, hiện tại Cảnh vương cũng được xem như là một hoàng tử lập được công lao, nếu ông xử phạt Cảnh vương vì chuyện này, mấy vị Thượng thư kiểu gì cũng sẽ khuyên can. Hoàng đế chỉ có thể cằn nhằn mấy câu quở trách Cảnh vương trước mặt Lão Thừa n công mà thôi.

Diệp Khiên hiểu rất rõ tính Hoàng đế. Nếu Hoàng đế có trách cứ Cảnh vương điều gì thì Diệp Khiên đều lẳng lặng lắng nghe, thỉnh thoảng nói phụ họa mấy câu, không cố công khuyên nhủ. Hoàng đế quở trách một lúc thì chán. Mặc dù hoàng hậu Hiếu Tuệ đã qua đời nhiều năm nhưng thân phận của Lão Thừa Ân công vẫn là cha vợ của ông, răn dạy nhi tử trước mặt cha vợ dường như không được ổn thỏa cho lắm.

Hoàng đế ít nhiều gì cũng tỉnh táo hơn một chút.

Một bản tấu chương khác của Cảnh vương nhanh chóng được nộp lên. Bởi vì bản tấu trước vẫn chưa được phê nên Hoàng đế rút ra kết luận rằng Cảnh vương chưa nhận được tin, mấy ngày sau đã nộp nó lên.

Hoàng đế cầm tấu chương xem lướt qua, trong tấu chương thuật lại một phần kiến nghị của Lý Ngư.

Từ trước tới nay, ở biên giới phía Tây, ngoài vấn đề loạn thổ phỉ ra còn có một chuyện khác khiến Hoàng đế trăn trở. Biên giới phía tây có một số thôn trấn, ngắn thì một năm, lâu thì hai năm là lại sẽ xảy ra nạn châu chấu.

Biên giới phía Tây loạn lạc suốt một thời gian dài, đồng ruộng ít ỏi, nếu gặp phải nạn châu chấu, e là bách tích lại phải chịu cảnh đói khát, phiêu bạt khắp nơi.

Ngoài ra, Hoàng đế còn lo lắng việc nạn châu chấu lan rộng, ban đầu chuyện này chỉ xảy ra ở vùng biên giới phía Tây, hai năm trở lại đây, các nơi khác cũng bắt đầu có.

Hàng năm, Hoàng đế phải chi không ít bạc để diệt châu chấu, thế nhưng vẫn không thể diệt tận gốc. Chẳng lẽ lời của một thiếu niên lại hữu dụng hơn các quan viên của Công bộ kinh nghiệm dày dạn hay sao?

Nhưng chính thiếu niên này là người từng trợ giúp Cảnh vương đánh bại thổ phỉ.

Trong lòng Hoàng đế cũng hiếu kỳ, biết thừa là Cảnh vương đang trải đường cho Lý Ngư nhưng vẫn không nhịn được đọc tiếp.

Phủ đệ của Cảnh vương ở trấn Lạc Phong.

Bốn bé cá con Lý Ngư sinh đã được một tháng tuổi. Nhờ được cậu và Cảnh vương hết lòng chăm sóc, hình thể của các nhóc cá con đều có sự thay đổi. Ban đầu là những bé cá gần như trong suốt, hiện tại ba trong số bốn bé đã có lớp vảy màu sắc đặc biệt của cá chép.

Hóa ra Đại Bảo là một bé cá vảy vàng kim, hết sức oai phong, Nhị Bảo là mình vàng đốm bạc, trái ngược với Lý Ngư là mình bạc đốm vàng. Tam Bảo đẹp nhất là một bé cá màu bạc từ đầu tới đuôi, nhìn từ xa, lớp vảy trên thân bé cá giống như những viên trân châu nhẵn nhụi, sặc sỡ loá mắt.

Hai màu vàng bạc là màu sắc hiện tại trên mình Lý Ngư. Ban đầu, Lý Ngư không thấy các bé có vảy vàng hay vảy bạc nên cho rằng các nhóc sẽ không biến thành cá chép, dù sao thận phận cá chép của cá cha cậu đây là có được nhờ làm nhiệm vụ, không phải trời sinh đã vậy nên chắc chẳng thể di truyền cho các bé cá con.

Thế nhưng không ngờ sau một tháng, các bé cá đều có màu sắc riêng của mình, xem ra ngoại hình của cá chép không phải không thể di truyền mà là do thời gian sinh trưởng của các bé cá còn chưa đủ.

Trong số bốn bé cá, Đại Bảo, Nhị Bảo, Tam Bảo đều đã thay đổi, chỉ có Tứ Bảo vẫn như cũ.

Lý Ngư không khỏi hơi sốt ruột. Bình thường Tứ Bảo phản ứng chậm hơn so với các bé khác, chẳng lẽ ngay cả việc mọc vảy cũng vậy?

Rõ ràng là sinh cùng một lứa với các bé lớn, liệu có thua kém nhiều tới vậy không?

Các bé cá con vẫn chưa nói sõi, chỉ biết vài từ đơn giản nhất. Ban đầu, Lý Ngư không sao biết được Tứ Bảo đang nghĩ gì, Đại Bảo, Nhị Bảo và Tam Bảo thì càng ngày càng ra dáng cá chép. Gần nửa tháng sau, thân mình trong suốt của Tứ Bảo mới thay đổi.

Cuối cùng ngày Lý Ngư chờ đợi cũng tới.

Thế nhưng lớp vảy Tứ Bảo mọc ra lại không phải vàng hay bạc giống các ca ca mà là màu xám đen. Tứ Bảo biến thành một chú cá đen bình thường, rất giống hình dạng của Lý Ngư lúc mới xuyên sách.

Đều cùng một lứa, vì sao lại chênh lệch lớn như thế?

Những ngày này, Tứ Bảo đã ý thức được sự khác biệt của mình. Không thể biến thành cá chép gấm giống các ca ca, bé cá đen hơi rầu rĩ.

Lý Ngư thấy vậy, lập tức đội bé cá đen lên đầu, xoay bé vòng vòng cho bé vui.

"Cho dù Tứ Bảo có trở thành cá chép gấm hay không, cha đều yêu con!"

Câu trước đây Lý Ngư nghe mấy lần đã thấy sởn gai ốc, giờ nói với con lại chẳng buồn chớp mắt lấy một lần.

Tứ Bảo được cha an ủi nhanh chóng vui vẻ trở lại.

Chơi đùa với con xong, Lý Ngư biến thành hình người, bỏ các bé vào bình thủy tinh, mang các bé tới gặp Cảnh vương.

Cảnh vương đang xử lý việc công. Ngày nào Lý Ngư cũng dẫn các bé cá con tới xem một người cha khác làm việc. Sắp tối, mọi người ở chung một phòng, Lý Ngư vẫn chăm chỉ không ngừng bồi dưỡng tình cảm giữa cá con và Cảnh vương.

Cảnh vương vừa nhìn thấy các bé là lập tức để bút xuống. Phát hiện ra Tứ Bảo đã biến thành một chú cá đen, Cảnh vương rất vui vẻ. Tính cách của Tứ Bảo có phần giống Lý Ngư, giờ lại biến thành cá đen, Cảnh vương nhìn thấy bóng dáng Lý Ngư ngày xưa trên người Tứ Bảo nên càng thích Tứ Bảo hơn.

Lý Ngư đặt bình thủy tinh xuống bàn, ngồi xuống cùng xem tấu chương với Cảnh vương một lúc.

Trong tấu chương có quá nhiều từ "chi, hồ, giả, dã", lại còn là lối văn cổ, có những chữ bị viết ngoáy, Lý Ngư cố gắng một lúc không luận ra được, cuối cùng ngủ gật.

Trước nay, hễ đọc sách là cậu lại mệt rã rời, đầu không ngừng gà gật, các bé cá con trong bình thủy tinh cũng đong đưa lên xuống theo cậu.

... Quá ồn.

Cảnh vương liếc nhìn các bé cá trong bình thủy tinh, ra dấu tay im lặng, các bé cá con thông minh không chuyển động nữa, dán mặt vào vách bình thủy tinh, mở to hai mắt nhìn.

Cảnh vương cởi ngoại bào trên người ra đắp lên người Lý Ngư đang ngủ, bọc chung cả hắn và Lý Ngư lại, tạo thành một không gian ấm áp của riêng hai người họ.

Cảnh vương hôn khẽ môi Lý Ngư. Bản tấu xin sắc phong đã được gửi đi, tất cả đều đang được mưu tính, tiếp theo cần phải kiên nhẫn chờ đợi.

Đại Bảo thấy áo ngoại bào của các cha phập phồng đôi chút thì xoay người đi, mặc dù Nhị Bảo và Tam Bảo không hiểu tại sao nhưng cũng học theo bé lớn xoay người sang chỗ khác.

Tứ Bảo biết mình hơi ngốc, chắc chắn Đại Bảo không sai, cho nên tuy chậm hơn một nhịp nhưng cuối cùng Tứ Bảo cũng quay người đi giống Đại Bảo.

Có điều Tứ Bảo lại vẫn uốn éo thân cá, tò mò nhìn các cha.

Lý Ngư mệt rã rời vì không nhận ra được mặt chữ, ngủ một lát thì tỉnh lại, đầu óc tỉnh táo hơn một chút, bỗng nhiên nghĩ ra đó là chữ gì.

Là chữ "chấu" trong từ "châu chấu", đằng trước còn có một chữ nạn.

... Nạn châu chấu.

Lý Ngư giật mình: "Điện hạ, có nơi nào bị nạn châu chấu sao?"

Đây là một giống côn trùng gây hại ghê gớm!

Châu chấu ăn rất nhiều thực vật, có câu "như bị bầy châu chấu càn quét qua" chính là miêu tả cảnh tượng này, một đám châu chấu đông nghìn nghịt bay qua, hoa màu mà bách tính khổ sở trồng suốt một năm mất trắng!

Cảnh vương nói chuyện thôn trấn vùng biên giới phía Tây gần đây xảy ra nạn châu chấu cho Lý Ngư biết.

Lý Ngư biến sắc.

Cảnh vương tưởng nhầm là cậu sợ nên cho Lý Ngư xem bản đồ toàn bộ vùng biên giới phía Tây, chỉ vào vị trí Lạc Phong trấn.

Lạc Phong trấn cách thôn trấn xảy ra nạn châu chấu rất xa, chắc chắn bọn họ đang ở vùng an toàn.

Đừng sợ.

Cảnh vương trấn an Lý Ngư, có hắn ở đây, chắc chắn hắn sẽ bảo vệ Lý Ngư và các bé cá con thật tốt.

"Không, điện hạ, em không sợ. Em muốn giúp các bách tính, thử ngăn chặn nạn châu chấu này lại." Lý Ngư bỗng ngẩng đầu lên nói.
Bình Luận (0)
Comment